Ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam sở VĂn hóA, thể thao và du lịCH



tải về 66.01 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích66.01 Kb.
#9845


ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TỈNH QUẢNG NAM


Số: 01 /KHLT-MTTQVN-SVHTTDL



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Quảng Nam, ngày 27 tháng 8 năm 2015


KẾ HOẠCH LIÊN TỊCH

Chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động của “Tộc văn hóa”

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam


Thực hiện Quyết định 1637/QĐ-UBND, ngày 08/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp triển khai thực hiện việc nâng cao chất lượng hoạt động “Tộc văn hóa” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với những nội dung sau:



I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng hoạt động “Tộc văn hóa” trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị văn minh; xây dựng gia đình văn hóa; khu dân cư văn hóa.

Tăng cường sự thống nhất chỉ đạo; phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam; ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cấp trong việc phối hợp xây dựng, triển khai hoạt động của “Tộc văn hóa”.

Phối hợp chỉ đạo thực hiện thường xuyên, có kế hoạch, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn ở các địa phương; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động của “Tộc văn hóa”.



II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC CHỈ ĐẠO

  1. Về nội dung xây dựng “Tộc văn hóa”

Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”, ban hành kèm theo Quyết định số 1637/QĐ-UBND, ngày 08/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam:

Hội đồng gia tộc và thành viên trong tộc gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong gia tộc và các tộc khác ở địa phương.

Các thành viên trong gia tộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; hăng hái lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế gia đình, ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, “gia tộc đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trên tinh thần một người khó cả tộc cùng chăm lo”.

Các thành viên trong gia tộc tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và thực hiện tốt Quy ước “Thôn, Tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa”, có từ 85% hộ gia đình trong tộc trở lên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Quản lý, sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn Quỹ do thành viên trong gia tộc tự nguyện đóng góp để thực hiện xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học và các hoạt động nhân đạo, từ thiện ở địa phương.

Thực hiện đúng Quy chế về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Trong gia tộc không có người vi phạm pháp luật; “Gia tộc đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình”.

Tộc có 60% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu “Gia đình học tập” và 40% số hộ gia đình trong Tộc trở lên đạt tiêu chí “Dòng họ học tập”.

2. Về hoạt động phối hợp thực hiện “Tộc văn hóa”

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trực tiếp chủ trì tổ chức công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, Hội đồng gia tộc và các thành viên trong gia tộc xây dựng “Tộc văn hóa”.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cấp; thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương xây dựng Tộc ước, bảng điểm thi đua để xét, công nhận “Tộc văn hóa”.

3. Công nhận “Tộc văn hóa”

Danh hiệu “Tộc văn hóa” áp dụng đối với các tộc có nhà thờ Tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và có đăng ký thi đua.

Danh hiệu “Tộc văn hóa” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) công nhận mỗi năm một lần; quyết định công nhận và kèm theo Giấy công nhận ba năm một lần.

Thời gian đăng ký xây dựng danh hiệu “Tộc văn hóa” là 2 năm trở lên kể từ khi Quy ước của tộc được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.



4. Về khen thưởng “Tộc văn hóa”

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức biểu dương các “Tộc văn hóa” tiêu biểu, xuất sắc theo định kỳ hằng năm đối với cấp xã, 03 năm đối với cấp huyện, 05 năm đối với cấp tỉnh gắn với việc sơ kết, tổng kết cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tặng Giấy khen đối với “Tộc văn hóa” xuất sắc giữ vững danh hiệu nhiều năm liền nhằm động viên, khuyến khích phong trào.

Những “Tộc văn hóa” xuất sắc giữ vững danh hiệu nhiều năm liền được UBND tỉnh xem xét tặng Bằng khen.



5. Phối hợp tổ chức các hoạt động xây dựng “Tộc văn hóa”

Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền về vị trí, tầm quan trọng của gia tộc trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Xây dựng, duy trì hoạt động và phát huy vai trò hoạt động của các tộc trong việc tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận chủ trì, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh.

Tập huấn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng tuyên truyền vận động xây dựng “Tộc văn hóa” cho cán bộ mặt trận cơ sở.

Hằng năm tổ chức kiểm tra thực hiện phong trào ở các địa phương.

Định kỳ sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng “Tộc văn hóa”.



6. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”

6.1. Trình tự, thủ tục

Tộc đăng ký xây dựng “Tộc văn hóa” với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã;

Hội đồng gia tộc có văn bản đề nghị công nhận “Tộc văn hóa” với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã;

Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã phối hợp với các ngành liên quan tiến hành kiểm tra và có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận “Tộc văn hóa”.



6.2. Hồ sơ đề nghị

Báo cáo thành tích 02 năm đối với công nhận lần đầu và 03 năm trở lên đối với công nhận lại, có xác nhận của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn;

Biên bản kiểm tra và văn bản đề nghị công nhận của Ban Chỉ đạo Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã, phường, thị trấn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm

1.1. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp

1.1.1. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam

Chủ trì phối hợp với Sở văn hóa -Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch liên ngành phối hợp chỉ đạo thực hiện việc nâng cao chất lượng hoạt động “Tộc văn hóa”;

Phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh ban hành quy định, cơ chế để Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thực hiện phong trào “Tộc văn hóa”.

Chủ trì tổ chức các hội nghị biểu dương “Tộc văn hóa” tiêu biểu, xuất sắc 05 năm/ lần.



1.1.2. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với chính quyền cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động.

Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động xây dựng “Tộc văn hóa”.

Hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường, thị trấn thực hiện quy trình, thủ tục công nhận “Tộc văn hóa”.

Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, thành viên Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra “Tộc văn hóa” tiêu biểu, xuất sắc được biểu dương (nếu có).

Chủ trì việc sơ kết, biểu dương “Tộc văn hóa” tiêu biểu, xuất sắc 03 năm một lần.



1.1.3. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã

Hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện “Tộc văn hóa”.

Hướng dẫn Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư có nhà thờ Tộc về trình tự các bước làm hồ sơ, thủ tục công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa” theo mục 5, phần II của kế hoạch này.

Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trong việc khảo sát, kiểm tra các “Tộc văn hóa” được biểu dương (nếu có).



2. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cấp

2.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam

Ban hành mẫu Quy ước xây dựng “Tộc văn hóa”.

Chủ công phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng Bảng điểm xét công nhận “Tộc văn hóa” theo Quyết định 1637/QĐ-UBND, ngày 08/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về Quy chế công nhận “Tộc văn hóa”.

Chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp triển khai thực hiện “Tộc văn hóa”.



2.2. Phòng Văn hóa và Thông tin

Lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, công nhận, công nhận lại “Tộc văn hóa”; tổ chức tập huấn cán bộ văn hóa - xã hội và Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở về nội dung, trình tự, thủ tục công nhận “Tộc văn hóa”.



3. Công tác phối hợp thực hiện

Giao Ban Phong trào Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch:

Giúp Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch;

Ủy quyền kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện kế hoạch;

Tổng hợp các ý kiến phản ánh của địa phương về những nội dung nêu trong kế hoạch cần sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Trên đây là Kế hoạch Liên tịch chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng “Tộc văn hóa” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đề nghị các phòng, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban Phong trào, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hoặc Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch để được giải đáp./.





SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Nguyễn Văn Hàm

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Long



Nơi nhận:

- Ban Phong trào Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam;

- BTT, các Ban UBMTTQVN tỉnh;

- Lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh;

- Ủy ban MTTQVN các huyện, thị xã, thành phố;

- Phòng VHTT các huyện, thị xã, thành phố.

- Lưu: VP, BPT MTTQVN tỉnh và Sở VHTTDL .






Tộc:.............................................................................................................................

Xã/phường/thị trấn:.....................................................................................................

Huyện/Thị xã/Thành phố:...........................................................................................


BẢNG ĐIỂM

Xét công nhận danh hiệu “Tộc văn hóa”

(Ban hành kèm theo Kế hoạch liên tịch số 01/KHLT-MTTQVN-SVHTTDL,

ngày 27/8/2015)


TT

(1)


Nội dung tiêu chuẩn

(2)


Điểm chuẩn

(3)

Điểm tự chấm của Tộc (4)

Điểm phúc tra của xã, phường, thị trấn

(5)


Ghi chú

(6)



1

Hội đồng gia tộc và thành viên trong tộc gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước (10đ); có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong gia tộc và các tộc họ khác ở địa phương (10đ)


20










2

Các thành viên trong gia tộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân (5đ); hăng hái lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế gia đình, ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần (10đ), “gia tộc đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trên tinh thần một người khó cả tộc họ cùng chăm lo” (5đ)


20










3

Các thành viên trong gia tộc tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương (10đ); giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và thực hiện tốt Quy ước “Thôn, Khối phố, Tổ dân phố văn hóa”(5đ), “Gia đình văn hóa”, từ 85% hộ gia đình trong tộc trở lên đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” (5đ)

20










4

Quản lý, sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn Quỹ do thành viên trong gia tộc tự nguyện đóng góp để thực hiện xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học và các hoạt động nhân đạo, từ thiện ở địa phương.


10










5

Thực hiện đúng Quy chế về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội (5đ); Trong gia tộc không có người vi phạm pháp luật (5đ); “Gia tộc đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (5đ); thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình (5đ).

20










6


Tộc có 60% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu “Gia đình học tập” và 40% số hộ gia đình trong Tộc trở lên đạt tiêu chí “Dòng họ học tập”.


10













Tổng cộng

100











Ghi chú:

- Tộc có số điểm từ 90 điểm trở lên mới được công nhận Tộc văn hóa;

- Thời gian đăng ký xây dựng danh hiệu “Tộc văn hóa” là 2 năm trở lên kể từ khi Quy ước của tộc được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.
Ngày……tháng……năm……. Ngày……tháng……năm………

TM. HỘI ĐỒNG GIA TỘC ĐOÀN KIỂM TRA XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN....................

(Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)




tải về 66.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương