Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 153.94 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích153.94 Kb.
#7985


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________ _________________________

Số: 1465/QĐ-UBND Long Xuyên, ngày 01 tháng 8 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

và phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010

_____________


CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của tỉnh An Giang;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 803/SNN-KH ngày 20/7/2006 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thuỷ sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

CHỦ TỊCH

Nơi nhận:

- TT TU, HĐND tỉnh, TT.UBND tỉnh (để b/c);

- Sở NN&PTNT, TS, TN&MT, KH&CN, TM (để th/h)

- Sở KHĐT, TC, Trung tâm XTTMDLĐT (để t/h); đã ký

- Hội Nông dân, Đại học An Giang (để t/h);

- UBND huyện, thị, thành phố (để t/h);

- LĐVP;

- P. KT, VHXH, TH, NC, VT. Lâm Minh Chiếu


UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


_____________ _____________________________
CHƯƠNG TRÌNH

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản

tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010
(Ban hành theo Quyết định số 1465 /QĐ-UBND ngày 01/8 /2006

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Phần I

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

GIAI ĐOẠN 2001-2005

____________
I. KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

- Tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 vượt so với kế hoạch Nghị quyết đề ra và đạt 5,14% (Nghị quyết 2-2,5%)

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 6,83% (trong đó nông nghiệp 6,21%; lâm nghiệp 2,41%; thủy sản 10,18%).

- Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2005 chiếm 37,6% trong cơ cấu kinh tế chung (năm 2000 chiếm 41,57%).

- Cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp: nông nghiệp chiếm 81,12% (năm 2000: 83,5%), lâm nghiệp 0,85% (năm 2000: 1,05%), thủy sản 18,03% (năm 2000: 15,45%).

- Cơ cấu nội ngành nông nghiệp thì trồng trọt chiếm 82,26%, chăn nuôi 5,19% và dịch vụ nông nghiệp 12,56%. Riêng trong trồng trọt thì cây lương thực chiếm 84,10% (năm 2000: 85,66%), cây hoa màu chiếm 11,9% (năm 2000: 6,75%), còn lại cây lâu năm và sản phẩm phụ trong trồng trọt.

- Khối lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng cao theo đúng hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh: Sản lượng hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong giai đoạn này có khuynh hướng tăng nhanh, cụ thể sản lượng xuất khẩu gạo năm 2005 đạt 661.118 tấn (tăng 247.451 tấn so năm 2000), xuất khẩu thủy sản đạt 54.982 tấn (tăng 49.337 tấn so năm 2000).

Trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001-2005, ngành chú trọng phát triển đi sâu vào chất lượng. Do đó giá trị xuất khẩu cũng tăng theo, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực ngành đạt 293,84 triệu USD (chiếm 88,12% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh), tăng 196,58 triệu USD so năm 2000.



GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẦU NÔNG THỦY SẢN 2001-2005



Mặt hàng

2000

2005

Chênh lệch

2005/2000

Sản lượng (1.000 tấn)

 

 

 

- Gạo

413,737

661,188

247,451

- Thủy sản

5,645

54,982

49,337

- Rau quả đông lạnh

0,907

5,000

4,093

Giá trị (triệu USD)

97,264

293,841

196,577

- Gạo

72,36

166,638

94,278

- Thủy sản

23,964

122,323

98,359

- Rau quả đông lạnh

0,94

4,88

3,94

- Ngành thủy sản trong thời gian qua tăng khá mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng nuôi trồng (tăng trên 100.000 tấn), trong đó tôm là đối tượng nuôi mới, có chuyển đổi mạnh trong sản xuất nông nghiệp, kết quả năm 2005 đạt được 698 tấn tôm nuôi (năm 2000 chỉ đạt 5,4 tấn)

- Về chăn nuôi: Tổng đàn bò, heo và dê đều tăng cao, riêng chăn nuôi bò đang có tiềm năng phát triển rất mạnh, năm 2005 đạt 69.765 con, tăng 32.423 con so với năm 2000.

- Nhờ đẩy nhanh đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp tăng dần theo từng năm từ 18,70 triệu đồng năm 2000 tăng lên 37,91 triệu đồng năm 2005, đồng thời hệ số sử dụng đất cây hàng năm cũng được nâng cao từ 2,01 lần năm 2000 lên 2,29 lần năm 2005.


CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CHỦ YẾU 2001-2005

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2000

2005

So sánh

2005/2000

1

Lúa cả năm

1.000 tấn

2.349

3.142

792

2

Bắp

tấn

30.530

76.839

46.309

3

Rau các loại

tấn

234.179

568.768

334.589

4

Đậu nành

tấn

5.767

6.765

998

5



tấn

67

1.187

1.120

6

Thịt hơi các loại

tấn

25.140

29.072

3.932

7

Sản lượng nuôi trồng thủy sản

tấn

80.156

180.809

100.653

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhìn chung cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản. Tuy nhiên trong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn chưa có sự chuyển dịch đúng hướng; thời gian tới cần tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi, dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt.

Việc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ (chương trình 3 giảm,3 tăng; máy cắt, máy sấy lúa; nuôi thuỷ sản an toàn theo tiêu chuẩn SQF 1000CM..) có tác động nhanh trong việc giảm chi phí, tăng chất lượng và cơ giới hóa; đáp ứng một phần nhu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Kết quả đã góp phần làm giảm giá thành, tăng chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tăng tỷ trọng xuất khẩu.

Cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chú trọng đầu tư; hệ thống thủy lợi, công trình đê bao và giao thông nông thôn…đã phát huy hiệu quả với sự đóng góp tích cực của nhân dân.

Việc tổ chức lại sản xuất thông qua đẩy mạnh phát triển HTX nông nghiệp và kinh tế trang trại, bước đầu thực hiện mô hình liên kết 4 nhà đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh.theo hướng sản xuất hàng hóa

Chính sách hỗ trợ vốn tín dụng của nhà nước kết hợp với việc xã hội hoá công tác khuyến nông, góp phần đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất



1. Những hạn chế

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi vẫn đạt thấp, chủ yếu vẫn là trồng trọt, chưa chú trọng nhiều đến luân canh lúa-màu, thiếu bền vững và chưa khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của từng vùng.

- Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản những năm qua chủ yếu theo số lượng, chất lượng sản phẩm từng bước đã được quan tâm nhưng chưa được áp dụng rộng rãi.

- Chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, chưa đồng đều, giá thành còn cao, kém sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất thấp.

- Môi trường vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái do sử dụng nhiều phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Cơ giới hóa chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất quy mô trang trại. Mức độ cơ giới hóa trong nhiều khâu sản xuất còn ít và chậm, nhất là khâu công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch.



2. Nguyên nhân

- Thị trường xuất khẩu biến động mạnh và không ổn định trong khi thị trường nội địa chỉ mới bắt đầu khai thác. Khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa có sự kết hợp hài hòa giữa các doanh nghiệp nên nông dân không chủ động được kế hoạch sản xuất, thường bị phụ thuộc theo biến động của thị trường, dễ xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa, thiếu và khi trúng mùa thì thường mất giá.



- Tình trạng thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên; giá vật tư nông nghiệp không ổn định và thường gia tăng; rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, thị trường xuất khẩu trong giai đoạn này diễn biến khá phức tạp. Cơ sở hạ tầng nông thôn tuy đã được tăng cường nhưng còn thiếu so với yêu cầu chuyển đổi, nhất là hệ thống thủy lợi kết hợp với giao thông và cơ giới hoá đồng ruộng chưa hoàn chỉnh, cống tạm còn nhiều nên khó chủ động trong sản xuất.

- Sản xuất còn manh mún và đang ở mức thấp của nền sản xuất hàng hóa, kinh tế hợp tác tuy bước đầu đang được củng cố và phát triển nhưng việc cung cấp các dịch vụ chưa đáp ứng nhất là về kỹ thuật, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm

- Cơ chế, chính sách tuy có nhiều đổi mới nhưng còn chậm so với yêu cầu thực tiễn sản xuất, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn thiếu những cơ chế ràng buộc bền vững.

Phần II

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. MỤC TIÊU CHUNG.

1. Xây dựng nền nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, có năng suất và chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao; phát triển ổn định và bền vững, đủ sức hội nhập với khu vực và quốc tế.

2. Xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hướng về xuất khẩu song song với phát triển thị trường nội địa. Hướng xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm, nếp, cá tra, basa và rau quả đông lạnh.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững môi trường, ổn định thị trường; hướng đến một nền nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh .

4. Sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, tăng sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu nông thủy sản bằng cách tăng tỷ trọng xuất khẩu thủy sản .

5. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin), đẩy mạnh cơ khí hóa trong nông nghiệp nhằm giá tăng hiệu quả giá trị sử dụng đất canh tác .



II. MỤC TIÊU CỤ THỂ.

1. Phấn đấu đạt giá trị tăng thêm (GDP) ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hằng năm 3,6%.

2. Phấn đấu giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt xuống 78,8%, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi lên 7,2% và dịch vụ nông nghiệp đạt 14%.

3. Tăng giá trị sản xuất bình quân trên 1 hecta đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đạt trên 53 triệu đồng.

4. Nâng độ che phủ đạt cấp ổn định về môi trường với tỷ lệ 20,5% (trong đó độ che phủ rừng tập trung đạt 5,5%)

5. Gia tăng mức đóng góp giá trị GDP ngành thủy sản vào GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 22%.

6. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 350 triệu USD (chiếm 50% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh)

7. Một số chỉ tiêu sản xuất chủ yếu:




CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CHỦ YẾU 2006-2010


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

TH

2005

Kế hoạch

2006

2007

2008

2009

2010

1

Sản phẩm nông nghiệp

























- Lúa

1.000 tấn

3.141

2.870

2.850

2.840

2.800

2.880




- Bắp

tấn

76.840

80.000

91.200

103.100

115.200

131.200




- Rau các loại

1.000 tấn

568

560

600

650

670

730




- Đậu nành

"

6.765

14.580

18.000

22.320

28.100

34.200




- Đậu phộng

"

1.152

1.370

2.000

2.500

3.000

4.000




- Mè

"

1.187

1.670

1.820

2.100

2.550

4.000




-Thịt hơi các loại

tấn

29.072

40.800

42.900

45.500

47.800

50.800




- Sản lượng NTTS

tấn

180.809

190.000

220.000

270.000

320.000

420.000

2

Lâm nghiệp

























- Trồng rừng (phòng hộ đặc dụng)

ha

800

500

400

200

200

200




- Chăm sóc rừng (phòng hộ đặc dụng)

"

3.211

2.680

1.950

2.150

2.340

2.550




- Bảo vệ rừng

"

8.715

3.870

6.600

6.800

7.000

7.200




- Trồng cây phân tán

"

1.000

700

1.100

6.100

9.700

12.200




- Trồng cây LN phòng hộ chắn sóng bảo vệ công trình hạ tầng nông thôn An giang

"

-

-

620

660

830

980

III. ĐỊNH HƯỚNG

1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành trồng trọt, trên cơ sở kết hợp giữa tăng vụ với chuyển vụ và đa dạng nhanh các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, đặc biệt là các loại rau màu theo hướng an toàn và bền vững môi trường. Đồng thời phát triển mạnh sản xuất ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển đàn heo theo hướng nạc, đẩy nhanh Sind hoá đàn bò.

2. Quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu.

3. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu vực nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng mô hình hệ thống thủy lợi phục vụ cơ giới hoá đồng ruộng kết hợp với chương trình 3 giảm, 3 tăng và tiết kiệm nước trên lúa .

4. Thiết lập hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản hoàn chỉnh cho các vùng nuôi thuỷ sản tập trung làm tiền đề cho nông dân và doanh nghiệp liên kết xây dựng vùng nuôi an toàn và chất lượng theo một tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập

5. Phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, góp phần làm giàu rừng và cảnh quan du lịch. Tiếp tục thực hiện dự án trồng cây phân tán kết hợp với trồng cây chắn sóng, chống sạt lở; bảo vệ an toàn các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn (cụm tuyến dân cư, đê bao, đường giao thông…)



IV. GIẢI PHÁP

1. Quy hoạch:

- Phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở hai vùng trọng điểm: Tứ giác Long Xuyên và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu.

- Xây dựng vùng nguyên liệu nuôi thủy sản an toàn chất lượng và sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế SQF 1000CM và Naturland.

- Xây dựng vùng chuyên canh lúa thơm, lúa đặc sản phân bố toàn tỉnh theo đặc thù từng vùng (lúa thơm Châu Phú, Nàng nhen Bảy núi, nếp đặc sản Phú Tân) phát triển theo hướng an toàn đáp ứng các đòi hỏi nhất định của thị trường;

- Xây dựng vùng sản xuất rau màu hàng hóa theo hướng rau an toàn, qua việc thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chuyên sản xuất rau an toàn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (Campuchia).

2. Hạ giá thành, quản lý và nâng cao chất lượng

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ (nhất là công nghệ sinh học để tạo ra các giống lúa tốt, dinh dưỡng cao, các giống gia súc, thủy sản có khả năng đề kháng dịch bệnh, nâng cao chất lượng thịt…) ưu tiên các tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật canh tác và đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp (máy cấy, máy cắt, gặt đập liên hợp, máy sấy lúa …) trên cơ sở khuyến nông 4 thành phần.

- Tập trung đẩy mạnh thực hiện chương trình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa, chú ý đẩy mạnh khâu tiết kiệm nước và giảm thất thoát trong và sau thu hoạch.

Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng tiêu chuẩn SQF 2000CM trên sản phẩm chế biến thủy sản và xây dựng vùng nuôi, hộ nuôi an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, Naturland thông qua việc thành lập các hội nuôi cá sạch của các doanh nghiệp và hiệp hội AFA….

- Đầu tư trang thiết bị để kiểm tra, kiểm soát các chất kháng sinh, hóa chất cấm và hạn chế sử dụng.

- Tập huấn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đại lý thuốc thú y thủy sản, cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi các văn bản pháp luật liên quan quy định quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ...

3. Đẩy nhanh công tác thông tin dự báo thị trường, xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu ngành và mở rộng đến các huyện thị; nâng cấp trang web ngành nông nghiệp thành trang web động; ứng dụng công nghệ GIS vào ngành nông nghiệp (dự báo tình hình sâu bệnh, theo dõi kiểm soát hệ thống các công trình thủy lợi…).

4. Giống phục vụ sản xuất

- Tiếp tục xã hội hóa công tác giống trên cơ sở từ nhiều nguồn (ngân sách tỉnh, huyện, doanh nghiệp và tiến tới một phần đóng góp của nông dân).

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, tiếp tục củng cố và nâng chất hệ thống sản xuất giống đạt tiêu chuẩn ngành.
5. Tổ chức lại sản xuất

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa dịch vụ, củng cố và nâng chất các tổ liên kết, tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất. Nâng cao nhận thức của người dân về tính cấp thiết và lợi ích của kinh tế hợp tác trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Hỗ trợ kinh tế hộ và thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Đẩy mạnh liên kết hợp tác 4 nhà trong quản lý, sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa; tập trung hỗ trợ xây dựng mối liên kết giữa nhà doanh nghiệp và sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở cùng có lợi.

6. Đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến nông sản thực phẩm, đầu tư mở rộng hệ thống kho chứa, máy sấy…góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu, cần tập trung vào lĩnh vực chế biến lúa gạo, thủy sản, rau quả, chế biến thức ăn gia súc và thủy sản theo hướng sạch và an toàn.

7. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nâng cao kỹ năng nuôi an toàn và chất lượng thủy sản cho ngư dân, huấn luyện đào tạo kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân. Đào tạo bổ sung đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi và các ngành nghề khác từ tỉnh xuống đến huyện và đặc biệt là tăng cường cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cho các xã, phường, thị trấn.

8. Nhu cầu vốn thực hiện:

a. Nhu cầu vốn:

Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện chương trình là: 1.152 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách: 499 tỷ đồng

- Vốn thủy lợi phí, tạo nguồn: 125 tỷ đồng

- Vốn khác: 528 tỷ đồng

b. Huy động vốn đầu tư:

- Kết hợp đầu tư giữa ngân sách trung ương và địa phương thông qua việc lồng ghép các chương trình .

- Huy động vốn dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: thủy lợi nội đồng, giao thông nội bộ ấp xã, cải tạo đồng ruộng theo yêu cầu chuyển đổi sản xuất.

- Tăng cường xúc tiến các chương trình hợp tác và tranh thủ các nguồn đầu tư nước ngoài từ các nguồn ODA, FDI…vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phát triển các cơ sở chế biến…

c. Các dự án ưu tiên thực hiện:

1. Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao.

2. Kênh Bảy xã.

3. Đầu tư thiết bị Malachchite Green và Fluoroquinolones.

4. Dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng tứ giác Long Xuyên.

5. Dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng giữa sông Tiền - sông Hậu.

6. Dự án hồ chứa nước Ô Tà Sóc và cấp nước.

7. Dự án hồ chứa nước Ô Thum và cấp nước.

8. Dự án hồ chứa nước Sóc Tưk và cấp nước.

9. Dự án hồ chứa nước Soài Chek và cấp nước.

10. Dự án hồ chứa nước Tà Lọt và cấp nước.

11. Dự án Kênh Trà Sư - Tri Tôn.

12. Dự án kênh Mười Châu Phú.

13. Dự án kênh Núi Chóc - Năng Gù.

14. Dự án Xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo An Giang.

15. Dự án thủy lợi kết hợp cơ giới hóa đồng ruộng và tiết kiệm nước.

16. Dự án khai thác tổng hợp cù lao Vĩnh Trường.

17. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

18. Dự án Ổn định phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

19. Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn (sơ chế nấm rơm, rau an toàn)

20. Xây dựng các vùng phục hồi, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

21. Trạm bơm Văn Giáo (nội đồng).

22. Trạm bơm Vĩnh Trung (nội đồng).

23. Dự án xây dựng các trạm quan trắc môi trường nước.

24. Dự án nâng cao chất lượng thủy sản.

25. Dự án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thủy sản - QĐ224/QĐ-TTg.

26. Nâng cấp trại giống Bình Thạnh – Châu Thành.

27. Nạo vét kênh tạo nguồn.

28. Xây dựng cống dưới đê bao.

29. Xây dựng hệ thống trạm bơm điện.


Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

I. THÀNH LẬP BAN ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH

Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban điều hành chương trình để tổ chức và quản lý thực hiện chương trình đạt những mục tiêu đề ra

- Chủ nhiệm chương trình: Giám Đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phó chủ nhiệm chương trình: Lãnh đạo Sở Thủy sản

- Ủy viên gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thương mại, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm xúc tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư, Hội nông dân tỉnh.

- Thư ký: Phòng Kế hoạch và Đầu tư Sở Nông nghiệp và PTNT giúp Ban điều hành chương trình theo dõi, đôn đốc thực hiện và tổng hợp báo cáo.



II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.

1. Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan trực tiếp quản lý theo dõi chương trình phát triển giống cây trồng, vật nuôi; chịu trách nhiệm chính chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện:

- Chi cục Bảo vệ thực vật: Quản lý theo dõi việc áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” kết hợp tiết kiệm nước; chương trình sản xuất rau an toàn

- Trung tâm Khuyến nông: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng chất kỹ năng chọn tạo giống thông qua dự án Phát triển hệ thống sản xuất giống lúa nguyên chủng và giống lúa xác nhận chất lượng cao và dự án Phát triển nghề trồng nấm rơm.

- Chi cục Hợp tác xã và PTNT: Thực hiện dự án đưa trí thức trẻ về xây dựng nông thôn; triển khai đề án phát triển kinh tế trang trại và chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi; triển khai kế hoạch phát triển kinh tế tập thể ngành nông nghiệp.

- Chi cục Thú y: Giám sát tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm, thực hiện chương trình khống chế và thanh toán bệnh lở mồm long móng.



- Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường: Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Chi cục Kiểm Lâm kết hợp với Ban quản lý dự án trồng rừng phòng hộ và đặc dụng: triển khai thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trồng cây phân tán và chắn sóng, tăng cường công tác bảo vệ rừng.

- Chi cục Thủy lợi: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm điện đảm bảo phục vụ tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản; xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cơ giới hoá đồng ruộng kết hợp với chương trình “3 giảm,3 tăng” và tiết kiệm nước trên lúa.

2. Phối hợp liên ngành trong chỉ đạo và hỗ trợ phát triển nông nghiệp:



a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tranh thủ hỗ trợ của Trung ương thông qua các chương trình Quốc gia và các dự án ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm chiến lược (lúa, thủy sản)

- Kết hợp với Sở Thủy sản: Quản lý theo dõi Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010; Đào tạo kỹ năng nuôi an toàn cho 60.000 ngư dân và lao động nghề cá.

- Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh cùng với các tổ chức chính trị - xã hội khác, tiến hành vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác, các câu lạc bộ và các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư.

- Phối hợp với Sở Thương mại, Sở Khoa học và Công nghệ, Đại học An Giang, Trung tâm xúc tiến Thương mại - Du lịch - Đầu tư xây dựng dự án chất lượng và thương hiệu gạo theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo sinh thái.

- Phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (trường ĐHCần Thơ) triển khai Chiến lược phát triển kinh tế vùng Bắc Vàm Nao



b. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chánh

Cân đối và phân bổ các nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, địa phương, và các nguồn tài trợ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện chương trình



c. Sở Tài nguyên - Môi trường

Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quản lý, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản. Bảo vệ và giám sát chất lượng môi trường nước các vùng nuôi trồng thủy sản và các vùng đê bao, các khu bảo tồn và triển khai kế hoạch sử dụng đất phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.



d. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiên cứu, đề xuất các đề tài khoa học, hỗ trợ việc chuyển giao và ứng dụng các kỹ thuật mới phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

- Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu các mặt hàng nông thuỷ sản.

e.Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố:

Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện trên cơ sở chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển thủy sản tỉnh An Giang 2006-2010.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công theo chương trình phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm, có báo cáo kết quả thực hiện gởi về Ban Điều hành Chương trình.

Chủ nhiệm và Ban Điều hành chương trình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để tổ chức thực hiện; định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và có ý kiến chỉ đạo xử lý kịp thời./.



CHỦ TỊCH

đã ký

Lâm Minh Chiếu


Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 153.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương