Wto: Cánh cửa đã mở



tải về 270.96 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích270.96 Kb.
#1569
  1   2   3   4

  1. Tin tức.

WTO: Cánh cửa đã mở...Chiều 31-5, thỏa thuận song phương VN - Hoa Kỳ về việc VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được chính thức ký kết lúc 17g15 tại dinh Thống Nhất, TP.HCM. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự và phó đại diện thương mại Mỹ Karan Bhatia đã cùng đặt bút ký kết bản thỏa thuận này với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Vũ Khoan cùng đoàn đàm phán hai bên. Với thỏa thuận này Việt Nam đã đặt một chân vào WTO và có thể gia nhập WTO vào trước cuối năm nay sau 11 năm tiến hành đàm phán song phương và đa phương. Mỹ là đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán song phương trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Với thỏa thuận vừa ký, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế xuống còn 15% đối với 94% hàng hóa do Mỹ sản xuất và 75% hàng nông sản cũng như mở cửa thị trường năng lượng, viễn thông và dịch vụ tài chính cho các công ty nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ mang đến cho Việt Nam những nguồn lực mới và cơ hội mới để mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mối kinh tế-thương mại, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài... giúp Việt Nam tham gia vào việc xây dựng một hệ thống thương mại đa biên bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi. Việt nam sẽ có cơ hội thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, được hưởng đối xử bình đẳng và các ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội, việc gia nhập WTO cũng đặt ra hàng loạt những thách thức đòi hỏi Việt Nam phải sớm triển khai những bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo tối ưu hoá những thuận lợi và giảm thiểu những nguy cơ của việc tham gia vào một nền kinh tế thế giới ngày càng được tự do hoá nhiều hơn.

Xuất khẩu nông, lâm sản đạt 2,85 tỷ USD. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản tháng 5 đạt 582 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản 5 tháng đạt 2,85 tỷ USD; tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mặt hàng nông sản đạt gần 2 tỷ USD. Các mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng xuất khẩu cao là cà phê, cao su, chè, hạt tiêu. Xuất khẩu cà phê 5 tháng qua đạt 451.000 tấn, kim ngạch 512 triệu USD, tăng tới 61%. Xuất khẩu cao su đạt 211.000 tấn, kim ngạch 358 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần do giá cao su xuất khẩu tiếp tục vững ở mức cao. Xuất khẩu chè đạt 31.000 tấn, kim ngạch 30 triệu USD, tăng 23% về giá trị. Riêng mặt hàng gạo, mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng gần 4% nhưng giá trị xuất khẩu chỉ tăng khoảng 1,5% do giá gạo xuất khẩu giảm trung bình từ 2-5% so với cùng kỳ năm trước. Hiện các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 2,24 triệu tấn gạo với kim ngạch 626 triệu USD.

TTXVN__http://www.vnanet.vn___Gạo_xuất_khẩu_của_Việt_Nam_tăng_giá_trở_lại.'>TTXVN

http://www.vnanet.vn

Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trở lại. Nhu cầu mua gạo của các nước tăng đã giúp giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại, trong phiên giao dịch ngày 30/5, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam chào bán gạo 5% tấm và 25% tấm, FOB, Thành phố Hồ Chí Minh, ở mức 266 USD/tấn và 250 USD/tấn, tăng 1-2 USD/tấn so với phiên trước. Giá gạo xuất khẩu tăng đã làm cho giá thu mua lúa gạo tại thị trường trong nước nhích dần lên. Giá lúa tại khu vực ĐBSCL tăng lại 250-350 đồng/kg so với thời điểm giữa tháng trước, các doanh nghiệp xuất khẩu đang mua lúa với giá 2.450-2.500 đồng/kg, có nơi lên đến 2.600 đồng/kg. Giới thương gia hy vọng nhu cầu mua gạo của Philippin, Cuba và Nhật Bản tăng sẽ làm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trong thời gian tới.

TTXVN

http://www.vnanet.vn
Dự đoán thị trường gạo năm 2007. Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2006/07 dự đoán đạt  417 triệu tấn (gạo đã xay xát), tăng khoảng 5,5 triệu tấn so với mức ước tính của niên vụ trước, với mức tăng nhiều nhất ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Braxin.
Tiêu thụ gạo thế giới niên vụ 2006/07 dự đoán tiếp tục vượt quá mức sản xuất, lên tới 423, 2 triệu tấn. Do vậy, lượng tồn kho cuối vụ dự đoán tiếp tục xu hướng giảm và ở mức 62 triệu tấn, giảm 6,1 triệu tấn so với vụ trước. Tuy nhiên, mức giảm chủ yếu là ở Trung Quốc, do đó tổng lượng tồn kho gạo của các nước còn lại trên thế giới dự đoán lần đầu tiên đạt mức tăng chút ít trong 5 năm.
Nguồn cung gạo toàn cầu dự đoán tăng nhờ nguồn cung từ Thái Lan tăng hơn 1 triệu tấn so với niên vụ trước. Nguồn cung dành cho xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng nhờ chính sách hỗ trợ trong nước, với lượng gạo dự trữ dự đoán đạt mức kỷ lục, lên tới 4,2 triệu tấn. Do đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể làm giảm cơ hội của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam  trên thị trường quốc tế.
Thị trường gạo loại phẩm cấp trung bình có thể xuất hiện sự quay trở lại của các nhà cung cấp Australia trong năm nay. Sau các năm liên tiếp bị hạn hán, sản lượng gạo của Australia dự đoán sẽ hồi phục và sẽ tạo sự thách thức đối với các nước cung cấp khác như Ai Cập.  
Nhu cầu nhập khẩu gạo dự đoán tăng chút ít tại các nước vùng tiểu Sahara Châu Phi và Mỹ La tinh. Nhu cầu gạo của Iran năm 2007 dự đoán trở lại mức cao như năm trước. Philippin dự đoán vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới mặc dù sản lượng gạo của nước này tăng nhẹ. Trong khi đó, Indonesia hầu như sẽ rút lui khỏi thị trường do nước này vẫn tiếp tục áp dụng chính sách cấm nhập khẩu gạo. Dự đoán Trung Quốc sẽ không phải là nước nhập khẩu ròng về gạo trong năm tới.

Vietrade

http://www.vietrade.gov.vn

Doanh nghiệp xuất khẩu điều lỗ nặng. Hôm 22/5, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã có văn bản báo cáo nhanh với Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và đề nghị bộ này có biện pháp hỗ trợ ngành điều, cụ thể là các doanh nghiệp (DN) chế biến điều xuất khẩu. Theo Tổng Thư ký Vinacas, ông Nguyễn Văn Lãng, chỉ tính riêng trong năm 2005, toàn ngành điều thua lỗ khoảng 1.000 tỉ đồng, nhiều nhà máy chế biến hiện đã ngưng hoạt động hoặc tuyên bố phá sản. Dự báo của Vinacas cho biết tình trạng thua lỗ của ngành điều sẽ còn diễn ra trong năm 2006 này, do hiện nay nguyên liệu nhập kho của các nhà máy ở mức 11.000-11.500 đồng/kg, cao hơn giá thành xuất khẩu từ 15%-20%.

Người lao động

http://www.vneconomy.com.vn

6.000 Doanh nghiệp ngành nông nghiệp thua lỗ. Bộ NN&PTNT cho biết, trong tổng số 16.000 DN đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có khoảng 6.000 DN kinh doanh thua lỗ. Mức lỗ bình quân của các DN này từ 800 triệu đồng – 1 tỉ đồng, chủ yếu là các DN nhỏ và vừa. Tốc độ phát triển của các DN trong ngành cũng rất thấp so với các ngành khác, quy mô đầu tư sản xuất, kinh doanh nhỏ bé. Bộ NN&PTNT đang đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các DN nông nghiệp phát triển, đặc biệt là hỗ trợ về thuế.

T.Dũng

http://www.nld.com.vn



FAO: Dự trữ lương thực toàn cầu tiếp tục giảm. Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) dự báo rằng năm 2006 sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ tiếp tục giảm, do thời tiết không thuận lợi ở nhiều nước sản xuất nông nghiệp lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Ấn Độ và xung đột sắc tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục. Dự đoán, nếu mức tiêu thụ lương thực thế giới trong niên vụ 2006-2007 vẫn cao hơn sản lượng thì năm 2006 sẽ là năm thứ 2 liên tiếp lượng dự trữ ngũ cốc toàn cầu giảm. Theo báo cáo mới đây của FAO, hiện 39 nước trên thế giới, trong đó có 24 nước châu Phi, đang phải đương đầu với khủng hoảng lương thực và cần trợ giúp lương thực khẩn cấp.

TTXVN

http://www.vnanet.vn

Châu Á tăng cường hợp tác kinh tế khi đồng USD xuống giá. Việc đồng nội tệ tăng giá đã gây sức ép lên các nền kinh tế châu Á, khiến cho hàng hóa xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh và lợi nhuận của các công ty giảm sút. Các nhà lãnh đạo trong khu vực lo ngại đồng USD sẽ tiếp tục đà xuống giá trong bối cảnh Mỹ bị thâm hụt kép về ngân sách và tài khoản vãng lai. Trước tình hình đó các chuyên gia cho rằng nên tăng cường hợp tác kinh tế hơn nữa trong khu vực, nhằm tránh tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ như hồi năm 1997-1998. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng đang xem xét đề xuất tạo lập đơn vị tiền tệ chung châu Á (ACU) để tăng cường sự ổn định tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, đồng thời cũng đang hỗ trợ Sáng kiến Thị trường Trái phiếu châu Á nhằm tạo ra một thị trường trái phiếu hiệu quả trong khu vực.

Vinanet__http://vinanet.com.vn___Thái_Lan_xuất_khẩu_trái_cây_ngày_càng_nhiều.'>Vinanet__http://vinanet.com.vn___Thái_Lan_xúc_tiến_xuất_khẩu_gạo.'>Vinanet

http://vinanet.com.vn

Thái Lan xúc tiến xuất khẩu gạo. Bộ Thương mại Thái lan sẽ tung ra chiến dịch khuyến khích xuất khẩu gạo Thái Lan ở các thị trường nước ngoài. Các chiến dịch này nhằm quảng cáo chất lượng gạo trắng Thái Lan với người tiêu dùng nước ngoài, đặc biệt ở hai thị trường châu Phi và Trung Đông. Theo đó Bộ trưởng Thương mại Thái Lan sẽ thực hiện chuyến công du tới Nigeria để thuyết phục nước này giảm thuế nhập khẩu gạo Thái lan, vì sản phẩm của Thái hiện đang phải chịu thuế cao hơn so với sản phẩm của Ấn Độ, điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của gạo Thái lan. Thái Lan hy vọng với chiến dịch xúc tiến xuất khẩu này, xuất khẩu gạo Thái năm nay sẽ đạt mục tiêu 7,5 triệu tấn. Hiện Thái Lan xuất khẩu gần 4 triệu tấn gạo mỗi năm sang các nước châu Phi, khoảng 1,2 triệu tấn sang Trung Đông, gần 2 triệu tấn sang các nước châu Á và phần còn lại sang Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu (EU).

Vinanet

http://vinanet.com.vn

Thái Lan xuất khẩu trái cây ngày càng nhiều. Xuất khẩu trái cây từ vùng miền đông Thái Lan dự kiến sẽ tăng trên 40% trong năm nay. Trong năm 2006 này, chính phủ Thái Lan sẽ chi 220 triệu baht đầu tư vào tái cơ cấu sản xuất trái cây vùng miền đông, gồm sầu riêng, chôm chôm và măng cụt. Chương trình tái cơ cấu bao gồm cải tiến hệ thống giao nhận vận tải địa phương, tập trung tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng thông qua chế biến sản phẩm, các chiến dịch quảng cáo tiếp thị và tạo dựng thương hiệu. Trong chương trình hành động, Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sầu riêng tươi và chế biến trong năm nay đạt 200.000 tấn, trị giá 4,62 tỷ baht, với Trung Quốc và các nước ASEAN là các thị trường chính. Xuất khẩu chôm chôm tươi và chôm chôm chế biến dự kiến đạt 25.500 tấn, trị giá 1,79 tỷ USD, Ấn Độ và các nước Trung Đông là những điểm đến chính cho loại trái cây này.

Vinanet
http://vinanet.com.vn
ASEAN và Hàn Quốc ký Hiệp định tự do thương mại. Ngày 16-5, tại Manila, các Bộ trưởng Thương mại ASEAN và Hàn Quốc đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA); theo hiệp định này hai bên sẽ cắt giảm thuế đối với 90% các mặt hàng nhập khẩu vào năm 2010 và sẽ cắt giảm thuế còn từ 0 đến 5% đối với 7% các mặt hàng khác vào năm 2016, 3% còn lại là những mặt hàng "đặc biệt nhạy cảm". Các nước ASEAN đồng ý danh mục 40 mặt hàng "đặc biệt nhạy cảm" của Hàn Quốc để đưa ra khỏi danh sách các mặt hàng giảm thuế trong các giai đoạn cụ thể. Mỗi nước ASEAN chọn 40 mặt hàng tương tự. Hiệp định có hiệu lực từ tháng 7 tới. Các quan chức ASEAN cho rằng, Hiệp định FTA sẽ mở rộng cơ hội buôn bán hàng hóa, thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Hàn Quốc, có lợi cho tất cả các đối tác liên quan.

Theo ND

http://www.mof.gov.vn



  1. Sự kiện và vấn đề.





tải về 270.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương