VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Nguyễn Phú Trọng  - Chủ tịch Quốc hội



tải về 362.23 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích362.23 Kb.
#22042
1   2   3   4   5
Nguyễn Phú Trọng  - Chủ tịch Quốc hội

Bây giờ còn một vấn đề liên quan đến đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội vụ sáng nay có nhiều câu hỏi liên quan đến chỗ cán bộ cơ sở, đánh giá, chính sách kể cả phần của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về phần kích cầu thực hiện các chính sách về kinh tế, an sinh xã hội có vấn đề đời sống văn hóa cơ sở. Xin mời đồng chí Bộ trưởng Trần Văn Tuấn trả lời và có lẽ là người trả lời cuối cùng phần này


Trần Văn Tuấn  - Bộ trưởng Bộ Nội vụ 

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội.

Kính thưa các đồng chí.

Tôi xin phép trả lời một số ý mà đồng chí Chủ tịch tổng hợp lại sau ý kiến hỏi mà các đồng chí Bộ trưởng có liên quan đến Bộ Nội vụ. Trước hết về chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường xin báo cáo với đồng chí Chủ tịch, các đồng chí, sau khi Quốc hội thông qua Luật cán bộ, công chức thì hiện tại chúng tôi đã hoàn thiện và đang làm việc với Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành liên quan để khẳng định rõ sẽ ký trước nghị định này để tới ngày 1/1/2010 khi mà luật đi vào thực hiện thì đồng thời các chế độ chính sách quy định đối với cán bộ xã, phường cũng được thực hiện. Tại nghị định này khẳng định rõ những điều mà trong luật quy định đối với cán bộ cấp xã và công chức cấp xã, số lượng quy định thì bên cạnh các đồng chí được công nhận công chức thì có số lượng bán chuyên trách. Số lượng bán chuyên trách thì được khẳng định theo hướng có quy định số lượng và về số lượng thì các cơ quan soạn thảo đang dự kiến nó tương đương với số lượng mà trong Luật cán bộ, công chức quy định vào khoảng từ 21 đến 25 người.

Các chức danh cụ thể không quy định trong văn bản hướng dẫn của nghị định là thực hiện việc làm này là thực hiện theo chủ trương ở Hội nghị Trung ương 6, Khóa X là đối với cán bộ bán chuyên trách thì theo hướng khoán kinh phí để cho địa phương tự quyết. Trên cơ sở đó về chính sách sẽ quy định mức trả phụ cấp từ tối thiểu đến tối đa, mức tối đa dành cho những tỉnh có thu nhập cao thì có thể trả đến mức tối đa chứ không được trả quá cao. Đối với những tỉnh có thu nhập thấp thì được phép trả đến mức tối thiểu, kinh phí trả đến mức tối thiểu do nhà nước cấp. Làm được như vậy sẽ đảm bảo động viên được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, kể cả lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách, đồng thời đảm bảo công bằng giữa các khu vực, thực hiện lộ trình về cải cách tiền lương, còn lại những khoản kinh phí của các địa phương mà có điều kiện dư ứng thì ngân sách sẽ tính đến để làm thế nào thu về cho ngân sách nhà nước, có điều kiện thực hiện cải cách tiền lương. Đó là chủ trương chung thể hiện được nghị định mà chúng tôi tới đây trình Chính phủ để thực hiện nghị quyết của Quốc hội.

Thông qua vấn đề này khi nói về vi phạm của chúng ta giải quyết về chế độ, chính sách đối với những gia đình nghèo cũng có đồng chí ý thì không nêu rõ nhưng báo chí nêu cũng có địa phương cán bộ thôn xin nghỉ nhiều sau khi bị xử lý kỷ luật. Chúng tôi cũng có quá trình thực tế công tác ở địa phương thì thấy bên cạnh sự cố gắng tích cực và phân loại các đối tượng hộ nghèo có thể thấy việc phân loại của ta chưa chính xác và chưa thường xuyên cập nhật. Cho nên khi khó khăn Chính phủ có chủ trương trợ giúp cho đối tượng nghèo thì ở một số địa phương không phải chỉ các đồng chí cán bộ thôn, cán bộ cơ sở tắc trách làm một cách vô trách nhiệm đâu, thực ra các đồng chí cũng lúng túng vì đối tượng nó không chặt, giữa đối tượng nghèo và cận nghèo nó rất gần nhau. Thực ra cũng có những nhận xét của dân là người nghèo cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó cũng có nguyên nhân không tích cực lao động để nghèo, cũng có gia đình tiêu xài quá mức của mình cho nên người ta không đồng tình, ở địa phương thấy bí cho nên mới tính đến thực trạng của địa phương, cho nên mới không thực hiện đúng hướng dẫn của Nhà nước mà chia rộng ra thì cái đó là sai.

Về nguyên tắc là phải trên cơ sở hộ nghèo là bao nhiêu và phải cấp theo đúng quy định của Nhà nước, của Chính phủ. Nhưng ở đây các đồng chí không làm đúng như vậy và địa phương đã xử lý. Nhưng cũng phải thấy một vấn đề là trong số những người vi phạm không có hiện tượng bớt lại để tham ô tư túi mà cái chính là cũng vì dân, vì địa phương mà có vận dụng chưa phù hợp, lẽ ra trường hợp như vậy phải báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền và cấp trên trực tiếp nhưng thôn đã không làm như vậy, ở các địa phương đã tiến hành làm, nhưng chúng tôi thấy xung quanh vấn đề này cái được vẫn là chính. Các hệ thống thông tin đại chúng cũng cần tuyên truyền rộng về chủ trương của Đảng, của Chính phủ trong việc trợ giúp tết cho người nghèo. Cái vi phạm nó có nhưng cái đáng phê phán là đã không vận dụng đúng quy định của Chính phủ mà tự tiện làm khác, nhưng cũng có một thực tế là cán bộ của chúng ta muốn đảm bảo tương đối công bằng ở địa phương, quan tâm những đối tượng do nhiều nguyên nhân, do việc phân bổ, do việc bình xét chưa chính xác để lại. Từ đó việc xem xét trách nhiệm xử lý kỷ luật cũng phải có cân nhắc để đảm bảo đội ngũ cán bộ yên tâm làm việc. Ở đây tôi cũng phải nói một ý là hoàn toàn không phải vì thu nhập thấp mà cán bộ phường, xã làm không đúng, cái chính là do những lý do như chúng tôi nêu. Xin báo cáo ý thứ nhất về chính sách đối với cán bộ xã, phường như vậy.

Ý thứ hai, khi nói về chế độ chính sách đối với thanh niên xung phong, các đồng chí có đề cập đến Bộ Nội vụ cũng cần có trách nhiệm về vấn đề này. Chúng tôi hoàn toàn tán thành. Có thể nói trong việc bàn về chế độ chính sách đối với thanh niên nói chung và thanh niên xung phong nói riêng thì Bộ Nội vụ thường xuyên có sự đóng góp với các cấp, các ngành, trong đó trực tiếp là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ở đây chúng tôi thấy có vấn đề là khi bàn về cơ quan quản lý Nhà nước về thanh niên thì ý kiến còn khác nhau. Ngay tại Hội nghị Trung ương, các đồng chí vẫn muốn xây dựng Ủy ban thanh niên để làm việc này. Nhưng trong thực tế Ủy ban thanh niên chưa đủ điều kiện để tham mưu cho các cơ quan của Nhà nước để chăm lo một cách đầy đủ các chính sách đối với thanh niên. Cho nên hiện tại Bộ Nội vụ đang được các cấp có thẩm quyền giao cho đề xuất chọn một cơ quan trong Chính phủ để quản lý Nhà nước về thanh niên. Đây là một việc rất cần làm. Có làm tốt như vậy thì mới có điều kiện để tập hợp trình đưa những vấn đề lớn về thanh niên nói chung và thanh niên xung phong nói riêng đến bàn Hội nghị của cấp có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề mà từ sáng chúng ta đã đề cập. Bộ Nội vụ nhận thấy đây là trách nhiệm của mình và chúng tôi đang làm, chúng tôi sẽ cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Ban, ngành khác thực hiện ý mà các đại biểu Quốc hội đã đề cập. Xin hết.


Nguyễn Phú Trọng  - Chủ tịch Quốc hội

Còn 2 việc:

Một, tôi xin gom lại phần của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hai, phải kết luận toàn bộ cuộc làm việc ngày hôm nay.

Riêng đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chúng ta có 3 nhóm vấn đề. 3 lĩnh vực này cụ thể, còn văn hóa thì phong phú, rộng lớn, mênh mông lắm nhưng lại là vấn đề hết sức bức xúc, rất nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm. Tôi xin nói gọn mấy ý:

Bộ trưởng lần đầu tiên tham gia trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ. Mấy ngày nay Bộ trưởng rất cố gắng, chuẩn bị khá kỹ, gửi tài liệu và cũng lo lắng cho cuộc trả lời chất vấn này, phải nói tinh thần là rất hoan nghênh, trong báo cáo cũng đã thống kê cụ thể và chi tiết.

Tại phiên chất vấn này có 8 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn và trao đổi với Bộ trưởng, cùng với Bộ trưởng có Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tham gia cùng trả lời với Bộ trưởng. Phải nói việc chúng ta khẳng định giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, đây là chủ trương rất cơ bản, nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Càng trong điều kiện này càng phải khẳng định việc giữ gìn bản sắc dân tộc, chúng ta có 54 dân tộc anh em, văn hóa lại rất phong phú và đa dạng, cho nên tại sao lại có rất nhiều lễ hội như vậy. Đất nước ta lại trải qua mấy nghìn năm lịch sử, trải qua bao nhiêu triều đại, cho nên có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng.

Theo thống kê mà đồng chí Bộ trưởng cho biết là có khoảng 4 vạn di tích lịch sử văn hóa cách mạng và có hơn 8.000 lễ hội các loại, không biết đã thống kê hết chưa, phải nói rất là phong phú. Chúng ta trải qua bao nhiêu triều đại, chiến tranh, nhiều di tích lịch sử văn hóa vô cùng quý giá bây giờ trở thành hoang tích, thành phế tích. Trên thế giới này hỏi đâu có được di tích lịch sử như Cổ Loa, 15km đường thành đắp bằng đất xoáy chôn ốc, rất quý, bây giờ bị mai một ra làm sao và nhiều nơi khác nữa, Hoàng thành Thăng Long đây cứ chồng hết lớp này lên lớp khác cao nhất rồi, Hà Nội này lắm lúc chúng tôi nói đào đâu bây giờ cũng có chiến tích lịch sử cả, hơn 1000 năm nhưng 2500 di tích lịch sử văn hóa thì nhiều lắm mà các nơi khác cũng thế thôi. Cho nên việc đặt ra yêu cầu phải khôi phục, tôn tạo, gìn giữ, bảo tồn, khai thác các di tích lịch sử văn hóa rất cần thiết, rất quan trọng.

Thời gian vừa qua chúng ta đang cố gắng nhưng rõ ràng còn nhiều việc phải làm, đồng chí Bộ trưởng có nói phải làm lâu dài thì đúng rồi nhưng mà nhiều việc phải làm, chưa nói hệ thống chùa chiền, đình miếu mạo, các thứ di tích lịch sử văn hóa thì nhiều lắm thế bây giờ xếp loại làm sao, kế hoạch làm như thế nào, bao giờ khôi phục được đoạn nó lâu đời nhất, bao giờ khôi phục và bảo tồn được di tích cách mạng gần đây? Hình như tôi cảm thấy chưa rõ lắm, qua ý kiến các vị đại biểu Quốc hội hôm nay còn thấy rõ mà Bộ trưởng chỉ nói phải lâu dài thôi, nhưng kế hoạch, lộ trình, chiến lược như thế nào thì đây quả là vấn đề rất lớn.

Về vấn đề lễ hội, chúng ta có các lễ hội dân gian nhưng biết bao nhiêu thứ lễ hội, bây giờ lễ hội lại kết hợp với du lịch, kết hợp với giáo dục, truyền thống cách mạng, kết hợp với nâng cao bản sắc tâm hồn con người Việt Nam thông qua những lễ hội đó, một sinh hoạt văn hóa rất lành mạnh mà nước nào cũng có, dân tộc nào cũng có, chúng ta lại đa dân tộc, đa sắc tộc, thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam thì không biết là bây giờ các loại lễ hội này chủ trương, kế hoạch là phục dựng cái nào, hạn chế cái nào, định hướng ra làm sao thì thật tình qua trả lời hôm nay cũng chưa thấy rõ lắm. Mặc dù có thể có đề án và có cái đang xây dựng và chúng ta cũng đang làm, còn vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một sáng tạo của chúng ta, cũng giống như xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở được quốc tế rất ca ngợi và đánh giá cao, đây là chủ trương từ Hội nghị Trung ương V, Khóa VIII năm 1998. Sau này dần dần lúc đầu đưa ra một khẩu hiệu khác, sau nay Trung ương có Nghị quyết kết hợp mấy phong trào đó lại, nhưng bây giờ đánh giá lại xem xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là thế nào, nó gồm nhiều việc lắm. Tôi nói riêng hương ước, quy ước, dòng họ, làng v.v..., bao nhiêu thứ, đám ma, cưới hỏi, lễ hội đều nằm trong đó cả thì cũng là nội dung hết sức phong phú. Mặc dù rất hoan nghênh Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các ngành có liên quan, các cấp, các ngành chúng ta đã rất cố gắng trên lĩnh vực này nhưng cảm thấy vẫn còn bề bộn lắm, nhất là làm sao cho đường hướng nó rõ ràng, mạch lạc. Tôi đề nghị cùng với những việc chúng ta khắc phục ngay những hạn chế yếu kém trước mắt, phát huy những việc làm tốt thời gian qua, vừa rồi phải nói là mở ra rất nhiều cái tốt dân hoan nghênh lắm và tại sao người ta đi đông thế, tại sao các lễ hội mà đến hàng triệu người như vậy. Tức là có một nhu cầu về đới sống tinh thần, ngày xưa khó khăn nó khác, bây giờ đời sống nó khác hơn rồi, phú quý thì sinh ra lễ nghĩa. Đây là nhu cầu chính đáng nhưng một mặt khác nó lại đẻ ra hạn chế như chúng ta đã phân tích và cũng mong Bộ trưởng tiếp tục có những biện pháp sắp tới từng bước một làm việc này cho hiệu quả rõ rệt, đồng thời với cái đó phải có chiến lược, kế hoạch, đề án lâu dài, có lộ trình để làm sao chúng ta giữ gìn cho bằng được, nói tóm lại là bản sắc văn hóa Việt Nam, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đấy là đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Xin phép chúng ta kết thúc toàn bộ phần chất vấn và trả lời chất vấn hôm nay tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Báo cáo các vị và các đồng chí đây là lần thứ ba chúng ta tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng so với hai lần trước thì chắc các đồng chí có thể tự đánh giá được là nó có tiến bộ như thế nào và lần này được dư luận và các vị đại biểu Quốc hội và các đồng chí thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban rất quan tâm. Tôi được biết là nhiều đồng chí cũng nghiên cứu, cũng chuẩn bị khá kỹ, đây là một kinh nghiệm làm hay, làm tốt được các đồng chí rất quan tâm và bên Chính phủ khi Thường vụ Quốc hội nêu vấn đề từ đồng chí Thủ tướng cho đến các vị thường trực Chính phủ rất đồng tình với chủ trương của chúng ta và phân công các vị Bộ trưởng đến trả lời chất vấn và nhiều vị Bộ trưởng hôm nay cũng đến tham dự, trừ trường hợp bất khả kháng không đến dự được thôi.

Lần này có điểm gì chúng ta cần tính thêm, rút kinh nghiệm để sắp tới làm tiếp, trước hết chất vấn phải là việc chọn chủ đề, chọn nội dung và quyết định là ai sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho vừa mức Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Có phải qua thực tế này chúng ta thấy cứ làm cái dạng như thế này có được không, xin nêu thế sau này chúng ta sẽ tổng kết tiếp, tức là nội dung phải nêu được những vấn đề mà đời sống thực tiễn đang đặt ra, nhân dân đang quan tâm, xã hội đang đòi hỏi cần phải giải quyết cấp bách và gắn với những cái thực tiễn thời sự đang diễn ra. Lần này chúng ta chọn những vấn đề rất thời sự như : kích cầu, chăm lo Tết cho người nghèo mới đây thôi, những vấn đề rất thiết thân. Đấy là một vấn đề xin nêu để sau này chúng ta sẽ tổng kết.

Thứ hai về cách thức tiến hành thì có phải là tiếp tục có bước đổi mới cải tiến không? Mỗi lần sẽ cải tiến thêm một chút, thể hiện ở chỗ nào, lần này chúng ta quyết tâm làm theo nhóm vấn đề một cách mạch lạc hơn. Có lẽ từ trước đến nay lần này cứ từng nhóm xong lại sang nhóm khác, chứ kỳ họp thứ 4 theo nhóm nhưng còn vẫn lẫn lộn giữa mấy vấn đề trong một nhóm, tính đối thoại, tranh luận nó nhiều hơn, hỏi là trả lời luôn chứ không phải diễn giải dài dòng, đương nhiên cũng có trường hợp hỏi dài, hỏi chứ tôi không nói tranh luận, tranh luận mà trao đổi lại là cần thiết. Rồi chúng ta có nhiều Bộ trưởng, trưởng ngành có lẽ đây cũng là lần đầu tiên mà nhiều Bộ trưởng trưởng ngành tham gia trả lời chất vấn nhiều như này. Đối với các vị đại biểu hỏi, tôi thấy cũng khá đồng đều, không phải chỉ trong Thường vụ, không phải chỉ có các vị ở các địa phương, mà cả thường trực Hội đồng dân tộc và các Ủy ban. Tôi có quan sát thấy các lực lượng như vậy tương đối được. Có thể sau này chúng ta sẽ tăng cường thêm. Tức là từ việc tham gia, các thành phần tham gia, cách hỏi, cách trả lời thì chúng ta tiếp tục có một số cải tiến thêm.

Thứ ba, tác dụng. Qua đây rõ ràng giúp cho chúng ta hiểu thêm vấn đề, làm sáng rõ thêm một số vấn đề, nhất là những vấn đề bức xúc. Ở đây không phải chỉ là cung cấp thông tin, chính là giúp chúng ta nắm được bản chất vấn đề, hiểu được thực chất vấn đề trước những bức xúc dư luận xã hội như thế thì bây giờ đúng, sai như thế nào phải làm cho rõ, sáng tỏ ra. Các vị Bộ trưởng cũng có dịp được trình bày ý kiến của mình, các vị đại biểu Quốc hội không đồng tình, trao đổi lại, như thế rất tốt. Từ chỗ đó thấy rõ được nguyên nhân, thấy rõ được trách nhiệm, thấy rõ được hướng sắp tới chúng ta phải xử lý, chúng ta phải giải quyết tiếp. Như vậy tức là nó có tác dụng, không biết nhiều, ít, sâu, nông như thế nào, tùy các đồng chí đánh giá, nhưng phải chăng là như thế. Chúng tôi chưa có dịp trao đổi kịp với các đồng chí Thường vụ, các đồng chí lãnh đạo. Đây là ý kiến với tư cách chủ tọa cũng gom lại như vậy. Đấy là tác dụng.

Bây giờ làm tiếp như thế nào? Đề nghị sau đây các đồng chí ở Văn phòng, Ban công tác đại biểu, các cơ quan hữu quan tập hợp đầy đủ các ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn bằng văn bản để chúng ta tóm tắt lại gửi đến từng vị đại biểu Quốc hội. Sau đây Thường vụ cho ý kiến mà nhất trí được thì những ý kiến của chúng tôi sẽ thảo thành kết luận, xin phép chưa ra nghị quyết, nghị quyết phải đúng tầm của nó, nếu ra nhiều nghị quyết quá có khi người ta bảo lạm phát nghị quyết, nhưng phải có mốc gì để tiếp tục chúng ta theo dõi, giám sát việc thực hiện của các vị Bộ trưởng.

Các vị Bộ trưởng đã hứa ở đây và nhiều Bộ trưởng cũng thấy rõ trách nhiệm, nói sắp tới sẽ đi kiểm tra, rà soát, làm tiếp lần sau có báo cáo lại. Lâu nay chúng ta băn khoăn hậu giám sát, hậu chất vấn thì bước tiến mới cụ thể được.

Cuối cùng, xin thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội không phải chỉ tại Hà Nội, mà các vị đại biểu Quốc hội xa xôi từ miền Nam, miền Trung, miền Bắc về tham dự, đương nhiên không được nhiều lắm vì bận nhiều công việc khác, điều kiện không cho phép. Cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách công tác ở Trung ương, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Cảm ơn các Bộ trưởng, Trưởng ngành, các cơ quan hữu quan đã tham gia phiên chất vấn này. Cảm ơn các phương tiện thông tin đại chúng làm thường xuyên và tích cực, có trách nhiệm công tác thông tin, tuyên truyền cho phiên chất vấn này, đặc biệt là Đài truyền hình Trung ương và Đài tiếng nói Việt Nam có truyền hình trực tiếp. Chúng ta đã thành lệ lâu nay cứ phiên chất vấn dù ở Thường vụ cũng nên truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi, giám sát.

Xin cảm ơn nhân dân cử tri và bà con quan tâm đến chất vấn. Có thể lần sau chúng ta sẽ cải tiến thêm, lập đường dây nếu ai hỏi cũng có thể gửi câu hỏi về để các vị Bộ trưởng, thành viên Chính phủ, Trưởng ngành được trả lời tạo dư luận rộng rãi hơn.



Xin được kết thúc phiên chất vấn tại đây.
(Thường vụ nghỉ)


Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 362.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương