Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình đỊnh độc lập – Tự do – Hạnh phúc



tải về 40.37 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích40.37 Kb.
#6634


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: 88 /BC-UBND Quy Nhơn, ngày 27 tháng 12 năm 2005


BÁO CÁO

Sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg

ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­__________________
Thực hiện văn bản số 982/UBDT-CSDT ngày 05/12/2005 cuả Uỷ ban Dân tộc, UBND tỉnh Bình Định báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sau 1 năm thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:

I- TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 134/2004/QĐ-TTg



1.Công tác hướng dẫn bình xét, tổng hợp hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được hưởng chính sách Quyết định 134/2004/QĐ-TTg :
- UBND tỉnh đã tổ chức quán triệt việc thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg và các văn bản liên quan cho các sở, ban, ngành, các huyện.
- UBND các huyện theo hướng dẫn thành lập Tổ công tác tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế ở từng địa phương. Thành phần Tổ công tác gồm 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng, các thành viên là cấp trưởng hoặc phó các phòng ban liên quan : Dân tộc, Nội vụ – LĐTB&XH, Kinh tế, Tài nguyên –Môi trường, Kế hoạch –Tài chính … và Chủ tịch UBND các xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, huyện, Tổ công tác đã phân công các thành viên xuống trực tiếp từng xã để triển khai thực hiện.
- UBND các xã triệu tập cuộc họp gồm đại diện Đảng ủy xã, HĐND xã, các tổ chức chính trị xã hội như MTTQ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên … và các thành viên thuộc UBND xã, các Trưởng thôn để phổ biến quán triệt việc triển khai thực hiện Quyết định 134; phân công các thành viên thuộc UBND xã cùng với các Trưởng thôn về từng thôn họp dân để tiến hành bình xét theo tinh thần dân chủ, công khai.
2. Công tác xây dựng Đề án :
Thực hiện quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 05/8/2004 UBND tỉnh có văn bản số 1967/UB-TH giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các sở, ban, UBND các huyện liên quan lập đề án giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn.
Ban Dân tộc đã tổ chức cuộc họp mời các sở, ngành liên quan bàn biện pháp triển khai thực hiện và có công văn hướng dẫn triển khai Quyết định 134 gủi UBND các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở hướng dẫn bình xét của các cấp, từng thôn đã tiến hành họp bình xét, điều tra các nhu cầu cần hỗ trợ thực tế ở từng địa phương và báo cáo kết quả về để UBND xã xem xét trình UBND huyện kiểm tra, tổng hợp đề nghị đưa vào Đề án.
Đề án Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1186/QĐ-CTUB ngày 16/5/2005 với nội dung chính :
- Quy mô Đề án: thực hiện ở 6 huyện trên địa bàn 30 xã,116 làng.
- Nhu cầu hỗ trợ: Đất sản xuất 459 ha, đất ở 76 ha, nhà ở 1.573 hộ, cấp nước tập trung 81 công trình, giếng nước 426 cái.
- Kinh phí thực hiện : 69,58 tỷ đồng (trong đó ngân sách TW hỗ trợ 57,67 tỷ, ngân sách tỉnh 2,65 tỷ, nguồn khác 2,65 tỷ đồng).
- Thời gian thực hiện : 2 năm 2005 – 2006.
3.Công tác tổ chức quản lý :
a) Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 134:
- Cấp tỉnh: Sử dụng Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia của tỉnh để chỉ đạo điều hành.
Ban Dân tộc là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp với các Sở : Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động Thương Binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh tổng hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện.
- Cấp huyện: UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QĐ134 gồm các phòng, ban liên quan hoặc sử dụng Ban Chỉ đạo Chương trình 135 để thực hiện.
- Cấp xã: UBND xã phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các đoàn thể ở địa phương tổ chức họp với các hộ dân từng làng (thôn) để bình xét những hộ thuộc diện cần được hỗ trợ một cách công khai, dân chủ và công bằng; đồng thời vận động mọi người dân trong xã, làng giúp đỡ, hỗ trợ cho những hộ nghèo đời sống khó khăn. UBND xã thông báo đến từng hộ về chính sách được hưởng, mức hỗ trợ theo danh sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong Ban Chỉ đạo :
- Ban Dân tộc chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn. kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg; giúp UBND tỉnh tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và nguồn vốn đối ứng của tỉnh (tối thiểu bằng 20% vốn Trung ương) phân bổ chi tiết cho từng địa phương, từng nhu cầu để thực hiện.
- Sở Tài chính hướng dẫn thanh quyết toán theo đúng tinh thần Thông tư 121/2004/TT-BTC ngày 16/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán nguồn vốn Nhà nước thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg;
- Các sở, ngành liên quan căn cứ vào nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg và Văn bản số 1401/CP-NN ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ; theo sự chỉ đạo của các bộ, ngành theo ngành dọc, phối hợp cùng Ban Dân tộc để triển khai thực hiện những nội dung có liên quan.
- UBND các huyện được thụ hưởng chính sách chịu trách nhiệm triển khai thực hiện tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg; UBND huyện chỉ đạo cho từng xã, thôn tổ chức bình chọn đảm bảo công khai, dân chủ thông qua các tổ chức, đoàn thể được UBND xã xem xét, UBND huyện kiểm tra, tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định; chỉ đạo UBND xã vận động nhân dân đóng góp xây dựng; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc ).
c) Việc tham gia của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể :

Việc bình xét đối tượng, nhu cầu cần hỗ trợ cũng như triển khai thực hiện đề được tiến hành công khai dân chủ, được các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh … tham gia từ thôn, xã. Phương án thực hiện được HĐND xã, huyện, tỉnh Quyết định.


d) Phương thức quản lý nguồn kinh phí thực hiện Quyết định 134 :
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch Trung ương phân bổ, UBND tỉnh xây dựng Phương án phân bổ chi tiết nguồn vốn thực hiện Quyết định 134 trình HĐND tỉnh Quyết định. Trên cơ sở Phương án đã được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh giao kế hoạch vốn chi tiết cho các huyện, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 121/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính.
5. Công tác hướng dẫn, đôn đốc,kiểm tra thực hiện Quyết định 134 ở các cấp :
- Cấp tỉnh: Giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn. kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg; giúp UBND tỉnh tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định.
- Cấp huyện: Do Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 (kiêm nhiệm) thực hiện.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH (đến tháng 12/2005) :
Tổng kinh phí thực hiện: 6.356.000.000 đồng

Trong đó: + NSTW: 5.000.000.000 đồng

+ NS địa phương: 1.356.000.000 đồng, cụ thể:

1. Nhà ở : Đã thực hiện hỗ trợ cho 452 hộ có nhà ở tạm bợ xây dựng nhà mới,kinh phí 3.616 triệu đồng (trong đó Trung ương hỗ trợ 2.260 triệu đồng, ngân sách tỉnh 1.356 triệu đồng).
2. Nước sinh hoạt : đã xây dựng được 11 công trình cấp nước sinh hoạt kinh phí 2.647 triệu đồng (ngân sách TW hỗ trợ).
3. Về nhu cầu đất ở và đất sản xuất: do quá ít kinh phí nên chưa bố trí thực hiện.

(có các biểu chi tiết kèm theo)
III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN :
- Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ trong việc triển khai thực hiện nhất là trong việc xác định hỗ trợ gỗ làm nhà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đối với nhà ở, còn một số địa phương làm chưa tốt, gia đình được hỗ trợ chỉ sử dụng đúng phần kinh phí mà Trung ương và tỉnh đã hỗ trợ để xây dựng chứ chưa có sự giúp đỡ của cộng đồng. Mặt khác gia đình được hỗ trợ cũng không bỏ thêm kinh phí nên nhà ở sau khi xây mới vẫn còn tình trạng chật chội.
*Nguyên nhân :
Do các cấp, các ngành, các địa phương chưa quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chưa tổ chức tốt việc tuyên truyền vận động trong nhân dân.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI TRUNG ƯƠNG

- Nhu cầu cần hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đối với tỉnh Bình Định là 69,58 tỷ đồng (trong đó ngân sách TW hỗ trợ 57,67 tỷ). Năm 2005 Trung ương hỗ trợ 5 tỷ đồng, năm 2006 là 10 tỷ đồng, mới đạt 25% so với yêu cầu nên khó đạt mục tiêu đề ra. Do vậy, đề nghị Trung ương cần bổ sung thêm kinh phí trong kế hoạch năm 2006 cho tỉnh Bình Định thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg theo đúng Đề án đã duyệt hoặc cho phép kéo dài thời gian thực hiện của Đề án.


- Với mức kinh phí 300.000 đồng hỗ trợ cho hộ để đào giếng, đối với tỉnh Bình Định là không phù hợp vì trung bình kinh phí để đào một giếng từ 5 – 7 triệu đồng (độ sâu 10- 15m) đề nghị điều chỉnh chính sách này cho phù hợp.
- Với mức hỗ trợ khai hoang 5 triệu đồng/ha còn quá thấp so với thực tế, vì đa phần diện tích đất khai hoang còn lại đều nằm ở vùng sâu, vùng xa, đề nghị nâng mức hỗ trợ lên mức 7 –10 triệu đồng/ha. Mặt khác một số vùng muốn tạo quỹ đất sản xuất cần phải khai hoang bằng cơ giới cần phải có hệ thống nước tưới, đường giao thông vào khu sản xuất, như vậy mới phát huy hiệu quả. Đối với những trường hợp này đề nghị nên có quy định hỗ trợ như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện theo cơ chế 135.

- Về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nếu địa phương nào có điều kiện về quỹ đất giao nhiều hơn mức quy định của Trung ương sẽ được hỗ trợ thêm phần kinh phí khai hoang tăng thêm này (Bình Định dự kiến giao 2 ha/hộ).

- Đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào vì khoản kinh phí nay tương đối lớn.
- Năm 2005 Chính phủ đã có Quyết định ban hành chuẩn nghèo mới, đề nghị điều chỉnh lại đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hưởng thụ theo Quyết định 134 theo chuẩn nghèo mới cho phù hợp.
Nơi nhận : TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

-Uỷ ban Dân tộc; KT. CHỦ TỊCH

-Ban Dân tộc tỉnh (đ/b); PHÓ CHỦ TỊCH

-Lưu VT,K3.


Nguyễn Văn Thiện



tải về 40.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương