Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc Lập Tự Do Hạnh Phúc



tải về 242.61 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích242.61 Kb.
#6393


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

­­­

Số: 1318/QĐ-UBND Long Xuyên, ngày 11 tháng 7 năm 2006



QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Chương trình

Phát triển kinh tế biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010”

________________

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ kế hoạch kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 5 năm giai đoạn 2006 – 2010;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại tại công văn số 185/STM-XNK ngày 12/4/2006,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chương trình “Phát triển kinh tế biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2006- 2010".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng ban Quản lý các Khu kinh tế cửa khẩu, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
CHỦ TỊCH

Nơi nhận:

- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh;

- Bộ thương mại;

- Sở, Ban, ngành cấp tỉnh;

- UBND huyện, thị xã, thành phố; đã ký

- Chánh, Phó VP. UBND tỉnh;

- Lưu: VT, KT, TH, XDCB, VHXH.

Lâm Minh Chiếu

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


CHƯƠNG TRÌNH

Phát triển kinh tế biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1318/QĐ-UBND

ngày 11/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

_______________________


Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001-2005
I. Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia:

Đất nước Campuchia với dân số 14 triệu người, GDP gần 5 tỷ USD và giá trị trao đổi ngoại thương đạt trên 6 tỷ USD, Campuchia chưa phải là thị trường lớn nhưng có vị trí quan trọng và là thị trường đang được Thái Lan và Trung Quốc quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế biên giới. Do đó, Việt Nam luôn coi trọng vai trò cũng như tiềm năng về hoạt động kinh tế biên mậu với Campuchia. Năm 1998, khi Hiệp định thương mại ký kết, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 117 triệu USD và năm 2005 đã đạt vượt qua mục tiêu đề ra 500 triệu USD (năm 2004 kim ngạch 517 triệu USD và năm 2005 ước 720 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất sang Campuchia đạt 500 triệu USD), tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm; Việt Nam đứng thứ thứ năm về xuất khẩu vào thị trường Campuchia (sau Thailan, Hongkong, Singapore và Trung Quốc). Cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước ngày càng phong phú, đa dạng. Doanh nghiệp hai nước đã và đang chuyển từ quan hệ thương mại thuần túy sang các hình thức đầu tư, hợp tác liên doanh, thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm tại thị trường của nhau.



II. Phát triển kinh tế biên giới tỉnh An Giang:

Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, An Giang có đường biên giới dài 98 km, hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương, một cửa khẩu quốc gia Khánh Bình. Trên cơ sở đó, cùng với các cấp, các ngành quyết tâm triển khai thực hiện Quyết định 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu, đã tạo điều kiện cho người dân của các huyện, thị vùng biên giới ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế biên mậu. Đến nay mức sống của nhân dân khu vực biên giới đã được nâng cao rõ nét với tổng thu nhập tăng trưởng bình quân 11,6%/năm cao hơn tổng mức thu nhập bình quân chung của cả tỉnh (9,2%).



1. Thương mại - du lịch:

a) Hoạt động biên mậu:

Tình hình hoạt động kinh tế biên mậu từng bước phát triển và tăng dần qua mỗi năm, tổng giá trị hàng hóa qua lại biên giới trong 5 năm qua đạt trên 1,03 tỷ USD (xuất khẩu chiếm 96%), tốc độ tăng bình quân 24,5%/năm trong đó xuất khẩu tăng 25%/năm và nhập khẩu tăng trên 10%/năm; Mua bán tiểu ngạch bình quân tăng 3,5%/năm.

Năm 2005, tổng giá trị biên mậu đạt 345 triệu USD (chính ngạch đạt 335 triệu USD), trong đó xuất trực tiếp 145 triệu USD tăng 22%. Riêng doanh nghiệp của An Giang xuất khẩu khoảng 23 triệu USD, tăng trung bình 60%/năm, chiếm gần 16% trong tổng giá trị xuất trực tiếp biên mậu.

Hiện nay chợ cửa khẩu, chợ đường biên đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, và hợp lý, các hoạt động mua bán biên mậu ngày càng phát triển tích cực. Mỗi năm doanh số tăng 15 - 20%, trong đó mua bán mạnh nhất là chợ Tịnh Biên và Long Bình, phục vụ nhu cầu mua bán và lưu thông hàng hóa của người dân biên giới hai nước. Đồng thời là điểm đến của khách du lịch tham quan mua sắm.



b) Du lịch:

Lượng khách tham quan du lịch qua lại biên giới tăng nhanh. Đặc biệt đối với khách quốc tế nước thứ 3, có trên 100 lượt du khách/ngày xuất nhập cảnh. Bên cạnh đó, một số công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh hợp tác với doanh nghiệp du lịch Campuchia đầu tư khai thác tuyến du lịch An Giang - Phnôm Pênh.



2. Nông nghiệp, Công nghiệp:

Chủ động chuyển đổi diện tích đất sản xuất một vụ sang dích đất sản xuất hai, ba vụ /năm; sản lượng tăng bình quân 11%/năm. Phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi với các loại cây màu có giá trị cao như bắp lai, rau màu; phát triển mạnh chăn nuôi thuỷ sản, phát triển đàn bò.... Tạo chuyển biến tích cực cho người nông dân vùng biên giới ổn định cuộc sống và tăng thu nhập.

Tình hình an ninh trật tự khu vực biên giới ngày càng được đảm bảo, người dân yên tâm, tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh và địa phương, thông qua chính sách hỗ trợ của Chương trình khuyến công và chương trình giải quyết việc làm giúp cho các cơ sở, doanh nghiệp phát triển.

3. Phát triển kinh tế - xã hội:

Trong các năm qua kinh tế biên giới phát triển, đa dạng hoá ngành nghề, đời sống người dân ổn định, cơ sở hạ tầng đầu tư khá hoàn chỉnh từ chương trình 135 của Trung ương và ngân sách của địa phương. Tỷ lệ hộ sử dụng điện gần 98%, giao thông nông thôn nhựa và bê tông hoá gần 100% tại các trung tâm hành chính xã và liên xã; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trường lớp được đầu tư xây dựng kiên cố gần 100% không còn ngập nước trong mùa nước; công tác chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh cho người dân được cải thiện và nâng cao.



4. An ninh quốc phòng:

An ninh quốc phòng được xây dựng ngày càng vững mạnh, trong đó xây dựng cơ sở chính trị làm trung tâm, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt trong lực lượng bảo vệ an ninh chính trị tại địa bàn, gìn giữ biên giới ổn định. Các cấp, các ngành luôn chủ động trong việc tổ chức họp định kỳ giao ban luân phiên với chính quyền địa phương nước bạn Campuchia về an ninh trật tự biên giới; tình hình hợp tác đầu tư phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng....



III Nhận xét đánh giá:

Trước đây, khu vực biên giới dân cư thưa thớt, sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và buôn lậu bất hợp pháp, điều kiện giao thông đi lại khó khăn vào mùa mưa lũ. Sau 5 năm tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế biên giới, hình ảnh vùng biên giới An Giang ngày nay đã từng bước phát triển, ổn định được cuộc sống, người dân yên tâm kinh doanh sản xuất, xây dựng biên giới hòa bình thúc đẩy kinh tế biên mậu phát triển.

Biên giới An Giang - Campuchia ngày nay đã trở thành là biên giới hoà bình - hữu nghị, hai bên cùng nhau khai thác biên mậu và tăng cường họp tác trên nhiều lĩnh vực thương mại, du lịch, nông nghiệp, y tế, thể thao... Do đó, các ngành, các cấp cần phát triển mở rộng cho phù hợp với từng địa phương, nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế biên giới.

Những tồn tại hạn chế: Việc tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư chưa thống nhất và đồng bộ, triển khai đầu tư các khu kinh tế cửa khẩu chưa tập trung và đúng tiến độ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh; nhiều loại hình dịch vụ phục vụ chưa phát huy tác dụng và phát triển tương xứng với tiềm năng nên hiệu quả khai thác còn rất hạn chế; hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu tiến độ thực hiện chậm nên khó khăn trong kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư.


Phần thứ hai

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI

GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

I. Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong tình hình mới.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, quan hệ giữa hai nước sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn. Hai Chính phủ cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực thương mại, du lịch, đầu tư… Mục tiêu kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng tốc và sẽ vượt qua con số 1 tỷ USD vào 2010, Chính phủ đang tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng liên vùng cho các địa phương có đường biên giới (tuyến đường N1, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 91 nối ra cửa khẩu, xây dựng cầu bắc qua sông Tiền và sông Hậu); và nhiều cơ chế, chính sách sẽ thay đổi và phù hợp theo tiến trình tự do hóa về thương mại hàng hóa trong nội khối ASEAN. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu đối với các tỉnh biên giới.

Hiện nay, Campuchia cũng đang xây dựng chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, đặc biệt hướng về liên kết với Việt Nam. Tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các khu kinh tế đối trọng với các cửa khẩu của Việt Nam, trong đó có An Giang.

II. Chương trình phát triển kinh tế biên giới An Giang:

Việc khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh kinh tế biên giới cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào An Giang nói chung và các khu kinh tế cửa khẩu nói riêng là một trong những yếu tố đẩy mạnh phát triển kinh tế tỉnh An Giang. Do đó các cửa khẩu An Giang đóng vai trò quyết định trong phát triển giao thương giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia; là cửa ngõ để hàng hóa của An Giang và các tỉnh, thành trong nước tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực ASEAN và đón nhận du khách xuất nhập cảnh của các nước đến tham quan du lịch.



1. Mục tiêu tổng quát:

Trong giai đoạn 2006 - 2010, phát triển cơ bản khu vực biên giới An Giang trở thành vành đai thương mại thịnh vượng chung của đồng bằng sông Cửu Long, là vùng kinh tế động lực trọng điểm của tỉnh. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần thực hiện như sau:

- Tập trung phát triển nhanh thương mại - dịch vụ, dựa vào 3 khu kinh tế cửa khẩu đã được quy hoạch; khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi vận chuyển hàng hóa trong nước sang thị trường Campuchia và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Ngược lại trao đổi nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước có nhu cầu tiêu dùng và sản xuất

- Thúc đẩy xây dựng nhanh trục đô thị mới dọc biên giới, kết hợp sắp xếp bố trí dân cư, trong đó sớm phát triển ba khu đô thị dịch vụ Thị trấn Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Long Bình, đồng thời sớm chỉnh trang kiến thiết đô thị hậu cần Châu Đốc và Tân Châu trở thành đô thị du lịch mua sắm và thương cảng của tiểu vùng Mêkong.

- Sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Xuân Tô, cụm công nghiệp An Phú và cụm công nghiệp Vĩnh Xương, nhằm phát triển các ngành công nghiệp chế biến, gia công tái chế và lắp ráp, cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng…

- Chủ động tổ chức khai thác phát triển các ngành kinh tế dịch vụ hỗ trợ, trong khi phía Campuchia chưa có khả năng và điều kiện đầu tư như: tuyến vận chuyển hành khách và hàng hóa An Giang – Phnômpênh, bảo hiểm, thanh toán và thu đổi ngoại tệ, dịch vụ y tế khám chữa bệnh, cung ứng nguồn thực phẩm tươi sống an toàn cho Phnôm Pênh.

- Liên kết, hợp tác tuyến du lịch Đồng bằng – Campuchia kết hợp với hình thành phát triển trục kinh tế dịch vụ dọc theo tuyến giao thông nối liền từ cửa khẩu vào nội địa An Giang.

- Phát triển kinh tế theo hướng mở, tăng cường công tác quản lý nhà nước, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, an ninh chính trị, tạo việc làm cho người lao động tại chỗ và giảm dần các tệ nạn xã hội.



2. Các mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu giá trị hàng hóa buôn bán qua biên giới An Giang tính chung cho các tỉnh, thành phố trong cả nước tăng trưởng bình quân từ 18-20%/năm, đạt 700 triệu USD vào năm 2010, gấp 2 lần giá trị năm 2005. Trong đó, An Giang xuất trực tiếp từ 80-100 triệu USD vào năm 2010, gấp từ 4-5 lần so năm 2005, tăng bình quân 28-30%/năm.

- Lượng du khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tăng 3 lần và đạt 100 ngàn lượt người vào năm 2010, tăng bình quân 27%/năm.

- Tốc độ đô thị hóa trong vùng đạt mức bình quân chung toàn tỉnh từ 33-35%.



III. Các giải pháp: (kèm lịch trình thực hiện phụ lục 1 và danh mục vốn các dự án đầu tư trong điểm phụ lục 2)

1. Tập trung về đầu tư phát triển:

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các dự án trọng tâm, công trình trọng điểm có tác động trực tiếp đến tăng trưởng biên mậu và phát triển kinh tế biên giới theo chủ trương quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt. Đồng thời, nhanh chóng tạo quỹ đất và mặt bằng hạ tầng cơ sở các khu dân cư cho các hộ dân có nhu cầu kinh doanh và sinh sống, khu tái định cư cho các hộ dân phải di dời, nhưng phải đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân, do nhà nước thu hồi đất để quy hoạch xây dựng các công trình kinh tế và hạ tầng công cộng.



a) Khu vực cửa khẩu, theo thứ tự ưu tiên tập trung như sau:

- Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên: thực hiện một số dự án có thể khai thác nhanh và hiệu quả, đó là xây dựng nhanh khu trung tâm (hạng mục công trình dịch vụ - trạm kiểm soát liên hợp), nâng cấp mở rộng hoàn chỉnh chợ cửa khẩu Tịnh Biên, phân khai xây dựng hạ tầng và khu hành chính huyện. Tiếp tục đầu tư khu bảo thuế + kho ngoại quan, trung tâm triễn lãm hội chợ, khu công nghiệp và khu vui chơi giải trí.

- Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương: Nhanh chóng triển khai công tác đền bù và giải phóng mặt bằng khu trung tâm, xây dựng các trạm kiểm soát liên hợp đường sông, đường bộ và một số công trình dịch vụ phục vụ khách du lịch và khách vận chuyển hàng hoá qua lại biên giới.

- Cửa khẩu quốc gia Khánh Bình: thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng khu trung tâm, Xây dựng trạm kiểm soát liên hợp, xây dựng hạ tầng cơ sở kho bãi hàng hóa và vận tải trong khu thương mại - dịch vụ.



b) Phát triển công nghiệp biên giới:

Đầu tư khai thác khu công nghiệp Xuân Tô, hoàn chỉnh hạ tầng để tiến hành giao đất cho các nhà đầu tư. Đối với cửa khẩu Khánh Bình và Vĩnh Xương, xây dựng theo quy mô là cụm công nghiệp hỗ trợ, trước mắt tạo quỹ đất để giao mặt bằng cho các nhà đầu tư thực hiện.



c) Phát triển trục dịch vụ:

Vận dụng phát triển dịch vụ trên tuyến giao thông Qlộ 91 ( đường N1, đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên – Hà Tiên, tỉnh lộ 952, tỉnh lộ 956, xây dựng các chợ, dịch vụ ăn uống - giải khát, các cửa hàng mua sắm, lưu niệm và các dịch vụ khác...



d) Về hạ tầng giao thông - điện – nước:

- Nâng cấp hoàn chỉnh Qlộ 91 (Châu Đốc - Tịnh Biên), xây dựng cầu Hữu Nghị (Tịnh Biên)

- Nâng cấp mở rộng quốc lộ 956, tỉnh lộ 957 và xây dựng cầu Bình Di, huyện An Phú

- Nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 952, 953 và cầu Tân An, cảng Tân Châu, huyện Tân Châu

- Quy hoạch xây dựng và nâng cấp hệ thống lưới điện trung hạ thế; hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo cho các khu kinh tế cửa khẩu và phát triển kinh tế biên giới.

2. Về cơ chế - chính sách:

a) Cơ chế trong điều hành quản lý:

- Tiến hành rà soát những vướng mắc trong cơ chế hành chính về phân cấp, nhằm tổ chức chấn chỉnh đồng bộ việc điều hành quản lý nhà nước trong phạm vi quyền hạn của tỉnh, cũng như có những kiến nghị lên Chính phủ, Bộ, ngành TW để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới như: đơn giản hóa các thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu, thị thực xuất nhập cảnh, kiểm dịch… nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, cư dân biên giới giữa hai nước được trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại đạt hiệu quả cao nhất và thuận lợi nhất.

- Phát huy vai trò của Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu tỉnh về tham mưu cho UBND tỉnh những cơ chế, chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu; nghiên cứu vận dụng linh hoạt những quy định của TW phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Thiết lập cơ chế phối hợp, phân định rõ vai trò, trách nhiệm giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý Khu kinh tế cửa khẩu nhằm thực hiện và quản lý có hiệu quả cao nhất (Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu – chính quyền huyện, xã - Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu - sở ngành). Đồng thời quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ quản lý cấp cơ sở ngang tầm với nhiệm vụ mới.



b) Chính sách phát triển:

- Huy động mọi nguồn vốn để tập trung phát triển cho kinh tế biên giới, trong đó ngoài ngân sách của tỉnh và trung ương đầu tư, mỗi địa phương cần khai thác tốt các nguồn vốn tại chỗ từ ngân sách địa phương, các chương trình mục tiêu và các nguồn khác... nhằm đẩy nhanh xây dựng hạ tầng cơ sở; Vận dụng và thống nhất đồng bộ giữa các cấp, các ngành về thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, khuyến khích và hỗ trợ đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành đến các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để kêu gọi đầu tư phát triển ngành dịch vụ biên giới và các khu kinh tế cửa khẩu.

- Các ngân hàng thương mại có kế hoạch ưu tiên vốn tín dụng cho đầu tư phát triển các ngành nghề trong khu vực kinh tế biên giới.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm đường biên (xuất khẩu trong nước thuộc Chương trình xúc tiến quốc gia).

- Ban hành bảng giá thuê đất, giá các loại phí và dịch vụ trong khu kinh tế cửa khẩu.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Thành lập Ban điều hành chương trình:

Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban điều hành chương trình để tổ chức và quản lý thực hiện chương trình đạt những mục tiêu đề ra:

- Chủ nhiệm chương trình: Giám đốc Sở Thương mại

- Phó Chủ nhiệm: Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu

- Ủy viên: bao gồm lãnh đạo các Sở Du lịch, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường, Y tế, Tài chính, Giao thông vận tải, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch & đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại vụ, Cục Hải quan, BCH Biên phòng, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã biên giới.

- Thư ký chương trình: Phòng Quản lý Xuất - Nhập khẩu & Thị trường (Sở Thương mại) giúp Ban điều hành chương trình theo dõi, đôn đốc thực hiện và tổng hợp báo cáo.



2. Phân công nhiệm vụ:

a) Sở Thương mại:

- Phối hợp các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu xây dựng kế hoạch hội chợ thương mại quốc tế tại các cửa khẩu giai đoạn 2006-2010, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Thương mại đưa vào danh mục hội chợ thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Chủ động đàm phán với sở, ngành Campuchia về hai bên hợp tác tổ chức những hội chợ thương mại luân phiên thường niên.

- Phối hợp các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị biên giới tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của Bộ Thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp Sở Tài chính, Trung tâm xúc tiến Thương mại – Du lịch và Đầu tư nghiên cứu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh những cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường Campuchia để đưa vào thực hiện trong Chương trình xúc tiến thương mại hằng năm của tỉnh.

- Phối hợp các ngành, các huyện, thị biên giới xem xét đánh giá hiệu quả đầu tư của các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, trong quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên toàn tỉnh; đề xuất chính sách thu hút vốn đầu tư và cơ chế quản lý các chợ biên giới, chợ cửa khẩu phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và định hướng phát triển trong thời gian tới.

b) Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu tỉnh:

- Tiếp tục nghiên cứu đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với cơ chế sử dụng vốn đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và kiến nghị với Trung ương.

- Phối hợp ngành Hải quan, Y tế, Nông nghiệp và PTNT chủ động quan hệ hợp tác với phía bạn Campuchia thống nhất đồng bộ về công nhận kết quả kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại biên giới.

c) Công an tỉnh:

- Bố trí lực lượng làm việc thường trực tại các cửa khẩu để làm thủ tục xuất nhập cảnh, tạm nhập - tái xuất các phương tiện và người qua lại được thuận tiện.

- Phối hợp các ngành liên quan nghiên cứu đề xuất quy định quản lý công dân không thuộc các huyện biên giới Campuchia (không có chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới) có nhu cầu đi ra ngoài các khu kinh tế cửa khẩu An Giang theo mục đích cá nhân (mua sắm, khám chữa bệnh, tham quan du lịch) ngoài chương trình tour tham quan du lịch do các công ty lữ hành du lịch tổ chức.

- Phối hợp các ngành liên quan lập kế hoạch đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm phạm an ninh chính trị tuyến biên giới, đảm bảo an ninh trật tự và quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong các khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh.



d) Sở Du lịch:

- Phối hợp các ngành Công an, Biên phòng đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch qua lại biên giới.

- Giám sát tiến độ xây dựng dự án phát triển du lịch do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ, dự án cải tạo môi trường khu du lịch Núi Sam. Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án phát triển du lịch.

- Phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, mời gọi đầu tư các dự án du lịch trọng điểm, trong chương trình phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010 đã được UBND tỉnh ban hành.

- Phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành nghiên cứu phát triển nhiều loại hình thu hút du khách, mở ra nhiều địa điểm tham quan du lịch, tăng thêm các tuyến du lịch qua lại biên giới An Giang - Campuchia, nâng cao chất lượng các cơ sở phục vụ dịch vụ du lịch…

đ) Sở Xây dựng:

Phối hợp các sở: Tài nguyên – Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư và các huyện, thị xã biên giới hoàn chỉnh các dự án quy hoạch xây dựng các đô thị biên giới, đẩy nhanh tốc độ xây dựng và đô thị hóa biên giới.



e) Các huyện, thị xã biên giới:

Huy động mọi nguồn lực tại chổ và chủ động mời gọi đầu tư tập trung vào các dự án phát triển khu thương mại - dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật để phát triển nhanh các khu đô thị biên giới; khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ y tế chất lượng cao…



f) Các ngành có liên quan:

Sở Giao thông - Vận tải nghiên cứu các dự án phát triển của ngành và quan hệ với Bộ Giao thông - Vận tải đôn đốc thực hiện các công trình của Bộ đầu tư cho biên giới; Sở Ngoại vụ quan hệ với các Bộ, Ngành TW và nước bạn Campuchia về việc xác định và thực hiện cột mốc biên giới để sớm triển khai xây dựng nhanh một số công trình thương mại - dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế biên giới; Sở Kế hoạch - Đầu tư hằng năm ưu tiên nguồn ngân sách và khai thác các nguồn khác, cân đối đủ vốn cho các công trình kinh tế biên giới; Trung tâm Xúc tiến thương mại - du lịch - đầu tư phối hợp các huyện, thị biên giới và Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu tổ chức các hội chợ thương mại cửa khẩu



3. Tổ chức quản lý chương trình:

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được phân công theo Chương trình phát triển kinh tế biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010 đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, ngành liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hằng năm và báo cáo định kỳ (tháng, quí, năm) kết quả thực hiện gửi về Sở Thương mại (Chủ nhiệm chương trình phát triển kinh tế biên giới) làm đầu mối tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và có ý kiến chỉ đạo./.



CHỦ TỊCH

đã ký


Lâm Minh Chiếu

Phụ lục 1

Lịch trình thực hiện


Nội dung Năm

2006

2007

2008

2009

2010

1. Rà soát thủ tục hành chính, các cơ chế chính sách
















2. Thực hiện đầu tư các dự án đô thị biên giới
















3. Khu KTCK quốc tế Tịnh Biên
















- Mở rộng khu dân cư + chợ Tịnh Biên
















- Khu bảo thuế + kho ngoại quan
















- Khu làm việc + triễn lãm hội chợ
















- Trạm kiểm soát liên hợp
















- Hạ tầng khu công nghiệp
















- Khu vui chơi giải trí
















5. Khu KTCK quốc gia Khánh Bình
















- Mở rộng chợ Long Bình
















- Trạm KSLH
















- Khu bảo thuế + quản lý
















- Khu kho bãi
















- Hạ tầng cụm công nghiệp
















6. Khu KTCK quốc tế Vĩnh Xương
















- Khu chợ + cửa khẩu
















- Khu bảo thuế + kho ngoại quan
















- Trạm KSLH
















- Khu Trung tâm Thương mại
















- Khu vực quản lý cửa khẩu
















- Hạ tầng cụm công nghiệp
















7. Đầu tư cơ sở dịch vụ y tế, chợ… ở các huyện
















8. Các dự án du lịch do ADB tài trợ
















9. Đầu tư hạ tầng giao thông
















10. Tổ chức hội chợ thương mại đường biên

















Phụ lục 2

Danh mục dự án đầu tư trọng điểm (2006-2010)

Đvt: tỷ đồng

Dự án

Thời gian

Quy mô

Tổng vốn

Nguồn vốn

Ghi chú

TW

Đ.phương

ODA

Tín dụng

XHH-kêu gọi đầu tư

Tổng cộng







3.966

903

671

215

40

2.137




1. Đầu tư các khu đô thị biên giới







460













460




- Khu đô thị TM Xuân Tô

2006-2010

60 ha

161













161




- Khu dân cư phát triển Tịnh Biên

2006-2010

30 ha

111













111




- Khu đô thị mới Tân Châu

2006-2010

15 ha

68













68




- Khu đô thị TT.Long Bình

2006-2010

30 ha

120













120




2. Khu KTCK Tịnh Biên







874

2

50







822




- Khu vui chơi giải trí




5,6 ha

7













7




- Cụm công nghiệp Xuân Tô

2005-2010

57 ha

362




32







330




- Trạm quản lý XNC

2005-2006

586 m2

2




2













- Khu bảo thuế-kho ngoại quan

2005-2007

11 ha

111




1







110




- Khu dân cư và chợ Tịnh Biên

2006-2010

10 ha

375













375




- Trạm kiểm soát liên hợp

2006-2007

0,8 ha

15




15













- Trang thiết bị làm việc các cửa khẩu

2006




2

2
















3. Khu KTCK Vĩnh Xương







519




22







497




- Khu quản lý TM-DV

2006-2010

21,5 ha

294




22







272




- Khu đô thị Vĩnh Xương

2006-2010

43,87 ha

170













170




- Cụm tiểu thủ công nghiệp

2006-2009

5,2 ha

40













40




- Trạm kiểm soát liên hợp

2006-2007




15













15




Dự án

Thời gian

Quy mô

Tổng vốn

Nguồn vốn

Ghi chú

TW

Đ.phương

ODA

Tín dụng

XHH-kêu gọi đầu tư

4. Khu KTCK Khánh Bình







651




333







318




- Trạm kiểm soát liên hợp

2005-2006

740 m2

1




1













- Khu bảo thuế & quản lý

2006-2010

21 ha

299




140







159




- Khu kho bãi

2006-2011

22 ha

311




152







159




- Cụm công nghiệp

2006-2010

25 ha

40




40













5. Dự án sử dụng vốn vay ADB







85




28

57










- Cải tạo môi trường Khu DL Núi Sam

2005-2008

19 ha

65




24

41










- Cầu tàu du lịch Châu Đốc

2005-2007

3647 m2

11




1

10










- Trạm KSLH đường sông Vĩnh Xương

2005-2007

360 m2

9




3

6










6. Hệ thống giao thông đến các cửa khẩu







1.377

901

238

158

40

40




- Nâng cấp đường tỉnh lộ 956

2006-2010

36 km

110




110










thành Qlộ

- Quốc lộ N1.Châu Đốc - Tịnh Biên

2006-2010

25 km

461

461
















- Quốc lộ N1.Tân Châu – Châu Đốc

2006-2009

18 km

350

350
















- Cầu Long Bình

2006-2010

165 m

90

90
















- Cầu Vĩnh Tế

2006-2008

180 m

60







60










- Cầu Tân An

2007-2009

300 m

100




20




40

40




- Nâng cấp tỉnh lộ 953

2006-2010

17 km

48




10

38










- Nâng cấp tỉnh lộ 952

2006-2009

16 km

88




28

60










- Nâng cấp tỉnh lộ 55A (V.Ngươn-H.Nghị)

2008-2010

25 km

70




70















Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 242.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương