VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch



tải về 362.23 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích362.23 Kb.
#22042
1   2   3   4   5
Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội,

Kính thưa các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội,

Thưa các đồng chí đại biểu Quốc hội,

Nhóm vấn đề thứ nhất tôi xin được báo cáo như sau:

Về di tích như chúng ta đã biết thì di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa của chúng ta . Có thể nói giữ gìn và bảo vệ các di tích, các danh lam thắng cảnh là bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc.

Theo thống kê của chúng tôi đến bây giờ trong cả nước chúng ta có 4 vạn di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trong đó có 3.018 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 5.347 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong số các di tích được xếp hạng quốc gia đến bây giờ chúng ta đã duy tu bảo dưỡng và tu bổ được khoảng 1.500 di tích, còn 5.347 di tích ở các tỉnh thì các địa phương đã tu bổ, duy tu bảo dưỡng khoảng gần 2.000 di tích. Có thể nói đây là sự cố gắng nỗ lực của tất cả chúng ta trong điều kiện như chúng ta biết là chúng ta đã trải qua thời kỳ chiến tranh hết sức lâu dài và Luật di sản văn hóa mới được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2002. Qua 7 năm chúng ta thực hiện luật, đến nay phải nói các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã cố gắng hết sức để chăm lo, bảo vệ các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Hiện nay tồn tại các dạng vi phạm như sau.

Dạng vi phạm thứ nhất là do thời kỳ chiến tranh và do thời kỳ chưa có luật điều chỉnh cũng như có một thời gian đồng bào đi vùng kinh tế mới về, xuất phát từ việc không có chỗ ở nên người ta vào các đền, chùa hay các nơi thờ tự để ở. Chúng tôi nói ví dụ ở Hà Nội là một nơi có nhiều di tích nhất, 1.230 di tích, ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở Thừa Thiên Huế cũng là những nơi có nhiều di tích nhất, chính lại là những nơi có nhiều vi phạm. Việc vi phạm này có nhiều nguyên nhân nhưng lý do căn bản như chúng tôi trình bày ở trên do chúng ta mới thực hiện luật, do chiến tranh để lại.

Dạng vi phạm thứ hai là một số đình, chùa, miếu ở khu vực nông thôn, ở những nơi cao ráo, ở trung tâm làng, xã. Nhu cầu phát triển dân số cũng như phát triển sản xuất cộng với quản lý của chúng ta lỏng lẻo để cho người dân xâm chiếm, vi phạm.

Nguyên nhân thứ ba là trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, một số địa phương do chưa nhận thức vấn đề này thật tốt lắm, nên có vi phạm gần kề khoanh vùng bảo vệ di tích hoặc có nơi vào trong khu vực bảo vệ di tích. Còn người dân nhận thức pháp luật cũng chưa tốt lắm và căn bản là quản lý của chúng ta chưa tốt, nên người ta có thể xây lấn chiếm, xây độ cao không đảm bảo hướng dẫn của chuyên ngành., đó là những vi phạm. Nguyên nhân xảy ra có 4 nguyên nhân.

Nguyên nhân thứ nhất là triển khai việc thực hiện Luật Di sản của chúng ta còn chưa tốt. Việc này không chỉ của Bộ, mà còn ở các cấp chính quyền của địa phương, từ tỉnh đến quận, huyện, đến xã, phường, đến thôn, xóm.

Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân quản lý của chúng ta còn lỏng lẻo.

Nguyên nhân thứ ba là người dân chưa hiểu được tầm quan trọng phải bảo vệ di tích lịch sử, có trường hợp người ta cố ý xâm phạm. Trong đó cũng phải kể đến chuyện do nhu cầu bức xúc cuộc sống của người ta, do đó người ta cần phải có nơi ở.

Nguyên nhân cuối cùng của xâm phạm này là có một số trường hợp người ta thu tiền công đức của các nhà tài trợ người ta tự ý sửa chữa mà không tuân thủ quy định, cũng không báo cáo cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng như không báo cáo cho cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương.

Bây giờ giải pháp đặt ra như thế nào? Có 5 giải pháp:

Giải pháp thứ nhất, chúng tôi nghĩ rằng nhận thức là cả một quá trình, mới 7 năm chúng ta mới nói phần nào về việc nhận thức pháp luật ở các cấp. Do đó việc tới đây mà Bộ chúng tôi làm, trách nhiệm của chúng tôi là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân.

Vấn đề thứ hai, tăng cường phân cấp quản lý.

Vấn đề thứ ba, chúng tôi đề nghị Thường vụ Quốc hội thông qua Quốc hội để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản bởi vì có những việc chúng tôi thấy còn bất cập. Ví dụ bây giờ định nghĩa yếu tố gốc cấu thành di tích như thế nào, quy định phân vùng di tích, kiểm kê các di tích đã xếp hạng phải đưa vào luật. Nếu không đưa vào luật để bảo vệ thì người ta nghĩ cứ kiểm kê thế thôi, việc vi phạm vẫn thường xuyên xảy ra, bắt buộc mọi người là những di tích đã kiểm kê phải được bảo vệ như di tích đã được xếp hạng. Có như vậy sau này chúng ta đỡ tốn công sức, đỡ tốn thời gian.

Vấn đề ủy quyền cấp giấy phép khai quật, khi khai quật phải xin ý kiến của Bộ bây giờ ủy quyền cho các địa phương, ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp giấy phép khai quật.

Chúng tôi có trách nhiệm soạn thảo một nghị định để quy định trình tự, thủ tục lập và phê duyệt triển khai dự án trùng tu, tu bổ di tích.

Từ Bộ, cho các tỉnh thành, quận, huyện đều tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các trường hợp vi phạm: Một là xử phạt hành chính, có những trường hợp đề nghị truy tố trước pháp luật. Xin hết.


Nguyễn Văn Tuyết  - Yên Bái 

Kính thưa đồng chí Chủ tịch.

Kính thưa đồng chí Bộ trưởng.

Qua phần trả lời của đồng chí Bộ trưởng, theo Báo cáo gửi, tôi muốn đề nghị Bộ trưởng làm rõ thêm một số nội dung.

Về tình trạng xâm phạm di tích lịch sử diễn ra thì trong trả lời của Bộ trưởng có nhận định là ngoài số vụ việc mới xảy ra thì chủ yếu là những tồn đọng của hàng chục năm trước mà hiện nay chưa có khả năng xử lý trong một vài năm tới. Xin hỏi Bộ trưởng là lộ trình để xử lý và giải quyết vấn đề này như thế nào, nếu như chúng ta xác định sẽ không thể giải quyết được trong 1 vài năm tới thì đến bao giờ giải quyết được và liệu có giải quyết được hay không? Xin Bộ trưởng cho biết rõ thêm vấn đề đó, tôi rất băn khoăn xác định là chúng ta khó khăn và một vài năm tới không giải quyết được, tới đây thì xử lý, giải quyết vấn đề này như thế nào.

Vấn đề thứ hai là trong trả lời của Bộ trưởng thì Bộ trưởng có nêu là giải pháp sẽ phát huy vai trò giám sát của nhân dân tham gia ngăn chặn, giải quyết xâm phạm di tích thì Bộ trưởng có thể nói rõ hơn cơ chế nào để nhân dân tham gia vào việc giám sát và để ngăn chặn việc xâm phạm di tích này, tức mình phải có cơ chế, có một cách để nhân dân có thể tham gia được, còn nếu nói chung là cứ phát huy vai trò của nhân dân, nhưng không có cơ chế và không có cách thì rõ ràng nhân dân sẽ không tham gia được. Đề nghị Bộ trưởng cho biết thêm.

Câu hỏi cuối cùng của tôi là Bộ trưởng có nói trong phần trả lời là bất cập duy nhất hiện nay là 2/3 nhà hát trên toàn quốc không thường xuyên đỏ đèn, không sử dụng hết công năng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân. Nhưng trong giải pháp thì Bộ trưởng lại nói là sẽ đề nghị Chính phủ cho xây dựng thêm một số nhà hát từ 5 nghìn đến 7 nghìn chỗ ở một số tỉnh thành nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Như vậy liệu nó có mâu thuẫn hay không, tức là hiện nay có 2/3 là số không thường xuyên đỏ đèn mà hiệu quả nó rất kém, bây giờ xin Bộ trưởng cho biết có mâu thuẫn gì không và như vậy có lãng phí hay không? Tôi xin cảm ơn Bộ trưởng.
Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Về tồn đọng hiện nay thì lộ trình xử lý như thế nào? Báo cáo đồng chí đại biểu Thuyết rằng cái gì cũng đòi hỏi cả một quá trình lâu dài, không thể ngày một, ngày hai chúng ta xử lý được. Hiện nay Chính phủ đã cho phép chúng tôi triển khai chương trình mục tiêu về phát triển văn hóa. Trong mục tiêu phát triển văn hóa có trùng tu, tôn tạo các di tích cấp quốc gia và các di tích cấp quốc gia thì chỉ trùng tu tôn tạo thôi chứ không cấp ngân sách để đền bù giải tỏa. Ngân sách đền bù giải tỏa thì địa phương phải tính, ví dụ ở Huế chẳng hạn 2.800 hộ dân nằm trong vùng một của di tích cố đô Huế, hay đền Cổ Loa của chúng ta hiện nay có 586 hộ dân, lâu nay họ ở trong vùng của di tích, bây giờ vấn đề đó phải yêu cầu chính quyền địa phương quy hoạch vùng để mà giải tỏa, giải quyết chế độ chính sách đền bù giải tỏa.

Chúng tôi đơn cử ở Đà Nẵng - thành Điện Hải lúc bấy giờ tôi làm Chủ tịch thành phố, thành Điện Hải là di tích lịch sử cấp tỉnh, trong khu vực thành Điện Hải thời kì bao cấp chúng ta đưa vào đó khoảng đất xây dựng một nhà máy dược phẩm, sau này khi chúng tôi biết tầm quan trọng của di tích này quyết định phải di dời nhà máy này ra khỏi nơi này. Đây là một công việc hết sức khó khăn, ngân sách thành phố phải bỏ ra và chúng tôi trước đó phải quy hoạch một chỗ để di dời nhà máy này. Chúng tôi đề nghị việc này chính quyền các cấp phải ra tay với Trung ương và đặc biệt là việc giải tỏa ở các địa phương. Chúng tôi đề nghị trong kế hoạch ngân sách của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có một phần ngân sách cho công tác di dời, giải tỏa những hộ dân trong khu vực khoanh vùng của di tích lịch sử. Thời điểm tiến hành lúc nào, báo cáo các đồng chí việc đó còn phụ thuộc vào quyết tâm của các địa phương, không phải chỉ ở cấp Trung ương.

Ý thứ hai, hiện nay theo quy hoạch của Thủ tướng đến năm 2010 là 60% di tích cấp quốc gia đặc biệt phải được trùng tu tôn tạo và bảo dưỡng. Đến năm 2015 thì mới làm hết các di tích cấp quốc gia, tức là mới 3018 cái. Từ nay đến năm 2020 cả một quá trình, 4 vạn di tích đấy phải xếp. Tôi nghĩ chắc khoảng vài nghìn di tích cấp quốc gia nữa, trong điều kiện ngân sách của chúng ta hết sức khó khăn. Đòi hỏi nỗ lực, kết hợp ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nó phải có quá trình từng bước. Thêm vào đó chúng tôi muốn nói điều kiện khí hậu của Việt Nam hết sức khắc nghiệt. Chúng ta có thể xây dựng trùng tu xong rồi 5-7 năm sau nó lại tiếp tục xuống cấp. Câu chuyện trùng tu, nâng cấp, tôn tạo là thường xuyên của mọi người.

Ở đây có một việc nữa là chúng tôi đề nghị phải xã hội hóa vấn đề này, huy động, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để tham gia vào việc trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia cũng như cấp tỉnh.

Ý thứ hai, Bác Hồ nói "Dễ vạn lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong". Bất cứ những việc gì trên địa phương mà không có dân tham gia không được. Vậy cơ chế ở đây như thế nào? Tôi thấy có mấy điểm như sau.

Một, nếu anh đưa ra một cơ chế thì phải làm cho người dân hiểu được ý nghĩa việc làm của anh đem lại cho xã hội, cho lợi ích của địa phương anh như thế nào?

Vấn đề thứ hai, các tổ dân phố, các chính quyền địa phương, người dân tham gia tổ dân phố cũng phải có trách nhiệm là di tích A, di tích B, anh được công nhận gia đình văn hóa, anh được công nhận là làng văn hóa thì anh phải có trách nhiệm bảo vệ nó. Nó thông qua nhân dân trong các tổ dân phố, ý thức trách nhiệm của nhân dân.

Vấn đề thứ ba, 2/3 nhà hát không đỏ đèn, bây giờ xin Chính phủ thì một nhà hát, thêm vài nhà hát nữa. Báo cáo các đồng chí, tôi chỉ nêu một ví dụ, một là ở Xanh Pê-tec-bua người ta chỉ có 4,5 triệu dân mà họ có 58 nhà hát và 182 bảo tàng, 133 phòng trưng bày. Đối với chúng ta các nhà hát hiện nay, toàn quốc chúng ta chỉ có 17 nhà hát, trong khi đó Bộ chúng tôi quản lý 7 nhà hát. Nhưng thường các nhà hát đấy vấp phải mấy việc như sau: Một là thiết bị không đảm bảo, hai là còn quá nhỏ, thứ ba là ở vị trí không thuận lợi về mặt giao thông, ở vị trí không thuận lợi cho đi lại của nhân dân, thực trạng như vậy.

Vấn đề thứ ba, không đỏ đèn có mấy điểm. Thứ nhất, có thể nói tác phẩm của chúng ta chưa thật tốt lắm, đội ngũ nghệ sỹ của chúng ta có nhiều cố gắng, đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền văn hóa trong thời gian vừa qua, xây dựng nền văn học của nước nhà. Nhưng đòi hỏi của nhân dân ngày càng cao hơn ở người nghệ sỹ, thẩm mỹ của nhân dân ngày càng đòi hỏi cao hơn và khiến cho những tác phẩm mà họ thưởng thức cũng phải cao hơn, kể cả về kịch bản, kể cả về nghệ thuật biểu diễn.

Vấn đề thứ hai, về phương tiện giải trí quá nhiều chúng ta bị chi phối.

Vấn đề thứ ba, cũng phải kể đến đời sống nhân dân của chúng ta, thu nhập nó cũng có mức độ mà người ta đến nhà hát thường phải từ trung lưu trở lên, chứ còn người gia đình khó khăn thì khó chỉ thông qua lễ hội để mà nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn nói chúng ta chuẩn bị cho một chiến lược lâu dài về phát triển các nhà hát của Việt Nam, hiện nay nhà hát lớn của chúng ta từ 500-1000 chỗ ngồi còn nhỏ lắm, chúng ta phải có nhà hát lớn có điều kiện để nhân dân khi mà đời sống họ cao lên, họ có điều kiện họ sẽ thưởng thức. Còn nếu như bây giờ không nhìn xa thì khó, lúc bấy giờ chúng ta sẽ nghĩ rằng chúng ta không chuẩn bị trước cho đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân.
Nguyễn Ngọc Đào  - TP Hà Nội 

Kính thưa Chủ tịch Quốc hội.

Kính thưa Bộ trưởng.

Tôi xin hỏi hai câu như thế này, thứ nhất chúng ta nói tình trạng xâm lấn di tích lịch sử văn hóa diễn ra nhiều nơi mà tôi rất chia sẻ với Bộ trưởng, nhiều nơi chúng ta qui hoạch và do vậy đưa dân vào nơi mà họ coi như là xâm lấn nhưng thực ra trước đây họ vẫn sống, ví dụ như Cổ Loa là điển hình. Tôi nghĩ về Cổ Loa không phải là 5 năm mà hàng vài chục năm chưa chắc giải quyết được vì chúng ta đi sự sai lệch từ khi qui hoạch, tôi chia sẻ ý đó. Tôi chỉ băn khoăn là tết ra chúng ta hay đi chùa, Việt Nam hiện nay có 15.244 đền, chùa và tôi thấy hiện tượng xâm lấn không phải chỗ là dân đâu mà hiện nay quán xá vào đến tận cửa chùa thành nơi tụ điểm của nơi bán tất cả các loại đồ tâm linh. Vậy tôi xin ý Bộ trưởng là Bộ chúng ta có suy nghĩ về việc này không, một hiện tượng tôi cho là vô văn hóa, xâm hại di tích một cách nghiêm trọng, đó là ý thứ nhất.

Ý thứ hai là có một tượng mà 4 thùng công đức ở dưới chân tượng. Tôi được biết rất nhiều chùa mở tiền công đức phải nộp cho chính quyền, chia tiền cho chính quyền và chính quyền sống bằng tiền công đức đó, liệu có hiện tượng đó không và Bộ Văn hóa chúng ta có cách nhìn nhận như thế nào về hiện tượng này, đó là một thực tế.

Thứ ba là đầu năm đi lễ mà giữ ô tô 50.000, ngay ở Phủ Giầy gửi ô tô ra trả 50.000, một tay nhìn như xã hội đen tôi bảo ok 50.000 nhưng hóa đơn đâu thì họ bảo không có hóa đơn gửi thì gửi không gửi thì thôi, chúng ta có quản lý việc thu phí ở các di tích hay không. Vậy Bộ trưởng cho tôi biết ý như vậy cho rõ ra xem Bộ chúng ta liệu sắp tới chúng ta có tăng cường vai trò quản lý của chúng ta trong những khu vực như vậy, đó là hai câu hỏi có liên quan đến di tích tôi hỏi luôn để chốc nữa khỏi phải hỏi. Tôi nhiều lần vào Bình Dương và có thăm khu di tích Đại Nam, nhiều ý kiến khen, nhiều ý kiến chê. Khu gọi là Khu vui chơi giải trí Đại Nam của ông Dũng đại biểu Quốc hội mà thường gọi là ông Dũng Vôi, nguyên là đại biểu Quốc hội, gọi là ông Dũng vôi tức là ông xuất phát từ lò vôi và hiện nay tôi vào tôi thấy có nơi thờ Bác Hồ, thờ các thánh nhân, thờ bố mẹ ông ta, "Nam quốc sơn hà, Nam đế cư". Một tuyên ngôn độc lập của nước ta do Lý Thường Kiệt tuyên bố bên cạnh là thờ ông Dũng vôi, cột cờ, thiết chế văn hóa nhiều người nói: Không biết đồng chí Đào phát biểu như thế nào, tôi bảo tôi chẳng biết loại hình thiết chế nói gì. Tôi cũng xin Bộ trưởng cho ý kiến của Bộ trưởng về hiện tượng này như thế nào để rồi chúng ta phát triển động viên nhân dân cùng tham gia xây dựng văn hóa, nhưng phải có hồn văn hóa, phải có luật pháp, phải có tư tưởng văn hóa và nền tảng, chứ không thể như thế này.


Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Báo cáo đồng chí Chủ tịch Quốc hội

Bây giờ rút kinh nghiệm trả lời trực tiếp. Việc thứ nhất, có mấy việc thực tế chứ không phải hiện tượng như anh Đào nói, hôm qua chúng tôi có họp 11 tỉnh, Giám đốc 11 tỉnh ở ngoài này liên quan đến việc này thì chúng tôi đề nghị mùa lễ hội sắp tới dứt khoát phải kiểm tra dẹp bỏ các hàng hóa, chứ không để như thế này phản cảm mà là lỗi của các nhà quản lý, của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức không kiểm soát nổi để dân người ta lấn chiếm, dựng lên hàng quán, báo cáo các đồng chí là chúng tôi sẽ xử lý sắp tới. Thứ hai là tiền công đức thì hiện nay có những nhà thờ, những nhà chùa thì đúng là 4, 5 hòm công đức thật, nhưng điều này là sai, người ta quy định chỉ có một hòm công đức thôi, anh bỏ quá nhiều hòm công đức vào như thế không đúng, hôm qua chúng tôi cũng yêu cầu Giám đốc các Sở, đề nghị các đồng chí về làm việc với nhà chùa và thu tiền công đức phải minh bạch, phải hết sức khách quan và chúng tôi cũng đề nghị Bộ Tài chính là chúng tôi sẽ phối hợp để có một thông tư hướng dẫn việc sử dụng tiền công đức này như thế nào.

Còn đình Đại Nam đúng như anh Đào nói, Bộ sẽ có trách nhiệm chắc chắn cũng phải tham khảo ý kiến các nhà khoa học, lịch sử, các nhà văn hóa để tham gia cùng với chỗ anh Dũng làm khu văn hóa du dịch Đại Nam cho nó tốt hơn. Nhưng ở đây phải nói rằng cũng phải hoan nghênh những doanh nghiệp, các nhà đầu tư họ bỏ tiền ra để xây dựng những công trình văn hóa, tất nhiên chưa trọn vẹn lắm, có vấn đề gì đó thì mình uốn nắn, mình giúp đỡ họ để họ trưng bày, họ chuẩn bị nội dung cho tốt hơn.

Báo cáo Chủ tịch và các đồng chí, hiện nay cả nước chúng ta có 7.966 lễ hội số lượng chúng tôi thống kê được và số lượng này so với cách đây 5 năm thì không tăng bao nhiêu, chỉ tăng vài chục lễ hội thôi. Lý do tăng chủ yếu là các tỉnh, thành phố muốn thông qua hoạt động lễ hội để nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mình để thu hút du lịch. Ví dụ Festival pháo hoa Đà Nẵng diễn ra ngày 27-28/3, hiện nay tất cả các khách sạn ở Đà Nẵng đều kín mít không còn chỗ ở, khách du lịch từ các nơi đổ về. Trong điều kiện hiện nay khách du lịch nước ngoài đang giảm sút, chúng tôi có chủ trương kích cầu du lịch nội địa lên thì việc tổ chức như thế cũng rất đáng hoan nghênh. Thứ hai là Festival biển Nha Trang hay Bà Rịa - Vũng Tàu năm nào cũng có. Thứ ba là lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch ở vùng Đông Bắc, ở vùng Tây Bắc do nhu cầu của địa phương tổ chức 2 năm một lần, như vậy số lượng cũng không nhiều. Lễ hội dân gian của chúng ta hiện nay là 7.039 lễ hội, chủ yếu là lễ hội dân gian chiếm 88% và lễ hội tôn giáo là 544 lễ hội, lễ hội cách mạng là 332 lễ hội. Hà Nội là nơi có nhiều lễ hội nhất 1095 lễ hội và nơi lễ hội ít nhất là Lai Châu có 17 lễ hội. Tỉnh quản lý hiện nay là 332 lễ hội, huyện quản lý là 1930 lễ hội , xã quản lý là 5517 lễ hội và làng, ấp bản là 139 lễ hội. Nó tràn lan hay không tràn lan? Báo cáo với Chủ tịch và các đồng chí thực ra có phát triển thêm một số lễ hội để đáp ứng nhu cầu của các địa phương nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh của mình, đấy cũng là tìm cách để mà giới thiệu thương hiệu của mình.

Thứ hai là kịch bản giống nhau, kịch bản giống nhau tôi nghĩ là ở chỗ bố cục thôi, chứ còn hầu như các địa phương, các lễ hội đó họ cũng tìm ra một bản sắc văn hóa của họ để họ khác biệt với các lễ hội khác. Ví dụ chúng tôi đi Bắc Giang, lễ hội văn hóa Đông bắc Bắc Giang, bà con hết sức phấn khởi, họ hoanh nghênh. Nhưng ở đây nhiều cơ quan báo chí cũng nêu lên là có kịch bản giống nhau, nhưng ở một góc độ nào đó nhìn cho kĩ vào các lễ hội ở các địa phương thì có bản sắc khác nhau. Nhưng nói như thế không phải tuyệt đối khác nhau, có giống nhau ở chỗ một địa phương nhưng đồng thời mời một đơn vị tham gia cũng ông tác giả đó, các địa phương khác cũng mời đơn vị đấy tổ chức cũng ông tác giả đó. Bây giờ chúng tôi khắc phục việc này thì chúng tôi giới thiệu rất nhiều tác giả, rất nhiều đơn vị để các tỉnh có điều kiện lựa chọn.

Thứ ba là vấn đề tốn kém tiền của, báo cáo đồng chí Chủ tịch và các đồng chí là có tốn kém tiền của không thì đã tổ chức lễ hội thì chắc chắn tốn tiền của rồi, không thể nào không tốn tiền của được. Nhưng đến mức độ nào thì vừa, đó là một điều mà chúng ta cần phải bàn. Chúng tôi đề nghị ở chỗ này chúng tôi đã có ý kiến với các địa phương rằng phải xem xét quy mô lễ hội đến đâu là vừa, nội dung là cái gì, kịch bản ra sao, nhiều lúc anh dàn trải quá, tham nhiều thứ quá dẫn đến tốn tiền, vô ích, gây lãng phí không hay. Đó là lễ hội.

Trong lễ hội vừa rồi có mấy điểm như anh Đào nói là hàng quán tràn lan, tiền công đức, ném tiền, rải tiền vào các vị La Hán, các vị thần linh, đốt đèn trời. Về đốt đèn trời Thủ tướng Chính phủ chính thức quyết định cấm đốt đèn trời và mấy Bộ đã thảo quy định trình Thủ tướng sau khi lấy ý kiến các Bộ để ra quyết định cấm đốt đèn trời. Đèn trời vừa qua rất nguy hiểm.

Vấn đề nữa của lễ hội là trật tự an toàn, khuôn viên lễ hội thì nhỏ nhưng lượng người thì đông. Thời gian vừa qua riêng chùa Hương, trong những ngày lễ hội chùa Hương diễn ra 2 triệu người đến, lễ hội ở Yên Tử là 1,4 triệu người, lễ hội Lim ở Bắc Ninh ngày 13 tháng giêng vừa rồi trong 2 ngày 1 triệu người đến tham dự lễ hội, ở đó cũng diễn ra nạn ăn xin, ăn mày. Đây là điều hết sức nhức nhối đối với chúng tôi, chúng tôi đã làm việc với các đồng chí ngày hôm qua yêu cầu có biện pháp để tăng cường kiểm tra, không để tái diễn việc này ra.

Chúng ta có Chỉ thị 27 của Ban Bí thư, Chỉ thị 14 của Thủ tướng và các hướng dẫn, Quyết định 308 hướng dẫn về việc cưới, việc tang của Thủ tướng. Việc này chúng tôi đã tích cực triển khai nhưng thấy qua khảo sát của chúng tôi ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Viện nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật của chúng tôi khảo sát ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế là 70% số người được hỏi không biết gì các văn bản của Nhà nước liên quan đến việc cưới, việc tang, việc lễ hội. 20% còn lại có biết nhưng biết mang máng, còn lại thì nghe tên thôi chứ không biết nội dung là cái gì.

Báo cáo các đồng chí, có một vấn đề làm sao tuyên truyền trong nhân dân về các chủ trương Đảng, Nhà nước về vấn đề việc cưới, việc tang, việc lễ hội vào các quy định thì có mấy hiện tượng diễn ra nhưng mà ít hơn các năm trước. Việc tảo hôn, ép hôn, xem ngày, tháng cưới, thách cưới quá cao, tiệc cưới còn phô trương và có một số nơi thương mại hóa và cũng trong giờ làm việc nữa.

Khảo sát ở ba nơi thì ở Hà Nội đọc điếu văn quan trọng nhưng ở Huế đọc điếu văn là thấp nhất mà lễ nhập quan quan trọng nhất, ở Thành phố Hồ Chí Minh lễ động quan là quan trọng nhất và đọc điếu văn cũng cuối cùng là không quan trọng mấy, thì báo cáo coi giờ, coi ngày là nó cũng rất quan trọng tuy mỗi nơi, mỗi khác, việc tang như vậy. Việc tang thêm nữa là báo tử thì nhiều nơi không có báo tử rồi vệ sinh không đúng quy định của Bộ y tế để kéo dài, cũng có tiệc cúng linh đình như mùng 3, mùng 7 và 49 ngày, 100 ngày rồi vòng hoa và trướng nó đắt tiền, xin báo cáo các đồng chí như vậy.

Ở đây có mấy giải pháp chúng tôi xin báo cáo, một là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức thực hiện Chỉ thị 27, Chỉ thị 14 và sắp tới đây chúng tôi đề nghị với Ban Bí thư tổng kết Chỉ thị 27 để có giải pháp phù hợp hơn. Thứ hai, chúng tôi bổ sung và hoàn thiện các thông tư hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện thực tế. Cuối cùng, chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư hướng dẫn như chúng tôi nói ban đầu là sử dụng nguồn thu từ lễ hội, nguồn thu từ công đức, phí hoạt động dịch vụ để tăng thu ngân sách và tái đầu tư cho các di tích. Xin cảm ơn.
(Thường vụ nghỉ giải lao).
Nguyễn Phú Trọng  - Chủ tịch Quốc hội

Thưa các đồng chí,

Đồng chí Bộ trưởng đã chuyển sang trình bày luôn cả phần thứ hai liên quan đến lễ hội, mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân, giải pháp hướng sắp tới. Bây giờ xin mời các vị đại biểu nêu câu hỏi. Mời đại biểu Lê Thị Thu Ba.
Lê Thị Thu Ba  - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội,

Thưa đồng chí Bộ trưởng,

Thưa các đồng chí,

Tôi xin phép được hỏi 2 câu hỏi.

Thứ nhất, trong thời gian vừa qua tôi đi các chùa, đền ở các tỉnh phía Bắc, tôi thấy có một việc là người đi cúng lễ trên mâm lễ đầy tiền và người ta cầm tiền ở tay, người ta sát như thế này, tôi mới hỏi cúng như thế nào? Người quản lý chùa lại hướng dẫn làm như thế. Tôi muốn hỏi Bộ trưởng là trước một việc như thế thì quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào? Nên chăng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có hướng dẫn đối với nhân dân trong tín ngưỡng không? Hay chúng ta cứ để phát triển tự nhiên như thế? Mà nhìn vào đó tôi thấy rất phản cảm. Không biết các đồng chí ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhất là đồng chí Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này.

Vấn đề thứ hai, tôi thấy trong hai năm qua, năm 2008 và năm nay thì năm 2008 kinh tế của chúng ta có khó khăn, tôi cũng đồng tình với đồng chí Bộ trưởng là chúng ta tổ chức lễ hội nhằm mục đích quảng bá hình ảnh của địa phương, của đất nước để thu hút du lịch, cái đó là hoàn toàn đúng, nhưng có những lễ như lễ kỷ niệm ngày hình thành một vùng đất nào đó cũng là kỷ niệm, lễ kỷ niệm tôi thấy hoàn toàn không phục vụ cho du lịch mấy mà cái này nó tốn kém rất nhiều trong lúc đời sống khó khăn, công nhân thất nghiệp, lao động không có việc làm, nhưng chúng ta lại cho phép tổ chức những lễ như vậy, tôi biết có lễ hội tốn kém hàng mấy tỷ mà hỏi ra thì lại được Nhà nước cho phép tổ chức. Tôi muốn hỏi là việc đó có nên không? trong thời gian sắp tới có nên hạn chế và không tổ chức trong thời gian khó khăn, kinh tế như thế này thì có nên không. Xin hỏi ý kiến Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào, tôi xin hết.


Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 362.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương