XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển



tải về 1.03 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.03 Mb.
#29169
1   2   3   4   5   6

IV. KẾT LUẬN


  • Dịch HIV/AIDS ở Khánh Hòa vẫn trong giai đoạn tập trung, các trường hợp nhiễm HIV chủ yếu tập trung cao nhất trong nhóm nghiện chích ma túy. Về cơ bản, chương trình HIV/AIDS tại tỉnh đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch trong toàn tỉnh.

  • Trong năm 2009, toàn tỉnh đã phát hiện 173 trường hợp nhiễm HIV mới, nâng tổng số nhiễm HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa lên đến 2383 trường hợp. Dịch AIDS vẫn tiềm tàng, có nguy cơ bùng phát nếu những can thiệp không liên tục và kém hiệu quả.

  • Nhiễm HIV ở nữ giới ngày càng gia tăng.

  • Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không có xu hướng gia tăng qua các năm.

  • Nhiễm HIV tiếp tục có chiều hướng gia tăng trong các nhóm có hành vi nguy cơ thấp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế (2001), Hội nghị tổng kết công tác phòng chống AIDS ngành y tế giai đoạn 1990 - 2000, Hà Nội.

2. Bộ y tế (2000), Thư­ờng qui giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam số 1418/2000/QĐ

3. Bộ y tế (2000), H­ướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS số 1451/2000/QĐ

4. Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mãi dâm ( 2005), AIDS- Cộng đồng số 3 -2005, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Chính phủ ( 2004 ), Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội.

6. AEGILE FER NANDEZ, ALI REMMELTS, IVAN WOLFFERS ET AL (1997), “ HIV/AIDS knowledge of Philippines housemaids in Malaysia“, 4th international congress on AIDS inAsia and the Pacific, October 25-29.

7. Christina P.Linda, Peter Lurie, Jeffrey S.Mandel et al (1997), Rising HIV infection rates in Ho Chi Minh City herald emerging AIDS epidemic in Vietnam, Viet Nam.

8. ZHOU BAIPING, WU QIKAI, XU LIUMEL (1997), “ Survey on knowledge and attitude among high school students in Shenzhen, P. R. China ”, 4th international congress on AIDS inAsia and the Pacific, October 25-29.

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM HIV GIỮA VỢ/CHỒNG

VÀ CON CỦA NGƯỜI CÓ HIV TẠI KHÁNH HÒA
Trần Thị Kim Dung1 Trương Tân Minh2 Nguyễn Văn Hải3 Nguyễn Vũ Quốc Bình1

1Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Khánh Hòa;

2Sở Y tế Khánh Hòa;

3 Trung tâm Y tế Dự phòng Khánh Hòa

TÓM TẮT

Đề tài được triển khai từ tháng 12/2007 đến tháng 2/2009. Đã tiến hành điều tra 122 cặp v/c có người nhiễm HIV(NN HIV), 150 trẻ từ 18 tháng đến 15 tuổi của họ và lấy máu v/c và con của NN HIV để xét nghiệm.

Tỷ lệ nhiễm HIV ở V/C NN là 45,9% (56/122), Tỷ lệ nhiễm HIV ở con của NN là 9,3%(14/150),Tỷ lệ mẹ lây truyền sang con là 16,5% (14/85),Tỷ lệ trẻ có cả cha và mẹ HIV(+) là 48,0%(72/150),Tỷ lệ trẻ có cha HIV(+) mẹ HIV(-) là 43,3%(65/150), tỷ lệ trẻ có cha HIV(-) mẹ HIV(+) là 8,7%(13/150).

Trong số v/c của người nhiễm 100,0% có nguy cơ lây nhiễm do quan hệ tình dục (QHTD) với v/c, 8,2% có nguy cơ do tiêm chích ma túy (TCMT). Trước khi biết v/c nhiễm HIV tỷ lệ không thường xuyên dùng Bao cao su (BCS) khi QHTD với v/c ở người có kết quả HIV(+) cao gấp 4,82 lần so với người có kết quả HIV(-). Tỷ lệ có QHTD sau khi biết v/c nhiễm HIV ở người HIV(+) là 96,4%, ở người HIV(-) là 69,7%. Tỷ lệ không thường xuyên dùng BCS khi QHTD với v/c sau khi biết v/c nhiễm HIV ở người có kết quả HIV(+) cao gấp 6,91 lần so với người có kết quả HIV(-).

Trẻ bú mẹ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao gấp 5,17 lần trẻ không bú mẹ. Trẻ vừa ăn dặm vừa bú mẹ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao gấp 4,61 lần trẻ bú mẹ hoàn toàn. Tất cả trẻ nhiễm HIV đều có mẹ nhiễm HIV.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo báo cáo vào tháng 12/2007 của chương trình phối hợp Liên hợp quốc về HIV/AIDS(UNAIDS) trong năm 2007, thế giới lại có thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV, trong số đó người lớn chiếm 2,1 trệu người và trẻ em dưới 15 tuổi là 420 ngàn người.

Ở Việt Nam từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1990, đến nay dịch HIV/AIDS đó có mặt ở 63/63 tỉnh thành phố. Khánh Hòa là một trong những tỉnh phát hiện NN HIV sớm trong cả nước (1993). Đến cuối tháng 12/2008 toàn tỉnh phát hiện 2210 NN HIV trong đó chủ yếu là nam giới chiếm 81,4%, tuổi từ 20 - 29 chiếm 46,1%.

Nhiều đề tài nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm HIV cũng như yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trên các đối tượng có hành vi nguy cơ cao như TCMT, mại dâm... Nhưng lại rất ít nghiên cứu sự lây nhiễm HIV trong gia đình mà cụ thể là trong các cặp vợ chồng và con của họ.

NN HIV ở Khánh Hòa có lây HIV cho vợ chồng và con của họ hay không, tỷ lệ lây nhiễm như thế nào, cần phải có những biện pháp can thiệp gì đối với NN HIV và gia đình họ đang là một vấn đề bức thiết cần quan tâm. Chính vì những lý do trên mà chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình lây nhiễm HIV giữa vợ /chồng và con của người có HIV tại tỉnh Khánh Hòa ” với mục tiêu :

1. Đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV ở vợ /chồng và con của người có HIV/AIDS tại tỉnh Khánh Hòa.

2. Đề xuất các biện pháp can thiệp với từng nhóm đối tượng nhằm góp phần hạn chế sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm, đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Khánh Hòa. Đối tượng là những người nhiễm HIV, vợ chồng và con từ 18 tháng - 15 tuổi của họ .

Phương pháp: Điều tra cắt ngang

- Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ những NN HIV, vợ chồng và con từ 18 tháng - 15 tuổi của họ được địa phương quản lý, chăm sóc, tư vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu.



- Thu thập thông tin theo mẫu phiếu điều tra đã soạn thảo. Lấy máu các đối tượng của nghiên cứu theo đúng quy định. Đã sử dụng Xét nghiệm Determine-Abbott, SFD-Abbott và Genscreen- Biorad trong nghiên cứu. Áp dụng phương cách III trong xét nghiệm khẳng định HIV.

- Nhập và xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm EPI-INFO- 2000


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Nhóm tuổi và giới tính của NN và V/C NN

Giới

Nhóm tuổi



NGƯỜI NHIỄM HIV (n=122)

V/C NGƯỜI NHIỄM HIV (n=122)

Nam

Nữ

Cộng

Nam

Nữ

Cộng

20 - 29

18.0

4.1

22.1

3.3

37.7

41.0

30 - 39

40.2

5.7

45.9

5.7

26.2

32.0

40 - 49

20.5

0.0

20.5

0.0

4.9

4.9

Trên 49

11.5

0.0

11.5

0.8

21.3

22.1

Tổng cộng

90.2

9.8

100.0

9.8

90.2

100.0

Bảng 2. Nhóm tuổi và giới tính của con NN


Giới tính

Nhóm tuổi



Nam

Nữ

Tổng cộng

(n)

(%)

(n)

(%)

(n)

(%)

18 tháng - 5 tuổi

33

22.0

19

12.7

52

34.7

6- 10 tuổi

38

25.3

26

13.3

64

42.6

11-15 tuổi

18

12.0

16

10.7

34

22.7

Cộng

89

59.3

61

40.7

150

100




Trung bình : 7

Biến thiên: 2-15



Trung bình : 8

Biến thiên: 2-15






t =1.3597 ; P=0,176


Bảng 3.Hiểu biết về HIV/AIDS và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của NN và V/C NN:

Yếu tố

Người nhiễm HIV

Vợ/chồng NN HIV

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Biết cách phòng lây nhiễm HIV















119

97.5

103

88,4

Không

3

2.5

19

15,6

Tổng cộng

122

100,0

122

100,0

OR= 7,32(1,97-32,04, KTC 95%); 2 =12,79 ; P<0,001

Nhận thức đúng về cách phòng lây nhiễm HIV













Không dùng chung BKT

119

100

103

100,0

Luôn sử dụng BCS khi QHTD

118

99.2

101

98,1

Nữ có HIV không nên mang thai, sinh con

101

84.9

84

68,9

Nhận thức sai về cách phòng lây nhiễm HIV













Nằm màn tránh muỗi đốt

3

2.5

2

1,9

Sống chung với người có HIV

2

1.7

18

14,8


IV. BÀN LUẬN

- NN HIV trong nghiên cứu chủ yếu là nam giới chiếm 90.2% cao hơn rất nhiều so với nữ giới (9.8%), điều này cũng phù hợp với tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Khánh Hòa (tỷ lệ nam giới chiếm 81,4% tính đến 31/12/2008). Cao nhất là nhóm tuổi từ 30 đến 39 (45.9%), cao hơn nhiều so với tuổi toàn bộ NN ở Khánh Hòa ( Tuổi 30-39 là 25,8%, tuổi từ 20-29 là 46,1%). Tuổi trung bình của nam giới là 37 (21- 58) ở nữ giới là 30 (25-33). Sự khác biệt trung bình tuổi giữa nam và nữ là 5,5.

-Trong số NN HIV của nghiên cứu có 81,1% là đang sống chung với v/c cao so với Lai Châu là 66,6% ; An Giang là 71,4%; Kiên Giang là 73,3%. Có 18,9% NN đó ly dị hoặc ly thân, 82,8% NN đã có con.

-100% NN đó từng nghe nói về HIV/AIDS cao hơn so với quần thể dân cư bình thường tư 15-49 tuổi trong nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần Hiển, Trịnh quân Huấn, Nguyễn Thanh Long….tỷ lệ này là 95%. Nguyên nhân có thể là do đây là những đối tượng đó biết mình nhiễm HIV nên quan tâm nhiều đến HIV/AIDS và được ngành Y tế tư vấn, giúp đỡ nhiều hơn .

- 97,5% NN biết cách phòng nhiễm HIV. 100% trong số đó biết cách phòng nhiễm HIV bằng cách không dùng chung BKT, 99,2% cho rằng luôn sử dụng BCS khi QHTD và 84,9% cho rằng người nữ có HIV không nên mang thai, sinh con. Tuy nhiên vẫn còn có người hiểu sai về cách phòng nhiễm HIV. 2,5% cho rằng nằm màn tránh muỗi đốt có thể phòng tránh nhiễm HIV. 1,7% cho rằng không sống chung với NN cũng là một cách để phòng nhiễm HIV.

- Có 83,6% có nguy cơ lây nhiễm là TCMT; 38,5% có nguy cơ do QHTD với người khác ngoài vợ/chồng; 28,7 % có nguy cơ do QHTD với GMD; 0% có nguy cơ lây nhiễm HIV do truyền máu. Như vậy, Tiêm chích ma túy vẫn là nguy cơ chủ yếu dẫn đến nhiễm HIV ở Khánh Hòa, điều này phù hợp với tình hình Dịch tễ học nhiễm HIV ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Đầu tiên dịch xuất hiện ở nhóm nghiện chích ma túy, sau đó sang nhóm gái mại dâm, khách làng chơi và tiếp đến là lan rộng cho cộng đồng.

- Tỷ lệ nhận thức đúng về cách phòng lây nhiễm HIV ở NN rất cao(100%). Tuy nhiên việc thực hành đúng để phòng lây truyền HIV ở NN lại rất thấp, trong số NN đó từng TCMT chỉ có 4,9% là hoàn toàn không dùng chung BKT với người khác và 44,7% dùng BCS khi QHTD với người khác. Có sự khác biệt rõ rệt giữa nhận thức đúng và thực hành đúng(P<0,0001).

- Số người có chồng hoặc vợ nhiễm HIV trong nghiên cứu chủ yếu là nữ giới chiếm 90.2% cao hơn rất nhiều so với nam giới (9.8%), điều này cũng phù hợp với tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Khánh Hòa (tỷ lệ nam giới chiếm 81,4% tính đến 31/12/2008). Nhóm tuổi từ 20 đến 39 chiếm nhiều nhất (73,0%), đặc biệt nhóm tuổi từ 20 - 29 chiếm 41%. Tuổi trung bình của V/C NN xấp xỉ nhau, nam giới là 32 (25- 42) ở nữ giới là 34 (20-53). Sự khác biệt về tuổi trung bình giữa 2 nhóm nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

-Tỷ lệ nhiễm HIV ở V/C NN là 45,9% cao hơn tỷ lệ này ở các tỉnh Lai Châu,Kiên Giang, Đồng Tháp lần lượt là 40%,40,9%,33,3% nhưng lại thấp hơn ở An Giang (68,2%). Cao hơn nghiên cứu năm 2000 về 50 người vợ có chồng nhiễm HIV của Trương Tấn Minh, Nguyễn Vũ Quốc Bình, Trần Thị Kim Dung(20%).

Số V/C NN được phát hiện HIV(+) trong thời gian nghiên cứu 100% là nữ giới. Như vậy, trong số 122 cặp vợ chồng của nghiên cứu có 56 người vợ được phát hiện trong quá trình nghiên cứu và 12 người nữ đã nhiễm HIV được quản lý trước nghiên cứu, tổng cộng có 68 người vợ nhiễm HIV chiếm 55,7%.



- Có 5 loại nguy cơ lây nhiễm HIV đối với V/C NN ngoài 100% là nguy cơ lây nhiễm do QHTD với v/c còn có 6,6 % nguy cơ do QHTD với người khác; 8,2% do TCMT; 4,9% do truyền máu . Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy, trong nghiên cứu này chỉ có nguy cơ QHTD với NN và TCMT là hai nguy cơ chủ yếu làm lây truyền HIV ở những người có c/v nhiễm HIV.

- Có 97% NN biết cách phòng chống HIV nhưng chỉ có 88,4% V/C NN biết cách phòng chống HIV. Tỷ lệ này cho thấy đối tượng NN HIV ở Khánh Hòa hiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng chống cao hơn V/C NN.

- Nhận thức đúng về cách phòng lây nhiễm HIV như không dùng chung BKT khi TCMT và luôn luôn sử dụng BCS khi quan hệ tình dục ở NN HIV và V/C NN là tương đương nhau. Tuy nhiên tỷ lệ nhân thức đúng về việc nữ có HIV không nên mang thai, sinh con thì ở NN lại cao hơn so với V/C NN.



- Nguy cơ lây nhiễm HIV do TCMT ở NN rất cao(83,6%)Trong khi ở V/C NN lại rất thấp(8,2%). Nguy cơ do QHTD với người khác ở NN và V/C NN cũng khác nhau. Ở NN là 38,5% trong khi ở V/C NN chỉ có 6,6% . Nguy cơ do sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ ở hai đối tượng NN và V/C NN là tương đương nhau, 18% và 19,7%. Nguy cơ do truyền máu ở NN là không có trong khi ở V/C NN là 4,9 %.

- Tỷ lệ trẻ nam là 59,3% trẻ nữ là 40,7%. Nhóm tuổi có số trẻ nhiều nhất là từ 5-10, chiếm 42,6%, nhóm tuổi có số trẻ ít nhất là 11-15 chiếm 22,7%. Tuổi trung bình ở trẻ nam là 7(2-15) trẻ nữ là 8( 2-15).Không có sự khác biệt về tuổi ở trẻ nam và trẻ nữ .



- Trẻ bú mẹ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao gấp 5,17 lần trẻ không bú mẹ một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nếu trẻ vừa ăn dặm vừa bú mẹ sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao gấp 4,61 lần một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Địa điểm sinh, hình thức sinh, chăm sóc cha mẹ bị nhiễm HIV, truyền máu và các chế phẩm của máu, tiêm chích ma túy đều không thấy có sự khác biệt hoặc nếu có khác biệt đều không có ý nghĩa thống kê ở trẻ HIV(+) và HIV(-).

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Các cặp v/c có người nhiễm HIV có tỷ lệ hiểu biết đúng về các đường lây cũng như cách phòng ngừa lây nhiễm cao nhưng tỷ lệ thực hành đúng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV lại rất thấp. Các biện pháp can thiệp thay đổi hành vi trong nhóm các cặp v/c có người nhiễm HIV là rất quan trọng.

Tỷ lệ nhiễm HIV trong những người có v/c nhiễm HIV tương đối cao, tuy nhiên chưa khẳng định được họ thực sự bị lây nhiễm do nguyên nhân nào, vì vẫn có khả năng không phải lây nhiễm do QHTD với v/c mà do TCMT hay do QHTD với người khác.

Tất cả trẻ nhiễm HIV trong nghiên cứu đều có mẹ nhiễm HIV, không có trường hợp nào con nhiễm HIV mà mẹ không nhiễm HIV. Như vậy sự lây nhiễm HIV ở trẻ từ 18 tháng đến 15 tuổi có cha/mẹ nhiễm HIV đều từ mẹ và xảy ra trong giai đoạn chu sinh.



Đối với V/C NN, đặc biệt đối với những người phụ nữ có chồng nhiễm HIV phải được biết sớm nhất tình trạng nhiễm HIV của chồng mình để từ đó có kế hoạch phòng ngừa lây nhiễm HIV cho bản thân, cho con cái, cho người thân trong gia đình.


tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương