VĂn phòng bộ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 98.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích98.87 Kb.
#20318


BỘ CÔNG THƯƠNG

VĂN PHÒNG BỘ

autoshape 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

autoshape 3


Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2014

BÁO CÁO TỔNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG

HỌP BÁO THƯỜNG KỲ THÁNG 3 NĂM 2014
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG


autoshape 4

Kính gửi: - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng;

- Các đồng chí Thứ trưởng.

I. KẾT QUẢ HỌP BÁO THÁNG 3 NĂM 2014

Ngày 07 tháng 4 năm 2014, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng, Người phát ngôn Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã chủ trì cuộc họp báo thường kỳ tháng 3 năm 2014. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã cung cấp các thông tin chung về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trong Quý I năm 2014.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trong Quý I năm 2014, kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất công nghiệp, thương mại nói riêng có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vừng, ngành Công Thương đã đạt được được những kết quả khích lệ.

Quý I, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 5,2%, đây là mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng giảm 2,9%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,3%, sản xuất và phân phối điện tăng 9,2%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,7%.

Những sản phẩm công nghiệp chế biến có chỉ số sản xuất tăng cao trên 10% chủ yếu vẫn là những ngành hàng: linh kiện điện tử, thủy sản, dệt may, sản xuất da, giày dép, mô tô, máy biến thế, dây cáp điện, đóng tàu và cấu kiện nổi...

Hoạt động sản xuất 3 tháng đầu năm của một số ngành như dệt may, da giày tương đối thuận lợi, thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đang hồi phục và có mức tăng trưởng hơn năm trước. Đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) đã có đơn hàng sản xuất ổn định đến hết Quý III, thậm chí cho cả năm đối với các DN ngành dệt may và đến tháng 8 đối với các DN da giày.

Như vậy, sản xuất công nghiệp Quý I năm 2014 có tăng trưởng 5,2% (thấp hơn mức tăng 5,4% của 2 tháng năm 2014, nhưng cao hơn mức tăng 4,6% của Quý I năm 2013). Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá, cao hơn mức tăng của toàn ngành (tăng 7,3%), điều này cho thấy sản xuất của một số ngành có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, ngành khai khoáng giảm 2,9% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do sự cố xì van đường ống cấp khí trên giàn BRA tại hệ thống khí PM3 cung cấp cho 2 nhà máy điện Cà Mau và do trong tháng 3, thời tiết mưa nhiều, không thuận lợi cho công tác khai thác, bên cạnh đó các doanh nghiệp trong ngành than, khoáng sản điều tiết sản lượng khai thác để cân đối với khả năng tiêu thụ sản phẩm và giảm hàng tồn kho.



Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) Quý I năm 2014 ước đạt 33,35 tỉ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 4,12 tỷ USD). Trong đó, KNXK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 10,9 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng KNXK của cả nước, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái; KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,47 tỷ USD, chiếm 67,4% tổng KNXK của cả nước, tăng 16,3%, nếu không kể dầu thô KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,78 tỷ USD tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2013.

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 14,1% là kết quả khá tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2014. Kim ngạch 3 tháng đầu năm ước đạt 22,9% kế hoạch năm và cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu Quốc hội thông qua là 10,0%.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng cao nhất, tăng 17,6%. Trong khi đó, nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 9,0% và nhóm nông, lâm, thủy sản tăng 6,9%. Theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, tăng dần nhóm hàng công nghiệp chế biến. Cụ thể, so với tỷ trọng của Quý I năm 2013, Quý I năm 2014 tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến đã tăng từ 68,5% lên 70,6%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 8,7% xuống còn 7,0%; nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 15,8% xuống còn 14,8%.

Hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp lớn của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu không kể dầu thô xuất khẩu, khối này tăng 18,9%. Điều này cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực, kinh nghiệm và thị trường sẵn có vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu.

Xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước so với cùng kỳ năm 2013 tăng 9,8%, (Quý 1 năm 2013 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2012), điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có dấu hiệu phục hồi sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.

Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tương tự Quý I năm 2013, tính đến hết Quý I năm 2014 đã có 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là thủy sản, cà phê, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, da giày, máy vi tính, sản phẩm điện tử; điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng và phương tiện vận tải.

Lượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm cho thấy sự hạn chế trong việc gia tăng sản lượng và sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (mặt hàng gạo, cà phê...); giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm và tăng thấp so với cùng kỳ đã khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm này sụt giảm. Vì vậy, ngoài các giải pháp như mua tạm trữ thì các giải pháp như hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng, tìm kiếm thị trường cần phải được quan tâm thúc đẩy hơn nữa.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng cao nhất, trong đó có sự đóng góp lớn của các ngành hàng có vốn đầu tư nước ngoài như: máy vi tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 87,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhiều nhóm hàng nguyên liệu được đẩy mạnh lượng nhập khẩu khi giá nhập khẩu có xu hướng giảm. Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu có mức tăng thấp hơn mức tăng chung kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ có mức tăng khá cao so với cùng kỳ.

Mục tiêu KNXK cả năm đạt 145,4 tỷ USD. Ba tháng đầu năm đạt hơn 33,3 tỷ USD bằng 22,9% kế hoạch (bình quân 1 tháng đạt 11,12 tỷ USD). Chín tháng tiếp theo phải đạt trên 112 tỷ USD, bình quân 1 tháng phải đạt hơn 12,4 tỷ USD. Vì vậy, các cấp các ngành, các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực mới thực hiện được.



Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá quý I năm 2013 ước đạt 32,3 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 18,6 tỷ USD, tăng 14,6%, chiếm tỷ trọng 57,4% tổng KNNK cả nước; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 13,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 42,6% tổng KNNK cả nước, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhập khẩu hàng hoá quý I năm 2013 của nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 12,1% so với cùng kỳ, chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng là nguyên liệu cho sản xuất. Những mặt hàng tính được về lượng nhập khẩu tăng cao là lúa mỳ, ngô, đậu tương, dầu thô, xăng dầu các loại, bông các loại, xơ, sợi dệt các loại, giấy các loại, kim loại thường, ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ). Trong khi đó, một số nhiều mặt hàng lượng nhập khẩu giảm như: hạt điều, phân bón, cao su các loại, phôi thép...

Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu kim ngạch nhập khẩu tăng 12,0%, trong đó mặt hàng mặt hàng linh kiện, phụ tùng xe gắn máy và phế liệu sắt thép giảm so với cùng kỳ (giảm lần lượt là 22,5% và 8,4%).

Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu tăng 9,2% so với cùng kỳ trong đó có mặt xe máy nguyên chiếc giảm 16,1% .



Về cán cân thương mại, tháng 3 năm 2014 nhập siêu khoảng 300 triệu USD, tính chung cả Quý I xuất siêu hơn 1 tỷ USD, trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 2,9 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 3,9 tỷ USD.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng cao nhất tăng 17,6%, trong khi đó nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 9,0% và nhóm nông, lâm, thủy sản tăng 6,9%. Theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, tăng dần nhóm hàng công nghiệp chế biến. Cụ thể, so với tỷ trọng của Quý I năm 2013, Quý I năm 2014 tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến đã tăng từ 68,5% lên 70,6%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 8,7% xuống còn 7,0%; nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 15,8% xuống còn 14,8%.

Hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ sự đóng góp lớn của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu không kể dầu thô xuất khẩu khối này tăng 18,9%, điều này cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực, kinh nghiệm và thị trường sẵn có vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu;

Xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước so với cùng kỳ năm 2013 tăng 9,8%, (quý 1 năm 2013 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2012), điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có dấu hiệu phục hồi sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.

Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tương tự quý I năm 2013, tính đến hết quý I năm 2014 đã có 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là thủy sản, cà phê, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, da giày, máy vi tính, sản phẩm điện tử; điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng và phương tiện vận tải.

Lượng xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản giảm cho thấy sự hạn chế trong việc gia tăng sản lượng và sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (mặt hàng gạo, cà phê...); giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm và tăng thấp so với cùng kỳ đã khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm này sụt giảm, vì vậy ngoài các giải pháp như mua tạm trữ thì các giải pháp như hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, đáo hạn ngân hàng, tìm kiếm thị trường cần phải được quan tâm thúc đẩy hơn nữa.

Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng cao nhất, trong đó có sự đóng góp lớn của các ngành hàng có vốn đầu tư nước ngoài như: máy vi tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép...

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 87,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhiều nhóm hàng nguyên liệu được đẩy mạnh lượng nhập khẩu khi giá nhập khẩu có xu hướng giảm. Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu có mức tăng thấp hơn mức tăng chung kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ có mức tăng khá cao so với cùng kỳ.

Mục tiêu KNXK cả năm đạt 145,4 tỷ USD. Ba tháng đầu năm đạt hơn 33,3 tỷ USD bằng 22,9% kế hoạch (bình quân 1 tháng đạt 11,12 tỷ USD). Chín tháng tiếp theo phải đạt trên 112 tỷ USD, bình quân 1 tháng phải đạt hơn 12,4 tỷ USD. Vì vậy, các cấp các ngành, các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực mới thực hiện được.

Về thương mại nội địa, trong Quý I năm 2014, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước đạt 701,402 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2013, nếu loại trừ yếu tố giá mức tăng là 5,13%, cao hơn mức tăng 4,5% của cùng kỳ năm trước.

Xét theo thành phần kinh tế, các nhóm thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ tăng từ 8,1% - 23,5%.

Xét theo loại hình kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 25,0%, tiếp đó đến khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 năm 2014 giảm 0,44% so với tháng 2, đây là năm thứ 2 có chỉ số giá tháng 3 giảm. Nguyên nhân chính do giá cả nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm và một số nhiên liệu như khí đốt hóa lỏng (LPG) có xu hướng giảm, đồng thời tiêu dùng của người dân vẫn ở mức thấp.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 năm 2014 tăng 0,8% so với tháng 12 năm 2013; tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân Quý I năm 2014 tăng 4,83% so với bình quân cùng kỳ năm 2013.

Quản lý thị trường trong quý I năm 2014 tập trung vào những hoạt động sau: bám sát tình hình thị trường, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý các lĩnh vực, mặt hàng có dấu hiệu vi phạm như: kiểm tra ngăn chặn đồ chơi kích động bạo lực, đồ chơi gây nguy hiểm đối với trẻ em, chấn chỉnh, tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa; kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, kiểm tra các vi phạm về kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại; kiểm tra mặt hàng xe đạp điện.... Đặc biệt, Quý I là thời gian diễn ra các hoạt động du lịch văn hóa, lễ hội nên công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực giá, an toàn thực phẩm luôn được chú trọng, các lượng lượng chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, do đó đã không xảy ra các vấn đề phức tạp trên thị trường.

Theo tổng hợp nhanh, Quý I năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra gần 40.000 vụ, xử lý trên 25.000 vụ vi phạm, với tổng số thu trên 70 tỷ đồng.



II. TÓM LƯỢC NỘI DUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU

PV. Phương Nhung - Báo Người Lao động: Xin Bộ Công Thương cho biết kế hoạch tăng giá điện trong năm nay? Bộ có tính toán đến khả năng tác động đến sản xuất kinh doanh và đời sống?

Năm nay có khả năng thiếu điện mùa khô không? Có phải cắt điện luân phiên không?

PV. Nguyễn Thảo - Báo Đất Việt: Giá điện thời gian tới được tính toán như thế nào? Khi nào giá điện tăng? Mức tăng dự kiến là bao nhiêu?

Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đinh Thế Phúc trả lời:

Việc tăng giá điện hiện đã có một số quy định như Quyết định 69 thay thế Quyết định 24 quy dịnh rõ về điều chỉnh giá điện. Theo đó, điều chỉnh giá điện hàng năm phải sau báo cáo kiểm toán. Trong năm, nếu có 4 yếu tố đầu vào cơ bản thay đổi thì EVN sẽ có phương án đề xuất. Hiện Cục Điều tiết điện lực chưa nhận được đề xuất nào của EVN về vấn đề này. Khi điều chỉnh tăng giá sẽ phải xét đến các thông số đầu vào phải dựa trên sự chịu đựng được của các DN.

Về câu hỏi mùa khô có thiếu hay cắt điện hay không xin trả lời:

Ngay từ đầu năm, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với các các Tập đoàn EVN, PVN và TKV. Cuối tháng 3, Bộ cũng đã họp với 3 Tập đoàn lớn về việc cung cấp điện mùa khô. Có thể khẳng định sẽ đảm bảo cung cấp điện cho mùa khô. Ngoại trừ có sự cố đột xuất có thể ảnh hưởng tới việc cung cấp điện.



PV. Nam Giang - Báo Pháp luật TP.HCM: Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 12 có hiệu lực từ ngày 15/5/2014, trong đó có quy định cho EVN được điều chỉnh giá điện dưới mức 7%, so với trước kia là 5%. Việc nới mức tăng giá điện lên có tính toán đến ảnh hưởng thế nào đến chi phí sinh hoạt điện của người dân hay không và căn cứ vào đâu? Giá than từ tháng 1/2014 đã giảm thấp, Cục Điều tiết điện lực có tính toán đến việc tăng giá điện trong thời gian tới hay không?

Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đinh Thế Phúc trả lời:

Thông tư số 12 ban hành 31/3/2014 quy định về mức giá bán lẻ bình quân, hướng dẫn chi tiết Quyết định 69 của Chính phủ. Tại Quyết định này cũng đã đưa ra mức điều chỉnh 7%, đây là căn cứ để Bộ đưa ra Thông tư này.



PV. Nguyễn Thảo - Báo Đất Việt: Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời trong phiên chất vấn tại phiên họp của UBTVQH về các vấn đề xây dựng biệt thự, sân tennis, đầu tư ngoài ngành của EVN. Đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa nêu quan điểm: ”Bộ Công Thương bênh EVN là không được!”

Quan điểm của Bộ về vấn đề này là như thế nào?

Thứ trưởng, Người phát ngôn Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời:

Tôi có theo dõi, tham dự 2 Phiên chất vấn của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Kết luận buổi chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đều đánh giá cao nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Cong Thương Vũ Huy Hoàng; trong đó, có nội dung liên quan đến giá điện và những vấn đề liên quan đến EVN. Trả lời của Bộ trưởng được đánh giá là thẳng thắn, rõ ràng, đi vào đúng vấn đề của các Đại biểu chất vấn và đã được các Đại biểu hiểu rõ hơn về các vấn đề nêu ra; trong đó, có câu hỏi tương tự như phóng viên vừa nêu. Phóng viên có thể tham khảo thêm nội dung đã chất vấn tại Ủy ban TVQH.

Về quan điểm của Bộ Công Thương đối với ý kiến của Đại biểu Huỳnh Nghĩa cho rằng Bộ Công Thương bênh EVN, tôi có thể khẳng định Bộ Công Thương và cá nhân Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không bênh EVN hay bất cứ một doanh nghiệp nào mà trước hết là làm theo Cái đúng, theo các quy định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và luôn đứng về lợi ích của người dân, người tiêu dùng; trong đó có tất cả chúng ta ở tại đây.

Tôi khẳng định trước mắt chưa có việc tăng giá điện và sớm nhất (có thể trong tháng 4 năm 2014) Bộ Công Thương sẽ ban hành Chỉ thị về công khai hóa, minh bạch hóa giá điện và giá xăng dầu để người dân biết, theo dõi, giám sát.



PV. Nguyễn Thảo - Báo Đất Việt: Về Dự án bô xít Tây Nguyên, Bộ Công Thương đề xuất ưu đãi để dự án có lãi dù có nhiều cảnh báo nên dừng dự án lại. Bộ tính toán phương án này như thế nào?

Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bùi Quang Chuyện trả lời:

Về chinh sách đối với các dự án bô xít: hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo, thí điểm 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, Chính phủ giao cho Bộ Công Thương rà soát chính sách để điều chỉnh lại cho hợp lý. Vừa qua, Bộ Công Thương đã rà soát chính sách về thuế. Về thuế, để sản xuất 1 tấn alumin cần có 5-6 tấn bô xít. Đây là quá trình chế biến. Theo quy định về luật thuế giá trị gia tăng thì được áp dụng thuế VAT 0%, như vậy alumin được chế biến từ bô xít sang thì được coi là khoáng sản chế biến nên Bộ đề xuất thuế 0%. Khẳng định đây là khoáng sản đã chế biến thì hưởng thuế VAT 0%.

Về thuế phí môi trường, đang chịu 30-50 ngàn đồng/m3. Mức phí này Bộ Công Thương cho rằng chưa phù hợp. Chi phí khai thác 1 tấn bô xít cũng chỉ mất từ 30-50 ngàn. Một số khoáng sản khác phí môi trường chỉ 5-10% nên Bộ Công Thương đề nghị phí môi trường khoảng 10%.

Đối với tiền đền bù giải phóng mặt bằng, Bộ đề nghị không chi trả tiền GPMB theo quy định hiện hành mà chỉ cần đền bù tài sản trên đất và sau 5 năm người dân có thể sử dụng lại đất này.

Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét rà soát để đưa ra chính sách hợp lý chứ không phải tăng ưu đãi để giảm lỗ cho các dự án. Bộ đang phối hợp với các Bộ ngành để nghiên cứu có mô hình hợp lý cho các dự án, sớm cổ phần hóa hai dự án này.

Thứ trưởng, Người phát ngôn Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời:

Như vậy, một lần nữa Bộ Công Thương khẳng định, các đề xuất nêu trên của Bộ Công Thương không phải là tăng ưu đãi để giảm lỗ cho các Dự án Bôxit mà đề xuất cơ chế chính sách cho Dự án được hưởng theo quy định hiện hành (về thuế xuất VAT) và điều chỉnh một số chính sách chưa hợp lý (phí môi trường, cơ chế đền bù GPMB) nhằm đảm bảo phù hợp với các đặc thù khai thác quặng Bô xít, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cũng khẳng định tính khả thi của 2 Dự án Bô xít qua các thông số:

a. Đối với Dự án Tân Rai: tuổi thọ của Dự án theo tính toán là 30 năm, thời gian lỗ theo kế hoạch là 5 năm, thời gian hoàn trả vốn vay theo kế hoạch là 12 năm.

b. Đối với Dự án Nhân Cơ: tuổi thọ của Dự án theo tính toán là 30 năm, thời gian lỗ theo kế hoạch là 7 năm, thời gian hoàn trả vốn vay theo kế hoạch là 13 năm.

Thực tế các Dự án Tân Rai, Nhân Cơ sẽ tồn tại 50 năm vì 2 Dự án đều có thể đáp ứng nguyên liệu cho 50 năm, kể cả trong trường hợp nâng công suất lên gấp đôi.

Ngoài ra, một số thông số khác đưa vào tính toán có dự phòng cao, như: về giá bán Alumin, về thị trường tiêu thụ Alumin, các biện pháp để nâng cao hiệu quả của Dự án đều đảm bảo tính khả thi của Dự án.
PV.Nguyễn Hiền – Báo Dân trí: Bao giờ cổ phần hóa 2 dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ?

Thứ trưởng, Người phát ngôn Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời:

Hiện nay, theo chỉ đạo của Thư tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu mô hình tài chính và các cơ chế, chính sách hợp lý theo lộ trình sớm hoàn vốn để cổ phần hóa 2 Dự án nêu trên.

Việc cổ phần hóa sẽ được thực hiện theo điều kiện thực tế, sau khi Dự án hết lỗ. Chúng ta sẽ làm đúng như quy định, quy chế hiện hành.
PV.Mai Hương Báo Nông thôn ngày nay: Giải pháp tiêu thụ nông sản tránh nông sản ách tắc như dưa hấu thời gian qua? Bộ Công Thương có giải pháp gì?

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải trả lời:

Về mặt khách quan, đây là mặt hàng mới được đưa vào xuất khẩu. Bà con nông dân khu vực miền Trung và Nam trồng tốt, thấy bán được giá nên tăng diện tích trồng lên nhanh. Khí hậu năm nay thuận lợi cho loại quả này. Như vậy, do không có sự điều tiết khi sản lượng tăng đột biến, tiêu thụ trong nước không tăng nhiều nên đã đổ xô mang lên biên giới.

Vụ thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn, trong khi chế biến và bảo quản chưa tốt nên đã ảnh hưởng tới tiêu thụ, không chỉ với dưa hấu mà nhiều hàng nông sản khác như quả vải…

Về chủ quan, phương thức làm ăn mang tính cá nhân, chưa có cách làm chính quy. Người nông dân nghe nói biên giới giá tốt là thuê xe mang hàng lên chứ chưa có khách hàng cụ thể, lên rồi mới tìm người mua. Vì thế dễ có hiện tượng bị ép giá, hàng cung quá nhiều nên khó tiêu thụ.

Ngoài ra, chính sách quản lý thương mại phía Trung Quốc là chỉ có thể nhận hàng ở cửa khẩu Tân Thanh nên dẫn đến ùn ứ.

Về giải pháp tháo gỡ, đối với nông sản có nhiều giải pháp. Riêng với dưa hấu, Bộ đã ngay lập tức thông báo với ĐSQ Trung Quốc, cụ thể là Thương vụ, để tạo điều kiện thông quan, kéo dài thời gian thông quan đến 9h tối; cử người tăng cường lên Lạng Sơn để cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho thương nhân một cách nhanh nhất; phối hợp với các bộ ngành và địa phương để đẩy mạnh thông quan...

Thời gian tới, chúng tôi đã tính tới các giải pháp đón đầu, khuyến khích cho nông dân điều tiết lượng dưa hấu đưa lên cửa khẩu bởi có hiện tượng cứ thu hoạch được bao nhiêu là bán bấy nhiêu, trong khi Trung Quốc chỉ mua loại 1, loại 2. Vì thế phải có sự lựa chọn hàng để bán tránh bị trả về; Việc đóng bao bì cũng theo quy tắc nhập khẩu của Trung Quốc để đỡ thời gian lựa chọn và đóng lại khi đã mang dưa sang bên kia cửa khẩu.

Về trung hạn và dài hạn thì cần đầu tư về kho bãi ở khu vực cửa khẩu để làm nơi trung chuyển, giúp bảo quản tốt hơn, tránh xe nối dài trên quốc lộ. Ngoài ra, nếu xây dựng được trung tâm thu mua và phân phối nông sản tại miền bắc thì sẽ rất tốt cho nông dân. Tuy nhiên, việc này liên quan đến kinh phí, chúng ta sẽ khuyến khích nguồn ngoài xã hội. Bộ Công Thương sẽ tăng cường đàm phán với Bộ Thương mại Trung Quốc để có những chính sách phù hợp.

Dài hạn hơn nữa thì xây dựng trung tâm nông sản như một số nước đã làm. Bộ Công Thương chúng tôi sẽ đàm phán để có chính sách thương mại biên giới phù hợp.

PV. Trịnh Lưu Tuấn – VTC 10: Việc triển khai tạm trữ lúa gạo hiện nay đã được đến đâu? Giá lúa gạo đang giảm, Bộ Công Thương sẽ có giải pháp như thế nào để nâng cao hiệu quả việc mua tạm trữ?

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải trả lời:

Chương trình tạm trữ lúa gạo được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì. Hiện nay đã thu mua được 50% theo kế hoạch, đang được triển khai rất tích cực. Vấn đề ở đây tại sao đang mua dự trữ mà giá xuống. Vì chương trình này là giúp giữ giá lúa cho nông dân chứ không thể kỳ vọng giá lên vù vù. Hiện nay, nhiều nước đang có lượng gạo dồi dào nên XK phải phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ



PV. Hồ Quang Phương - Báo Quân đội Nhân dân: Việc sản xuất nông sản không theo kế hoạch, Bộ Công Thương có nghiên cứu về sức tiêu thụ của từng loại nông sản hay chưa? Cơ hội xuất khẩu dưa hấu cho thị trường ngoài Trung Quốc như thế nào? Có thể sang các nước trong khu vực hay không?

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải trả lời:

Chúng tôi cũng có nghiên cứu kế hoạch xuất khẩu nông sản, trong đó có đề án đẩy mạnh XK sang thị trường Trung Quốc. Trừ gạo, ta đã XK tương đối dài, còn các mặt hàng khác chúng ta chưa có nghiên cứu đầy đủ. Vì thế, đang tính đến thuê các nhà nghiên cứu “nằm” tại thị trường này để có những nhận định rõ và sâu hơn về thị trường này.



Thứ trưởng, Người phát ngôn Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời:

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong vấn đề định hướng thị trường, và từ đó định hướng, kết hợp với người nông dân trong việc sản xuất, trồng trọt các sản phẩm về nông sản thông qua các Hợp đồng hợp tác, bao tiêu các sản phẩm. Về phía cơ quan quản lý , cần tạo mọi điều kiện, môi trường pháp lý để kết nối giữa doanh nghiệp và người nông dân, qua đó đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nông sản. Hiện nay, chúng tôi trong chức năng của mình đang tích cực cung cấp thông tin về thị trường – mặt hàng, tìm kiếm, mở rộng thị trường, phối hợp với các doanh nghiệp tìm “đầu ra” cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam.


Câu hỏi: Hai Bộ Công Thương và Tài chính đã có cuộc họp riêng về vấn đề giá sữa, xin hỏi hai Bộ đã làm đến đâu?

Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh Nguyễn Phương Nam trả lời:

Việc thành lập đoàn làm công tác thanh kiểm tra đối với doanh nghiệp tăng giá sữa là công việc cần có thời gian. Tạm thời mới đánh giá được một số số liệu và việc thanh kiểm tra chưa kết thúc. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của các doanh nghiệp. Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì về việc này, Bộ Công Thương đang và sẽ tích cực phối hợp với Bộ Tài chính theo chức năng của mình.



PV.Thanh Hoàn – Báo An ninh Thủ đô: Một số thông tin cho thấy doanh nghiệp xăng dầu đang có lãi, vậy liên Bộ Tài chính - Công Thương có định điều chỉnh giá xăng dầu? Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước đang làm thay doanh nghiệp quyền định giá. Quan điểm của Bộ Công Thương về vấn đề này như thế nào?

PV.Nguyên Long – Đài Tiếng nói Việt Nam: Hiện Nghị định 84 có nhiều điều chưa hợp lý, trong khi nghị định mới chưa có, có ý kiến cơ quan quản lý vẫn điều hành theo kiểu thích thì cho tăng hoặc giảm. Quan điểm của Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu thời gian tới? Về thị trường than, trước kia Chính phủ cho phép Tập đoàn Than- Khoáng sản là đầu mối duy nhất cung cấp than, nhưng tới đây một số doanh nghiệp sẽ được phép nhập khẩu than?

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Võ Văn Quyền trả lời:

Liên quan đến giá xăng dầu, chúng ta đang điều hành giá theo Nghị định 84. Nghị định 84 là một bước tiến bộ, kinh doanh xăng dầu từ bù lỗ theo Nghị định 84 đã dần theo cơ chế thị trường. Không phải Nghị định 84 quá nhiều sai sót. Từ Quyết định 189 đến Nghị định 55 rồi rút kinh nghiệm ban hành Nghị định 85, trong quá trình chuyển đổi thì cần tính toán phù hợp hơn để quản lý tốt hơn, đặc biệt là minh bạch hơn. Đó là câu chuyện đặt ra để quản lý, để làm cho tốt hơn.

Về câu hỏi xăng dầu đang có lãi, có điều chỉnh giảm giá hay không: Thường sau mỗi lần điều chỉnh giá chúng ta lại phải xem lại các công cụ. Như trong dịp Tết, để giảm sốc cho thị trường đã phải dùng các công cụ như quỹ bình ổn và hiện nay phải dùng công cụ cắt giảm lợi nhuận định mức.

Có câu hỏi tại sao DN đang độc quyền lại trao cho DN định giá, cũng lại có ý kiến tại sao không trao quyền cho DN định giá. Đây là câu chuyện, nhưng DN tham gia chưa tạo được độ cạnh tranh hoàn hảo. Vì đây là mặt hàng nhạy cảm, tác động đến sản xuất, đời sống nên phải có sự điều hành. Trước vấn đề nhạy cảm nên mỗi sự điều chỉnh phải đánh giá, cân nhắc. Phải khẳng định, đến nay, Bộ Công Thương đã làm đúng chức năng. Hiện nay Bộ Công Thương đang rà soát lại dự thảo ở khâu cuối để hoàn thiện nghị định mới.

Nhà nước chỉ định giá những sản phẩm thuộc quyền Nhà nước định giá. Nhà nước chỉ định giá xăng dầu khi Thủ tướng quyết định bình ổn giá, nhưng Nhà nước vẫn kiểm soát thị trường này.

Về câu hỏi cho rằng đến năm 2015 chúng ta hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ, nói như thế là không đúng! Chúng ta mở cửa thị trường nhưng theo lộ trình, tùy từng yếu tố mà chúng ta mở cửa. Như điều kiện đối với những cơ sở bán lẻ thứ 2 của các nhà đầu tư nước ngoài chúng ta thực hiện kiểm tra ENT, như thế đâu phải chúng ta mở cửa thị trường hoàn toàn. Hoặc như một số mặt hàng chúng ta không mở cửa thị trường như việc phân phối như thuốc lá, văn hóa phẩm… Chúng ta còn phải bảo đảm cho hàng triệu người kinh doanh, các hộ bán lẻ. Chúng ta mở cửa có lộ trình. Bộ Công Thương đang yêu cầu một loạt chính sách phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ.



PV.Phong Cm - Báo Tiền phong: Gần đây thường điều chỉnh giá xăng dầu vào ban đêm. Tại sao không điều chỉnh vào ban ngày?

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Võ Văn Quyền trả lời:

Trước đây, việc điều chỉnh cũng đã có những lúc được tiến hành vào ban ngày nhưng gần đây, việc điều chỉnh giá xăng dầu thực hiện sau 8 giờ tối. Việc điều chỉnh thời gian này thuận lợi cho việc kinh doanh. Đây là thời gian thích hợp để DN thuận tiện trong kiểm kê, quản lý. Luật cũng không có quy định về việc tăng giá vào giờ nào.



Câu hỏi: Theo chúng tôi được biết, VAMA đã có Văn bản đề xuất thay đổi cách tính thuế, quan điểm của Bộ Công Thương về vấn đề này?

Thứ trưởng, Người phát ngôn Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời:

Đến nay Bộ Công Thương chưa nhận được văn bản mà Phóng viên nêu, khi chúng tôi nhận được, chúng tôi sẽ có ý kiến trả lời.



PV.Mai Hương - Báo Nông thôn ngày nay: Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đã có cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ cho xuất khẩu mía đường, xin cho biết kết quả?

Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và miền núi Lê Biên Cương trả lời:

Đường có hai loại là RS và RE. Đây là mặt hàng bình ổn giá, hạn chế tối đa nhập khẩu đường. Nhiều năm qua sản xuất đường trong nước chưa đủ cho tiêu dùng, đôi lúc gây ra sốt giá. 70% lượng đường trong nước được sử dụng cho sản xuất sữa, bánh kẹo, chủ yếu là đường RE. Để đảm bảo lượng đường cả năm thì việc điều tiết và quản lý XK mặt hàng này đã được Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT điều tiết tốt.

Hiện nay, XK đường sang Trung Quốc theo hạn ngạch đang phải đóng thuế 15%, không hạn ngạch là 125%. Đường chủ yếu XK đường là qua các cửa khẩu phụ, lối mở. Thời gian XK được điều hành 2 lần/năm vào tháng 1 và tháng 6 theo thông báo từ bộ NN&PTNT cân đối từ thực tế.

Vụ 2012-2013, lượng đường dư thừa 500 ngàn tấn nhưng thực xuất khẩu 365 ngàn tấn. Niên vụ 2013-2014, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, dự kiến cung 1,8 triệu tấn, dư thừa khoảng 400 ngàn tấn. Bộ NN&PTNT đã đề nghị Bộ Công Thương cho XK lượng đường này. Bộ Công Thương đã cho XK đợt đầu là 200 ngàn tấn.

Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT thống nhất áp dụng công bố thông tin về sản lượng đường 2 lần trong năm vào các khoảng thời gian: từ ngày 25-30 tháng 6 và vào tháng 12 hàng năm.

Trên đây là Báo cáo của Văn phòng Bộ về nội dung Họp báo thường kỳ tháng 3 năm 2014, Văn phòng Bộ kính báo cáo Bộ trưởng và các đồng chí Thứ trưởng./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- Các Báo, Tạp chí, Cổng TTĐT Bộ;

- Các Đơn vị thuộc Bộ;



- Lưu VT, VP (BCTT).

KT. CHÁNH VĂN PHÒNG

PHÓ VĂN PHÒNG
Nguyễn Trường Sơn




Каталог: Images -> editor -> files
files -> PHỤ LỤc I danh mục các tthc công bố BỔ sung
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc
files -> TRƯỜng đÀo tạO, BỒi dưỠng cán bộ CÔng thưƠng trung ưƠNG
files -> BỘ giao thông vận tải báo cáo chuyêN ĐỀ
files -> THỐng kê SỐ liệu chậm hủy chuyến bay của các hàng hkvn
files -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ giao thông vận tảI
files -> Danh sách cấp giấy phép sản xuất phân bón vô CƠ
files -> CHƯƠng trình hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm
files -> BẢn tin thị trưỜng tháng 3/2014 I/ Tình hình thị trường tháng 2/2014

tải về 98.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương