Ủy ban giáo dâN trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam giáo dân tập dài 2012 lhnb


Đào tạo đức tin cho các Kitô hữu theo lệnh truyền thừa sai của Hội thánh



tải về 0.91 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.91 Mb.
#1399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Đào tạo đức tin cho các Kitô hữu theo lệnh truyền thừa sai của Hội thánh

ĐÀO TẠO ĐỨC TIN CHO CÁC KITÔ HỮU

THEO LỆNH TRUYỀN THỪA SAI CỦA HỘI THÁNH



Hội Thánh là một cộng đoàn loan báo Tin Mừng nhằm làm cho sứ vụ cứu độ của Đức Kitô có thể nhận thấy được trên trần gian. Từ thuở ban đầu cho tới ngày nay, nhiệm vụ đào tạo đức tin Kitô giáo giữ một trong những mối bận tâm hàng đầu của Hội Thánh. Tông huấn Kitô hữu Giáo dân nói, Hội Thánh đầy sinh lực tìm ra những cách mới mẻ và đầy ý nghĩa nhằm làm cho đức tin của mình “sinh động, có ý thức và tích cực qua ánh sáng của lời chỉ dẫn”205 trong mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh. Bài viết này sẽ phác họa đôi nét căn bản thần học của việc đào tạo đức tin trong tầm nhìn của chiều kích sứ vụ loan báo Tin Mừng. Việc đào tạo đức tin ngày nay sẽ được định hướng thực hiện ưu tiên trong tinh thần Năm Đức Tin “Tân Phúc Âm Hóa để Truyền bá Đức Tin,” đến mức độ người Kitô hữu có thể trở những nhà thừa sai năng động và tích cực hơn trong Hội Thánh địa phương của mình. Tập trung vào ưu tiên này, bài viết nhấn đến Hội Thánh như là thừa sai tự bản chất của mình (AG 2) và do đó, công việc đào tạo đức tin Kitô hữu ngày nay đi trong sự định hướng thừa sai ấy.

  1. Đức tin được lãnh nhận từ Hội Thánh

Người Kitô hữu lãnh nhận đức tin khi được dìm trong Chúa Kitô qua bí tích Thánh Tẩy. Người dự tòng bắt đầu bước vào nghi thức của bí tích Thánh Tẩy, vị chủ sự sẽ hỏi: “Ông (bà, anh, chị) xin gì cùng Hội Thánh”? Dự tòng đáp: “Thưa xin đức tin.” Chủ sự hỏi tiếp: “Đức tin sinh ơn ích gì cho ông (ba, anh, chị)?” Dự tòng đáp: “Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.”206 Khi đó, người tín hữu trở thành phần tử của Hội Thánh, có nghĩa Hội Thánh là cộng đoàn của những người tin và hy vọng, được sống và hiệp thông207 theo lời của Đức Giêsu: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21) và “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Như thế, mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi và sai đi công bố Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Toàn thể Hội Thánh là cộng đoàn thừa sai khi mỗi Kitô hữu có bẩn phận và quyền lợi dựa trên ân sủng của bí tích Thánh tẩy và Thêm sức đem lại, nhờ đó, người giáo dân tham dự đầy đủ vào sứ vụ đã được giao phó cho Hội Thánh (x. RM 71).

  1. Nền tảng và mục đích của sự giáo dục đức tin Kitô giáo

Đức Giêsu: nền tảng của việc đào tạo đức tin. Mầu nhiệm của Đức Kitô và sự cứu độ nơi Ngài là trung tâm điểm của việc đào tạo đức tin. Điều ngày có nghĩa tâm điểm của giáo lý Công giáo không là một giáo thuyết hoặc một nguyên tắc luân lý hoặc một hành vi thờ phượng, nhưng một con người, Giêsu Nagiarét. Đức Bênêđitô XVI nói trong tự sắc “Cánh cửa Đức tin” (Porta fidei): “trong thời điểm này, chúng ta luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, “là nguồn và tận điểm của đức tin” (x. Dt 12,2).”208 Những phần giáo lý quan trọng khác cũng khẳng định trọng tâm của việc đào tạo đức tin ở việc liên kết hoàn toàn chặt chẽ với chính Đức Kitô và Hội Thánh của Ngài, Ngài không chỉ truyền bá Lời của Thiên Chúa nhưng chính là Lời Thiên Chúa. Vậy, ước gì năm đức tin làm cho quan hệ của các tín hữu “với Chúa Kitô ngày càng thêm vững chắc hơn, vì chỉ trong Ngài mới có sự chắc chắn để hướng nhìn về tương lai và bảo đảm một tình yêu chân thực và lâu bền.”209

Mục đích của việc đào tạo đức tin cho các Kitô hữu là: việc giáo dục đức tin cho những người đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy. Như thế, việc giáo dục đức tin không chỉ đặt người tin trong sự đụng chạm nhưng còn trong hiệp thông và thân mật với Chúa Giêsu Kitô: chỉ duy mình Ngài mới có thể dẫn đưa chúng ta đến tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần và làm cho chúng ta được chia sẻ trong sự sống Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh. Do đó, mục đích của việc đào tạo đức tin sẽ có sự hiệp thông căn bản với Đức Kitô, làm cho Kitô hữu có thể đào sâu thêm đức tin của mình và sống đời sống Kitô hữu toàn hảo. Các tín hữu sống hiệp thông với Đức Giêsu sẽ kinh nghiệm đời sống mới của ân sủng. Như vậy, đào tạo đức tin cho đời sống Kitô hữu sẽ biểu hiện một sự biến đổi tuôn trào từ việc canh tân tâm trí và cõi lòng (Rm 12,2). Đức tin bao gồm một sự thay đổi đời sống, một sự hoán cải (metanoia: quay trở về), một sự biến đổi cơ bản của tâm trí và cõi lòng. Việc đào tạo đức tin giúp cho các tín hữu sống đời sống của họ đầy ý nghĩa như men trong xã hội và trên toàn thế giới. Đời sống tín hữu Kitô phần lớn cốt ở việc loan báo, cử hành và sống chứng tá. Đức tin sẽ được công bố, cử hành và làm chứng trong và qua đời sống của các tín hữu Kitô. Đức Bênêđitô XVI nói: “sau khi tuyên xưng đức tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo giải thích đời sống bí tích, trong đó Chúa Kitô hiện diện, hoạt động và tiếp tục xây dựng Hội Thánh của Ngài. Nếu không có phụng vụ và các bí tích thì việc tuyên xưng đức tin sẽ không hiệu quả, vì thiếu ơn thánh nâng đỡ chứng tá của các tín hữu Kitô.”210

  1. Định hướng thừa sai trong việc đào tạo đức tin

Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II khẳng định: “việc đào tạo đức tin không thể bị tách rời khỏi hoạt động mục vụ và thừa sai của Hội Thánh.”211 Cho nên chúng ta cùng nhau xét đến định hướng thừa sai trong việc đào tạo đức tin cho các tín hữu Kitô trong thế giới ngày nay đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Sứ vụ của Đức Kitô sẽ đươc tiếp tục và hoàn thành trong Hội Thánh ngày nay chỉ qua cuộc sống tận tâm và quyết liệt bởi dân Chúa về các giá trị Tin Mừng.

Trước tiên, việc đào tạo đức tin dẫn đến việc Tin Mừng hóa bên trong Hội Thánh sẽ Tin Mừng hóa bên ngoài xã hội và thế giới. Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rõ: “Con người thời nay tin vào các nhân chứng hơn thầy dạy, vào các kinh nghiệm hơn là đạo lý, vào đời sống và các hành động hơn là các lý thuyết.”212 Do đó, Kitô hữu đích thật sẽ là một nhà thừa sai chân chính và một nhà thừa sai chân chính sẽ là một vị thánh (x. RM 90). Như vậy, khi nhận ra giá trị của mỗi người Công giáo, chúng ta phải nhiệt tình và khuyến khích nhau sống đức tin của mình qua việc canh tân đời sống cá nhân và thông hiệp vào sự thánh thiêng cộng đoàn, bởi vì “chính việc tuyên xưng đức tin là một hành vi bản thân và đồng thời cũng có tính chất cộng đoàn.... “Tôi tin” cũng là Hội Thánh Mẹ chúng ta, đáp lại Thiên Chúa bằng đức tin của mình và dạy chúng ta nói “Tôi tin”, “Chúng tôi tin.”“213 Việc đào tạo đức tin sẽ thực hiện nhiệm vụ này như một phần quan trọng cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.

Thứ hai, việc đào tạo đức tin làm cho người Kitô hữu nhận ra sự cần thiết của một cuộc gặp gỡ lại với Đức Kitô. Đời sống Kitô hữu đòi hỏi một bổn phận xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần gian. Như thế, các Kitô hữu cần có một cuộc gặp gỡ lại với Đức Kitô và canh tâm đức tin và bổn phận của mình. Chỉ có cuộc gặp gỡ lại với Đức Kitô mới có thể khơi dậy sự nhiệt tình và tự tin thừa sai của chúng ta và làm cho cộng đoàn tín hữu sống động và mỗi thành viên được thúc đẩy đi loan báo Tin Mừng. Như vậy, việc học hỏi giáo lý giúp chúng ta đi sâu vào trong kinh nghiệm qua một cuộc gặp gỡ thuộc cộng đoàn và cá nhân và hiến dâng khả năng phát sinh hành trình đức tin cá nhân của con người, trong mối quan hệ với tính chất độc đáo của cứ liệu đức tin Kitô giáo. “Để hiểu một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy trong Sách Giáo Lý Công Giáo một trợ lực quí giá và không thể thiếu được. ... Sách này có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin, nhất là những ai quan tâm đến việc huấn luyện các tín hữu Kitô, một điều rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày nay.”214 Do đó, việc học hỏi giáo lý có thể trở thành một cuộc khám phá từng bước một về sự hiểu biết và chấp nhận tự ý của con người về Đức Giêsu trong những cách thức có liên hệ với cuộc sống và cá nhân.

Thứ ba, việc đào tạo đức tin đưa đến một cuộc hoán cải và biến đổi thật nơi nhà thừa sai. Sự hoán cải này có nghĩa là một cuộc metanoia thực sự, một sự thay đổi của tâm-trí hướng đến một đức tin sâu xa hơn nơi Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô và đưa đến một đời sống yêu thương và đầy tình bằng hữu. Loại thay đổi sâu xa này là một sự kiện quyết định trong đời sống của mỗi Kitô hữu, như cuộc hoán cải của thánh Phaolô, một nhà thừa sai vĩ đại. Cuộc hoán cải và đức tin là hoa trái đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng. Do đó, việc đào tạo đức tin được hiến tặng trong tầm nhìn của việc thức tỉnh, nuôi dưỡng và giáo dục đức tin và của việc đào sâu và hoàn thành cuộc hoán cải ban đầu. Vì thế, việc đào tạo đức tin có một vai trò đặc biệt dẫn đưa tín hữu Kitô đến nhận thức rõ về cuộc hoán cải thật trong Chúa Kitô để tiếp tục sứ vụ của Ngài.

Thứ tư, việc đào tạo đức tin có thể làm chúng ta truyền thông Tin Mừng. Đức Giêsu sai các môn đệ vào trong thế giới tiếp tục sứ vụ của Ngài và phải giữ quan điểm và lối sống thuộc Tin Mừng. Như vậy, mục đích cơ bản của việc loan báo Tin Mừng là xây dựng Nước Thiên Chúa mà cốt ở việc thể hiện tình yêu của Thiên Chúa ra thành tình yêu người thân cận. Chúng ta phải trình bày Đức Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất, Đấng Trung gian duy nhất, Thiên Chúa trọn vẹn và Con Người trọn vẹn và hiện thân của tình yêu Thiên Chúa Cha, được bày tỏ trong những việc làm cụ thể để mời gọi người ta tin vào Ngài với tất cả sự tự do của mỗi người. Đây là cách thích đáng để trình bày về Đức Kitô và cho phép chính mỗi người tìm kiếm Ngài, như khi Đức Giêsu nói với các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả, “Đến và xem” (Ga 1,37).

Cuối cùng, việc đào tạo đức tin vì một định hướng thừa sai dẫn đến một quá trình đối thoại với các tôn giáo khác. Công Đồng Vaticanô II đã cho chúng ta một tầm nhìn và sự hiểu biết mới về các tôn giáo khác. Công Đồng nhận ra “hạt của Lời” hiện diện và hoạt động nơi cá tôn giáo khác nhau (AG 11, LG 17). Đặc biệt trong tuyên ngôn về Mối Liên Hệ của Hội Thánh với các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo (Nostra Aetate) dạy: “Hội Thánh Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo khác. Hội Thánh có sự chú tâm cao đối với những phương tiện hành động và lối sống, những giáo giới và giáo thuyết, chúng thường đem lại ánh sáng của Chân lý, Chân lý chiếu soi cho hết mọi người.”215 Trong cách thực hành việc đối thoại liên tôn này Tông huấn Hội Thánh tại Á Châu khẳng định: “Những quan hệ giữa các tôn giáo sẽ được mở mang tôt đẹp nhất là khi mọi người sống trong bầu không khí cởi mở với nhau, có ý muốn lắng nghe, tôn trọng và cảm thông người khác trong những dị biệt của họ. Để làm được những việc này cần phải có tình yêu đối với người khác. Từ đó mới có sự cộng tác, hòa hợp và làm phong phú cho nhau.”216 Như vậy, việc đào tạo đức tin cần có một đường đi mới hướng đến các niềm tin khác có liên quan đến các quốc gia giống như Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và văn hóa.

Chúng ta cố gắng hiểu việc đào tạo đức tin trong các hoạt động thừa sai của Hội Thánh. Hội Thánh là loan báo Tin Mừng – xây dựng Nước Thiên Chúa, được sai đi bởi Đức Kitô, vị thừa sai vĩ đại của Thiên chúa Cha. Hội Thánh phải công bố Tin Mừng của Đức Kitô như một thực tại cứu độ. Sứ vụ căn bản của việc loan báo Tin Mừng này là sự liên tục sứ vụ Đức Kitô đã được ủy thác cho mỗi người được dìm trong chúa Kitô qua bí tích Thánh tẩy. Chúng ta cũng đã trình bày chi tiết việc đào tạo đức tin như sự thân mật với Đức Kitô và sự trưởng thành trong đức tin của cộng đoàn năng động. Như vậy, thừa tác vụ của việc đào tạo đức tin có một vai trò quyết định để định hướng mọi Kitô hữu hướng đến ơn gọi thừa sai của họ trong tình cảnh hiện tại như Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới gửi đến cộng đoàn tín Hữu Kitô tại Á châu: “... sự hiện diện của anh chị em là một hạt giống phong phú, được phó thác cho quyền năng của Chúa Thánh Linh, hạt giống ấy tăng trưởng trong đối thoại với các nền văn hóa khác nhau, với các tôn giáo cổ kính, với vô số người nghèo. Mặc dù nhiều khi bị gạt ra ngoài lề xã hội, và bị bách hại nhiều nơi, Hội Thánh tại Á châu với đức tin kiên vững, là một sự hiện diện quí giá của Tin Mừng Chúa Kitô, loan báo công lý, sự sống và sự hài hòa.”217 Việc đào sâu nhận thức về sứ vụ loan báo Tin Mừng là rất quan trọng đối vớ Hội Thánh và các thành phần của Hội Thánh, từ việc loan báo Tin Mừng hướng ra bên ngoài trở thành có hiệu lực và hữu ích hơn qua việc loan báo Tin Mừng hướng vào bên trong, đòi hỏi những quan điểm, lối sống và đường đi tới đặc biệt trong việc hoàn thành trọn vẹn sứ vụ của Đức Kitô.

Lm. Phêrô Đinh Ngọc Lâm, CSsR



      1. Những điều phải tin… theo cấu trúc “Ba Ngôi”

NHỮNG ĐIỀU PHẢI TIN…

THEO CẤU TRÚC “BA NGÔI”



Dẫn vào

Không đi ngược với tự do của con người, đức tin là một hành vi nhân linh của con người. Khi tin, con người sử dụng trí khôn (wisdom) để “hiểu biết” điều mình đang làm (mặc dù không thể hiểu hết được) và thực sự tự do “ước muốn” (free will) làm điều ấy (có sự ưng thuận của ý chí).218

Tự do là khả năng, bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành động hay không hành động, có thể làm việc này hoặc việc khác; và như vậy, tự mình làm những hành động có ý thức. Nhờ có ý chí tự do, mỗi người tự quyết định về chính bản thân mình. Trong con người, sự tự do là một sức mạnh để tăng trưởng và trưởng thành trong chân lý và điều thiện. Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo, khi nó được quy hướng về Thiên Chúa, là vinh phúc của chúng ta.219

Thật ra, để đáp ứng những nhu cầu các thời đại khác nhau, Giáo hội đã từng đưa ra nhiều tín biểu: những tín biểu thời các tông đồ,220 tín biểu Quicumque,221 tín biểu Công đồng Tôlêđô,222 tín biểu Công đồng Latêranô,223 tín biểu Công đồng Lyon,224 tín biểu Công đồng Trentô,225 tín biểu của Ðức Giáo hoàng Ðamaxiô,226 bản “Kinh Tin Kính của dân Thiên Chúa” của Ðức Giáo hoàng Phaolô VI (1968).227 Vậy đâu là những điều một tín hữu Công giáo cần tin; một tín hữu Công giáo thực sự phải tin những gì?



Những điều phải tin

Mặc dù sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có đến hai ngàn tám trăm sáu mươi lăm (2.865) số,228 người ta vẫn có thể đắc dụng Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople để giải đáp cho câu hỏi “Một tín hữu Công giáo thực sự phải tin những gì?”229

Các tín hữu Công giáo nói chung phải tin những điều được mạc khải trong Thánh kinh và Thánh truyền, những điều được truyền dạy qua hành vi long trọng định tín của Giáo hội hoặc qua huấn quyền thông thường và phổ quát. Trong ý thức đó, người ta cần nhận ra rằng Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople bao hàm cách “tổng quát mà chi tiết” những điều phải tin, cả những tín điều đã được định tín lẫn chưa được định tín, những giáo huấn tỏ tường và vô ngộ của Giáo hội.230 Đó là những chân lý phải được tin nhận bằng đức tin.

Vì thế, để tìm hiểu thêm về Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople, chúng tôi đặt tín biểu này đối chiếu với Tín biểu Các Tông Đồ. Với sự thêm vào phần Anh ngữ đặt phía dưới phần tiếng Việt (trích dẫn từ số 184 trong Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo của Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2009), ý nghĩa các từ ngữ tiếng Việt trong phần này như rõ rệt thêm hơn dẫu rằng có đôi chỗ nên được sửa lại (khi thuận tiện).231



Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople

Tín biểu Các Tông Đồ

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.

We believe in one God, the Father, the Almighty, maker of heaven and earth, of all that is, seen and unseen.

Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.

I believe in God the Father almighty, creator of heaven and earth.

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa; Ánh sáng bởi Ánh sáng; Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật; được sinh ra mà không phải được tạo thành; đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng. Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng.

We believe in one Lord, Jesus Christ, the only Son of God, eternally begotten of the Father, God from God, Light from Light, true God from true God, begotten, not made, of one Being with the Father. Through him all things were made. For us men and for our salvation, he came down from heaven: by the power of the Holy Spirit he was born of the Virgin Mary, and became man. For our sake he was crucified under Pontius Pilate; he suffered died and was buried. On the third day he rose again in fulfillment of the Scriptures; he ascended into heaven and is seated at the right hand of the Father. He will come again in glory to judge the living and the dead, and his kingdom will have no end.

Tôi tin kính Ðức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Ðức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Ðức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.

I believe in Jesus Christ, his only Son, our Lord. He was conceived by the power of the Holy Spirit and born of the Virgin Mary. Under Pontius Pilate He was crucified, died, and was buried. He descended to the dead. On the third day he rose again. He ascended into heaven and is seated at the right hand of the Father. He will come again to judge the living and the dead.

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống; Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

We believe in the Holy Spirit, the Lord, the giver of life, who proceeds from the Father and the Son. With the Father and the Son he is worshipped and glorified. He has spoken through the Prophets.

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy.

I believe in the Holy Spirit, the holy catholic church, the communion of saints, the forgiveness of sins, the resurrection of the body, and the life everlasting.

Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.232

We believe in one holy catholic and apostolic Church. We acknowledge one baptism for the forgiveness of sins. We look for the resurrection of the dead, and the life of the world to come. Amen.

Amen.233

Amen.

So với Tín biểu nguyên thủy của Công đồng Nicea (325) chống lại các điều nòng cốt của mậu thuyết Arianism,234 Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople (381):

(1) nói nhiều hơn về ngôi vị Chúa Kitô; (2) bỏ cụm từ “từ bản thể của Đức Chúa Cha” sau từ homoousios; (3) nói nhiều hơn về Chúa Thánh Thần; (4) bổ túc một số điều về Giáo hội, về nhiệm tích rửa tội, về sự sống lại và cuộc sống đời đời; và (5) không có một án phạt tuyệt thông nào.235

theo cấu trúc “Ba Ngôi”

Vẽ nên những đường nét lớn về thần học Ba Ngôi, Thánh Âutinh cho rằng, để có thể mon men tìm hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa, người ta cần phải có tâm hồn đạo đức, trong sạch, đầy ơn Chúa. Suy luận chỉ là bước đầu để hướng tới chiêm niệm, yêu mến, rồi thực hành.236 Chính khi cử hành thánh lễ Chúa Ba Ngôi cũng là lúc Giáo hội muốn người Kitô hữu nhìn lại hình ảnh của một Thiên Chúa duy nhất: Cha, Con và Thánh Thần. Sự duy nhất ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa.237 Vì vậy, để ứng với “Ba chương của ấn tín rửa tội”,238 Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople trước hết không chỉ nói về Thiên Chúa Ngôi Thứ Nhất và công trình sáng tạo kỳ diệu; kế đến Thiên Chúa Ngôi Thứ Hai và mầu nhiệm cứu chuộc con người; sau là Thiên Chúa Ngôi Thứ Ba, cội nguồn và nguyên lý thánh hóa nhân loại, mà còn nói đến yếu tố thực hành của niềm tin này trong Giáo hội, một Giáo hội công giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền.

Chính vì thế, Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople gồm bốn phần: ba phần nói về các Ngôi Thiên Chúa—một phần về Chúa Cha, một phần về Chúa Giêsu Kitô,239 một phần về Chúa Thánh Thần240—và phần cuối về Giáo hội Công giáo duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Những tín điều này là các chân lý được Thiên Chúa mạc khải, những điều các tín hữu Công giáo phải tin (tin = thái độ đáp ứng phù hợp với tín điều).241 Hơn nữa, liên quan đến các điều một người Công giáo phải tin, ta không nên quên các chân lý “nền tảng” mặc dù chưa bao giờ được định tín:

Bởi vì, nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Thánh kinh nói: “Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng.”242

Ai khước từ Ta và không đón nhận lời Ta, thì có quan tòa xét xử người ấy: chính lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Thật vậy, không phải Ta tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai Ta, truyền lệnh cho Ta phải dạy gì hay nói gì.243

Vì vậy, niềm tin Công giáo nói chung đòi các tín hữu phải sống công bình và yêu thương, thành thật và can đảm, hòa thuận và tha thứ. Những ai sống như vậy sẽ tìm được sự hướng dẫn cho mình trong Phúc âm và giáo huấn của Giáo hội. Trên thực tế, người Công giáo phải làm tất cả điều này chủ yếu dựa vào quyền giảng dạy của Giáo hội, được gọi là huấn quyền, tức là quyền được thực thi cách long trọng như trong những tuyên bố chính thức của các đức giáo hoàng, trong các công đồng chung gồm các giám mục được các đức giáo hoàng chỉ định, hoặc qua cách bình thường với những phương thế quen hướng dẫn cho các tín hữu.244

Huấn quyền Giáo hội thi hành quyền bính đã được Chúa Kitô ban cho đến mức độ đầy đủ nhất khi tuyên bố các tín điều, tức là khi đưa ra các chân lý trong mạc khải thánh và buộc các Kitô hữu phải suy phục bằng đức tin không thể đảo ngược, hoặc khi dứt khoát đưa ra các chân lý có mối tương quan thiết yếu với những chân lý này.245

Theo Công đồng Vaticanô I, mọi người Công giáo buộc phải tin tất cả các tín điều của Giáo hội vì người ta không thể đạt được ơn công chính hóa và phần rỗi đời đời nếu như không hoàn toàn tin nhận đức tin tín lý đã được Giáo hội Công giáo Rôma xác định. Các tín điều của Giáo hội là những chân lý liên quan đến đức tin và luân lý mà Thiên Chúa đã mạc khải, được các tông đồ truyền lại trong Thánh kinh hoặc được Thánh truyền và Giáo hội trình giải, được sự phán quyết trang trọng và được huấn quyền phổ quát thông thường giảng dạy (which are truths concerning faith and morals revealed by God, transmitted from the Apostles in the Scriptures or Tradition and proposed by the Church, are taught by solemn judgment and by ordinary universal magisterium).246

Phải tin bằng đức tin thần linh và Công giáo tất cả những điều chứa đựng trong lời Chúa, được viết ra hoặc được lưu truyền, và những điều được Giáo hội trình giải, hoặc bằng phán đoán long trọng hoặc bằng nhiệm vụ giảng dạy thông thường và phổ quát, để được tin như đã được Thiên Chúa mạc khải.247

Ngoài các tín điều được công nhận cách hiển nhiên trong Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople, các điều giáo lý Công giáo trong tín biểu này chắc hẳn có liên quan đến nhiều giáo lý chính yếu khác về đức tin Công giáo, Giáo hội Công giáo, và đời sống Công giáo. Tín biểu đem đến cho người tín hữu Công giáo ánh sáng để hiểu biết các giáo lý khác:248 trung thành với giáo huấn chung quyết, tôn trọng giáo huấn có thẩm quyền, chấp nhận giáo huấn được chuẩn nhận mà không loại bỏ giáo huấn được cho phép (adhering to definitive teaching, respecting authoritative teaching, accepting approved teaching, not rejecting allowed teaching).249 Thực vậy, mặc dù phải tin tất cả các tín điều, nhưng tín hữu Công giáo không buộc phải tin các giáo lý bởi vì các giáo lý không được đoàn sủng vô ngộ bảo vệ. Rõ ràng mọi tín điều đều là giáo lý, nhưng không phải giáo lý nào cũng là tín điều. Hơn nữa, “… không có một danh mục các tín điều nào được toàn thể các tín hữu Công giáo chấp nhận, kể cả các giám mục và các nhà thần học”250 bởi vì không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được sự dị biệt giữa các giáo lý và các tín điều.

Tuy nhiên, với Kinh Tin Kính thì khác. Francis A. Sullivan, trong tác phẩm Creative Fidelity: Weighing and Interpreting Documents of the Magisterium, đã khẳng định: “không thể hoài nghi rằng mỗi điều của Kinh Tin Kính đều là một tín điều”.251 Chẳng vậy mà vào mỗi Chúa nhật, các tín hữu Công giáo công khai tuyên xưng đức tin của mình qua Kinh Tin Kính (Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople).252

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.253




tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương