Vũ Ngọc An Trưởng ban Biên tập: Nguyễn Trường An



tải về 0.8 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu30.04.2018
Kích0.8 Mb.
#37613





THÔNG TIN

CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ DN



Diễn đàn của Doanh nghiệp tỉnh Lai Châu

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Vũ Ngọc An

Trưởng ban Biên tập:

Nguyễn Trường An

Ban biên tập:

Phạm Quang Cường

Lê Bá Ngọc

Mai Thị Thu

Phạm Thị Loan

Cơ quan chủ quản – Sở KH&CN Lai Châu

Tầng 3, Nhà E, Khu hợp khối – Đại lộ Lê Lợi

P. Tân Phong, TX. Lai Châu, Lai Châu

ĐT: 0231.3876 411 * Fax 0231.3876 411

Email: laichauitc@gmail.com

Website: http://www.khcnlaichau.gov.vn

Thiết kế và xuất bản tin tại: Trung tâm Tin học và KHCN


Ngành chế biến, sản xuất chè ở Lai Châu



Một số ngành công nghiệp nặng của tỉnh Lai Châu



Đặc sản rượu Mông Kê Lai Châu



Gi¸ trÞ s¶n xuÊt C«ng nghiÖp vµ th­¬ng m¹i - dÞch vô th¸ng 8/2014 tØnh Lai Ch©u

Sản xuất công nghiệp: Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 3,9% so với tháng trước. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 114,8 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm chủ yếu so với cùng kỳ: nước máy tăng 2,4%, đá đen tăng 31%, chè các loại tăng 5%, gạch đất nung tăng 5%; điện phát ra giảm 31,2%,  xi măng giảm 16,7%...

 Trong tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 309,71 tỷ đồng, giảm 2,28% so với tháng trước nhưng tăng 22,2% với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, tăng 0,48% so với tháng trước, tăng 5,10% so với cùng kỳ năm trước.Giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 269,4 nghìn USD, tăng 33,1% so với tháng trước trong đó: giá trị xuất khẩu hàng địa phương ước đạt 269,4 nghìn USD, tăng 33,1% so với tháng trước, giảm 60% so cùng kỳ năm trước.

 Thu - chi ngân sách: Tổng thu ngân sách địa phương tháng 8 đạt 354,63 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 22,5 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 480,26 tỷ đồng, bằng 86% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương tháng 8 đạt 218,62 tỷ đồng.

Theo Báo cáo của UBND tỉnh


C«ng nghÖ quyÕt ®Þnh sù gia t¨ng gi¸ trÞ s¶n phÈm n«ng nghiÖp

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới cũng như khẳng định vai trò của khoa học công nghệ trong việc nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa thông qua bảo quản, chế biến, chuyển giao công nghệ hay những vấn đề về thực phẩm biến đổi gen tiếp tục là những nội dung “thời sự” được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân làm rõ trong chương trình "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" ngày 14 /12.

Đầu tư cho khoa học công nghệ vẫn còn thấp

Một người nông dân “thắc mắc” về báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội thảo “Khoa học công nghệ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới,” trong đó có khoảng hơn 10.000 cán bộ khoa học công nghệ đang trực tiếp nghiên cứu cho lĩnh vực nông nghiệp và tiền đầu tư cho lĩnh vực này mỗi năm tới hàng nghìn tỷ đồng.

Số tiền đầu tư rất lớn nhưng tại sao khoa học-công nghệ phục vụ cho nông nghiệp đến thời điểm này vẫn chưa thấy thành tựu gì đáng kể, cảm giác vẫn giậm chân tại chỗ khi người nông dân này vẫn cày ruộng bằng trâu, mua giống và phân bón của nước ngoài, vẫn phải đối mặt với câu chuyện mất mùa, rớt giá do không biết cách bảo quản sau thu hoạch, không có đầu ra ổn định.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã “đính chính” rằng hơn 10.000 cán bộ khoa học-công nghệ này chỉ là đội ngũ cán bộ làm khoa học-công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tiếp đến, kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu hàng nghìn tỷ đồng của sự nghiệp khoa học là gồm cả phần chi thường xuyên và phần chi cho nghiên cứu phát triển.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hàng nghìn tỷ đồng có tới 30-40% dành cho chi thường xuyên và "nuôi" bộ máy các viện nghiên cứu của Bộ, chỉ còn khoảng trên dưới 60% dành cho hoạt động nghiên cứu (kể cả nhiệm vụ cấp Bộ và cấp Nhà nước).

Nếu tính trên 10.000 cán bộ nghiên cứu và hơn 100 viện của Bộ thì kinh phí nghiên cứu rất nhỏ. Tính trên đầu hộ nông dân, số tiền hàng nghìn tỷ đồng rất lớn nhưng đối với hệ thống nghiên cứu của nhà nước, của một quốc gia thì con số đó là khiêm tốn.

So với các nước láng giềng thì mức đầu tư cho khoa học công nghệ của Việt Nam chỉ bằng 1/10 thậm chí 1/100 so với họ.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng phải thừa nhận còn nhiều bất cập trong hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, nhưng nếu nói ngành nông nghiệp chưa có bước phát triển đáng kể thì không thật khách quan khi Việt Nam từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực, nay trở thành nước có thứ hạng trên thế giới về xuất khẩu gạo, xuất khẩu hàng nông thủy sản đạt tới mức 30 tỷ USD/năm, chiếm khoảng trên 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy, nếu nông sản, thực phẩm của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn quốc tế thì chắc Việt Nam không thể xuất khẩu như vậy.

Bên cạnh đó, vẫn phải thừa nhận người nông dân Việt Nam ở đâu đó có thể vẫn còn khó khăn khi "con trâu đi trước, cái cày theo sau" nhưng tổng thể mà nói thì Việt Nam có nhiều mô hình sản xuất lớn đầu tư theo chuỗi rất thành công, như Công ty Bảo vệ thực vật An Giang có quy mô sản xuất hàng trăm nghìn ha với đội ngũ hơn 1.000 kỹ sư nông nghiệp và hai viện nghiên cứu nằm trong doanh nghiệp.

Phía Bắc cũng có nhiều đơn vị khoa học công nghệ đầu tư cho nông nghiệp thành công và hiệu quả lớn ở các tỉnh Thái Bình, Nghệ An... Điều này cho thấy khoa học công nghệ phải đến mọi địa bàn để không còn cảnh lạc hậu trong canh tác, sản xuất kinh doanh.
Với những mô hình đã có thì trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ thoát khỏi lạc hậu để làm ra được nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Từng bước làm chủ công nghệ

Khoảng một năm trước, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã nhắc đến áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản, Israel để đảm bảo giá trị tối đa của sản phẩm cho nông dân, nhưng đến nay giá nhiều nông sản của Việt Nam vẫn chưa có tính cạnh tranh cao do công tác bảo quản, chế biến còn hạn chế.

Vậy Bộ đang tiến hành thế nào và quá trình áp dụng gặp khó khăn gì khi vẫn xảy ra những hiện tượng được mùa mất giá đối với cà chua, thanh long, con tôm hay con cá ngừ?

Giải đáp về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định năm 2013, Việt Nam mới bắt đầu tiếp cận với công nghệ CAS (Cell Alive System) của Nhật Bản và gần đây tiếp cận với công nghệ của Israel bảo quản rau quả.

Đến nay Việt Nam đã làm chủ được công nghệ CAS, thí nghiệm thành công trên cá ngừ, tôm sú và quả vải thiều. Đặc biệt vụ vải thiều năm 2014, container vải đầu tiên của Việt Nam bảo quản bằng công nghệ CAS đã đến Nhật Bản và được thị trường Nhật Bản đánh giá cao.

Nhưng để đầu tư, Việt Nam cần xây dựng thị trường và để Nhật Bản chấp nhận quả vải Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Hiện Chính phủ đã giao Bộ Công Thương làm việc với các đối tác Nhật Bản để sớm đưa danh mục “quả vải” vào danh mục được chấp nhận.

Từ quả vải tới quả chôm chôm, tiến tới quả thanh long sẽ sớm sử dụng công nghệ của Nhật Bản, Israel để chất lượng cao hơn, xuất khẩu được nhiều hơn.

Tương tự như với cá ngừ đại dương, trong một năm qua Việt Nam đã tiếp thu và làm chủ được công nghệ về thiết bị câu cá ngừ và công nghệ bảo quản cá ngừ theo công nghệ CAS, được một doanh nghiệp của Phú Yên với sự hỗ trợ của dự án cấp Nhà nước chuẩn bị đầu tư Nhà máy bảo quản cá ngừ theo công nghệ CAS.

Việc làm chủ thiết bị câu cá ngừ và với nhà máy sử dụng công nghệ CAS, sắp tới cá ngừ đại dương Phú Yên và Bình Định sẽ sang Nhật Bản nhiều hơn và bán được giá hơn. "Bà con cũng kiên trì chờ đợi bởi chúng tôi tin những thiết bị ấy chắc chắn sẽ thành công," Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh.

Cá ngừ đánh bắt theo công nghệ Nhật Bản mà bảo quản theo công nghệ CAS của Nhật Bản thì giá bán đấu giá cao gấp 3 lần so với giá bán của bà con.

Thực tế Việt Nam chưa làm chủ được hoàn toàn công nghệ, đồng thời cũng chưa có công nghệ ở quy mô công nghiệp nên mẻ bán đấu giá đầu tiên của Việt Nam ở Nhật Bản rất thành công, nhưng sau này lại chưa đạt yêu cầu vì thế nhu cầu đầu tư Nhà máy theo công nghệ mới của Nhật Bản là rất cấp bách.



Cây trồng biến đổi gen - vừa trồng vừa nghiên cứu

Cũng liên quan đến nông nghiệp, câu chuyện về thực phẩm biến đổi gen là câu chuyện thời sự khi các hộ kinh doanh cá thể “quan tâm” cho rằng việc cho phép sản xuất lương thực hay ngũ cốc biến đổi gen là vấn đề lợi bất cập hại. Bởi việc sản xuất cây trồng này giúp cho Việt Nam bớt phụ thuộc về nhập khẩu nhưng thay vào đó lại phụ thuộc về giống. Bên cạnh đó, tác động của cây trồng này tới sức khỏe con người chưa được kiểm nghiệm hay kiểm soát.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết thực tế trên thế giới hiện nay có hai xu hướng trái ngược nhau, một số quốc gia tích cực trồng những cây trồng biến đổi gen, tiêu biểu như Hòa Kỳ và một số nước châu Á nhưng các nước châu Âu thì xu hướng lại rất thận trọng, không muốn sử dụng cây trồng biến đổi gen, đặc biệt là cây lương thực, cây ngũ cốc.
Ở Việt Nam, nhiều năm qua đã trồng khảo nghiệm ba loại cây trồng biến đổi gen là cây bông, cây đỗ tương và cây ngô. Theo đó, dư luận xã hội không quan tâm nhiều lắm đến cây bông vì không liên quan trực tiếp đến thực phẩm, nhưng đối với cây ngô và cây đỗ tương thì rất nhiều ý kiến trái chiều, mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói rằng cây ngô và cây đỗ tương biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác đã cho canh tác diện tích cây trồng biến đổi gen rất lớn do ưu điểm của cây trồng biến đổi gen năng suất cao, có thể chống chịu một số yếu tố khí hậu, sâu bệnh...

Sau thời gian khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cây ngô và cây đỗ tương biến đổi gen có thể cho phép mở rộng diện tích. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép về an toàn sinh học đối với hai loại cây trồng này cho nên Việt Nam đã mở rộng diện tích ngoài diện tích khảo nghiệm.

Lo ngại của bà con nông dân có ý đúng khi Việt Nam chưa làm chủ được về giống đối với cây trồng biến đổi gen, việc trồng cây biến đổi gen sẽ bị phụ thuộc. Vì thế, song song với việc cho phép sử dụng cây trồng biến đổi gen thì lực lượng khoa học của Việt Nam phải nhanh chóng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ để Việt Nam sản xuất được giống.

Thực tế, Viện nghiên cứu ngô của Việt Nam đã từng tạo được giống biến đổi gen nhưng Việt Nam chưa triển khai được ở quy mô đại trà và chưa làm được giống ở quy mô lớn.

Nhưng các viện nghiên cứu của Việt Nam sẽ nhanh chóng tiếp cận, làm chủ được công nghệ tạo giống để làm chủ được giống và tiếp tục nghiên cứu tác hại của cây trồng biến đổi gen nếu có đối với sức khỏe con người.

Có thể nói, Việt Nam vẫn sử dụng cây trồng biến đổi gen mà nhiều khi người sử dụng không biết như các loại dầu ăn, thức ăn chăn nuôi dành cho nông nghiệp... Vì vậy, vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để đánh giá tác hại đối với con người.

Bộ cũng khuyến cáo đối với viện nghiên cứu là phải nhanh chóng tiếp cận và làm chủ công nghệ cũng như đánh giá được tác động lâu dài. Điều này các nước phương Tây đã nghiên cứu nhiều năm nhưng chưa có kết luận thực phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà chỉ có cảnh báo mang tính dự báo và phòng ngừa nên Việt Nam phải rất khẩn trương nhưng không dám chắc có mốc thời gian cụ thể kết quả nghiên cứu.



Công nghệ quyết định thành công

Nhật Bản rất thành công với nhiều trang trại trồng rau sạch công nghệ cao, đem lại giá trị kinh tế lớn và việc người Nhật đầu tư thử nghiệm trồng rau sạch rất thành công tại Lâm Đồng cho thấy vẫn là đất của ta, nhân lực của ta nhưng người Nhật lại thu thành quả.


Trăn trở của người dân được Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ thành công của người Nhật là do công nghệ, công nghệ giải quyết được tất cả nhưng vấn đề Việt Nam chưa có công nghệ.

Điều này sáng tỏ và rõ nét hơn khi người Israel trồng được lúa trên sa mạc và đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Việt Nam trồng lúa nước còn khó đạt năng suất như vậy nhưng Israel làm được, vấn đề là công nghệ.

Quay trở lại với câu chuyện ở Đà Lạt, Việt Nam trồng rau hay hoa, nếu không có công nghệ mới, công nghệ cao chắc chắn không đạt được năng suất như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Điển hình là người trồng hoa Đà Lạt đều biết đến Hasfam. Hasfam đạt doanh thu lớn hơn rất nhiều lần so với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên chính vùng đất của mình, khí hậu và con người của Việt Nam. Điều đó cho thấy vai khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp không quan tâm đầu tư cho khoa học công nghệ thì họ chỉ có thể tạo ra sản phẩm ở mức độ chất lượng thấp và năng suất thấp, chủ yếu là lấy công làm lãi.

"Trước thực tế này, chúng tôi rất mong bà con địa phương, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư khoa học công nghệ, làm chủ khoa học công nghệ. Trước mắt, có thể sử dụng công nghệ nước ngoài nhưng phải nhanh chóng làm chủ được công nghệ, sáng tạo công nghệ để trở thành công nghệ của Việt Nam, để chúng ta làm được như doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên đất của mình," Bộ trưởng Nguyễn Quân nói./.



Theo (Vietnam Plus - 15/12/2014)

Doanh nghiÖp Nga mong muèn ph¸t triÓn c«ng nghÖ cao t¹i ViÖt Nam

Theo Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, ông Andrey G.Kovtun, tiềm năng hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Nga vẫn còn rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Nội dung này được nhấn mạnh tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga diễn ra sáng 6/10, tại Hà Nội, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga và Cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - Liên bang Nga phát triển nhanh chóng, năm 2013 đạt gần 4 tỷ USD và 7 tháng năm 2014 đạt hơn 1,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 0,5% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Nga với các nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu tuy tăng trưởng nhưng giá trị tương đối thấp, hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu. Các kết quả này cho thấy, thương mại giữa hai nước còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nga là xăng dầu các loại, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, hóa chất, các máy móc thiết bị phụ tùng, phân bón các loại... Việt Nam xuất khẩu sang Nga bao gồm thủy sản, các sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giầy dép, nông lâm sản như rau quả, càphê, gạo... Việt Nam luôn mong muốn hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với Liên bang Nga trong các lĩnh vực có tiềm năng.

Ông Aleksei Evgenhevich Likhachev, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga nhấn mạnh, Việt Nam với nhiều tiềm năng phát triển, được xem như là điểm dựa vững chắc để giúp các doanh nghiệp Nga thâm nhập sâu hơn vào khu vực thị trường châu Á-Thái Bình Dương.

Theo nhận định của ông Andrey G.Kovtun, Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, tiềm năng hợp tác và phát triển vẫn còn rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao. Chính vì vậy, trong chuyến làm việc lần này đã có tới hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu của Liên bang Nga đến Việt Nam và chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết bị thông tin liên lạc và viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ nano, y tế và dược phẩm, môi trường, năng lượng, tự động hóa, công nghiệp ôtô, luyện kim, dầu khí...

Cũng theo đại diện các doanh nghiệp đến từ Liên bang Nga, ngoài việc giới thiệu, đẩy mạnh hợp tác và đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp này còn mong muốn chuyển giao công nghệ thông qua việc mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp đến từ Liên bang Nga mở rộng thị trường và thâm nhập vào thị trường ASEAN thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, hai bên đang nỗ lực đàm phán và sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm: Nga, Belarus và Kazakhtan. Hiệp định này sẽ tạo bước đột phá nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga nằm trong chuỗi sự kiện nhằm triển khai hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp Việt Nga năm 2014 và nhân chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Liên Bang Nga, Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ trực tiếp, trao đổi về khả năng hợp tác liên doanh, làm đại diện và hợp tác thương mại và đầu tư với các doanh nghiệp đến từ Liên bang Nga./.



Theo: kinhtevadubao.vn



B¸o c¸o t×nh h×nh kinh tÕ - x· héi th¸ng 8 vµ 8 th¸ng n¨m 2014

1. Về mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

- Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tăng thấp: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2014tăng 0,22% so với tháng trước (tháng trước tăng 0,23%). So với tháng 12/2013, CPI tháng 8 tăng 1,84%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua. So với cùng kỳ, CPI tháng 8 tăng 4,31%, bình quân 8 tháng tăng 4,73%.

- Xuất khẩu nhập khẩu: Trong 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt gần 95,29 tỷ USD, tăng 12%; xuất siêu gần 1,7 tỷ USD, bằng 1,75% tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Về thu - chi NSNN: Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/8/2014, tổng thu NSNN ước đạt gần 538,83 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8% dự toán năm; tổng chi NSNN ước đạt gần 627,88 nghìn tỷ đồng, bằng 62,4% dự toán năm.

-Về vốn FDI, vốn ODA và vay ưu đãi trong 8 tháng đầu năm: Vốn đầu t­­ư trực tiếp nư­­ớc ngoài thực hiện ước đạt 7,9 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký ước đạt trên 10,23 tỷ USD, bằng 81% so với cùng kỳ năm trước.



2. Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

- Sản xuất công nghiệp,nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, tiếp tục duy trì đà phục hồi: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng đầu năm tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 5,3%), trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,1% (cùng kỳ tăng 6,5%).

-Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:Tính đến ngày 15/8/2014, cả nước đã gieo cấy được 1.446,5 nghìn ha lúa mùa, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm trước; thu hoạch được 1.116,7 nghìn ha lúa hè thu, bằng 94,9% năm trước. Ước tính chung cả nước, năng suất lúa hè thu năm 2014 đạt 53,3 tạ/ha, tăng so với năm trước 1,2 tạ/ha; Sản lượng lúa hè thu ước đạt 11,3 triệu tấn, tăng hơn 90 nghìn tấn.

- Về khu vực dịch vụ: Trong 8 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá còn tăng 6,4% (cùng kỳ tăng 5,1%). Khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 5,5 triệu lượt, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ đạt khoảng 4,9 triệu lượt, tăng 7,9%).



3. Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện:

- Về tạo việc làm, trong 8 tháng đầu năm,ước giải quyết việc làm cho khoảng 1.031,3 nghìn lao động, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 64,5% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó: giải quyết việc làm trong nước cho khoảng 961 nghìn người, tăng 2,5%, đạt 63,5% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động khoảng 70,3 nghìn người, tăng28,3%, đạt 80,9% kế hoạch cả năm.

- Tình hình trật tự an toàn giao thôngtiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trong 8 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm trước, tai nạn giao thông đã giảm mạnh ở cả 3 tiêu chí: Số vụ tai nạn giao thông giảm 14,26%, số người chết giảm 4,23% và số người bị thương giảm 18,58%.

Đánh giá chung,trong 8 tháng đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ, các Nghị quyết trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, giá cả, thị trường khá ổn định. So với tháng 12/2013, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 có mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 10 năm qua. Lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Giải ngân vốn FDI, vốn ODA và vay ưu đãi đạt khá; thu hút vốn FDI có chuyển biến tích cực bước đầu. Tiến độ thu đạt cao hơn cùng kỳ các năm trước, bảo đảm các nhu cầu chi của NSNN. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp duy trì phát triển tốt; năng suất và sản lượng lùa hè thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá; khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao so với cùng kỳ. Việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng. An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; công tác bảo đảm an toàn giao thông đạt nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn ở mức cao; tiến độ sắp xếp, đổi mới DNNN tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn đạt thấp so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 2011-2015. Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tuy đã có những cải thiện so với đầu năm nhưng tăng chậm. Thiên tai, lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản; ở một số địa phương, tình trạng cháy rừng vẫn còn diễn biến phức tạp./.



Theo: VNEP

Quü Ph¸t triÓn DNNVV cã thÓ cho vay tíi 30 tû ®ång/dù ¸n

Theo Quyết định 1339 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì Quỹ này có thể cho vay tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án.

Cụ thể, Quyết định nêu rõ, mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất- kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động), nhưng không quá 30 tỷ đồng.

Thời hạn cho vay được xác nhận phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của người vay và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất-kinh doanh nhưng tối đa không quá 7 năm.

Trường hợp đặc biệt, đối với những dự án có chu kỳ sản xuất dài, cần thời hạn vay vốn lớn hơn, Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định thời hạn cho vay, nhưng không quá 10 năm.

Theo Quyết định này, thì vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp là 2.000 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho Quỹ trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định thành lập (29/9/2014), hai năm đầu tiên mỗi năm cấp 500 tỷ đồng, năm thứ ba cấp 1.000 tỷ đồng.

Quỹ hoạt động theo mô hình tổ chức tài chính nhà nước, thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. Quỹ được miễn nộp các loại thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Quỹ có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước giao, nguồn vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam để tạo nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn đáp ứng các điều kiện cho vay của Quỹ thông qua phương thức ủy thác cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, hoặc các ngân hàng thương mại, thực hiện theo nguyên tắc các ngân hàng tự quyết định cho vay và chịu rủi ro tín dụng đối với các dự án cho vay../.



Theo: Báo Kinh tế và Đầu tư


tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương