V/v Ban hành Chương trình khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp – ttcn tỉnh An Giang



tải về 54.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích54.72 Kb.
#21636


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 476/QĐ-UB Long Xuyên, ngày 02 tháng 05 năm 1996




QUYẾT ĐỊNH


V/v Ban hành Chương trình khuyến khích đầu tư phát triển

sản xuất công nghiệp – TTCN Tỉnh An Giang.




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-UB ngày 16/4/1996 của UBND Tỉnh v/v thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình khuyến công;

- Xét đề nghị của Ban Chủ nhiệm Chương trình khuyến công.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành Chương trình khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN Tỉnh An Giang (gọi tắt là Chương trình khuyến công).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Thủ tướng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND Huyện Thị xã và Ban Chủ nhiệm Chương trình khuyến công chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Như điều 3 PHÓ CHỦ TỊCH

- Lưu
(Đã ký)

Nguyễn Minh Nhị

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Long Xuyên, ngày 02 tháng 05 năm 1996


CHƯƠNG - TRÌNH


Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp An Giang

(gọi tắt là chương trình khuyến công)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 476 ngày 02/05/1996 của UBND Tỉnh)
I. Sự cần thiết thành lập Chương trình khuyến công:

Trong những năm gần đây (1991 – 1995), sản xuất CN-TTCN Tỉnh An Giang đã có bước phát triển mới, GDP hàng năm bính quân 12,8%, khu vực quốc doanh được củng cố, tăng cường và ổn định sản xuất, đồng thời xây dựng một số xí nghiệp của Tỉnh và liên doanh với nước ngoài, được trang bị công nghệ hiện đại đang hoạt động có hiệu quả; khu vực ngoài quốc doanh hàng năm đều phát triển, tăng thêm nhiều cơ sở mới, sản phẩm CN-TTCN của Tỉnh ngày càng được mở rộng tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài sản nước. Nổi bật nhất là sản phẩm chế biến lương thực, thủy sản đông lạnh, vật liệu xây dựng và một số sản phẩm TTCN truyền thống.

Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế so với tiềm năng và khả năng thực tế của tỉnh, tỉ trọng Công nghiệp kể cả xây dựng trong GDP năm 1995 mới đạt 11,7% so với Nông nghiệp là 55,8%, Dịch vụ 32,5% hàm lượng chất xám trong sản phẩm và hàng hóa chưa cao, sản xuất CN-TTCN chưa gắn với quy hoạch khu vực và vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tốc độ đổ mới công nghệ chậm, việc bào vệ tài nguyên môi trường chưa tốt. Đáng chú ý là sản xuất Công nghiệp hướng về xuất khẩu cón hạn chế, Công nghiệp chế biến nông thủy sản và khai thác khoán sản, vật liệu xây dựng là thế mạnh của Tỉnh cũng chưa phát huy đúng mức, ngành nghề trong nông thôn, nông nghiệp chưa phát triển nhiều nên lao động chưa có việc làm ổn định cón lớn. Đối với khu vực ngoài QD, qui mô phổ biến là nhỏ, ngành nghề truyền thống có điều kiện khôi phục và phát triển còn chậm, chưa khai thác đúng mức tiềm năng và khả năng trong Tỉnh đang còn là rất lớn.

Xuất phát từ thực tề tình hình trên, việc thành lập Chương trình Khuyến công là rất cần thiết và bức xúc nhằm xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện một cách có hiệu quả các chính sách và giải pháp đồng bộ, nhất quán. Qua đó, tạo những điều kiện thuận lợi cơ bản để khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN một cách đa dạng về hình thức, phong phú về ngành nghề, gắn với thị trường, với lợi ích của người sản xuất, của gia đình và Nhà nước, đặc biệt là khuyến khích các DN đầu tư các nhà máy tại các khu, cụm CN tập trung với trang thiết bị công nghệ hiện đại, thu hút nhiều lao động, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng để thay dần hàng nhập (dành vốn để tập trung cho nhập máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... phục vụ sản xuất), đồng thời tăng nhanh hàng xuất khẩu.

Đối tượng của Chương trình khuyến công là các cơ sở sản xuất CN-TTCN thuộc các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, đối với DNNN, Tỉnh đã có hệ thống chính sách đầu tư đồng bộ tương đối ổn định, nên Chương trình ngày phần lớn tập trung cho khu vực CN-TTCN ngoài quốc doanh.

Hoạt động của Chương trình khuyến công phải gắn chặt với Chương trình khuyến nông và Chương trình Khuyến mãi một cách đồng bộ, để có sự tác động thuận lợi và hỗ trợ bổ sung với nhau, nhằm đạt hiểu quả cao các mục tiêu, chiến lượt về kinh tế - xã hội của Tỉnh từ nay đến năm 2000.



II. Yêu cầu và mục tiêu của chương trình:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, tăng nhanh tỉ trọng Công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, ưu tiên khuyến khích các cơ sở sản xuất mà vốn ít, thu hồi nhanh, đi đôi với hiện đại hóa từng khâu, hoặc từng phần đối với các ngành nghề truyền thống, góp phần một cách hợp lý. Đồng thời tác động đến sự phát triển các dịch vụ, xây dựng, thương mại, làm tăng nhanh GDP, tăng thu nhập và tích lũy trong nền kinh tế quốc dân.

- Hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung một cách phù hợp với quy hoạch các vùng sản xuất của Tỉnh. Xây dựng và phát triển một số nhà máy, xí nghiệp hiện đại ở những lĩnh vực then chốt hoặc có tác động dây chuyền trong nền kinh tế.

III. Một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Phấn đầu nâng cao tỷ trọng Công nghiệp (kể cả xây dựng) trong GDP của Tỉnh từ 11,7% năm 1995 lên 18% năm 2000.

- Đạt giá trịnh tăng thêm (GDP) Công nghiệp (kể cả xây dựng) năm 2000 là 419 tỷ đồng (giá so sánh 89), tăng gấp 2,5 lần so với năm 1995.

- Nâng cao giá trị sản phẩm Công nghiệp xuất khẩu năm 2000 lên 200 triệu USD.

- Bảo đảm sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu qua chế biến đạt trên 80% năm 2000.

- Thu hút 140.000 lao động, trong đó CN ngoài QD sử dụng 110.000 lao động vào năm 2000.



IV. Nội dung hoạt động của chương trình:

Chương trình Khuyến công tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Thể chế và cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu CNH-HĐH ngành Công nghiệp của Tỉnh, nhất là Công nghiệp nông thôn trên từng lĩnh vực, từng địa bàn từng năm để đến năm 2000 hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

2. Nghiên cứu và soạn thảo những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN trình UBND Tỉnh xem xét ban hành thực hiện. Trong quá trình triển khai chính sách Khuyến công, có sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế tình hình đang phát triển của địa phương.

3. Đẩy mạnh công tác thông tin khoa học – công nghệ - thị trường, thu nhập thông tin từ các nguồn trong và ngoài nước, nối mạng vi tính với Trung tâm thông tin Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Trung tâm thông tin khoa học – công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Phát hành các bản tin CN-TTCN hàng tuần để thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài phát thanh và truyền hình, nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong Tỉnh có nhiều thông tin cần thiết để phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.

4. Tổ chức phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm CN-TTCN, tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề, giới thiệu các thiết bị công nghệ mới, các tiềm năng và triển vọng CN-TTCN của tỉnh, nhằm tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có điều kiện tìm hiểu quan hệ hợp tác, giao dịch, làm ăn kể cả trong và ngoài nước.

5. Phối hợp với Chương trình khuyến mãi tổ chức tìm kiếm và giới thiệu thị trường, giới thiệu sản phẩm CN-TTCN, thông tin giá cả, nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp trong Tỉnh nắm bắt kịp thời, để có cơ sở quyết định cho việc xây dựng kế hoạch phát triển và phương án sản xuất thích hợp. Hỗ trợ, hướng dẫn các DN tham gia xuất khẩu trực tiếp sản phẩm hoặc xuất khẩu ũy thác và nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo đúng chủ trương của Nhà nước. Phối hợp với các DNNN trong Tỉnh có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm TTCN trong Tỉnh, thường xuyên tiếp cận quan hệ với các công ty, tổ chức kinh tế nước ngoài để tìm khách hàng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm CN-TTCN xuất khẩu của Tỉnh.

6. Phối hợp với các chương trình khuyến nông để quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung ổn định phục vụ cho Công nghiệp chế biến.

7. Tổ chức phổ biến rộng rãi hoặc chuyển giao Công nghệ mới trên thế giới, những tiến bộ kỹ thuật trong nước thích hợp với điều kiện và khả năng để giúp các Doanh nghiệp trong Tỉnh mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

8. Hỗ trợ các DN lập dự án đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ tạo cơ sở pháp lý cần thiết để các DN vay vốn tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng và để cấp giấy chứng nhận ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

9. Hợp tác với Trung tâm đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật (MTC) TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Việc làm An Giang và các ngành chức năng trong Tỉnh mở các khóa tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho các chủ DN để nâng cao kiến thức về quản lý XN vừa và nhỏ như: Luật pháp kinh doanh; Chất lượng sản phẩm; Môi trường và xử lý chất thải; Thuế; Công cụ quản lý kế toán tài chính; Marketing (tiếp thị); Thủ tục vay vốn tín dụng ngân hàng...

10. Tổ chức tham quan, nghiên cứu học tập các mô hình SX-KD tiên tiến các XN có thiết bị công nghệ hiện đại trong và ngoài nước đã và đang làm ăn có hiệu quả tốt.

11. Giảm tỉ lệ phá sản của các DN bằng cách tư vấn đồng hành trong suốt quá trình thành lập và phát triển.

12. Giúp các DN hợp tác, liên doanh với nhau trong và ngoài Tỉnh, với các Công ty, Xí nghiệp nước ngoài theo Luật đầu tư của Nhà nước. Vận động hướng dẫn các DNTN, cơ sở cá thể thành lập các loại hình DN tiên tiến, như: CTy trách nhiệm hữu hạn, CTy cổ phần, Hợp tác xã kiểu mới để tập trung huy động vốn đầu tư xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ hiện đại và vốn lớn.

Vận động hướng dẫn thành lập Hội Công thương, Câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp, các Hội ngành nghề, Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất TTCN nông thôn.

13. Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn, hoặc mời tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến công tại địa phương.

14. Quy hoạch xây dựng các khu CN tập trung, các cụm CN-TTCN huyện thị để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, như: mặt bằng sản xuất, giao thông, bưu điện, cunt cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải, để thu hút và khuyến khích các DN mạnh dạn bỏ vốn đầu tư lâu dài.

15. Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề phát triển CN-TTCN trong Tỉnh. Tham gia các cuộc hội chợ trong và ngoài Tỉnh về hàng hóa, sản phẩm CN-TTCN.

16. Tổ chức phát động phong trào thi đua sản xuất CN-TTCN, khen thưởng các DN, cơ sở sản xuất có thành tích làm ăn giỏi, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, giải quyết được nhiều lao động và chăm lo tốt đời sống công nhân.

V. Chính sách khuyến công:

Để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong Tỉnh phát triển ổn định và có nhịp độ tăng trường nhanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp.

UBND Tỉnh qui định một số chính sách và biện pháp khuyến công như sau:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại – Du lịch và Sở Công nghiệp có trách nhiệm giúp các cơ sở Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong Tỉnh làm thủ tục trực tiếp xuất khẩu sản phẩm sản xuất, hoặc gia công, nhập khẩu máy móc - thiết bị, nguyên liệu vật tư phục vụ sản xuất mà không qua trung gian.

- Các DN quốc doanh xuất nhập khẩu có trách nhiệm tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở sản xuất TTCN ngoài quốc doanh về tiêu thụ sản phẩm, xuất ủy thác, nhập nguyên liệu và thiết bị máy móc, giới thiệu khác hàng nước ngoài.



2. Chính sách tài chính – tín dụng:

2.1 Các cơ quan chức năng Nhà nước thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng được qui định tại các Luật thuế, Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Các ngành chức năng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức phổ biến, in tài liệu hướng dẫn đến các cơ sở sản xuất thông suốt về luật pháp, các chế độ chính sách tài chính, tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất CN-TTCN.

2.2 Tỉnh tập trung giành phần thỏa đáng những nguồn vốn, như: Quỹ hỗ trợ đầu tư, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ hỗ trợ người dân tộc... để phục vụ sản xuất CN-TTCN địa phương.

2.3 Sở Công nghiệp vận động hướng dẫn các cơ sở sản xuất hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập các doanh nghiệp như công ty, hợp tác xã để tập trung vốn đầu tư các cơ sở có qui mô và thiết bị công nghệ hiện đại.

2.4 Vận dụng một cách phù hợp và đúng pháp luật để thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng ngân hàng, tập trung xử lý các khó khăn vướng mắc về thủ tục, như: công chứng vốn, thế chấp tài sản, có biện pháp xử lý một số trường hợp mà cơ sở cần vay để mở rộng sản xuất, nhưng tài sản thế chấp thấp hơn vốn đầu tư.

Các Ngân hàng thương mại giành phần vốn tín dụng trung, dài hạn, tín dụng thuê mua thiết bị (kể cả trạm điện hạ thế) để hỗ trợ vốn cho những cơ sở sản xuất có điều kiện đầu tư thiết bị công nghệ mới, hệ thống điện phục vụ sản xuất.

2.5 Đối với nhưng dự án của Doanh nghiệp tư nhân phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, thì sẽ được nghiên cứu xem xét cụ thể để có cíhnh sách tài trợ lãi suất tín dụng. Ngoài ra, Tỉnh có thể dùng nguồn vốn ngân sách cho các cơ sở sản xuất vay không lãi, hoặc lãi nhẹ có thời hạn từ 1 đến 3 năm.

Điều kiện để được hưởng các chính sách tài chính, tín dụng ưu đãi trên là:

- Cơ sở đã được cấp phép, đăng ký kinh doanh.

- Cơ sở làm ăn hiệu quả, thu hút nhiều lao động, có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ và co 1làm hàng xuất khẩu.

- Cơ sở phải lập dự án đầu tư thông qua Hội đồng thẩm định Tỉnh xét trình UBND Tỉnh quyết định.



3. Chính sách cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:

- Sở Công nghiệp khẩn trương hoàn thành quy hoạch chi tiết khu công nghiệp trung tâm Vàm Cống (Long Xuyên), đồng thời triển khai quy hoạch các Khu Công nghiệp Châu Đốc, Tri Tôn và các cụm TTCN huyện, thị. Di dời các cơ sở sản xuất trong nội thị về các khu Công nghiệp. Tỉnh qui định các chính sách bồi hàon di dời nhà dân tại Khu Công nghiệp, Chính sách thuê mướn dài hạn mặt bằng, để các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất.

- Sở Xây dựng, Sở Địa chính và UBND Huyện, thị xã có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng thủ tục cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà xưởng cho các cơ sở sản xuất làm thủ tục thành lập doanh nghiệp và thế chấp tài sản để vay vốn tín dụng ngân hàng.

- Tỉnh tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, như: điện nước, bưu điện, giao thông để phục vụ phát triển sản xuất CN-TTCN.



4. UBND Tỉnh Công bố danh mục các dự án khuyến khích Doanh nghiệp ngoài QD đầu tư phát triển sản xuất được hưởng các chính sách ưu đãi về hỗ trợ vốn, thuế, mặt bằng sản xuất tại các Khu Công nghiệp tập trung trong Tỉnh theo quy hoạch. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các DN theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

5. Cho phép các nhà doanh nghiệp thành lập Hội công thương, Hội nghề nghiệp, câu lạc bộ các nhà DN, nhằm tạo điều kiện để họ trao đội kinh nghiệm, phổ biến quãng bá các dự án đầu tư khả thi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cùng nhau hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm nguồn tài trợ bằng vốn tín dụng, hoặc hợp tác đầu tư.

6. Sở Tư pháp nghiên cứu cải tiến thủ tục hành chánh về thành lập và đăng ký kinh doanh DNTN, CTy, tập trung đầu mối, xóa bỏ các thủ tục phiền hà, gây khó khăn và cản trợ phát triển SX-KD.

VI. Tổ chức quản lý Chương trình:

- Để giúp UBND Tỉnh quản lý và điều hành có hiệu quả Chương trình khuyến công của Tỉnh, cần thành lập những tổ chức sau đây:



1/. Cấp tỉnh:

1.1. Ban chủ nhiệm chương trình:

a- Thường trực Ban Chủ nhiệm gồm có:

- Chủ nhiệm chương trình: Phó Chủ tịch UBND Tỉnh.

- Phó Chủ nhiệm chương trình: Giám đốc Sở Công nghiệp.

b- Thành viên của Chương trình gồm:

Văn phòng UBND Tỉnh và Thủ trưởng các ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại – Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Khoa học – Công nghệ - Môi trường, Sở Tài chính - Vật giá, Ngân hàng Nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Đầu tư và Phát triển.

Ngoài các thành viên của Chương trình, trong quá trình thực hiện khi có yêu cầu, Ban Chủ nhiệm chương trình mời các ngành có liên quan tham gia giải quyết như: Sở Loa động Thương binh và Xã hội, các Ngân hàng Thương mại, Kho bạc, Sở Tư pháp, Cục thuế...

Mặt khác, Ban Chủ nhệim Chương trình sẽ mời một số chuyên gia giỏi, có uy tín trong lĩnh vực đầu tư phát triển Công nghiệp làm cố vấn chương trình với yêu cầu giúp Ban Chủ nhiệm chương trình quan hệ với các tổ chức và cán nhân trong và ngoài nước có điều kiện hợp tác giúp đỡ.

* Chức năng, nhiệm vụ Ban Chủ nhiệm:

- Quản lý đồng bộ và phối hợp với các ngành chức năng có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện chương trình và theo dõi, nhắc nhở các ngành, các cấp thực hiện thường xuyên. Đồng thời tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện từng quí, từng 6 tháng, từng năm, Qua đó đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách để UBND Tỉnh chỉ đạo kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch công tác, đề xuất và phân công cán bộ, xây dựng các tiểu chương trình.

- Xây dựng, quản lý sử dụng và thu chi tài chính trong kế hoạch được Thường trực UBND Tỉnh phê duyệt.

- Được trưng dụng cán bộ và phương tiện của cơ quan mình cho những yêu cầu công việc phục vụ chương trình.



1.2. Tổ chuyên viên:

- Trước mắt, Ban Chủ nhiệm chương trình khuyến công thành lập Tổ chuyên viên tổng hợp tại Sở Công nghiệp, gồm các chuyên viên chuyên trách và kiêm nhiệm. Khi chương trình khuyến công hoạt động đi vào nề nếp, ổn định và hội tủ đủ điều kiện, Ban Chủ nhiệm chương trình sẽ đề nghị Thường trực UBND Tỉnh cho Tổ chuyên viên tách ra và nâng lên thành Trung tâm Khuyến công, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp.

- Tổ chuyên viên có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban Chủ nhiệm chưong trình. Tổ trưởng Tổ chuyên viên là thư ký chương trình.

- Ngoài số cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm, Tổ chuyên viên còn có các công tác viên là chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: đầu tư, đào tạo, luật pháp, kinh tế tài chính, ngân hàng, tiếp thị, tiêu chuẩn – đo lường - chất lượng sản phẩm, thông tin, tin học, thực phẩm, cơ khí, hóa chất, điện - điện tử, môi trường...



2. Cấp Huyện, Thị xã:

- UBND huyện, thị xã điều hành Chương trình khuyến công theo sự chỉ đạo của UBND Tỉnh và sự hướng dẫn của Ban Chủ nhệim chương trình.

Các Tổ CN huyện, thị là bộ phận thường trực giúp UBND Huyện, thị điều hành chương trình.

- UBND huyện, thị phân công 01 đ/c Phó Chủ tịch UBND Huyện, thị phụ trách kinh tế trực tiếp điều hành chương trình khuyến công ở cấp Huyện, thị xã.



3. Cấp xã:

- Chủ tịch UBND xã ( và cấp tương đương) chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình khuyến công trên địa bàn theo sự chỉ đạo của UBND Huyện, thị và kế hoạch của Ban Chủ nhiệm chương trình.

- Cán bộ quản lý TTCN Xã, phường, thị trấn tham mưu giúp việc cho UBND Xã, Phường, thị trấn.

- Đối tượng khuyến công của cấp xã là khuyến khích phát triển CN – TTCN nông thôn (gọi tắt là công thôn).



VII. Kinh phí sự nghiệp khuyến công:

- UBND Tỉnh cấp kinh phí sự nghiệp cho Chương trình khuyến công theo dự toán cụ thể hàng năm.

- Kinh phí sự nghiệp khuyến công giao Sở Công nghiệp quản lý sử dụng theo kế hoạch hoạt động của Ban Chủ nhiệm chương trình.

- Nội dung chi tiêu kinh phí sự nghiệp khuyến công gồm các khoản sau đây:

* Thù lao bồi dưỡng cho Ban Chủ nhiệm, cố vấn, các thành viên và các cộng tác viên chương trình.

* Thông tin và trưng bày giới thiệu sản phẩm.

* Hội thảo, hội nghị chuyên đề.

* Tập huấn, đào tạo.

* Tham quan, khảo sát, học tập các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, công nghệ mới.

* Khen thưởng.



Sở Công nghiệp lập bảng dự trù kinh phí hoạt động chi tiết thông qua Sở Tài Chính Vật giá xét trình Thường trực UBND Tỉnh phê duyệt./.

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG


Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 54.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương