Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc = = Số: 68 /ub-bc



tải về 168.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích168.77 Kb.
#8198


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

= ** =

Số: 68 /UB-BC Huế, ngày 15 tháng 7 năm 2004


BÁO CÁO

Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và

một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2004


***
Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2004, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, dịch cúm gà, dịch bệnh tôm và sự tăng giá đột biến của một số nguyên vật liệu thiết yếu đã tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh...nhưng các ngành, các cấp và nhân dân trong Tỉnh đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, duy trì được tốc độ phát triển kinh tế; tạo chuyển biến tích cực về văn hóa xã hội; tiếp tục đảm bảo tốt an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tổ chức thành công Bầu cử HĐND 3 cấp và nhiều hoạt động xã hội mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu ASEP - III, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Festival Huế 2004 và tiếp tục chuẩn bị tốt Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI. Trong 6 tháng đầu năm, phần lớn các chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt khá cao so với kế hoạch, nhiều chỉ tiêu tăng hơn so với cùng kỳ năm trước:

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu (so kế hoạch năm 2004):

- Tốc độ tăng trưởng GDP: 7,9% (10-10,5%)

- GTSX công nghiệp - xây dựng tăng: 16,6% (18-20%)

(riêng công nghiệp 16,3% so kế hoạch 14 - 15%)

- GTSX nông lâm ngư tăng: 1,74% (6,5-7%)

(riêng ngư nghiệp 11,9% so kế hoạch 16 - 17%)

- GTSX dịch vụ tăng: 8% (8- 9%)

- Sản lượng lương thực có hạt: 136,5 nghìn tấn (230-240 nghìn tấn)

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu: 16,2 triệu USD (43 - 45 triệu USD)

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 1038 tỉ đồng (3000-3300 tỉ đồng)

- Thu ngân sách nhà nước: 411,7 tỉ đồng (770 tỉ đồng)

- Tổng chi ngân sách địa phương 555,9 tỉ đồng (1175 tỉ đồng)

- Phổ cập THCS trong độ tuổi 130 xã, phường (135-140 xã, phường)

- Tỉ lệ hộ sử dụng điện: 90,21% (92,5%)

Kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:

1. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp :

Sản xuất công nghiệp 6 tháng tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị thực hiện ước 1.101,5 tỉ đồng, tăng xấp xỉ 16,3%, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước. Trong đó: DNNN Trung ương tăng 46%, DNNN địa phương tăng 11,9%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 22,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,2%. Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá cao so với cùng kỳ: Bia 22,5 triệu lít, tăng 5,3%; mộc mỹ nghệ: 3750 sản phẩm, tăng 51,2%; bao bì xi măng 38,5 triệu sản phẩm, tăng 2,2 lần; men Frit 3200 tấn, tăng 10,3%; xi măng 361 nghìn tấn, tăng 3,4% (xi măng Kim Đỉnh 291 nghìn tấn, tăng 3,2%; gạch men sứ 680 nghìn m2, tăng 7,9%; Imenic )

Việc khôi phục nghề và làng nghề truyền thống có chuyển biến tích cực, các huyện và thành phố Huế đã qui hoạch, phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề làm cơ sở thu hút đầu tư.

Công tác quản lý điện nông thôn và chuyển đổi mô hình quản lý điện đạt kết quả tốt, từng bước đưa công tác quản lý điện nông thôn dần đi vào nề nếp, giá bán điện nông thôn được đảm bảo theo quy định.



2. Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn:

Do những tác động không thuận về thời tiết, dịch bệnh cúm gà, dịch bệnh đốm trắng ở tôm, ảnh hưởng của cơn bão số 2...nên giá trị sản xuất chỉ tăng 1,74% so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng toàn Tỉnh ước đạt 45.143 ha, tăng 1,9% so vụ Đông Xuân 2003.

Cơ cấu cây trồng có chuyển biến tích cực; diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp và cây thực phẩm tăng khá. sắn 5.410 ha tăng 9,6%, trong đó sắn nguyên liệu 2.117 ha, tăng 32,3%; lạc 4.072 ha tăng 1,4%, cây thực phẩm 3.512 ha, tăng 15,6%, bông vải 84 ha tăng hơn 2 lần, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo, phát triển sản xuất, đã đẩy nhanh việc cải tạo vườn tạp, vườn cây ăn quả sang trồng các loại cây có giá trị như thanh trà, hồng, nhãn, bưởi đỏ...

Về thuỷ lợi đã đảm bảo cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích vụ Đông Xuân và tiếp tục dự trữ nước trong các hồ chứa để phục vụ cho vụ Hè Thu. Chương trình kiên cố hóa kênh mương với kế hoạch vốn 30,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 16,8 tỉ đồng, nhân dân đóng góp 14 tỉ đồng, dự kiến đến cuối năm số kênh mương cấp I và cấp II được kiên cố hóa sẽ đạt 379,3 km, đạt 70,6% KH 5 năm 2001-2005.

Thực hiện chủ trương Dồn điền đổi thửa, đã có 9/9 huyện, thành phố, 38/81 xã có điều kiện triển khai thực hiện, chiếm 46,9%; trong đó đã có 13 xã xây dựng phương án và hướng dẫn nghiệp vụ; 7 xã đã tiến hành giao đất thực địa. Qua triển khai thí điểm ở Huyện Quảng Điền cho thấy đại bộ phận nhân dân đồng tình với chủ trương "Dồn điền đổi thửa", tổng số thửa đất đã giảm đi trên 66%, diện tích một thửa đất nhỏ nhất đạt 500m2, tăng 10 lần cơ bản giải quyết tình trạng đất manh mún

Về chăn nuôi, mặc dù đàn gia cầm bị ảnh hưởng lớn do dịch cúm gà làm chết trên 750.000 con gà, vịt với tổng thiệt hại gần 7,4 tỉ đồng, nhưng nhờ thực hiện tốt các giải pháp chống dịch và hỗ trợ khôi phục sản xuất sau dịch với tổng số tiền hỗ trợ trên 3.2 tỉ đồng... nên đàn gia cầm được nhanh chóng phục hồi. Đến ngày 01/4/2004, đàn trâu 29,3 nghìn con tăng 2,14% so với cùng kỳ; đàn bò 20,4 nghìn con tăng 7,5%, đàn lợn 252,3 nghìn con, tăng 3% trong đó, lợn ngoại chiếm 1,2% so với tổng đàn, gia cầm 2,1 triệu con, giảm 13%. Tỷ lệ đàn bò lai sind đạt 17,5%. Công tác tiêm phòng và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Về lâm nghiệp đã trồng được 1,1 triệu cây phân tán, chăm sóc 3829 ha rừng lần 1, khoanh nuôi tái sinh 3949ha; gieo ươm 1 triệu cây con chuẩn bị giống cho kế hoạch trồng 4.000ha rừng của năm 2004. Đã thành lập 348 tổ đội và 87BCH phòng chống cháy rừng, cam kết bảo vệ rừng với 12726 hộ dân cư; giao khoán quản lý bảo vệ 37628ha rừng; làm mới và sửa chữa 304km đường ranh cản lửa... Tuy nhiên, đã xảy ra 10 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 36,6ha, trong đó có 34,9ha rừng trồng.

Về thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng đạt 4.706 ha, tăng 5,6% so cùng kỳ; Trong đó nuôi tôm 3725ha, tăng 2,6%; phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh, diện tích nuôi đạt 946,7ha, tăng 32,7%, chủ yếu do tăng diện tích 1 vụ cá-1vụ lúa, tận dụng ruộng ô đầm, hồ đập thủy lợi; khai thác thủy sản 11700 tấn, tăng 3,1% trong đó khai thác biển 9989 tấn, tăng 3%. Do dịch bệnh tôm trên 1.392ha, chiếm 37% diện tích nuôi, gây thiệt hại ước 16,2 tỉ đồng.



3. Du lịch - dịch vụ :

Tổng mức hàng hoá bán lẻ và tiêu dùng xã hội ước đạt 1.682,9 tỉ đồng, tăng 15,5% so cùng kỳ. Các dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... tiếp tục phát triển. Nhờ thực hiện giảm giá cước, nên tổng số thuê bao điện thoại toàn tỉnh phát triển khá, 6 tháng đầu năm có 9405 thuê bao mới, đạt tỷ lệ 7,6 máy điện thoại trên 100 dân, tăng 2,6% so với cuối năm 2003; thuê bao Internet đạt 2005 thuê bao, tăng 11,6% so với cuối năm 2003.

Hoạt động du lịch diễn ra khá sôi động, đạt nhiều kết quả do làm tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp quảng bá, xúc tiến các sản phẩm và hình ảnh văn hóa Huế...Trong 6 tháng có 371,4 nghìn lượt khách du lịch, bằng 50,2%KH tăng 34,1% so với cùng kỳ, Trong đó khách quốc tế 141,9 nghìn lượt tăng 25,4%. Riêng 6 tháng, tháng diễn ra lễ hội Festival có 100 nghìn lượt khách, tăng 1,8 lần so tháng trước và tăng 17% so Festival 2002. Tổng doanh thu du lịch đạt 210,3 tỉ đồng, bằng 56,5%KH, tăng 42,5% so cùng kỳ.

Xuất khẩu tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng có xu hướng tăng trưởng mới; giá trị xuất khẩu 6 tháng ước đạt 16,3 triệu USD, tăng 36,9% so cùng kỳ, trong đó hàng công nghiệp đạt 6,5 triệu USD, chiếm 40% giá trị xuất khẩu của Tỉnh; hàng dệt may 4,8 triệu USD.

Một số mặt hàng xuất khẩu có thị trường ổn định, số lượng tăng mạnh như: Zincon tăng 43,9%, Imenic tăng 4 lần, thuê tay Kimono tăng 20,4%; các sản phẩm xuất khẩu mới như gỗ dăm keo đạt 14,5 triệu USD, Zicron siêu mịn 0,4 triệu USD...Giá trị nhập khẩu ước đạt 14,5 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ (Một số nhà máy mới đầu tư đã hoàn thành, giảm nhập thiết bị máy móc).

4. Tài chính – Ngân hàng:

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt mức tăng cao do sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển khá. Tổng thu ngân sách ước 411,7 tỉ đồng, đạt 53% dự toán, tăng 12% so cùng kỳ; trong đó, thu quốc doanh địa phương 30 tỷ đồng, tăng 30%; thu ngoài quốc doanh 40 tỷ đồng, tăng 18%, thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 143,5 tỷ đồng, tăng 20%; thu thuế xuất nhập khẩu 17 tỷ đồng, tăng 21%. Riêng thu từ quốc doanh Trung ương 21,2 tỉ đồng, giảm 5%.

Tổng chi ngân sách thực hiện 555,9 tỉ đồng, bằng 47% dự toán, tăng 28% so cùng kỳ...cơ bản đảm bảo cân đối cho các hoạt động.

Về tín dụng, đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế địa phương. Tổng nguồn vốn huy động đạt 2.350 tỉ đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ và tăng 3,5% so cuối năm 2003. Dư nợ cho vay đạt 3.800 tỉ đồng, tăng 19,9% so cùng kỳ và tăng 8% so cuối năm 2003. Về cơ cấu vốn vay: các DNNN chiếm 44,2%, giảm 1,3%; khu vực ngoài quốc doanh chiếm 55,8%.

Triển khai công tác mua trái phiếu Chính phủ đợt II, các cấp, các ngành đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ nhân dân hưởng ứng với tổng số tiền thu được 20,9 tỉ đồng, đạt 232,6%KH.

Tiếp tục triển khai công tác đổi mới và sắp xếp DNNN, đã có 3/19 đơn vị hoàn thành việc sắp xếp; 16 đơn vị còn lại đang xúc tiến các thủ tục chuyển đổi, xác nhập doanh nghiệp. Thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), đã cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 5 dự án có tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng. Đã có 6 doanh nghiệp hỗ trợ áp dụng chứng chỉ ISO theo chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh.



5. Quản lý đầu tư và xây dựng, qui hoạch, đất đai và đô thị:

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 1.038,8 tỉ đồng, bằng 34,4%KH, tăng 7,7% so cùng kỳ. Nguồn vốn địa phương quản lý ước 569,3 tỉ đồng, bằng 33,0%KH, tăng 1,2%. Vốn ngân sách Nhà nước địa phương quản lý được ưu tiên bố trí cho các chương trình trọng điểm, các dự án chuyển tiếp hoàn thành, 6 tháng đầu năm đã có 77/209 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy vậy, đến ngày 20/6/2004 vẫn còn 50 công trình chưa đủ thủ tục thi công.

Đầu tư của khu vực tư nhân tăng khá, trong 6 tháng có thêm 170 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, tăng 78,9% với tổng số vốn đăng ký hơn 209 tỉ đồng, tăng 25,5% so cùng kỳ; cấp đăng ký thay đổi vốn cho doanh nghiệp với số vốn tăng thêm 71,8 tỉ đồng.

Công tác quy hoạch được quan tâm chú trọng: Ngân sách Tỉnh đã bố trí 6,15 tỉ đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư và qui hoạch, tăng 28% so năm 2003, trong đó có 43 dự án qui hoạch được ghi vốn. Tuy vậy, tiến độ triển khai các dự án qui hoạch còn chậm, ngoài các dự án qui hoạch chuyển tiếp, hầu hết các dự án mới chưa có đề cương trình duyệt.

Về công tác quản lý đất đai, đến cuối tháng 5/2004, toàn Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận QSHN và QSDĐ đất ở đô thị, đạt tỉ lệ 45,04%, trong đó riêng thành phố Huế đã cấp 19597 giấy chứng nhận, đạt tỉ lệ 42,9%; đã cấp 73499 giấy chứng nhận QSHĐ ở nông thôn, đạt tỉ lệ 56,68%.

Thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng và đô thị mới, nhiều chủ đầu tư đã đăng ký các dự án đầu tư hạ tầng ở thành phố Huế và các vùng phụ cận, tính đến 15/6/2004 đã có 10 chủ đầu tư lập dự án quy mô trên 1000 ha để đầu tư các khu đô thị mới và sân golf.

Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị có chuyển biến tích cực. Chương trình chỉnh trang đô thị, phục vụ Festival đã cơ bản hoàn thành các dự án trồng cây xanh...làm tăng diện mạo cho thành phố Huế và các thị trấn. Việc giải tỏa một số khu dân cư ở thành phố Huế có chuyển biến; các khu chung cư Đông Nam Thuỷ Trường, Vỹ Dạ, Kiểm Huệ đã được tiến hành. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy tắc đô thị, và vệ sinh môi trường đô thị, riêng ở thành phố Huế qua kiểm tra xử lý về xây dựng cơ bản 833 trường hợp; kiểm tra 449 trường hợp về trật tự đô thị đã xử phạt buộc tháo dỡ 227 trường hợp; huyện Phú Lộc đã xử lý 9 trường hợp xây dựng trái phép ở khu qui hoạch đô thị Lăng Cô. Tuy vậy, tình hình trật tự và vệ sinh môi trường đô thị vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm, cần tập trung giải quyết.

6. Công tác đối ngoại

Công tác đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài có chuyển biến, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.Vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 42 tỉ đồng, bằng 26,1%KH. Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đạt 4,725 triệu USD với 4 dự án đăng ký.Vốn viện trợ nước ngoài (ODA,NGO) ước đạt 38 tỉ đồng, bằng 32,4%KH. Trong 6 tháng tiếp nhận thêm 2 dự án ODA lớn là dự án Hành lang xanh và Chương trình phát triển nông thôn giai đoạn II (ODA Phần Lan) với tổng số vốn 17,4 triệu USD. Đã tiến hành ký kết các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực với một số Tỉnh thuộc nước bạn Lào; Tỉnh đã tiếp nhận đào tạo 111 lưu học sinh Lào theo học các hệ đại học và cao đẳng, trong đó có 12 người học sau đại học. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên tuyến biên giới được chú ý xây dựng như: khu kinh tế-quốc phòng ASO, các cửa khẩu, đường tuần tra biên giới đất liền, chương trình đưa đồn, trạm và dân ra định cư tại các vùng biên giới được tiếp tục triển khai.



Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch có nhiều tiến bộ. Đã xúc tiến, hỗ trợ đàm phán, hỗ trợ lập hồ sơ thủ tục đầu tư cho 41 dự án trong và ngoài nước; có 15 dự án đã triển khai xây dựng, trong đó có 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tăng cường củng cố và mở rộng mối quan hệ với phòng thương mại, tổ chức tư vấn, xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài, tham gia các hội thảo, hội chợ xúc tiến đầu tư, tìm kiếm cơ hội hợp tác, tổ chức thành công buổi gặp mặt giữa các đoàn doanh nghiệp Thái Lan với các doanh nghiệp trong tỉnh, qua đó đã có 40 doanh nghiệp Thái Lan ký kết hợp tác với 27 doanh nghiệp của Tỉnh. Kết hợp với các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng ấn phẩm giới thiệu về tiềm năng hợp tác đầu tư, chuẩn bị các điều kiện để mở các lớp tập huấn về thương mại điện tử hội nhập quốc tế cho các doanh nghiệp.

7. Giáo dục đào tạo:

Đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm học 2003 - 2004. Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi khối lớp 5 có 56 em, lớp 9 có 131 em đạt giải cấp tỉnh; thi học sinh giỏi lớp 10, 11 khu vực miền Trung và Tây nguyên đạt 48 huy chương, trong đó có 13 huy chương vàng. Công tác tổ chức thi tốt nghiệp các cấp được bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt tỷ lệ khá cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng khá so với năm 2003, bậc tiểu học đạt 99,9% (tăng 0,23%), trong đó có 81% đạt khá giỏi (tăng 4,3%); THCS đạt 91,6%, (giảm 1% so với 2003, tuy nhiên số khá giỏi tăng 4,46%), PTTH đạt 91,3% (giảm 0,63% nhưng loại khá giỏi tăng 3,7%). Đội ngũ giáo viên tiếp tục được chuẩn hoá và nâng cao chất lượng. Chương trình thay sách lớp 3 và lớp 8 đang triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và chuẩn bị phát hành sách đủ cho số học sinh của năm học mới.

Công tác phổ cập giáo dục THCS được tập trung chỉ đạo, chú trọng vào 2 huyện Nam Đông và A Lưới, đã có 6 xã (A Lưới) được công nhận đạt chuẩn, nâng cao tổng số xã, phường đạt chuẩn phổ cập THCS toàn tỉnh lên 130/150 (đạt 86,7%); kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Cơ sở vật chất trường học được củng cố và phát triển; đã có 53 trường tiểu học, 2 trường mầm non và 1 trường THPT được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Đã tổ chức tốt HKPĐ khu vực III gồm 12 tỉnh từ Thanh Hoá - Khánh Hoà. Kết quả xếp loại: Đoàn Thừa Thiên Huế đứng thứ nhất với 33HCV, 21HCB, 21HCĐ. Công tác chuẩn bị cho cuộc thi chung kết HKPĐ toàn quốc lần thứ VI tổ chức tại Huế được triển khai tích cực.

Năm học 2004-2005, Đại học Huế mở thêm 4 chuyên ngành mới nâng số ngành đào tạo lên 77 ngành. Đến cuối tháng 5, có 54560 thí sinh đăng ký dự thi, tăng gần 1000 thí sinh so với kỳ thi trước, với chỉ tiêu tuyển sinh 4780 em; Đại học ngoại ngữ, Nhạc viện Huế đang được hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Công tác dạy nghề được chú trọng hơn, ngoài việc tăng cường đầu tư thiết bị cho các Trung tâm dạy nghề, đã chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.



8. Y tế :

Công tác khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ; các Trung tâm y tế và bệnh viện tuyến huyện ngoài việc chữa các bệnh thông thường đã xử lý được nhiều ca phẫu thuật cấp tính, giảm áp lực lên bệnh viện TW và chi phí khám chữa bệnh của nhân dân. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện có hiệu quả. Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt; đã triển khai tốt công tác phòng chống và ngăn chặn kịp thời bệnh cúm gia cầm không để lây lan qua người; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tả, sốt xuất huyết, thương hàn,...đã được khống chế có hiệu quả không có dịch bệnh xảy ra.

Công tác truyền thông giáo dục, thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, nhất là trong dịp Festival 2004. Qua kiểm tra đã phát hiện có 443/1317 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và giết mổ gia súc không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chất lượng thực phẩm (chiếm 33,7%).

Thực hiện đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở đến nay đã có 83 trạm y tế được tầng hóa đạt 55,3%; số bác sỹ/vạn dân đạt 9,12 người; số giường bệnh/vạn dân đạt 30,8 (cả nước là 2,1). Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo có tiến bộ rõ rệt; đã cấp 22 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, nâng số người nghèo có thẻ bảo hiểm còn hiệu lực lên 157 nghìn người, đạt 58%. Các dự án Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung được triển khai tích cực, dự án Trung tâm Nha khoa cộng đồng, Trung tâm y tế A Lưới, Trung tâm y tế Phú Lộc đang được triển khai. Công tác phòng chống HIV/AIDS được cả cộng đồng quan tâm. Tuy vậy, đến nay toàn tỉnh đã có 351 ca nhiễm HIV, trong đó có 124 ca chuyển sang AIDS, có 96 trường hợp chết do AIDS.



9. Dân số - Gia đình và Trẻ em:

Đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn tại cộng đồng về công tác dân số, gia đình, trẻ em đến các vùng sâu, vùng xa; tổ chức các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình kết hợp với tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh Dân số, đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3; triển khai dự án “Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững” thông qua hoạt động tín dụng phát triển kinh tế gia đình.



10. Khoa học và Công nghệ:

Tập trung triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, chú trọng việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, các đề tài nghiên cứu xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Tiếp tục thực hiện có kết quả các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là giống bò, lợn, tôm, vẹn xanh, sắn cao sản..Các hoạt động nhân "Ngày môi trường thế giới" 5/6 được tổ chức khá tốt.

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm đã triển khai đề án tin học hóa trong các cơ quan Đảng. Chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế với 138 học viên; đang chuẩn bị tổ chức các lớp đào tạo tin học cho cán bộ, công chức ở các huyện A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc.

11. Văn hoá, thông tin:

Đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chào mừng bầu cử HĐND 3 cấp, lễ hội Festival và Hội khỏe Phù Đổng lần thứ VI... Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã có 1084 làng, thôn, bản, tổ dân phố (chiếm tỷ lệ 82,3%), 891 cơ quan và 130.064 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 61,12%) xây dựng làng, cơ quan, gia đình văn hóa, trong đó đã có 205 làng, thôn, bản, tổ dân phố (đạt tỷ lệ 15,6%), 386 cơ quan và 72.436 gia đình (đạt tỷ lệ 34,04%) được công nhận đạt chuẩn văn hóa.

Festival Huế 2004 đã thành công tốt đẹp, thể hiện được tính chuyên nghiệp cao hơn trong công tác tổ chức, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Festival Huế 2004 đã góp phần tạo nên thành công của lễ hội. Thành công của trại điêu khắc quốc tế lần thứ III "Ấn tượng Huế - Việt Nam" và các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các đoàn trong nước và các chương trình hợp tác với các nước tham gia trong chương trình IN, hoạt động lễ hội, hoạt động văn hóa cộng đồng trong chương trình OFF, đặc biệt là lễ hội Nam Giao đã tạo ra không khí ngày hội tưng bừng, để lại ấn tượng sâu sắc đối với du khách và nhân dân trong cả nước về một lễ hội văn hóa, sôi động, hoành tráng.

12. Thể dục Thể thao, các hoạt động xã hội :

Duy trì tốt các hoạt động thể thao quần chúng, gắn các hoạt động thể dục, thể thao với chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, gắn thể thao học đường với giao lưu văn hoá, du lịch. Đã tổ chức hơn 100 giải thể thao thu hút hơn 5000 lượt người tham dự, trong đó có nhiều giải dành cho lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Tiếp tục đào tạo 180 vận động viên của 8 môn chủ lực.

Công tác chuẩn bị Hội khỏe Phù Đổng được triển khai tích cực, đang tập trung luyện tập cho 554 vận động viên của 15 môn thể thao trong nội dung thi đấu, huy động lực lượng chuẩn bị nội dung các chương trình khai mạc, bế mạc. Việc đầu tư trang thiết bị tổ chức thi đấu đã cơ bản hoàn thành, các công trình phục vụ HKPĐ đang tập trung thi công.

13. Các hoạt động xã hội:

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, 6 tháng đầu năm đã đưa 454 người đi làm việc tại các thị trường Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản đạt 30,3% KH.

Công tác xóa đói giảm nghèo và việc làm triển khai tốt các hoạt động chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất, hỗ trợ giống cây, con, cho vay ưu đãi tín dụng, miễn giảm học phí, viện phí, cấp sổ bảo hiểm y tế cho người nghèo... Ngân hàng chính sách xã hội đã cho vay giải quyết việc làm đạt 6,8 tỉ đồng, tăng 2,4 lần so cùng kỳ; tạo việc làm ổn định cho hơn 1.780 lao động, tăng 2,5 lần so cùng kỳ; cho vay tín dụng người nghèo đạt 21,97 tỉ đồng. Đến nay toàn Tỉnh đã xóa được 815/3000 nhà dột nát chiếm 27%. Riêng 6 tháng 2004, đã huy động được 994 triệu đồng để xây dựng 162 căn nhà.

14. Quốc phòng và an ninh và công tác nội chính

Sáu tháng đầu năm, công tác quốc phòng an ninh được quan tâm đúng mức cả về xây dựng lực lượng, công tác chính trị tư tưởng, tổ chức huấn luyện, diễn tập kế hoạch phòng thủ, phòng chống bạo loạn lật đổ, đặc biệt là sự phối hợp giữa các lực lượng đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đã đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các ngày hội, ngày lễ lớn. Chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, không để xảy ra hoạt động phá hoại, lợi dụng tôn giáo để can thiệp. Đã hoàn thành công tác tuyển quân đợt 1 với 1.077 thanh niên lên đường nhập ngũ, đạt 100%KH.

- Công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, gian lận thương mại được quan tâm chỉ đạo. Đã kết thúc 34/47 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm 5,185 tỷ đồng và 6.370m2 đất ở, kiến nghị thu hồi trên 3,915 tỷ đồng và 6.370 m2 đất ở, tiến hành khởi tố 02 vụ, 02 bị can vi phạm pháp luật.

- Công tác cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ được tiếp tục đẩy mạnh. Đến nay, đã có 9/9 huyện, thành phố Huế, 24/25 Sở, Ban ngành cấp tỉnh và 32/150 xã, phường đã xây dựng xong đề án cải cách hành chính; trong đó thành phố Huế đã triển khai mô hình "Một cửa" ở 25/25 xã, phường; Hương Thủy 2/12 xã, thị trấn Phong Điền 5/17 xã, thị trấn. Đã tổ chức rà soát 654 văn bản các loại do HĐND và UBND tỉnh ban hành từ năm 2000-2002, lên danh mục bãi bỏ những văn bản hết hiệu lực, không phù hợp về nguyên tắc thủ tục hành chính. Tiếp tục tiến hành rà soát và quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của một số sở, ban ngành cấp tỉnh; củng cố, kiện toàn một bước bộ máy chính quyền địa phương sau bầu cử, rà soát qui hoạch đội ngũ cán bộ, triển khai tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Thực hiện công tác cải cách hành chính công, đã chỉ đạo điểm khoán chi hành chính theo Quyết định số 192; 32/46 đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ về tài chính theo Nghị định 10, trong đó: 26 đơn vị thực hiện từ năm 2003; 6 đơn vị thực hiện năm 2004, UBND tỉnh đang tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm về chỉ đạo triển khai trên diện rộng.

Tiếp tục thực hiện NQ 13/CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông; Trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả cơ bản, làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông được kiềm chế và có chiều hướng giảm dần cả 3 mặt (số vụ, số người chết và số người bị thương). Không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và đua xe trái phép.Trong 6 tháng đầu năm, xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông, giảm 23 vụ so với năm 2003 (26,14%), số người chết 66, giảm 22 người (25%), số người bị thương: 35 người, giảm 7 người (16,6%). Tuyến đường xảy ra tai nạn chủ yếu: Quốc lộ 1A: 28 vụ (chiếm 43,08%); Quốc lộ 49: 5 vụ (chiếm 7,69%); Tỉnh lộ: 7 vụ (chiếm 10,77%); Đường Hồ Chí Minh: 9 vụ (chiếm 13,85%); đường Nội thành: 16 vụ (chiếm 24,62%).

Phạm pháp hình sự xảy ra 201 vụ, tăng 09 vụ so cùng kỳ (4,69%), làm chết 08 người, bị thương 27 người, thiệt hại tài sản 1,344 tỷ đồng, đã kết luận 134/201 vụ, thu hồi 448,3 triệu đồng.



Công tác tiếp dân: Sáu tháng đầu năm, các ngành, các cấp đã tổ chức tiếp dân, có 1487 lượt người đến khiếu nại tố cáo và phản ánh kiến nghị, trong đó UBND tỉnh tổ chức 18 buổi tiếp dân có 178 lượt người đến kiến nghị, nội dung tập trung các vấn đề xin lại nhà, tranh chấp đất đai, xây dựng trái phép, kỷ luật cán bộ, công chức, đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách, chế độ...Tại các buổi tiếp dân, lãnh đạo tỉnh đã giải thích, giải quyết cụ thể hoặc có các văn bản yêu cầu các ngành chức năng kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh để giải quyết.

Giải quyết đơn thư KNTC: Trong sáu tháng đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, kết quả đã xem xét giải quyết 73/80 đơn, đạt tỉ lệ 91,2%. Trong đó 60/65 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền đạt 92%, đơn tố cáo đã giải quyết 13/15 đơn, đạt 87% (có báo cáo chuyên đề riêng).

Tóm lại, 6 tháng đầu năm, mặc dù phải đối đầu với những khó khăn và thách thức, nhưng kinh tế - xã hội tỉnh tiếp tục thu được những thành tựu quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế và xã hội đều có bước phát triển mới, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều nét tiến bộ; một số lĩnh vực phát triển khá, sản xuất công nghiệp tăng khá cao, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng phát triển mới, thu ngân sách đạt khá, nguồn lực huy động tốt hơn; hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đạt được kết quả trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu nhờ những nguyên nhân sau:

- Các ngành, các cấp đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của HĐND các cấp để triển khai thực hiện tương đối đồng bộ; chủ động hỗ trợ, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Huy động tốt hơn nguồn nội lực, khơi dậy và phát huy tinh thần hăng say lao động sản xuất trong nhân dân;

- Các chính sách huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đã phát huy tác dụng trên nhiều bình diện và cấp độ khác nhau.

- Đã kết hợp tốt hơn giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa; giải quyết những vấn đề bức xúc, tập trung thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo;

- Công tác chỉ đạo điều hành của HĐND, UBND các cấp, các sở, ban ngành có nhiều tiến bộ, việc cải cách hành chính trong các cơ quan công quyền đã bước đầu phát huy hiệu quả.



II. Tồn tại hạn chế

Kinh tế - xã hội của tỉnh tuy có xu hướng phát triển tích cực, song vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế.



Chất lượng phát triển chưa cao, tính bền vững chưa thể hiện rõ

- Công tác qui hoạch triển khai chậm, hầu hết các qui hoạch đã được ghi vốn trong kế hoạch 2004 hoặc chưa triển khai hoặc đang xây dựng đề cương, chờ phê duyệt ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất như các qui hoạch chi tiết khu đô thị, qui hoạch chi tiết cụm công nghiệp, làng nghề, qui hoạch chi tiết vùng NTTS...

- Tăng trưởng của kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra do khu vực nông lâm thủy sản bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Nhìn chung, mức tăng trưởng của các khu vực chưa tương xứng với tốc độ tăng đầu tư; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Tăng trưởng kinh tế tập trung vào một số ngành, sản phẩm truyền thống nhưng công nghệ chưa cao như sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, thuỷ sản; hàng nông lâm sản chưa chế biến.

- Trong nông nghiệp, các mô hình sản xuất tiên tiến chậm được triển khai trên diện rộng; nhiều địa phương chưa cụ thể hoá kế hoạch thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các công trình đầu tư về thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản triển khai chậm.

Công tác quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản còn bất cập, một số vùng phát triển không theo quy hoạch, không tuân thủ quy trình hướng dẫn kỹ thuật gây tình trạng ô nhiễm môi trường, tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt.

Ngoài những tác động do giá đầu vào vật tư sản xuất nông nghiệp tăng, còn có những tác động chủ quan, làm tăng chi phí sản xuất như chi cho khắc phục cháy rừng, khắc phục tôm chết hàng loạt...làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành (6 tháng đầu năm khu vực nông lâm thủy sản chỉ tăng 0,9%, đóng góp 0,23% trong tốc độ tăng trưởng chung của Tỉnh).

- Sản xuất công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng thiếu tính bền vững; nhiều doanh nghiệp chủ lực của địa phương có số dư nợ Ngân hàng khá lớn và khả năng thanh toán khó khăn; doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn đề dặt trong đầu tư phát triển sản xuất, chỉ có 15% doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp có quy mô vốn từ 1 tỉ đồng trở lên.

- Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ ít thay đổi, vẫn phụ thuộc nhiều vào thương mại, du lịch, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao phát triển chậm. Hoạt động xuất khẩu chuyển biến chưa mạnh, số doanh nghiệp mới tham gia hoạt động xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu mới tăng không đáng kể. Việc nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu chưa có kết quả đáng kể.

Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều vướng mắc, cải cách hành chính chưa thực sự tạo đà để bức phá.

- Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước triển khai chậm, thời gian tiến hành cổ phần hóa cho doanh nghiệp vẫn còn kéo dài; trong số 16 doanh nghiệp đang tiếp tục phải sắp xếp trong năm 2004, có đến 71 doanh nghiệp khó có khả năng hoàn thành kế hoạch trong năm; riêng Công ty Thủy sản TTH có kế hoạch cổ phần hoá trong năm 2004, nhưng đã ngừng sản xuất và mất khả năng thanh toán, cần cho công bố phá sản.

- Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế triển khai chậm. Các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm phổ biến và chỉ đạo thực hiện; hầu hết các doanh nghiệp chưa có tầm nhìn chiến lược, chỉ dừng lại ở kế hoạch sản xuất ngắn hạn.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội chưa cao, công tác quản lý đầu tư và quản lý xây dựng còn nhiều vấn đề chậm khắc phục.

- Mặc dù kế hoạch vốn đã được bố trí sớm ngay trong tháng 12/2003 nhưng tiến độ XDCB vẫn chậm, đến 20/6 vẫn còn 50/209 danh mục công trình chưa được triển khai, trong đó 7 danh mục chưa có dự án.

- Việc thực hiện các quy chế đầu tư và xây dựng của một số cơ quan đơn vị chưa thực sự nghiêm túc, trách nhiệm cá nhân chưa cao. Công tác quản lý đầu tư và quản lý xây dựng thiếu chặt chẽ, thiếu chế tài kiểm tra, kiểm soát...

- Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy có 41 dự án được các đối tác quan tâm, khảo sát, nhưng 6 tháng đầu năm mới cấp giấy phép đầu tư được 4 dự án với số vốn 4,6 triệu USD, số vốn đăng ký đầu tư chỉ bằng 65,4% so cùng kỳ, quy mô các dự án còn nhỏ. Việc giải ngân vốn ODA đạt kết quả thấp, 6 tháng ước đạt 35 tỉ đồng, bằng 31,9% kế hoạch.



Nguồn thu ngân sách Nhà nước chưa thật vững chắc.

- Thu ngân sách Nhà nước tuy tăng khá song gần 1/3 tổng thu ngân sách vẫn dựa vào 2 doanh nghiệp chính là Công ty Bia Huế và Công ty Luks Ximăng. Chưa có thay đổi lớn trong cơ cấu và đối tượng thu.

- Số cơ quan đơn vị thực hiện khoán chi hành chính còn quá ít so với yêu cầu đặt ra, và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước2.

Hoạt động tín dụng tăng mạnh so với năm 2003, nhưng một số dự án hoạt động không có hiệu quả, vốn vay đến kỳ chưa trả được nên tỉ lệ nợ quá hạn đã tăng lên đến 3,8% trên tổng dư nợ (số nợ quá hạn cuối năm 2003 chỉ là 1,9%).

Lĩnh vực giáo dục vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, nhất là ở huyện A Lưới, việc huy động thanh thiếu niên đi học khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả phổ cập giáo dục.

Việc thúc đẩy hình thành một số trường chuyên nghiệp trên địa bàn còn chậm như: Nhạc viện Huế, Trường Trung học Quản lý Đô thị, trường đào tạo cán bộ ngành Tài chính - Kho bạc Nhà nước - Thuế; Phân viện Học viện hành chính quốc gia.

Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa có chuyển biến về số lượng, song chất lượng của các đơn vị đăng ký xây dựng đời sống văn hóa và được công nhận đơn vị đạt văn hóa chưa cao, còn nhiều hạn chế.

Công tác cải cách hành chính có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của phát triển kinh tế và cuộc sống.

Các đề án cải cách hành chính chưa được thực hiện triệt để, thiếu đồng bộ. Việc tổ chức thực hiện đề án triển khai ra diện rộng mô hình CCHC theo cơ chế “1 cửa” còn chậm, nhiều đơn vị chưa triển khai hoặc triển khai không hiệu quả. Việc hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp đã được đề ra ở một số sở, ban, ngành, địa phương còn chậm, quy trình xử lý công việc chưa được sửa đổi và xây dựng mới theo hướng đơn giản, hợp lý và khoa học. Sự chuyển biến nhận thức của một số cán bộ, công chức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của CCHC chưa cao, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế nên hiệu quả của việc thực hiện CCHC còn hạn chế.



II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM:

Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm tuy đã có những chuyển biến tích cực và có nhiều mặt được cải thiện hơn so với năm trước, song cũng còn nhiều khó khăn, tác động không thuận lợi đến việc thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh tế xã hội năm nay và các năm sau. Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm hết sức nặng nề, các ngành, các cấp cần căn cứ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh ngày 06/7/2004 (thông báo số 134/TB-VPCP ngày 12/7/2004 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế) và kết quả làm việc với cán bộ, ngành Trung ương trong đợt làm việc từ ngày 29/6 đến 07/7/2004 vừa qua để có kế hoạch tổ chức thực hiện tốt, tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra từ đầu năm và một số giải pháp bổ sung sau:



1. Công tác qui hoạch, kế hoạch  

- Đẩy nhanh tiến độ các qui hoạch chi tiết đô thị Chân Mây, qui hoạch khu đô thị phía Đông thành phố, qui hoạch chi tiết phân khu chức năng trục quốc lộ 1A - Tự Đức, quy hoạch chi tiết khu kinh tế thương mại Chân Mây, khu du lịch Lăng Cô; Đề án xây dựng Huế thành đô thị loại 1 thuộc Tỉnh, Đề án xây dựng thành phố Festival; đôn đốc tiến độ triển khai các qui hoạch thị trấn, thị tứ, qui hoạch điểm dân cư nông thôn.

- Khẩn trương triển khai tổ chức lập, rà soát, bổ sung các qui hoạch ngành về đê điều, thủy lợi, qui hoạch định cư dân thủy diện, qui hoạch cải tạo và phát triển lưới điện (đối với qui hoạch điện cần chú ý bố trí hệ thống điện phục vụ các khu nuôi trồng thủy sản), qui hoạch phát triển chợ và siêu thị, qui hoạch ngành du lịch, qui hoạch sử dụng đất thành phố Huế.

- Khẩn trương lập các qui hoạch chi tiết vùng nuôi tôm trên cát, qui hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản 7 xã có vùng nuôi trồng tập trung qui hoạch vào sáo trên đầm phá, các qui hoạch chi tiết khai thác thủy sản vùng Sam Chuồn (Phú Vang), nuôi cá nước ngọt ở Phong Hòa đã ghi trong kế hoạch.

- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết xây dựng các cụm công nghiệp và làng nghề làm cơ sở triển khai các dự án làm cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp và làng nghề tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư trên địa bàn.

- Sớm hoàn chỉnh qui hoạch mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh, qui hoạch bậc thang thủy điện trên sông Hương, sông Bồ, làm cơ sở xác định việc đầu tư các dự dự án thủy điện.

- Sở Kế hoạch và Đầu từa soát danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) để đa vào danh mục quốc gia tham gia vận động kêu gọi giai đoạn 2006 - 2010; hoàn thành qui hoạch cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển, đầm phá thời kỳ 2004 - 2010 để kịp triển khai các dự án của năm đầu tiên trên địa bàn 22 xã.

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện những chính sách thu hút đầu tư trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Chuẩn bị tốt đợt thu hút, kêu gọi đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 8/2004 và ở Hà Nội vào cuối năm.

- Khẩn trương triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách năm 2005; hoàn thành việc phân bổ kế hoạch xây dựng cơ bản và dự toán thu, chi ngân sách trong tháng 12/2004 để các cấp, các ngành chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2005.

- Sở Tài nguyên Môi trường sớm hoàn thiện các thủ tục để xây dựng hệ thống bản đồ địa hình 1/10.000; phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ sớm hoàn thành bản đồ GIS.

- Các ngành và các địa phương tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư dựa trên các quy hoạch phát triển dài hạn, phát huy thế mạnh của từng vùng, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, hạn chế những sản phẩm kém chất lượng; chuyển dần từ mục tiêu tăng sản lượng sang mục tiêu giá trị.

2. Về sản xuất nông lâm ngư nghiệp

- Chỉ đạo gieo trồng và thu hoạch vụ Hè Thu trước mùa mưa lũ, có kế hoạch chuẩn bị tốt cho vụ Đông Xuân tới; chăm sóc tốt diện tích cao su và cà phê đã trồng. Hoàn thành kế hoạch mở rộng diện tích trồng sắn cao sản của năm 2004, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.

- Đôn đốc triển khai các biện pháp phòng chống lụt bão. Kiểm tra và có biện pháp gia cố các hạng mục quan trọng ở các hồ đập thủy lợi, chủ động đề phòng sự cố trong mùa mưa bão. Khẩn trương triển khai các công trình thuỷ lợi đã ghi vốn trong kế hoạch năm 2004; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình tu bổ đê kè, sông biển. Đôn đốc tiến độ dự án đập Thảo Long, thuỷ nông sau Truồi, dự án di dân lòng hồ Tả Trạch, tìm giải pháp huy động nguồn lực cho chương trình kiên cố hoá kênh mương.

- Tập trung chỉ đạo chương trình cải tạo giống cây, giống con; cân đối nhu cầu giống lúa của vụ Đông Xuân 2004 - 2005, có kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất giống lúa cấp I để đảm bảo chủ động giống cho sản xuất. Tổ chức đánh giá các mô hình kinh tế trang trại trên vùng gò đồi, vùng cát nội đồng, mô hình nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao để chỉ đạo nhân rộng trong những năm sau.

- Chỉ đạo phục hồi chăn nuôi gia cầm, không để dịch bệnh tái phát, tiếp tục chốt chặn kiểm tra việc vận chuyển, mua bán và vệ sinh chăn nuôi gia cầm; triển khai các dự án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.

- Đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa tại các xã có điều kiện chuyển đổi nhằm hoàn thành cơ bản công tác này vào năm 2005.

- Chuẩn bị đủ cây con cho kế hoạch trồng mới 4000 ha rừng của năm 2004; chăm sóc tốt diện tích rừng đã trồng, chủ động phòng chống cháy rừng. Chỉ đạo triển khai phương án đổi mới lâm trường quốc doanh.

- Đôn đốc chỉ đạo các dự án trọng điểm vùng nuôi tôm công nghiệp, vùng nuôi tôm trên cát ở Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, dự án trung tâm giống thủy sản cấp I, cảng cá Tư Hiền; giải quyết dứt điểm việc giao lại cho dân canh tác các khu nuôi số 1, số 2 và số 5 ở dự án nuôi tôm công nghiệp Phú Diên. Tăng cường công tác chỉ đạo kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản; Đôn đốc chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng phục vụ nuôi tôm ở các dự án nuôi tôm Quảng Công - Hải Dương, Điền Hoà - Điền Lộc, Vinh Giang - Vinh Hưng. Tổ chức nghiên cứu, sớm có phương án thống nhất về cấp nước ngọt ở dự án hạ tầng vùng nuôi tôm trên cát Điền Môn - Điền Hương.

- Tăng cường công tác phòng chống, sẵn sàng đối phó nguy cơ lụt bão và diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời gian tới.

3. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

- Tiếp tục chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn ở một số doanh nghiệp để khai thác công suất thiết kế các nhà máy bao bì, men Frit, gạch men sứ, bánh kẹo, giày da...hỗ trợ Công ty Cổ phần Sông Hương ổn định tổ chức, sớm khôi phục năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu. Tạo điều kiện để các nhà máy mới triển khai đúng tiến độ, hỗ trợ Nhà máy Gốm sứ GiaHu, cao lanh A Lưới, magnetit, dự án sản xuất phụ tùng cơ khí...sớm đưa vào hoạt động.

- Sở Công nghiệp, phối hợp các ngành, các địa phương chỉ đạo triển khai chính sách khuyến công, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ đào tạo ngành nghề tạo chuyển biến trong phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề trong khu vực nông thôn.

- Phối hợp các nguồn lực của Huyện, của Tỉnh và các doanh nghiệp triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp và làng nghề Hương Sơ, Tứ Hạ, Thuỷ Phương...Đôn đốc tiến độ triển khai dự án xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề Mỹ Xuyên.

- UBND huyện Hương Trà, các ngành liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện hoàn chỉnh các thủ tục xây dựng cơ bản, giao mặt bằng, có kế hoạch lập dự án xây dựng các công trình hạ tầng bổ trợ về đường, điện...để Công ty SXKD VLXD Long Thọ sớm triển khai dự án xây dựng nhà máy Cline -xi măng đảm bảo tiến độ đưa Nhà máy vào hoạt động trong quý I/2006.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo hỗ trợ Công ty Bia Huế triển khai dự án mở rộng công suất Nhà máy lên 100 triệu lít/năm tại Huế và 30 triệu lít tại Quảng Trị, tạo điều kiện để Công ty cổ phần Bình Điền triển khai dự án thuỷ điện Bình Điền; Phối hợp với Tổng Công ty Xi măng Việt Nam hoàn thành sớm dự án xi măng Đồng Lâm, có phương án huy động vốn để dự án sớm được triển khai.



4. Du lịch - Dịch vụ:

- Tập trung xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch du lịch, quy hoạch chợ, gắn quy hoạch vào tổng thể tiểu vùng sông Mê Kông và hành lang Đông tây.

- Phát huy những kết quả đạt được trong Festival 2004, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng các dịch vụ du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến du lịch trên địa bàn; củng cố, phát triển các tour du lịch đã được đưa vào hoạt động trong Festival để thu hút du khách đến Huế.

- Hoàn thành việc trùng tu, nâng cấp các di tích, các điểm tham quan du lịch, tiếp tục triển khai các dự án phục hồi, nâng cấp, xây mới các cơ sở lưu trú, các dự án du lịch Lăng Cô, các khu vui chơi giải trí Ngự Bình, Thuỷ Tiên...

- Thúc đẩy các dự án hạ tầng ở khu du lịch Lăng Cô, hỗ trợ các dự án phát triển du lịch sinh thái ở các vùng phụ cận Huế và Bạch Mã. Kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn mới thành lập.

- Đôn đốc tiến độ dự án xây dựng Trung tâm thương mại - hội chợ Hùng Vương. Hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ dự án Khu trung tâm thương mại, khách sạn Nguyễn Tri Phương - Hà Nội - Lý Thường Kiệt. Hoàn thành những hạng mục công trình cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng và chuẩn bị các thủ tục để công bố khai thông cửa khẩu trong tháng 7/2004.

- Rà soát lại một số dự án đầu tư liên doanh nhưng triển khai chậm như Khách sạn số 2 Lê Lợi, Ngô Quyền, Đông Dương, Thuận Hoá…đẩy nhanh các dự án liên quan với Hà Lan (đồi Vọng Cảnh), Nhật (Mỹ An...) và các dự án liên doanh với nước ngoài khác để tăng cường đôn đốc, kiểm tra, soát xét và cho chuyển hướng liên doanh nếu các nhà đầu tư không có kế hoạch triển khai cụ thể.

5. Đầu tư phát triển, xây dựng và quản lý đô thị

- Tăng cường chỉ đạo các chương trình kinh tế xã hội trọng điểm theo Nghị quyết Tỉnh ủy, Nghị quyết HĐND, các chương trình mục tiêu Quốc gia; các sở, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi các chương trình phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ triển khai và nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy chế đã ban hành của UBND tỉnh.

- Kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các công trình XDCB (chú ý các dự án đền bù giải toả và tái định cư, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu đô thị mới...), đảm bảo sử dụng hết kế hoạch vốn đã bố trí và vốn vay bổ sung. Có kế hoạch điều chuyển vốn kịp thời từ các dự án chưa chuẩn bị đủ thủ tục cho các dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài Chính phối hợp tiếp tục làm việc với các bộ, ngành, Trung ương liên quan để có thông báo sớm về bổ sung ngân sách năm 2004 và ứng trước kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2005 cho các công trình, dự án quan trọng theo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 134/TB-VPCP ngày 12/7/2004 của Văn phòng Chính phủ:

- Các công trình đê kè sông biển, dự án chống xói lở bờ biển Hải Dương - Thuận An - Hòa Duân, dự án di dân, tái định cư phục vụ xây dựng hồ Tả Trạch, các công trình phục vụ Hội khỏe Phù Đổng, chương trình kiên cố hóa trường học của năm 2004. Các dự án đầu tư cho lĩnh vực an ninh quốc phòng: đường cơ động ven biển quốc phòng kinh tế Điền Hương - Quảng Ngạn; đường cơ động ven biển quốc phòng kinh tế Tư Hiền - Cồn Dù, Dự án tàu tuần tra ven biển (kết hợp phục vụ du lịch); đường tuần tra biên giới Tà Kều - A Viết.

- Tập trung rà soát khối lượng nợ xây dựng cơ bản đến hết năm 2004, đề xuất cơ chế và giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng kéo dài (kể cả phần vốn ngân sách Tỉnh vay đến 31/5/2004 còn nợ 235,1 tỉ đồng). Xem xét việc rà soát lại quy mô đầu tư, giãn tiến độ một số công trình, dự án chưa thật sự cấp bách để tập trung vốn bố trí cho các dự án cấp bách.

- Đôn đốc, tạo điều kiện đảm bảo tiến độ của các công trình của Trung ương trên địa bàn như cầu Tư Hiền, Đập Thảo Long...làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để triển khai xây dựng dự án nghiên cứu tiền khả thi về xây dựng đường hầm qua sông Hương. Thúc đẩy triển khai sớm các dự án đường Trần phú, cầu vượt và đường qua sông An Cựu lên khu trung tâm văn hóa Ngự Bình, cầu vượt Thủy Dương, đường Nguyễn chí Thanh, cầu qua Đập Đá, đường ven sông Hương từ cầu Gia Hội đến đường Nguyễn Gia Thiều...

- Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương có liên quan tiếp tục làm việc với Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) để xin đầu tư xây dựng cao cấp Huế - Đà Nẵng, đường hầm đèo Phú Gia và Phước tượng bằng nguồn vốn dư chưa sử dụng của dự án xây dựng hầm Hải Vân; phối hợp tốt với Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ga đường sắt tại Chân Mây và Phú Bài (di chuyển ga Hương Thủy); dự án kéo dài đường băng sân bay Phú Bài...

- Đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án ADB, WB ở Nam Đông, A Lưới; Dự án phát triển nông thôn ở Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy nhằm sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Tranh thủ vốn hợp tác NGO. Hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư của các dự án Sản xuất thiết bị PCCC, dự án sản xuất rượu vang nho phục vụ du lịch và xuất khẩu, dự án khu du lịch sinh thái biển của công ty P&I, dự án nuôi tôm công nghiệp trên cát của Công ty Công nghệ Việt Mỹ....

- Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, kiểm tra đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý sử dụng đất đai theo quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua kiểm tra, thanh tra, kiên quyết chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai.



- Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đô thị, đặc biệt là công tác quản lý xây dựng, bảo vệ kiến trúc cảnh quan, các dịch vụ văn hoá ở các điểm tham quan du lịch. Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành khẩn trương xác định các qui phạm về mật độ, kiểu dáng kiến trúc, tầng cao, cao độ san nền, hướng tuyến chính và khẩu độ đường, lề đường, hệ thống cấp thoát nước....xử lý mối quan hệ giữa các khu qui hoạch để các chủ đầu tư như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng (Công ty 8), công ty Xây lắp...hoàn chỉnh và sớm trình duyệt các dự án khả thi theo cơ chế đổi đất lấy hạ tầng ở các khu đô thị mới.

- Thống nhất đầu mối quản lý Nhà nước tại khu vực qui hoạch xây dựng đô thị Chân Mây và triển khai tốt việc ủy quyền của Trung ương về cấp giấy phép đầu tư vào khu khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Chân Mây đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 40 triệu USD nhằm tạo thuận lợi trong kêu gọi đầu tư và quản lý theo qui hoạch. Tiếp tục tìm kiếm đầu tư nước ngoài vào xây dựng cảng Chân Mây theo hình thức BOT.

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hành các thủ tục triển khai dự án đầu tư; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, giới thiệu sản phẩm của địa phương với thị trường trong và ngoài nước.

- Các ngành, các cấp chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, UBND tỉnh chỉ bố trí kế hoạch vốn năm 2005 cho những dự án đủ thủ tục theo quy định.



6. Tài chính tín dụng và sắp xếp doanh nghiệp

- Chỉ đạo chặt chẽ thu chi ngân sách, phấn đấu thu đạt và vượt các chỉ tiêu về thu chi ngân sách, thực hành tiết kiệm chi, có biện pháp bồi dưỡng nguồn thu. Tập trung đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tín dụng tư vấn đối với các doanh nghiệp doanh nhân đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất.

- Nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển nhà ở và Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xem xét việc phát hành trái phiếu đô thị Huế vào dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Huế.

- Tạo cơ chế thông thoáng để huy động nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: vay vốn Trung ương đầu tư hạ tầng để đấu giá đất; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu đô thị bằng hình thức sử dụng quỹ đất đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp và chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 56/QĐ-UB ngày 07/01/2004 của UBND tỉnh.

Tiếp tục tổ chức kiểm tra việc chấp hành nội dung đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài quốc doanh phát triển đúng hướng.



7. Văn hoá xã hội:

- Triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, có biện pháp giải quyết tốt hơn công tác chăm sóc y tế, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.

- Tiếp tục thực hiện các dự án thành phần của dự án xây dựng Trung tâm Y tế chuyên sâu; củng cố, tăng cường y tế tuyến huyện và cơ sở, chỉ đạo chiến dịch truyền thông dân số, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các phường, xã.

- Chuẩn bị tốt mọi mặt cho năm học mới 2004 - 2005 theo hướng nâng cao chất lượng dạy và học ngay từ đầu năm học, không chạy theo thành tích; tiếp tục thực hiện kế hoạch phổ cập THCS, quan tâm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh sinh viên. Thực hiện tốt việc phân cấp giáo dục, đẩy nhanh tiến độ chương trình kiên cố hóa trường học. Tạo điều kiện cho việc xây dựng, củng cố các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và việc xây dựng các cơ sở đào tạo mới của các bộ, ngành Trung ương trên địa bàn.

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, tiếp tục triển khai chương trình phát triển văn hóa thông tin cơ sở, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu khai thác, duy trì, bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể; xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị nhã nhạc cung đình Huế. Tập trung chỉ đạo tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI. Sớm nghiên cứu hình thành tổ chức chuyên nghiệp về Festival Huế và chuẩn bị cho Festival Huế 2006.

- Đôn đốc tiến độ triển khai các đề tài nghiên cứu - thử nghiệm khoa học công nghệ; các dự án về CNTT, chú trọng các dự án e–Festival, dự án xây dựng hệ thống thông tin địa lý GIS, xây dựng hệ thống mạng diện rộng của tỉnh.

- Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, các công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn đảm bảo tiến độ và chất lượng. Tiếp tục thực hiện các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động từ các chương trình phát triển kinh tế, chương trình mục tiêu, chương trình phát triển cộng đồng, chương trình xuất khẩu lao động...

- Tăng cường công tác dạy nghề, quan tâm giải quyết tạo việc làm tại chỗ đi đôi với xuất khẩu lao động. Tranh thủ sự ủng hộ của TW để sớm hình thành Trung tâm giới thiệu việc làm miền Trung nhằm cung ứng lao động cho khu vực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục và kiểm tra, ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, ma tuý, mại dâm; ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh HIV, AIDS.

8. Công tác nội chính:

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết 13/CP của Chính phủ về an toàn giao thông, xử lý kiên quyết, kịp thời các trường hợp vi phạm, phấn đấu giảm số vụ và hạn chế thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông trên địa bàn và không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.

- Tăng cường công tác quản lý biên giới, chú trọng công tác quốc phòng an ninh, giải quyết tốt các vụ việc phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt kế hoạch thanh tra năm 2004, duy trì chế độ tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC của công dân. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang và công an nhân dân và các đơn vị ngành địa chính. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính ở tất cả các cấp.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính; tổ chức sắp xếp tinh giản bộ máy; phân công, phân cấp, nhất là trên các lĩnh vực quản lý đô thị, xây dựng cơ bản, nhà đất…thực hiện các chính sách đối với cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở, gắn liền với tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý xã hội, tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí, trước mắt là việc công khai hoá và cụ thể hoá các thủ tục hành chính; nhân rộng mô hình một cửa trên phạm vi toàn Tỉnh; chấn chỉnh công tác chỉ đạo, quản lý hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ.

Kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy của HĐND, UBND các cấp; nâng cao năng lực điều hành, quản lý để thực hiện ngày càng tốt chức năng nhiệm vụ theo luật định. Sắp xếp, kiện toàn lại các tổ chức yếu kém và hình thành một số tổ chức bộ máy mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt như hình thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, Sở Bưu chính Viễn thông, Ban Dân tộc…Kiện toàn bộ máy Ban quản lý khu kinh tế thương mại Chân Mây, Cảng Chân Mây, Ban Quản lý khu Du lịch Lăng Cô, Ban Quản lý khu đô thị trung tâm Chân Mây để khai thác và phát triển khu khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Chân Mây.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước XHCN, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quản lý và phát triển kinh tế xã hội./.



Nơi nhận: TM/UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Thường vụ Tỉnh ủy. CHỦ TỊCH

- Thường trực HĐND tỉnh.

- Các thành viên UBND tỉnh.

- UBMTTQ Việt Nam tỉnh. (Đã ký)

- Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ.

- Văn phòng Tỉnh uỷ.

- Sở KHĐT, Cục Thống kê.

- VP: Lãnh đạo, các CV. Nguyễn Xuân Lý

- Lưu VT.



1 Cty SX giày XK và hàng tiêu dùng Huế, Cty SXDV nông lâm TP Huế, Cty gạch men sứ, Cty KD lâm nghiệp, Cty Công trình Cơ điện, Bộ phận tư vấn của Cty tư vấn GT, Cty phát hành sách và VH tổng hợp .

2 Cả nước là 34% trên tổng số cơ quan quản lý nhà nước. Theo số liệu chính thức của cả nước, việc khoán chi hành chính đã tiết kiệm chi 3-15% tổng kinh phí được giao khoán cho đơn vị.


Каталог: Upload -> DOCUMENTS -> 2008
2008 -> THỦ TƯỚng chính phủ
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
2008 -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế Số: 85/bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2008 -> TỈnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/bnn ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-ttg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm
2008 -> TỈnh thừa thiên huế
2008 -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Danh mục các vị trí công tác

tải về 168.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương