Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 214.95 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích214.95 Kb.
#8781


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________ _________________________

Số: 1536/QĐ-UBND Long Xuyên, ngày 14 tháng 8 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Chương trình Khai thác lợi thế mùa nước nổi

tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010

_____________



CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của tỉnh An Giang;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 841/SNN-HTX ngày 02/8/2006 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình Khai thác lợi thế mùa nước nổi tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Khai thác lợi thế mùa nước nổi tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT.CHỦ TỊCH

Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH

- TT TU, HĐND tỉnh, TT.UBND tỉnh (để b/c);

- Các Sở, Ban ngành đoàn thể cấp tỉnh (để t/h);

- UBND huyện, thị, thành phố (để t/h); đã ký

- Báo AG, Đài PTTHAG, Phân xã AG - phổ biến;

- Chánh, Phó VP.UB;

- Phòng KT, TH, XDCB, VHXH, NC, VT. Phạm Kim Yên

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


_____________ _____________________________
CHƯƠNG TRÌNH

Khai thác lợi thế mùa nước nổi tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010

(Ban hành theo Quyết định số 1536 /QĐ-UB ngày 14/8/2006

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

_______________
Phần I

KẾT QUẢ KHAI THÁC LỢI THẾ MÙA NƯỚC NỔI

GIAI ĐOẠN 2002-2005.
Sau khi có Đề án số 31/ĐA.BCS, ngày 14/10/2002 của Ban Cán sự Đảng - UBND tỉnh về phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân trong mùa nước nổi để giúp nhân dân, nhất là nông dân ở địa bàn nông thôn sống chung với lũ, sống an toàn, bình yên trong lũ; đồng thời triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp để giúp nông dân nhất là các hộ nghèo phát triển sản xuất, làm các ngành nghề, dịch vụ (kể cả trong mùa nước) để có thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống. Kết quả sau 4 năm (2002-2005) thực hiện, hoạt động kinh tế mùa nước nổi có chiều hướng phát triển mạnh theo nhiều mô hình sản xuất với số đông hộ nông dân tham gia đem lại hiệu quả to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, kết quả tính đến cuối năm 2005 như sau:

I. KẾT QUẢ KHAI THÁC MÙA NƯỚC NỔI.

1. Phát triển sản xuất trong mùa nước nổi.

Tính đến mùa nước nổi năm 2005 toàn tỉnh đã có 28 mô hình (tăng thêm 10 mô hình so năm 2002) tận dụng lợi thế mùa nước nổi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập.

a. Về phát triển trồng trọt, chăn nuôi:

- Quy mô gieo trồng vụ 3 đều tăng qua các năm, tính đến năm 2005 tổng diện tích gieo trồng đạt 94.000 ha, tăng 53.920 ha (gấp 2,3 lần) so năm 2002. Trong đó: diện tích lúa đạt 83.400 ha, tăng 48.000 ha (hơn 2 lần), sản lượng thu hoạch đạt 406 ngàn tấn, góp phần nâng sản lượng lương thực cả năm đạt 3,14 triệu tấn; hoa màu vụ 3 đạt 9.400 ha, tăng 5.100 ha (gấp hơn 2 lần). Bên cạnh cây lúa và cây màu, các mô hình sản xuất khác như trồng nấm rơm, cây thuỷ sinh cũng phát triển với diện tích năm 2005 đạt 1.266 ha, tăng 816 ha (tăng gần 3 lần).

- Lĩnh vực chăn nuôi do ảnh hưởng dịch cúm và giá cả không ổn định, số lượng, chất lượng con giống (heo) không đáp ứng đầy đủ nên tình hình chăn nuôi heo, gia cầm sụt giảm. Bù lại, chăn nuôi trâu, bò, dê phát triển mạnh, nhất là nghề nuôi bò vỗ béo; chỉ tính riêng ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Thị trấn Óc Eo - huyện Thoại Sơn, qua điều tra thống kê đến 1/8/2005 tổng đàn trâu bò của vùng có trên 41 ngàn con, tăng 9,7 ngàn con so năm 2002.

b. Về phát triển nuôi trồng thuỷ sản:

Nuôi trồng thuỷ sản trong mùa nước có chiều hướng phát triển nhanh với nhiều mô hình nuôi mới đạt hiệu quả cao, phù hợp với hộ nghèo như: nuôi lươn trong bể đất lót ny lông, nuôi ếch; nuôi cá trong mùng, vèo, lồng bè tre nhỏ, đăng quầng; nuôi tôm càng xanh chân ruộng...; sản lượng thu hoạch hàng năm đều tăng, năm 2005 đạt khoảng 62 ngàn tấn, tăng 27 ngàn tấn so năm 2002.

2. Phát triển ngành nghề, dịch vụ trong mùa nước nổi:

Bên cạnh sản xuất vụ 3, các ngành, nghề, dịch vụ cũng phát triển với nhiều mô hình mới như: cắt cỏ bán cho hộ chăn nuôi bò; hái rau muống, bông súng, bông điên điển...; chở đất mướn; thu gom, sơ chế lục bình; bắt ốc bươu vàng bán cho hộ nuôi cá, tôm; đánh bắt thuỷ sản tự nhiên... các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đặc trưng trong mùa nước cũng được quan tâm phát triển.

3. Các mặt công tác khác:

a. Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất trong mùa nước nổi:

- Cấp phát xuồng cho hộ nghèo loại A: Tổng số xuồng đã cấp phát 5.535 chiếc xuồng cho 5.323 hộ nghèo với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng.

- Thực hiện chính sách cho vay vốn: Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 11.592 hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất trong mùa nước nổi, với số tiền: 98,7 tỷ đồng.

- Đào tạo nghề cho nông dân: Sở Nông nghiệp & PTNT kết hợp Sở Lao động Thương binh và xã hội, Sở Công nghiệp tổ chức 449 lớp đào tạo nghề mùa nước nổi cho trên 13 ngàn học viên là hộ nghèo loại A.

b. Công tác khác:

- Trong mùa nước nổi, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản nhân dân trong mùa lũ, như: thành lập các điểm giữ trẻ do Hội Phụ nữ phụ trách, tổ chức đưa rước học sinh đi học, thành lập các đội tuần tra bảo vệ các vùng sản xuất vụ 3, các chốt cứu trợ, cứu nạn tại các điểm xung yếu.

- Các hoạt động văn hóa, thể thao mùa nước nổi cũng diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú như: hội thi ca nhạc tài tử trên sông nước, văn nghệ quần chúng…thi chống xuồng mùa nước nổi, bơi lội, chạy việt dã, bóng đá nông dân…tổ chức các điểm dạy bơi lội cho thanh thiếu niên; nhờ đó đã hạn chế tối đa số trẻ em bị chết đuối và thiệt hại về tài sản trong mùa nước nổi; đời sống văn hóa, tinh thần được cải thiện.



II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:

Nhìn chung kết quả khai thác lợi thế mùa nước nổi trong giai đoạn 2001 -2005 đã đem lại nhiều hiệu quả như sau:

1. Những hiệu quả đạt được:

a. Về hiệu quả kinh tế:



- Trong 4 năm qua, tổng giá trị sản xuất đem lại từ việc khai thác lợi thế mùa nước nổi đạt trên 5.700 tỷ đồng và liên lục tăng qua các năm, bình quân mỗi năm đạt khoảng 1.430 tỷ đồng. Tính đến năm 2005, giá trị sản xuất của mùa nước nổi đã chiếm 18,3% so với toàn ngành, tăng 4,2% so với năm 2002 và giá trị tăng thêm chiếm 17,9% so với toàn ngành.

TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Năm

2002

2003

2004

2005

1

GO, VA toàn ngành nông nghiệp

 

 

 

 

 




- GTSX (GO, giá so sánh 94)

Triệu.đ

7.392.468

7.982.106

8.699.698

9.216.996




- GTTT (VA, giá so sánh 94)

"

3.890.038

3.997.058

4.339.416

4.560.976

2

GO, VA của mùa nước nổi




 

 

 

 




- GTSX (GO)

Triệu.đ

1.070.504

1.384.791

1.561.659

1.683.839




- GTTT (VA)

"

576.081

686.543

766.970

815.157




- Tốc độ phát triển(%) GO, VA MNN




 

 

 

 




+ GTSX (GO)

%

100

129,36

112,77

107,82




+ GTTT (VA)

"

100

119,17

111,71

106,28

3

Tỷ trọng GO, VA MNN so toàn ngành




 

 

 

 




- GTSX (GO)

%

14,48

17,35

17,95

18,27




- GTTT (VA)

"

14,81

17,18

17,67

17,87

- Góp phần làm tăng sản lượng lúa cả năm, chiếm 16,7% sản lượng lúa cả năm và đạt 406 ngàn tấn.

- Góp phần làm tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản với nhiều mô hình phù hợp với mùa nước nổi. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tạo ra trong mùa nước nổi năm 2005 đạt 522 tỷ đồng, tăng 81 tỷ đồng so năm 2003.

- Cung ứng một lượng rau màu các loại trong mùa nước nổi cho thị trường với giá cao, lãi nhiều, trồng cây điên điển trên các tuyến đê, bờ bao vừa chống sạt lở vừa có thu nhập.

- Góp phần làm tăng thu nhập của nông dân, bình quân mỗi lao động thu nhập biến động từ 20 -50 ngàn đồng/ngày.

- Tình hình thiệt hại do lũ gây ra giảm đáng kể, tổng mức thiệt hại gây ra do lũ trong 4 năm (2002-2005) là 88,9 tỷ đồng, cả suốt giai đoạn (2002-2005) chỉ chiếm 50% so với năm 2001 và thấp hơn gấp 10 lần so với năm 2000.

b. Về hiệu quả xã hội:

- Trong 4 mùa nước nổi, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.050 ngàn lao động và hàng trăm ngàn lao động thời vụ. Chỉ riêng trong mùa nước nổi năm 2005 đã giải quyết cho 406.937 lao động có việc làm thường xuyên, tăng hơn 3 lần so năm 2002. Bình quân mùa nước nổi hàng năm đã góp phần giải quyết gần 262 ngàn lao động có việc làm thường xuyên.

TT

Loại hình

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1

Nông nghiệp

79.117

136.770

327.057

340.578

2

Nuôi trồng thuỷ sản

5.909

8.627

17.287

19.359

3

Ngành nghề dịch vụ

10.666

33.832

18.597

47.000




Tổng cộng

95.692

179.229

362.941

406.937

- Số học sinh phải buộc phải nghỉ học trong mùa nước nổi giảm rất nhanh và tiến đến không phải nghỉ học trong năm học 2004-2005.

- Tạo điều kiện cho các hộ nghèo loại A vay vốn làm ăn, cấp phát xuồng và đào tạo nghề để họ tham gia phát triển sản xuất mùa nước nổi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 6,7% (năm 2002) xuống còn 3% (tiêu chuẩn mới là 13,15%).

- Nhờ việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên đời sống vật chất và tinh thần bà con vùng lũ ngày một nâng lên, số người chết trong mùa lũ giảm nhanh.

Tóm lại: Sau 4 năm khai thế lợi thế mùa nước nổi, hiệu quả trước tiên mà chúng ta có được là giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 1 triệu lao động nông nhàn mà chủ yếu là các hộ nghèo có việc làm trong mùa nước nổi, tạo thu nhập và ổn định cuộc sống cho nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo. Giảm bớt việc trông chờ hàng cứu trợ mà chủ yếu phát huy nội lực của nông dân và tiềm năng kinh tế mà lũ đem lại để vươn lên góp phần làm tăng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm mỗi năm. Góp phần ổn định và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà; đặc biệt, qua mỗi mùa nước nổi, với sự cần cù lao động sáng tạo của người dân đã mở ra thêm nhiều mô hình sản xuất mới, đạt hiệu quả cao, phù hợp với hộ nghèo, ít vốn.
2. Những hạn chế.

- Cơ cấu sản xuất vụ 3 chủ yếu vẫn là cây lúa, tuy giải quyết trên 83% lao động mùa nước nổi nhưng chi phí sản xuất của nó cao hơn chi phí sản xuất của hai vụ lúa chính trong năm.

- Sản xuất hoa màu vụ 3 đạt hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều lao động, do vào mùa nước nổi các loại rau màu khan hiếm, thị trường tiêu thụ nhanh với giá cao nhưng diện tích sản xuất hoa màu vụ 3 phát triển chậm chỉ chiếm khoảng 11% so với diện tích lúa (trong khi 2 vụ chính diện tích màu chiếm từ 19-20% so với diện tích lúa).

- Các mô hình sản xuất, dịch vụ khai thác thế mùa nước nổi, như: trồng các loại cây thủy sinh, trồng nấm rơm, nuôi cá tôm , đánh bắt thủy sản tự nhiên; bắt ốc bươu vàng, chở đất mướn, hái rau, vớt dưỡng nuôi lục bình ….cho thu nhập bình quân từ 20-50 ngàn/ngày, rất phù hợp với hộ nghèo do vốn đầu tư thấp, dễ sản xuất và thu hút được nhiều lao động, nhưng chậm được tổ chức nhân rộng, phát triển.

- Sản xuất nhìn chung còn tự phát, nhỏ lẻ, tiêu thụ khó khăn, nguy cơ rủi ro là khó tránh khỏi;

- Lĩnh vực du lịch, thương mại, văn hoá, lễ hội phát triển chậm; đặc biệt là du lịch và thương mại trong mùa nước nổi chưa có sự phát triển rõ nét, chưa tổ chức khai thác một cách đồng bộ các nét đặc trưng của miền sông nước để tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngay trong mùa nước nổi.

3. Nguyên nhân.

- Phần lớn diện tích gieo trồng trong mùa nước nổi thời gian qua là sản xuất lúa vụ 3 nên đã khai thác cạn kiệt độ phì nhiêu của đất, đất không đón được lượng phù sa hàng năm, mặt khác do sản xuất lúa liên vụ nên tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển …trong khi đó việc đưa cây màu vào vụ 3 chỉ thực hiện được trên diện tích nhỏ, hệ thống cống bửng chưa hoàn chỉnh, ở một số địa phương nông dân tự ý phát triển vườn cây ăn trái, làm nhà…trong vùng kiểm soát lũ, gây khó khăn cho việc xả lũ.

- Phần lớn hộ nghèo chưa được vay vốn Ngân hàng để phát triển sản xuất, làm ngành nghề, dịch vụ trong mùa nước nổi do còn tồn các khoản nợ quá hạn, không có tài sản thế chấp nên chưa được giải quyết.

- Mạng lưới thu mua, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng trong mùa nước nổi và cung ứng giống cho sản xuất còn thiếu; cụ thể như mô hình sản xuất nấm rơm hiện toàn tỉnh mới có 2 cơ sở sơ chế, nguồn con giống lươn hiện khai thác tự nhiên, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi...

- Chưa quy hoạch được vùng sản xuất tập trung, việc sản xuất chưa được tổ chức lại. Trong mối liên kết giữa 4 nhà thì vai trò của doanh nghiệp chưa thật sự nổi bật, sự phối hợp giữa các ngành và giữa ngành với địa phương chưa tốt, nhất là lĩnh vực Du lịch,Thương mại.
Phần II

CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC LỢI THẾ MÙA NƯỚC NỔI

GIAI ĐOẠN 2006-2010.

I. MỤC TIÊU.

1. Quy hoạch, tổ chức lại sản xuất sản xuất trong mùa nước nổi, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phấn đấu đến năm 2010 tạo ra giá trị sản xuất chiếm 30% trong cơ cấu sản xuất toàn ngành nông nghiệp.

2. Giải quyết việc làm thường xuyên trong mùa nước nổi hàng năm cho trên 500 ngàn (trên 76%) lao động nông nghiệp, trong đó 100% hộ nghèo có nhu cầu vay vốn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Phấn đấu giảm tỷ lệ số hộ nghèo từ 13,15% của năm 2005 xuống còn 5% vào năm 2010.



II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Định hướng chung.

Tiếp tục nhân rộng, phát triển nhanh các mô hình sản xuất, ngành nghề, dịch vụ khai thác lợi thế mùa nước nổi tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, giải quyết được nhiều lao động; song song với việc phát triển các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại, văn hoá, lễ hội tạo ra sản phẩm dịch vụ mùa nước nổi:

a. Đối với vùng không ngập lũ (thuộc 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần Ba Thê, huyện Thoại Sơn):

- Sản xuất các loại cây, con có giá trị và lợi dụng mùa nghịch để tăng hiệu quả sản xuất.

- Hình thành các khu vườn, rừng sinh thái, tạo cảnh quan du lịch trên núi thu hút khách tham quan.

b. Đối với vùng ngập lũ:

- Kiện toàn các vùng bao chống lũ triệt để theo quy hoạch và chỉ quy hoạch diện tích sản xuất vụ 3 từ 65.000 - 75.000 ha (trong đó diện tích hoa màu 12.000 ha), phải thực hiện chế độ xả lũ 3 năm một lần để cải tạo đất.

- Khuyến khích phát triển các loại cây hoa màu; các loại cây trồng thuỷ sinh, tập trung phát triển mạnh nghề trồng và chế biến nấm rơm theo định hướng đến năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Hỗ trợ phát triển nuôi thuỷ sản theo các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp hộ nghèo. Quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho lao động nghèo làm các ngành nghề, dịch vụ trong mùa nước; hỗ trợ hộ có điều kiện, có tay nghề mở các cơ sở thu mua, sơ chế các sản phẩm đánh bắt trong mùa lũ.

- Bảo đảm việc học hành, đi lại, họp chợ và mọi sinh hoạt bình thường khác một cách an toàn cho nhân dân trong mùa nước nổi.

- Phát triển các loại hình du lịch trên cơ sở kết hợp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, văn hoá, lễ hội truyền thống, đậm nét đặc trưng miền sông nước gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thiên nhiên.

2. Định hướng cụ thể .

a. Về phát triển nông lâm thuỷ sản.



STT

Sản phẩm khai thác

ĐVT

Năm

 

trong mùa nước nổi




2006

2007

2008

2009

2010

1

Sản phẩm trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

- Lúa

 Tấn

 331.500

331.500

 338.000

 338.000

397.500 

 

- Bắp



 10.630

12.780 

13.880 

14.350 

15.150 

 

- Khoai các loại



2.800

4.200

4.800

5.600 

6.200

 

- Rau dưa các loại



 213.600

215.700 

232.000

241.600 

268.500 




- Dưa hấu



280

340

360

400

450




- Bắp non



5.400

5.300

6.000

6.600

7.300

 

- Đậu xanh



 270

340 

360 

400 

450 

 

- Đậu nành



430 

550 

600 

700 

700 

 

- Đậu phộng



160 

240 

320 

480 

480 

 

- Rau nhút



3.200 

3.600 

4.100 

4.600 

5.200 

 

- Ấu



3.400 

4.400 

4.600 

4.700 

5.000 

 

- Rau muống



2.300 

2.100 

2.300 

2.800 

3.500 

 

- Nấm rơm



4.700 

6.500 

9.000 

11.300 

13.500 

2

Sản phẩm thủy sản




 

 

 

 

 

 

- Tôm càng xanh

Tấn

 1.300

1.900 

2.200 

2.500 

3.100 

 

- Cá tra



25.500 

32.500 

37.000 

40.500 

44.000 

 

- Cá đồng các loại



6.500 

7.500 

7.800 

8.500 

8.500 

 

- Lươn



180 

260 

460 

800 

1.000 

 

- Ếch



50 

70 

90 

130 

200 

Riêng về chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo mô hình trang trại, nhất là trên các vùng không ngập quy hoạch phát triển trồng màu kết hợp với chăn nuôi bò. Phấn đấu nâng tổng đàn gia súc năm 2006 đạt 346.900 con (heo: 250.000 con, trâu: 5300 con, bò: 76.000 con, dê: 15.600 con).

b. Phát triển ngành nghề, dịch vụ giải quyết việc làm:

- Tạo điều kiện cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lao động, như nghề chế biến khô cá, mắm cá; nghề thêu, đan, móc, se tơ dệt lụa, dệt thổ cẩm; nghề sản xuất chì chài, lưỡi câu; nghề đóng xuồng ghe, làm dầm chèo; nghề đan lát; nghề sản xuất dây keo, lợp tép, bó chổi; nghề dệt chiếu, lưới cước, mỹ nghệ từ cây lục bình, lá thốt nốt…; phấn đấu đến năm 2010 có 3.554 cơ sở, hộ tham gia phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho 11.742 lao động.

TT

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

 1

Số cơ sở, hộ sản xuất trong MNN

3.202

3.029

3.180

3.345

3.554

 2

Số lao động được giải quyết việc làm

10.069

9.281

9.971

10.672

11.742

- Tạo điều kiện cho lao động nghèo không đất sản xuất tham gia làm ngành nghề, dịch vụ khai thác lợi thế mùa nước nổi tạo ra sản phẩm tăng thu nhập như: nghề bắt ốc bươu vàng bán cho chủ hộ nuôi tôm, cá; nghề chở đất mướn; nghề đánh bắt thủy sản; nghề thu gom lục bình bán cho chủ cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; nghề cắt cỏ bán cho hộ nuôi bò; nghề hái rau, hái bông điên điển bán chợ; nghề thu mua cua, tép, cá nhỏ sơ chế bán cho các cơ sở chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc…

- Đẩy mạnh hỗ trợ những hộ có điều kiện xây dựng cơ sở sơ chế nấm rơm, hình thành vùng nguyên liệu nấm, thu hút số đông hộ nghèo tham gia sản xuất, làm dịch vụ trong mùa nước, phấn đấu đến năm 2010 xây dựng mới được 60 cơ sở sơ chế nấm



TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

1

Cơ sở xây dựng mới

Cơ sở

28

5

10

8

9

2

Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Tr.đồng

2.676,80

478,00

956,00

764,80

860,40

- Tổ chức dạy nghề thủ công cho nông dân và thợ thủ công ở một số hợp tác xã có khả năng quản lý tốt, và là đầu mối để mở ra ngành nghề giải quyết việc làm cho xã viên và nông dân.
c. Phát triển du lịch, thương mại; nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân:

- Nâng cấp và tổ chức các hoạt động lễ hội trong mùa nước nổi như lễ hội Vu Lan, Trung Thu, Dolta, Ramadan. Duy trì và phát triển các lễ hội văn hoá thể thao, các lễ hội văn hoá truyền thống, các loại hình thể thao đặc trưng trong mùa nước nổi như: ngày hội đua bò Bảy Núi và các loại hình văn hoá - thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer, ngày hội văn hoá - thể thao truyền thống mừng Quốc Khánh 2/9; các hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian trên sông nước: đua thuyền truyền thống, chống xuồng trên đồng, bơi vượt sông, băng đồng, bơi vũ trang, bơi vượt sông cứu nạn…...

- Tiếp tục thực hiện chương trình phổ cập bơi cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi, phấn đấu đến năm 2010 có 75% trẻ em trong độ tuổi biết bơi, hạn chế tối đa số trẻ em chết đuối trong mùa nước nổi. Tổ chức một số giải thể thao hiện đại để phục vụ nhân dân và thu hút khách du lịch, cụ thể như: đua thuyền (composite) 12 dầm, đua canoeing, biểu diễn lướt sóng, các giải bơi vượt sông cấp Quốc gia, khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái rừng tràm ngập nước kết hợp các loại hình dịch vụ giải trí, ẩm thực như: câu cá, hái bông điên điển, hái bông súng, rau muống, nấu ăn đồng quê, đờn ca tài tử...; Tổ chức khai thác triệt để các loại hình du lịch hiện có trên cơ sở phát triển mở rộng các tour du lịch trong mùa nước nổi.



III. GIẢI PHÁP.

1 Quy hoạch vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi:

- Các huyện, thị, thành quy hoạch vùng sản xuất vụ 3 để định hướng phát triển sản xuất cây trồng vật nuôi theo quy hoạch, kế hoạch, có bố trí lịch thời vụ hợp lý, tranh thủ xả lũ cuối vụ để cải tạo đất.

- Vận động nông dân giảm diện tích trồng lúa vụ 3, chuyển 1 hoặc 2 vụ hoa màu ở những nơi có điều kiện để tăng giá trị sản xuất và thực hiện cải tạo đất.

- Quy hoạch các loại cây trồng trên mặt nước trong mùa nước nổi phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường; trên cơ sở khai thác triệt để mặt nước trong vùng bao, mặt nước bưng, búng, lòng hồ, ao, vùng trũng để quy hoạch trồng cây thủy sinh kết hợp nuôi thủy sản theo các mô hình.

- Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái đặc sản, vùng sản xuất rau màu trong mùa nước nổi phục vụ khách tham quan, du lịch và xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Tạo điều kiện cho nông dân tận dụng đất thổ cư, đất trống không bị ngập nước trên bờ kênh, lộ giao thông để trồng nấm rơm, rau dưa…


2. Quy hoạch phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại:

- Quy hoạch phát triển cụm tuyến du lịch phục vụ du lịch sinh thái: rừng tràm Trà Sư, rừng tràm Tân Tuyến, hồ Soài So, khu du lịch búng Bình Thiên, khu du lịch sinh thái Mỹ Hoà Hưng, cồn Phó Quế (Long Xuyên).

- Quy hoạch du lịch sông nước như đầu tư phát triển chợ nổi trái cây, làng bè, làng mỹ nghệ tre bông Mỹ Hoà Hưng; làng bè Châu Đốc; làng Chăm Đa Phước, làng Chăm Châu Phong.

- Quy hoạch du lịch văn hoá - lịch sử: khu du lịch lâm viên núi Cấm (Tịnh Biên), khu du lịch Núi Sam (Châu Đốc), khu du lịch Óc Eo và Núi Sập (Thoại Sơn), khu du lịch ô Tà Sóc, đồi Tức Dụp (Tri Tôn);

- Quy hoạch khai thác phát triển cụm sản phẩm thủ công mỹ nghệ: làng nghề rèn, sản xuất thảm Lục Bình (Phú Tân); làng nhang Mỹ Hoà Hưng; dệt thổ cẩm xã Châu Phong; các sản phẩm từ cây thốt nốt (Tri Tôn).

- Quy hoạch phát triển, khai thác các sản phẩm phục vụ ẩm thực: làng nghề bánh phồng (Phú Tân); làng nghề mắm (Châu Đốc), làng nghề làm đường thốt nốt (Tịnh Biên); làng nghề chế biến khô cá (An Phú).Tổ chức tiêu thụ các sản phẩm khác đặc thù trong mùa nước nổi phục vụ khách du lịch với các món ăn đặc sản dân dã như bông điên điển, cá linh, bông súng...

- Nâng cấp các hoạt động văn hóa thể thao đa dạng trong mùa nước nổi bao gồm các lễ hội văn hoá truyền thống, các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ, đờn ca tài tử, câu lạc bộ hát với nhau; các cuộc thi trên sông, trên đồng nước...với quy mô cấp huyện và tỉnh.

3. Tổ chức lại sản xuất:

Các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch xoá đói giảm nghèo và kế hoạch phát triển sản xuất, làm các ngành nghề dịch vụ trong mùa nước nổi theo định hướng thống kê nắm chắc danh sách hộ nghèo và ngưỡng nghèo, phân loại hộ nghèo theo 3 loại A, B, C, thành lập các tổ, nhóm hộ nghèo sản xuất theo ngành nghề . Thực hiện đào tạo nghề, ưu tiên hỗ trợ vốn tín dụng cho hộ nghèo loại A phát triển sản xuất các ngành nghề trong mùa nước nổi.

- Tổ chức các điểm sơ chế và tiêu thụ hàng hoá trên cơ sở khuyến khích và hỗ trợ vốn vay cho hộ làm nghề thương lái, hộ mua bán nhỏ có đủ điều kiện tiêu thụ nhanh sản phẩm; hỗ trợ vốn vay cho các hợp tác xã, hộ gia đình có điều kiện đầu tư cơ sở sơ chế chế biến và tiêu thụ các sản phẩm trong mùa nước nổi. Phấn đấu đến năm 2010 các xã hình thành được các điểm tiêu thụ sản phẩm trong mùa nước, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các điểm sơ chế nấm rơm.

- Tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, trước mắt là sản phẩm nấm rơm, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chế biến từ lục bình, tre, lá…

4. Giải pháp khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề:

- Tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thông qua mở các lớp tập huấn kỹ thuật, tổ chức hội thảo, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật và tổ chức cho nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả trong mùa nước; trong đó đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật xử lý ngộ độc hữu cơ cho vùng sản xuất lúa 3 vụ liên tục, kỹ thuật phòng trừ ốc bươu vàng hại các loại cây thuỷ sinh, kỹ thuật nuôi trồng các loại cây con trong mùa nước. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống lươn, tổ chức sản xuất giống lươn phục vụ nhu cầu nuôi của nông dân và hộ nghèo.

- Tập trung mở các lớp đào tạo nghề mùa nước nổi cho hộ nghèo như nuôi lươn, nuôi ếch, trồng nấm rơm, rau màu, chăn nuôi bò, heo, trong đó tập trung đào tạo sản xuất và hỗ trợ xây dựng cơ sở sơ chế nấm rơm; hình thành vùng nguyên liệu nấm, phát triển nghề trồng nấm rơm theo định hướng của tỉnh.Tổ chức các lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho nông dân và thợ thủ công như: thủ công mỹ nghệ từ lục bình, tre lá, thêu, may, bó chổi…những nghề truyền thống có khả năng phát triển cần khôi phục.

- Tổ chức dạy nghề về lĩnh vực văn hoá và du lịch như: văn hoá ứng xử, tiếng Anh, dạy nghệ thuật nấu ăn và các món ăn dân gian phù hợp khẩu vị khách du lịch nhưng vẫn giữ nguyên tính truyền thống cho nhân dân trong các vùng phát triển du lịch cộng đồng.

Biểu: Kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân (giai đoạn 2006 - 2010)

Chỉ tiêu

Năm

2006

2007

2008

2009

02010

Tổng số

19.473

17.539

18.185

19.231

20.078

- Đào tạo nghề nông dân

15.000

16.500

16.800

17.500

18.000

- Đào tạo chủ trang trại

693

1.039

1.385

1.731

2.078

- Đào tạo ngành nghề TTCN

3.780













5. Giải pháp thông tin tuyên truyền:

- Xây dựng chương trình tuyên truyền mùa nước nổi, cập nhật thông tin và tuyên truyền các hoạt động trong mùa nước nổi, đặc biệt nêu gương các hộ làm ăn điển hình có hiệu quả, tuyên dương gương cứu người bị nạn, người hào hiệp chia sẻ đùm bọc người khó khăn.

- Tuyên truyền để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cha mẹ trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong mùa lũ.

- Quảng bá các sản phẩm vùng sông nước nhất là đặc sản khai thác trong mùa nước nổi phục vụ khách du lịch.

6. Kết hợp triển khai thực hiện tốt các đề án, dự án, chương trình.

- Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.

- Chương trình phát triển du dịch tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010.

- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010.

- Chương trình Khuyến nông, Khuyến công và đào tạo nghề cho nông dân.

- Chương trình dạy học trong mùa nước nổi

- Đề án phát triển nghề trồng nấm rơm và phương án hỗ trợ tín dụng phát triển ngành nghề trồng nấm rơm giai đoạn 2006-2010.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. THÀNH LẬP BAN ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH

Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban điều hành chương trình để tổ chức và quản lý thực hiện chương trình đạt những mục tiêu đề ra

- Chủ nhiệm chương trình: Giám Đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phó chủ nhiệm chương trình: Giám đốc Sở Thủy sản, Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội, Giám Đốc Ngân hàng Chính sách và xã hội, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ủy viên gồm: Sở Du lịch, Sở Văn hóa thông tin, Sở Thương mại, Sở Thể dục thể thao, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân số- Gia đình và trẻ em, Cục Thống kê.

- Thư ký: Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn giúp Ban điều hành chương trình theo dõi, đôn đốc thực hiện và tổng hợp báo cáo.



II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan, các huyện, thị, thành phố tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm trong mùa nước nổi; tham mưu đề xuất các giải pháp, chính sách trong quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.



- Phối hợp Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ vận động tuyên truyền nông dân tích cực tham gia các mô hình phát triển sản xuất, giải quyết việc làm trong mùa nước nổi, tổ chức các hoạt động dã ngoại trong mùa nước, tổ chức các lớp tập bơi cho thanh thiếu niên; vận động, tổ chức chị em phụ nữ, nhất là chị em nghèo có điều kiện tham gia phát triển sản xuất tăng thu nhập và hưởng thụ đời sống vật chất văn hóa tinh thần trong mùa nước.

2. Giám đốc Sở Công nghiệp: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo nghề cho nông dân và thợ thủ công, đẩy mạnh thực hiện chương trình khuyến công trong mùa nước nổi để phát triển ngành nghề dịch vụ giải quyết việc làm.

3. Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT: Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân và chương trình xoá đói giảm nghèo trong mùa nước nổi trên cơ sở điều tra, phân loại, thống kê nắm chắc danh sách hộ nghèo, hộ ngưỡng nghèo, quy hoạch, kế hoạch xóa đói giảm nghèo, sắp xếp các hộ nghèo loại A vào tổ nhóm...; tổ chức cho vay kịp thời các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làm kinh tế gia đình trong mùa nước nổi để nông dân và thợ thủ công phát triển sản xuất.

4. Sở Du lịch, Sở Thương mại, Sở Văn hoá thông tin, Sở Thể dục thể thao: Xây dựng và tổ chức lễ hội văn hóa mùa nước nổi, nhất là các lễ hội dân tộc Khmer, Chăm và đặc biệt tổ chức đêm Rằm Trung thu cho thiếu nhi, đêm hội hoa đăng mừng Quốc khánh 2/9, thi bơi lội, đua thuyền... và các hoạt động văn hoá thể thao khác nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong mùa nước nổi; phối hợp tổ chức xúc tiến thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh phát triển du lịch trong mùa nước nổi.

5. Sở Xây dựng: Xây dựng kế hoạch và triển khai thi công hoàn chỉnh các cụm, tuyến dân cư theo kế hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ chính sách và diện hộ di dời giải tỏa vi phạm kênh rạch, lộ giới, hộ thiên tai sạt lở bờ sông...có nền nhà ổn định trong mùa lũ.

6. Sở Giao thông vận tải: Có kế hoạch triển khai thi công nâng cấp các tuyến giao thông chính do ngành phụ trách; đồng thời giúp địa phương nâng cấp lộ giao thông nông thôn theo kế hoạch hàng năm với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, trên cơ sở tổng hợp kế hoạch của cấp huyện và các Sở ngành nói trên tiến hành xây dựng kế hoạch của ngành mình để triển khai thực hiện tốt trong mùa nước nổi.

8. Ủy ban dân số gia đình và trẻ em phối hợp với Hội Phụ nữ cùng UBND huyện, thị, thành phố tổ chức nhiều điểm giữ trẻ trong mùa nước, chú trọng những vùng nông thôn bị ngập sâu.

9. Cục Thống kê: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp trong mùa nước nổi hàng năm.

10. Các cơ quan Báo Đài: Xây dựng chương trình mùa nước nổi, cập nhật thông tin, tuyên truyền các hoạt động trong mùa nước nổi; kịp thời thông tin những mô hình, cá nhân biết khai thác lợi thế mùa nước nổi để sản xuất tăng thu nhập; đặc biệt nêu gương các hộ làm ăn điển hình có hiệu quả, tuyên dương người tốt, việc tốt trong hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, giúp đỡ nhau lúc thiên tai hoạn nạn.

11. UBND các huyện, thị, thành phố:

Xây dựng Chương trình Khai thác lợi thế mùa nước nổi của địa phương giai đoạn 2006-2010 trên cơ sở Chương trình Khai thác lợi thế mùa nước nổi tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010, có kế hoạch thực hiện cụ thể và chỉ đạo tổ chức thực hiện, định kỳ có báo cáo UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi.



III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công theo Chương trình Khai thác lợi thế mùa nước nổi tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm, có báo cáo kết quả thực hiện gởi về Ban Điều hành Chương trình.

Chủ nhiệm và Ban Điều hành chương trình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để tổ chức thực hiện; định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và có ý kiến chỉ đạo xử lý kịp thời./.

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

đã ký
Phạm Kim Yên





Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 214.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương