Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu Cao Viet Thang



tải về 209.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích209.38 Kb.
#30056

Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu Cao Viet Thang





MỤC LỤC
MỤC LỤC 1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

2.TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về thực vật học 3

2.1.1 Mô tả 3

2.1.2 Bộ phận dùng 4

2.1.3 Phân bố sinh thái 4

2.1.4 Cách trồng 5

2.1.5 Thu hái và chế biến 5

2.1.6 Sự nhầm lẫn với một số cây khác 5

2.2 Thành phần hóa học chính 8

2.3 Tác dụng dược lý 8

2.4 Công dụng 9

2.5 Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử 9

2.5.1 Vi phẩu lá, rễ 10

2.5.2 Khảo sát bột dược liệu 10

2.5.3 Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 10

2.5.4 Phân tích định tính và xác định hợp chất Alkaloid 11

3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 12

3.1 Đặc điểm vi phẩu và soi bột 12

3.2 Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 16

3.3 Định tính Alkaloid toàn phần 17

4. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU 18

4.1 Mô tả 18

4.2 Đặc điểm vi học và soi bột 19

4.3 Thành phần hóa thực vật 19

4.4 Các chỉ số khác 20

5. THÔNG TIN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TNHC CHỮA BỆNH 21

6. KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại và hiện đại hóa y học cổ truyền là xu hướng chung của thời đại.

Theo cách đánh giá của WHO, Việt Nam là nước không chỉ là nước có bề dày truyền thống phát triển y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay, mà thực sự là nước có tiềm năng về y học cổ truyền và đã đạt được nhưng thành công ban đầu trong vấn đề kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Những thành tựu đó đã góp phần tích cực trong việc giảm nhẹ chi phí y tế, nâng cao hiệu quả điều trị đối với một số bệnh mạn tính.

Y học cổ truyền cần được hiện đại hóa để không có nguy cơ trở thành một thứ đồ cổ trong chiều sâu của thời gian, mà sẽ là một khoa học để phục vụ cho yêu cầu của xã hội hiện đại.

Hiện đại hóa là cách dùng kiến thức, công cụ và các phương pháp nghiên cứu khoa học - kỹ thuật hiện đại để hiểu và chứng minh cơ sở khoa học của nguyên lý, lý thuyết và phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền, của các bài thuốc và đặc biệt là các chất có tác dụng dược lý có trong cây thuốc.

Tuy nhiên, hiện nay các nguyên liệu dược liệu đang bị làm giả, làm nhái rất nhiều và nhiều chế phẩm từ dược liệu còn kém chất lượng .Điều này có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, cũng như gây mất lòng tin của mọi người khi sử dụng các chế phẩm và cây cỏ từ dược liệu. Vì vậy việc xây dựng một tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu là vấn đề hết sức cần thiết.

Trong phạm vi bài báo cáo này xin đề cập đến việc xây dựng tiêu chuẩn dược liệu Trinh nữ hoàng cung, một trong những cây được sử dụng trong dân gian để điều trị u xơ tiền liệt tuyến và u xơ tử cung, ngoài ra còn điều trị ung thư như tử cung, dạ dày, phổi, tuyến tiền liệt.




2.TỔNG QUAN




2.1TỔNG QUAN THỰC VẬT HỌC


Tên khoa học: Crinum latifolium

Họ: Thuỷ Tiên Amaryllidaceace

Tên khác: Tỏi lơi lá rộng,Vạn châu lan, thập bát học sĩ, tỏi thái lan.

2.1.1Mô tả:


Trinh nữ hoàng cung là loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15 cm. Các bẹ là úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15 cm, là mọc từ thân hành, hình dãi mũi giác, có nhiều là mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.

Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng pha hồng, dài 10-15cm, bao gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại, nhị 6, bầu hạ; lá bắc rộng, hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn. Từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Mùa hoa quả : tháng 8-9.

Mép lá: Đặc trưng với hai bên mép là hình lượn sóng.





2.1.2Bộ phận dùng : lá, thân hành

2.1.3Phân bố và sinh thái


Chi Crinum L. có khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Trong đó, một số loài được trồng làm cảnh và làm thuốc tương đối phổ biến.

Cây trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào, Việt nam, Ấn Độ và cả phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu từ các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía bắc.

Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng tối một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình tưd 22 đến 27oC, lượng mưa trên 1500mm/năm. Trinh nữ hoàng cung sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, mỗi năm 1 cây có thể sinh ra 6-8 lá mới. Cây trồng ở các tỉnh phía bắc có hiện tượng hơi tàn lụi vào mùa đông. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe, hàng năm có thể có thêm 3-5 hành con từ thân hành mẹ. Cây trồng được 3 năm sẽ tạo thành một khóm lớn, có đến 20 nhánh ở các tuổi khác nhau.

Trinh nữ hoàng cung ra hoa hằng năm, nhưng không đậu quả ở Việt Nam. Trong khi đó, ở Thái Lan, Ấn Độ …, có thể thu được hạt giống để nhân trồng.


2.1.4Cách trồng


Trinh nữ hoàng cung đang được trồng ở nhiều nơi, từ miền bắc tới miền nam.

Do tác dụng chữa trị bệnh của TNHC, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu trồng đại trà.

Cây được nhân giống bằng thân hành (giò, tựa như củ khoai bông) vào mùa xuân (tháng 2,3) ở miền Bắc và vào đầu mùa mưa ở miền Nam. Chọn thân hành bánh tẻ chưa ra hoa, không sâu bệnh để làm giống. Năm đầu, cây hầu như không đẻ nhánh. Từ năm thứ hai trở đi, cây mới bắt đầu đẻ nhánh. Vì vậy, tốc độ nhân giống khá chậm, nhất là khi cần nhân một dòng đã chọn lọc. Hiện nay, đã có phương pháp nhân dòng vô tính khá nhanh bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro.

Trinh nữ hoàng cung hơi ưa bóng râm, ưa ẩm (luôn luôn là 60-70 %). Chọn loại đất thịt nhẹ hoặc trung bình, có khả năng giữ ẩm. Đất cần cày bừa kỹ, bón lót cho mỗi hecta 25-30 tấn phân chuồng, 500kg supe lân, 300kg sulfat kali. Khi trồng cần cắt bỏ rễ, cắt bớt lá, vùi sâu vừa hết phần thân hành.

Thường xuyên làm cỏ, xới, vun kín thân hành, tưới đủ ẩm.Cây có thể chịu ngập úng trong vài ngày.

Sau khi trồng 30-45 ngày, bắt đầu bón thúc lần đầu, mỗi hecta bón 50kg urê pha loãng với nước, tưới xung quanh gốc. Đến tháng 6-7, đã có thể thu hoạch lá. Sau mỗi lần thu hoạch lá (khoảng 20-30 ngày), lại bón thúc như trên. Chỉ thu những lá bánh tẻ, thu đến khi cây ngừng sinh trưởng (vào mùa đông, nhất là ở miền bắc). Trồng một lần có thể thu hoạch trong nhiều năm. hằng năm khi cây chuẩn bị sinh trưởng trở lại, cần bón thúc thêm phân, lượng phân các loại bằng ½ lượng phân bón lót để duy trì độ phì và độ tơi xốp của đất.

Trinh nữ hoang cung bị một loài sâu hại đặc biệt rất nghiêm trọng, đó là Brithys crini Fabricius thuộc họ Noctuidae, bộ Lepidoptera. Sâu xuất hiện vào đầu tháng 2, gây hại tất cả các bộ phận.

Cây TNHC cho năng suất thấp và không được bón đạm hoá học làm giảm dược tính và làm cho TNHC nhiễm sâu bệnh. Trồng đại trà thì dùng thuốc đặc trị khi bị nặng; trồng một vài cây có thể cắt hết lá vứt đi xa, từ thân củ TNHC thường dễ dàng phát triển trở lại.

Nhân giống bằng nuôi cấy mô đã được nghiên cứu để cung cấp nhánh cây con.

2.1.5Thu hái và chế biến


Để làm thuốc, thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Khi dùng, ta chỉ hái những lá hơi già dài khoảng 50 phân vào buổi chiều tối. Lá hái được đem phơi trong chỗ mát cho đến khô. Khi khô bỏ túi nilon bọc cất kín. Khi uống, ta lấy ra ngắt từng đoạn cho vừa đủ một nắm tay, đun rang vàng hạ thổ, rồi bỏ vào ấm đất sắc 2 lần vào khoảng giữa buổi sáng và buổi tối, sau bữa ăn 30 phút. Thuốc uống không đắng, không đau đầu buồn nôn. Uống xong nên nằm nghỉ một chốc.



Cách uống: Người bệnh uống một đợt 21 ngày. Uống liên tục 7 ngày, nghỉ 2 ngày, rồi uống tiếp tuần 2, tuần 3. Người bệnh nặng uống 2,3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7 giây.Nếu uống lá tươi thì mỗi ngày uống 3 lá, ngắt đoạn rang vàng hạ thổ bỏ vào ấm đất sắc uống như thuốc bắc.

Chú ý: Quá trình thu hái, chế biến lá TNHC, không dùng đồ sắt…

2.1.6Sự nhầm lẫn với một số cây khác.


Về tên gọi thì dễ nhầm với cây trinh nữ (cây xấu hổ).

Về hình dáng, trinh nữ hoàng cung có hình dáng bên ngoài rất giống với cây náng hoa trắng, cây huệ biển... Thậm chí, trinh nữ hoàng cung còn có hình dáng bên ngoài rất giống với một loại  cây có tác dụng làm giảm khả năng sinh sản. Sự nhầm lẫn nhiều khi rất tai hại, nó không những không giúp cho điều trị mà có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phân biệt với một số cây khác để tránh nhầm lẫn gây ngộ độc. Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó phải phân biệt rõ cây trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam.

Ngay trong chi Crinum chỉ có Crinum latifolium L. có tác dụng trị u xơ theo kinh nghiệm dân gian.

Một đặc điểm của lá TNHC khác với các cây náng hoa trắng và náng hoa đỏ là mép lá soăn hình lượn sóng, trong khi 2 cây cùng họ cao hơn, lá to và dài hơn. Hoa gồm 1 cán dài 40 – 60 cm, to cỡ ngón tay cái, hoa tựa như hoa loa kèn to, có màu trắng và màu hồng phấn từ cuống hoa trở lên độ ¼ hoa rất đẹp, nhưng nhiều khi cuống không mang nổi hoa mà bị đổ, nhất là trồng ở đất tốt, không đủ nắng. TNHC cũng như các cây thuộc họ thuỷ tiên có hoa thơm, náng hoa trắng có hoa thơm hơn.



Đặc điểm

Trinh nữ hoàng cung

Náng hoa trắng

Hình thái

- Thân hành như củ hành tây

- Lá mỏng hơn, màu xanh nhạt hơn

-Mặt dưới sóng có một gờ sắc chạy dọc

- Hoa trắng phớt hồng



- Thân hành hình trứng thuôn

- Lá dày hơn, màu xanh đậm hơn

- Hoa trắng


Vi phẩu

- Mặt dưới sóng lá tạo thành một góc tù.

- Không đối xứng qua sóng lá, một bên mặt lõm vào.

- Tinh thể calci oxalat hình ruột chì.


- Mặt dưới sóng lá là một vòng cung đều đặn.

- Đối xứng qua sóng lá.


- Tinh thể calci oxalat hình kim

Để có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ cùng chi Crinum, phải dựa trên sự khác nhau về hình thái thực vật.

Sự khác nhau về hình thái giữa hai cây này trình bày trong bảng sau:


Trinh nữ hoàng cung

Lan huệ

- Hoa ít thơm

- Cánh noa mảnh, rộng, màu phớt hồng.

- Nụ hoa chưa nở phồng to, ngắn.

- Số hoa thường là 6 trên một tán hoa, có khi là 9, 10, 12.

- Chỉ nhụy hoa màu trắng.

- Cuống hoa tròn, đế tán hoa hơi cong, dài khoảng 7 cm, đế hao và cuống hoa màu xanh.

-Khi hoa nở hết, các cánh hoa vẫn xếp xát nhau giữ hình ống.

- Lá có màu xanh nhạt hơi vàng


- Thân thường ngắn, có màu đỏ tía.

- Hoa rất thơm

-Cánh hoa hẹp, màu trắng xanh.


- Nụ hoa lúc chưa nở thon dài hơn.

- Trên một tán hoa thường có 12 hoa.

-Chỉ nhụy hoa màu đỏ tía.

- Cuống hoa dài hơn trinh nữ hoàng cung (10-12 cm), đế hoa và cuống hoa màu đỏ tía.

- Khi hoa nở hết, các cánh hoa tách rơi nhau ra, uốn cong xuống.

- Lá có màu xanh đậm hơn, lá dầy hơn lá trinh nữ hoàng cung.

- Thân cao hơn, thường có màu xanh, đôi khi cũng có màu đỏ tía.





Hình một số cây có thể nhầm lẫn với Trinh Nữ Hoàng Cung


2.2Thành phần hóa học chính


Trinh nữ hoàng cung được nghiên cứu về mặt hóa học từ những năm 1980. Hoạt chất chính gồm có các alkaloid không dị vòng như latisolin và nhiều alkaloid dị vòng từ các tác giả ngoại quốc như Shibnath Glosal năm 1983, 1985, 1986, 1988, 1989; Jeffs Peter W. 1985; Kobayashi Shigeru 1984. Ngoài ra, rễ và thân rễ cũng chứa 2 glucan A và B. Glucan A gồm 12 đơn vị glucose, còn Glucan B có khoảng 110 gốc của glucose ( theo Tomada Mashashi và cộng sự, 1985)
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Hoàng và cộng sự năm 1997, cây này có 11 alkaloid và nhiều acid amin và acid hữu cơ. Trần văn Sung và cộng sự năm 1997 đã phân lập được từ thân cây này 5 alkaloid, trong đó 2 chất L. lycorin và pratorin được nhận dạng bằng quang phổ khối luợng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton carbon 13.
Võ Thị Bạch Huệ và cộng sự năm 1988 đã phân lập được từ lá 2 alkaloid là crimanidin, 6-hydroxycrinamidin được nhận dạng bằng các phân tích hóa học và quang phổ.

2.3Tác dụng dược lý


Cao methanol của rễ, thân va cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế sự phân bào, kiềm hãm sự tăng trưởng của rễ hành ta; hoạt tính của trinh nữ hoàng cung bằng hoặc hơn 50% so với hoạt tính của colchicin ở cùng nồng độ.

Trong công trình nghiên cứu khả năng tăng cường sự sinh sản in vitro của tế bào lympho T khi sử dụng cao chiết nóng từ trinh nữ hoàng cung (1-8 mg/ml), đã dùng bạch cầu đơn nhân to lấy từ máu ngoại vi của người cho máu khỏe mạnh, nuôi cấy trong môi trường chứa cao chiết theo tỷ lệ 1:3. Cao chiết bằng nước nóng của dược liệu nầy có tác dụng kích thích sự sinh sản của tế bào lympho T và đặc biệt có tác dụng kích thích trực tiếp các tế bào CD4. Còn trong thử nghiệm in vitro trên chuột, cho chuột nhắt trắng uống cao chiết nóng của trinh nữ hoàng cung cũng cho thấy có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào lympho T và hoạt hóa mạnh tế bào lympho trong máu ngoại vi của chuột thử nghiệm. Sự tăng sinh tế bào lympho T có tầm quan trọng đặc biệt trong miễn dịch học ung thư.



Một số alkaloid trong cây trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học. Lycorin ức chế sự tổng hợp protein và DNA của tế bào chuột và ức chế sự phát triển của u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm invitro, lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u. Lycorin làm ức chế sự tổng hợp vitamin C trong cây cỏ, làm ngừng sự phát triển của virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt và enzyme polypeptidase. Lycorin có độc tính cấp tính thấp.

Lycorin- O- glycosid ở mức liều microgam kích thích tế bào lympho lách chuột nhắt trắng, có tác dụng điều hòa miễn dịch. Pseudolycorin có tác dụng làm ngưng sự phát triển của tế bào Hela, ngăn cản sự tổng hợp protein trong tế bào u báng và làm chậm tổng hợp DNA. Hipparin ức chế một cách hồi phục sự thụ tinh của chuột cống đực.

Trong bài nghiên cứu về tác dụng hồi phục tổn thương tế bào lympho T và dòng tủy của viên nang Crila- dịch chiết alkaloid toàn phần của lá cây tring nữ hoàng cung – Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự đã nghiên cứu trên chuột bị chiếu tia gama thực nghiệm có tác dụng sau đây : hồi phục, tăng sinh tế bào dòng lympho cả số lượng dòng T, NK và tăng chức năng chế tiết IL2, TNF; có khả năng hồi phục bậc cầu trung tính và bạc cầu ưa acid của dòng tủy về trị số sinh học.


2.4 Công dụng


Theo kinh nghiệm dân gian và của các thầy Đông y, TNHC có tác dụng thông huyết, tán ứ, tiều viêm thũng, giảm đau, giải độc, thanh nhiệt, làm tan u xơ. Lá của TNHC có vị cay, tính mát, ít độc, đối với một số bệnh, như sưng tấy ung bướu, kháng ung thư, trị nhọt lở độc, đòn ngã, viêm tuyến sữa, bong gân, đau khớp xương, đau đầu. Có tài liệu cho rằng náng hoa trắng trị bệnh mạnh hơn TNHC, nhưng không nên dùng trong hay uống vì có độc, gây ói mửa và chóng mặt nhưng trị ngoài thì hiệu nghiệm như hơ nóng bóp cổ chân sai khớp, bong gân cổ chân. Các dạng u xơ tuyến tiền liệt, u xơ bướu cổ, u xơ tử cung, u xơ vú, viêm họng, viêm loét dạ dày, phong thấp, mụn nhọt… nhiều trường hợp dùng lá TNHC khỏi bệnh. Gặp bạo bệnh cần có lời khuyên của thầy thuốc.
Cách dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm:

Dùng lá tươi được cho lá tốt hơn. Lấy 3 lá tươi TNHC dài khoảng 4-5 tấc, rửa sạch, thái nhỏ. Sắc với 2 bát (chén) nước, còn lại ½ bát. Chia làm 3 lần uống sau khi ăn no.

Chữa bằng lá khô, chú ý khi thu hoạch rửa sạch, chần qua nước sôi rồi lấy ra ngay, lá mau khô hơn, chất lượng thuốc tốt hơn. Mỗi ngày dùng 20 g. Cách sắc và uống như trên.

Dùng lá tươi hay khô phải là lá lấy từ cây không bón thuốc hoá học, cách sắc và uống như trên.

Chú ý uống sau khi ăn no, phụ nữ có thai không được dùng, vì sẽ bị sẩy thai.

Thời gian điều trị, theo kinh nghiệm y học cổ truyền: cần uống liên tục, không ngắt quảng, không nghỉ giữa chừng, nữ uống 49 ngày, nam uống 64 ngày.

Đối với bệnh nhân nam, đề phòng thuốc làm yếu sinh lý, cần thêm cành lá đinh lăng lá nhỏ tươi 50 g, khô 20g, sắc chung với lá TNHC, nước đỗ ngập dược liệu. Sắc còn nữa bát (chén ăn cơm), chia làm 3 lần uống trong ngày.

2.5Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử


Để kiểm nghiệm một dược liệu là đúng hay sai hay để xây dựng tiêu chuẩn cho một dược liệu mới thì không phải dựa vào mô tả là đủ, mà cần phải dựa vào đặc điểm vi học, các hằng số vật lý, định tính, thử tinh khiết, định lượng và một số nội dung khác.

Cấu tạo giải phẩu của các cơ quan thực vật là một đặc điểm quan trọng trong kiểm nghiệm dược liệu. Trong phần lớn các trường hợp, hình dạng và cấu trúc của vách tế bào có ý nghĩa quan trọng nhất trong khảo sát vi học. Vì vậy, khi quan sát các mẫu người ta thường loại bỏ tế bào chất, nhuộm màu màng tế bào để việc quan sát dể dàng hơn.


Tiêu bản vi phẩu của trinh nữ hoàng cung được thực hiện qua các giai đoạn sau:


2.5.1Vi phẩu lá, rễ


Chọn mẫu: dùng mẫu tươi

Cắt vi phẩu: Cắt xuyên tâm bằng tay với lưỡi lam. Chọn lát cắt thật mỏng để nhuộm.

Nhuộm vi phẩu tiến hành tuần tự như sau:

-Ngâm lát cắt vào dung dịch Javel từ 15-30 phút, rửa bằng nước cất nhiều lần.

-Ngâm lát cắt vào dung dịch acid acetic 1%-3% trong 2 phút để tẩy Javel còn sót lại. Rửa bằng nước cất.

-Ngâm tiếp lát cắt vào dung dịch cloral hydrat (nếu thấy lát cắt chưa thật trắng và trong) khoảng 10-15 phút nữa. Rửa lại bằng nước cất.

-Ngâm vào dung dịch lục iod từ 5-10 giây. Rửa lại bằng nước cất.

-Ngâm tiếp vào dung dịch son phèn khoảng 15-30 phút. Rửa lại bằng nước cất đến khi dung dịch rửa hết màu.

Vi phẩu chuẩn bị xong soi bằng nước.

2.5.2Khảo sát bột dược liệu


Mỗi dược liệu đều có những đặc điểm mô học đặc trưng, chúng được thể hiện một phần qua bột dược liệu. Những đặc điểm này có thể có thể dùng để phân biệt dược liệu này với dược liệu khác, để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm.

Khảo sát bột dược liệu bằng kính hiển vi để tìm ra những đặc điểm vi học đặc trưng của bột dược liệu, giúp cho việc định danh, xác định độ tinh khiết, phân biệt dược liệu này với dược liệu dễ bị nhầm lẫn và phát hiện giả mạo nếu có.

Bột lá dược liệu trinh nữ hoàng cung : bột màu nâu, mùi hắc.

Phương pháp thử

Nhỏ 1-2 giọt chất lỏng để soi (thường là nước) nhỏ lên lame. Lấy một lượng bột dược liệu khoảng bằng đầu tăm cho vào giọt nước đó, khuấy kỹ. Đậy lamelle lên trên lame, dùng ngón tay di nhẹ trên lame cho bột phân tán đều. Dùng giấy lọc thấm nhanh nước thừa ở mép lamelle.

2.5.3Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật


Thành phần hóa học của một dược liệu là rất phức tạp và thường không thể biết được một các tường tận. Vì thế, thông thường việc nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu thường bắt đầu bằng việc xác định các nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật bằng phản ứng hóa học.

Trong phân tích thành phần hóa thực vật, người ta thường sử dụng các phản ứng hóa học đặc trưng cho một nhóm hợp chất để xác định sự có mặt của hợp chất nầy trong nguyên liệu thực vật. Việc phân tích này được tiến hành theo 2 bước:

Phân tích sơ bộ:

Các chất trong nguyên liệu thực vật được phân thành một vài phân đoạn đơn giản bằng cách sử dụng các qui trình chiết đơn giản, trong những điều kiện nhất định ( dung môi, pH môi trường,.v.v…). Định tính nhanh các hợp chất trong các phân đoạn bằng thuốc thử chung.

Định tính xác định:

Dùng các qui trình chiết đặc hiệu hơn, nhiều phản ứng đặc hiệu hơn để xác định sự có mặt của nhóm hợp chất.

Quy trình dùng để xác định nhanh một số nhóm hợp chất thường gặp trong nguyên liệu thực vật bằng các phản ứng hóa học dựa trên nguyên tắc:

Phân tách hỗn hợp các chất trong nguyên liệu thành những phân đoạn đơn giản theo độ phân cực tăng dần: kém phân cực, phân cực trung bình và phân cực mạnh.

Dùng các phản ứng hóa học đặc trưng (thường là các phản ứng kết tủa, phản ứng màu) để phát hiện nhóm hợp chất có trong dịch chiết.

Yêu cầu chung của các phản ứng hay thuốc thử sử dụng trong định tính một nhóm hợp chất là chúng phải đặc hiệu, nhạy và dễ phát hiện. Chúng cũng phải không hay ít bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các hợp chất khác có trong phản ứng.

Chiết tách hỗn hợp các chất có trong nguyên liệu thực vật thành 3 phân đoạn lần lượt với các dung môi ether ethylic, ethanol và nước.

Sơ đồ chiết:



2.5.4Phân tích định tính và xác định hợp chất Alkaloid


Hợp chất quan trọng trong Trinh Nữ Hoàng Cung là Alkaloid.

Theo tài liệu đã nghiên cứu chiết Alkaloid bằng phương pháp chiết nước sôi và chiết bằng Soxhlet.

Chiết bằng nước sôi: Mẫu dược liệu 5g ngâm với 50ml ethanol 50o, ngâm trong 1h, chiết 30 phút ở 90oC, lọc qua màng xốp 0.45µm. Phần nước lọc ra được thu lấy và bã còn lại được chiết 3 lần nữa với 50 ml ethanol 50o.

Sơ đồ chiết bằng nước sôi:

Chiết bằng Soxhlet:

Lấy 5g bột lá được chiết bằng Et2O Soxhlet (ở 90oC) với HCl/cồn 50oC đến hết màu. Để khô tơi và làm ẩm bột NHOH đậm đặc qua đêm. Sau đó chiết bằng CHCl3 cho đến khi dịch chiết âm tính với thuốc thử chung alkaloid ( Bouchardat, Dragendoff, Valse Mayer,….). Dịch CHCl3 được cô đến cắn sệt.




3.KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.1Đặc điểm vi phẩu và soi bột

3.1.1Vi phẫu lá:


Phần gân lá có tiết diện lõm ở mặt trên và lồi ở mặt dưới. Có 2 lớp tế bào xếp dãy ở 2 mặt gân lá. Kế đến là lớp mô mềm đạo.Bó libe-gỗ ở trung tâm gân xếp hình vòng cung là libe-gỗ.

Hình 3.1 Cấu tạo vi phẫu lá Trinh nữ hoàng cung




Hình 3.2 Mép lá với 2 lớp tế bào

Hình 3.3 Sơ đồ cấu tạo chi tiết lá Trinh nữ hoàng cung



3.1.2Vi phẩu rễ


Thiết diện hình tròn. bên ngoài lớp biểu bì là lớp cutin dày. Mô mềm đặc gồm 1 lớp tế bào xếp kế đó, tiếp theo là lớp mô mềm khuyết xếp xen kẽ. Bên trong nội bì và trụ bì là các bó libe gỗ xếp gần sát nhau tạo một v òng kín. Libe gồm từng đám tế b ào nhỏ màu hồng, xếp lộn xộn, tr ên bó gỗ gồm 4 đến 5 mạch gỗ hướng tâm.

Hình 3.4 Cấu tạo vi phẫu rễ

Hình 3.6 Sơ đồ cấu tạo chi tiết rễ Trinh nữ hoàng cung

3.1.3Bóc tách biểu bì lá


Mãnh biểu bì mang lỗ khí có cấu tạo đặc trưng của lớp 1 lá mầm.



3.1.4Soi bột dược liệu


Bột màu nâu, vị chát đắng, soi kính hiển vi thấy có nhiều mảnh mô mềm, có thể chứa tinh thể calci oxalat hình kim, nhiều mạch xoắn, có ít lông chê chở đa bào.



Lông che chở đa bào ????????



Mảnh mô mềm Mạch xoắn


Tinh thể calci oxalat hình kim mảnh mô mềm




3.2PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT





Nhóm hợp chất

Thuốc thử

Cách thực hiện



Phản ứng dương tính

Kết quả định tính trên các dịch chiết

Kết quả định tính chung

Dịch chiết ete

Dịch chiết cồn

Dịch chiết nước

Không

thủy phân



Thủy phân

Không thủy phân

Thủy phân

Chất béo

Nhỏ dd lên giấy

Vết trong mờ

+















Carotenoid

Carr-Price

-Xanh→ đỏ

+


















H2SO4

Xanh dương hay lục→ xanh dương

+















Tinh dầu

Bốc hơi tới cắn

Có mùi thơm

-













Không có

Triterpenoid tự do

Liebermann-Burchard

Đỏ nâu-tím, lớp trên có màu xanh lục

+















Alkaloid

T/thử chung alkaloid

Kết tủa

+++

+




++






Coumarin

Phát quang trong kiềm

Phát quang mạnh hơn

-

±

-







Không có

Anthraglycosid

KOH 10%

Dd kiềm có màu hồng tới đỏ

-




-




-

Không có

Flavonoid

Mg/HCl đđ

Dd có màu hồng tới đỏ

+

±

±

-






Glycosid tim

Thuốc thử vòng lacton

Tím




-

-

-




Không có




T/thử đường 2-desoxy

Đỏ mận




-




-




Không có

Anthocyanosid

HCl

Đỏ




-




-

-

Không có




KOH

Xanh




-




-




Không có

Proanthocyanidin

HCl/to

Đỏ




-




-




Không có

Tannin

Dd FeCl3

Xanh rêu hay xanh đen




-




-




Không có




Dd gelatin muối

Tủa bông trắng




-




-




Không có

Triterpenoid thủy phân

Liebermann-Burchard

Đỏ nâu-tím, lớp trên có màu xanh lục







+




±



Saponin

Tt Liebermann

Có vòng tím nâu




+




+









Lắc mạnh dd nước







++




++






Acid hữu cơ

Na2CO3

Sủi bọt




+




+






Chất khử

T/thử Fehling

Tủa đỏ gạch




+




+






Hợp chất polyuronic

Pha loãng với cồn 90%

Tủa bông trắng – vàng nâu










-




Không có

(-) Không có (±) Nghi ngờ (+) Có ít (++) Có (+++) Có nhiều (++++) Có rất nhiều
Ghi nhận kết quả định tính có thể có phản ứng nhưng không thực hiện không có mặt của nhóm hợp chất trong dịch chiết

3.3Định tính Alkaloid toàn phần

3.3.1Xác định Alkaloid từ các dịch chiết nước

Đối với dịch chiết nước, cô cách thủy đến cắn, hòa vào acide H2SO4 2%, làm phản ứng định tính.

- Lấy các dịch chiết chia làm 5 phần (1), (2), (3), (4), (5) làm phản ứng với thuốc thử chung của Alkaloid gồm:

+ Phản ứng với thuốc thử Mayer ( đó là dung dịch Kali iodo mercurat K2HgI4): thêm từ từ từng giọt thuốc thử vào dịch chiết cho kết tủa trắng (nếu có).

+ Phản ứng với thuốc thử Bouchardat ( gồm I2 và KI→ KI3): cho thuốc thử vào dịch chiết sẽ cho kết tủa màu vàng nâu ( nếu có).

+ Phản ứng với thuốc thử Dragendroff ( là dung dịch kép Bismut Iodic BiI3 và KI → KBiI4). Nhỏ vài giọt thuốc thử vào dịch chiết cho kết tủa vàng cam.

Ghi chú: (+++): Phản ứng định tính rất rõ

(++) : Phản ứng định tính rõ

(+) : Có phản ứng

(±) : Phản ứng không rõ

(-) : Không phản ứng

Kết quả xác định như sau:



Dịch chiết

Tên phản ứng



Dịch ngấm kiệt nước acid

Dịch nước sắc 100°C

Dịch cồn hồi lưu

Dịch ngấm kiệt cồn 70°C

Valse Mayer

+

++

++

+

Bouchardat

++

+

+

+

Dragendroff

++

++

+

+


3.3.2Định tính Alkaloid bằng sắc ký lớp mỏng.


Alkaloid toàn phần chiết từ loài Crinum trên được hòa vàoCHCl3, bảng sắc kí Silicagel tráng sẳn GF245_Merck

Triển khai qua hệ dung môi CHCl3-MeOH-NH4OH đđ (12:2:0.05), phát hiện bằng đèn UV254, hơ hơi iod, thử bằng thuốc thử Dragendoff.

Kết quả

Crinum latifolium cho 12 vết, có 1 vết Rf = 0.60 gọi là alkaloid A
Bảng khai triển sắc kí lớp mỏng của Alkaloid trong Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium
Với kỹ thuật sắc ký khí, alkaloid toàn phần từ cây Crinum latifolium chiết bằng dung môi heptan sẽ dễ tách các alkaloid toàn phần hơn sử dụng dung môi là chlorofrom.

Các dẫn chất của alkaloid dễ dàng tách bằng sắc ký khí. Sau đó với kỹ thuật ghép với khối phổ, có thể biết được khối phổ của từng chất riêng biệt.

Cấu trúc của một số chất trong hỗn hợp được so sánh với phổ IR,UV, NMR, của các đơn chất đã được phân lập. Trong đó đã xác định được cấu trúc của Ambellin, Crinamidin và 6- hydroxyl Crinamidin và một số chất khác.

4.XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU

4.1Mô tả


Trinh nữ hoàng cung là loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15 cm.

Các bẹ là úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15 cm, là mọc từ thân hành, hình dãi mũi giác, có nhiều là mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng.

Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.

Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng pha hồng, dài 10-15cm, bao gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại, nhị 6, bầu hạ; lá bắc rộng, hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn.


4.2 Đặc điểm vi học - Soi bột


Bột màu nâu, vị chát đắng, soi kính hiển vi thấy có nhiều mảnh mô mềm, có thể chứa tinh thể calci oxalat hình kim, nhiều mạch xoắn, có ít lông chê chở đa bào.

4.2.1Vi phẫu rễ


Thiết diện hình tròn. bên ngoài lớp biểu bì là lớp cutin dày. Mô mềm đặc gồm 1 lớp tế bào xếp kế đó, tiếp theo là lớp mô mềm khuyết xếp xen kẽ. Bên trong nội bì và trụ bì là các bó libe gỗ xếp gần sát nhau tạo một v òng kín. Libe gồm từng đám tế b ào nhỏ màu hồng, xếp lộn xộn, tr ên bó gỗ gồm 4 đến 5 mạch gỗ hướng tâm.

4.2.2Vi phẫu lá


Gân lá lồi một mặt về phía d ưới, biểu bì lá bên ngoài, kế đến là 2 lớp tế bào xếp song song, bên trong là lớp mô mềm đạo. Biểu bì lá cũng mang lông che chở đa bào. Lỗ khí tập trung nhiều ở mặt d ưới. Các bó libe gỗ xếp thành hình vòng cung, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Chung quang vòng libe gỗ là một vòng mô dày góc.

4.2.3Soi bột

Bột màu nâu, vị chát đắng, soi kính hiển vi thấy có nhiều mảnh mô mềm, có thể chứa tinh thể calci oxalat hình kim, nhiều mạch xoắn, có ít lông che chở đa bào. Lỗ khí kiểu 1 lá mầm rất đặc trưng.


4.3Thành phần hóa thực vật


Dược liệu trinh nữ hoàng cung có chứa một số nhóm hợp chất: alkaloid, flavonoid,terpennoid, saponin, chất béo, carotenoid, ngòai ra có một số acid hữu cơ.

4.3.1Định tính


  • Tiến hành các phản ứng để xác định alkaloid, flavonoid, saponin, hợp chất uronic, acid hữu cơ là những thành phần chính trong cây Trinh Nữ Hoàng Cung

Dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng :

Alkaloid toàn phần chiết từ loài Crinum trên được hòa vàoCHCl3, tráng trên bảng Silicagel tráng sẳn GF245_Merck

Triển khai qua hệ dung môi CHCl3-MeOH-NH4OH đđ (12:2:0.05)

Phát hiện bằng đèn UV254, hơ hơi iod, thử bằng thuốc thử Dragendoff.



Dung dịch thử

Lấy 5g bột lá được chiết bằng Et2O Soxhlet (90oC) với HCl/cồn 50oC đến hết màu. Để khô tơi và làm ẩm bột NHOH đậm đặc qua đêm. Sau đó chiết bằng CHCl3 cho đến khi dịch chiết âm tính với thuốc thử chung alkaloid ( Bouchardat, Dragendoff, Valse Mayer,….). Dịch CHCl3 được cô đến cắn sệt.



  • Dung dịch đối chiếu: đun sôi 5g bột trinh nữ hoàng cung đã cắt nhỏ vào 50ml HCl/cồn, rồi tiếp tục làm như trên.

  • Cách tiến hành: chấm riêng biệt lên giấy 30l mỗi dung dịch trên.Lấy giấy sắc ký ra, để khô ở nhiệt độ phòng. So sánh giữa vết cuẩn và vết thử.

4.3.2Định lượng


Dược liệu phải chứa ít nhất 20% chất chiết được trong nước tính theo dược liệu khô.

4.4Các chỉ số khác


  • Độ ẩm: Không quá 13%

  • Tro toàn phần: Không quá 10%

  • Tỷ lệ vụn nát: Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 10%

 Tạp chất: Không quá 1%.

5.THÔNG TIN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRINH NỮ HOÀNG CUNG CHỮA BỆNH ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN


+ Tri u não:

Chị Đoàn Thi Mơ ở Lạc Thiên, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, Nam Định năm 2001 khởi phát khối u trong não, khối u to dần, đến năm 2004, mắt trái lồi ra ngoài. Hai bệnh viện lớn ở Hà Nội là Ung bướu và Việt-Đức đều trả về. Người chồng lặn lội khắp nơi học hỏi và tiếp thu cách dùng TNHC chữa ung thư. Đồng thời kết hợp kinh nghiệm bản thân đã chữa khỏi mụn nhọt phát triển trên cơ bắp hồi anh ở Tây Nguyên được đồng bào mách bảo dùng lá và hoa đu đủ đực chữa khỏi.

Anh đã chữa cho vợ khỏi bệnh như sau: dùng lá đu đủ băm phơi khô sắc nước uống hàng ngày, đồng thời cứ cách 3 ngày 1 lần anh dùng 3 lá TNHC sắc cho vợ uống. Đế tăng lực, anh dùng tam thất trộn mật ong. Khối u teo dần, sau 3 năm mắt dần trở lại gần bình thường, không còn những cơn đau la trời. Nhiều người cùng quê chữa theo cách chữa cho chi Mơ, như chị Nhung, chị Thảo, chị Mận, anh Biên... đã trị được các bệnh khối u buồng trứng, vú, tử cung, xơ gan cổ trướng. Chị Mơ vẫn kiên trì chữa theo cách trên, mặc dầu đã gần khỏi hẳn, và đang lao động bình thường (theo báo NNVN ngày 30/03/2007, PV đã về gặp chị Mơ mới đi làm đồng về).

+ Trị u cổ lành tính:

anh Thương hồi làm ở phòng Hành chính Viện lúa ĐBSCL đã dùng lá TNHC trong vườn thuốc Nam của Viện chữa trị được u cổ cho người chị bằng cách sắc cho uống hằng ngày theo các hướng dẫn trên. Người bệnh u cổ này đi bệnh viện cũng bị trả về, do không đảm bảo được dây thanh quản không bị hại khi phẫu thuật.

+ Trị u xơ tuyến tiền liệt

Bằng chế phẩm trà TNHC do viện sinh học Nhiệt đời chế biến Viện đã cung cấp cho Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) sử dụng cho 158 bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung, trên 90% khỏi bệnh.

+ Còn khá nhiều ghi nhận dùng lá TNHC chữa khỏi bệnh u xơ và một số bệnh khác, mặc dầu là kinh nghiệm riêng. Như: Ts Võ Văn Chi, tác giả của cuốn sách cây thuốc An Giang 665 trang đã xác nhận tự chữa khỏi khối u ở mông bằng 1 đợt điều trị 21 ngày bằng lá TNHC. BS Lê Thị Thiên Dung ở quận 1 Tp.HCM chữa khỏi u xơ tuyến tiền liệt cho cha già 85 tuổi của mình bằng cách trên. GsTs Trần Cừu Kiến chỉ dùng độc vị lá TNHC tự chữa cho mình và cho 20 người bệnh u xơ tuyến tiền liệt và 2 dược sỹ u xơ tử cung. Ông khuyến cáo phải dùng loại không bón phân hoá học. Nam uống 7 ngày, nữ 9 ngày. Mỗi ngày 3 lá. Chọn lá già cắt nhỏ phơi khô, sao khử thổ. Khi dùng đem đun cách thuỷ, một chén còn 8 phân.

Về độc tính của TNHC, nhóm nghiên cứu của GsTsKH Nguyễn Công Hào đã gửi mẫu lá và trà TNHC đến viện Pateur độc tính, mãn tính cũng như cấp tính. Kết quả cho thấy đều vô hại.

MỘT SỐ SẢN PHẨM TRINH NỮ HOÀNG CUNG







Crila _sản phẩm chiết toàn phần từ cây trinh nữ hoàng cung


6.6. KẾT LUẬN


Với kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh Trinh nữ hoàng cung có tác dụng phong phú như điều trị u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung, ngoài ra còn điều trị bệnh ung thư như ung thư vú, tử cung, dạ dày, phổi và tuyến tiền liệt.

Việc xây dựng tiêu chuẩn dược liệu giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn về dược liệu Trinh nữ hoàng cung _Crinum Latifolium. Từ đó, ta có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá đúng chất lượng của dược liệu, đảm bảo an toàn và hiệu quả khi đưa dược liệu này vào sử dụng. Ngoài ra, tiêu chuẩn dược liệu giúp xác định đúng, phát hiện giả mạo, nhầm lẫn thuận tiện trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp nghiên cứu dược liệu. Bộ môn dược liệu-Khoa Dược. ĐH Y Dược TPHCM, 2006.

2. Vũ Xuân Phương,­ Thực vật chí Việt Nam - tập 2, NXB Khoa học và Kỹ Thuật (144-145) .



3. Dược điển Việt Nam III, 2005.

4. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y Học, TPHCM, 2000.

5. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - tập I. NXB KH & KT, Hà Nội, 1018-1021

6. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi - tập I. NXB KH & KT, Hà Nội, 149-151

7. Võ Văn Chi, Từ đin cây thuc Vit Nam , NXB Y học, Hà Nội, (1997)




Trang

Каталог: gallery -> files
files -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
files -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
files -> Quy đỊnh việc phân cấp quản lý nhà NƯỚC ĐỐi với tài sảN nhà NƯỚc tại cơ quan hành chíNH, ĐƠn vị SỰ nghiệp công lậP
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học nông lâM Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ TÀi chính số: 63/2007/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Danh mục sách thư viện khoa lâm nghiệp cập nhật đến tháng 3/2015
files -> ĐẠi học thái nguyên báo cáo chuyên ngành đÀo tạO
files -> Mẫu số C41- hd đơn vị: Trường Đh nông Lâm tn
files -> TRƯỜng đẠi học nông lâm cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ôn tập ngữ pháp tiếng Anh Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh

tải về 209.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương