V¡n ho¸ viöt nam: toµn cçu ho¸ Vµ thþ tr¦êNG



tải về 1.77 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.77 Mb.
#17135
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17





V¡N Ho¸ VIÖT NAM:
TOµN CÇU Ho¸ Vµ THÞ TR¦êNG

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN VAÊN HOAÙ VIEÄT NAM





S Anatoly Sokolov*


1. Quá trình toàn cầu hoá, một hiện tượng nổi bật vào những thập kỷ gần đây, có một ý nghĩa quan trọng đối với văn hoá của các nước khác nhau trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay, văn hoá cần được nhìn nhận như một khía cạnh nhất định của toàn cầu hoá, chứ không phải chỉ như phản ứng đối với việc toàn cầu hoá về mặt kinh tế.

Theo một ý kiến khá phổ biến, cơ sở của toàn cầu hoá – trước hết, là chiến lược văn hoá nhằm tuyên truyền, phổ biến và khẳng định những chuẩn mực, những giá trị và những quy chế của hiện thực phương Tây trong toàn nhân loại. Tuy nhiên, ở đây cần nhớ rằng toàn cầu hoá văn hoá không có nghĩa là xác lập một kiểu loại văn hoá chung duy nhất trên phạm vi toàn thế giới. Thực tế cho thấy rằng quá trình này bao gồm cả những đụng độ và mâu thuẫn về văn hoá.

Điều kiện cơ bản đối với việc một nền văn hoá dân tộc hội nhập được vào không gian văn hoá thế giới là nền văn hoá ấy vẫn giữ được bản sắc riêng, nhưng lại không đóng kín trong khuôn khổ của mình.

Đã nhiều lần người ta nhận xét rằng toàn cầu hoá với chiến lược phổ biến các giá trị phương Tây đã gây ra sự chống đối bởi những rào cản được duy trì của văn hoá truyền thống – của các xã hội mà cấu trúc dựa trên những giá trị tinh thần truyền thống và có lịch sử khá lâu đời trong sự phát triển văn minh. Đó là các xã hội có truyền thống tương đối liên tục và lâu đời trong sự hình thành cốt cách tinh thần và nếp sống dân tộc. Việt Nam, một nước đã bước lên con đường hiện đại hoá kinh tế, cũng thuộc số các xã hội này.

Trong những công trình nghiên cứu hiện đại người ta thường nêu lên bốn quá trình, hay bốn hiện tượng toàn cầu hoá văn hoá, diễn ra đồng thời và gắn bó với nhau, có tác động qua lại với các nền văn hoá bản địa và có ảnh hưởng nhất định đến chúng:

(1) Văn hoá quốc tế của các giới kinh doanh và chính trị hàng đầu thế giới;

(2) Văn hoá thế giới mang tính chất trí tuệ;

(3) Văn hoá đại chúng;

(4) Các cuộc vận động xã hội (thường là các cuộc vận động mới mang tính chất tôn giáo).

Tất cả các hiện tượng này của toàn cầu hoá văn hoá (chúng cũng là những động lực) bằng cách này hay cách khác đều hiện diện ở Việt Nam hiện nay, nhưng có những điểm khác biệt về hình thức và tính chất ảnh hưởng của chúng đến đời sống xã hội đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện việc kiểm soát và đồng thời sử dụng chúng một cách thực dụng vì lợi ích phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Do kết quả của sự tác động qua lại giữa toàn cầu hoá và văn hoá bản địa, ta có thể thấy những biểu hiện của các hậu quả khác nhau:

– Văn hoá bản địa được thay thế bằng văn hoá toàn cầu;

– Văn hoá toàn cầu và văn hoá bản địa cùng tồn tại mà không có bất cứ một sự dung hợp nào;

– Đang diễn ra sự tổng hợp giữa văn hoá toàn cầu mang tính chất phổ quát và văn hoá bản địa;

– Tôn giáo bản địa hùng mạnh phủ nhận văn hoá toàn cầu.

Cũng như trong một số nước khác ở Đông Nam Á, ở Việt Nam, toàn cầu hoá làm nảy sinh sự khu biệt ''văn hoá'': văn hoá toàn cầu được tiếp nhận nhưng với những biến dạng quan trọng. Nói một cách khác, đang diễn ra sự tìm kiếm tính đồng nhất dân tộc và bảo vệ vẻ đặc thù văn hoá. Điều quan trọng là làm sao cho những khuynh hướng ấy phát triển song song, tạo thành sự thống nhất giữa toàn cầu hoá và khu biệt hoá – ''toàn khu hoá'' (glokalizacija). Là người đề xuất thuật ngữ ấy, nhà xã hội học Anh quốc Roland Robertson khẳng định rằng hai khuynh hướng toàn cầu hoá và khu biệt hoá: ''xét cho cùng, chúng bổ sung cho nhau và thâm nhập vào nhau, mặc dầu trong những tình huống cụ thể có thể dẫn đến sự đụng độ''. Điều này rất quan trọng để hiểu được tính chất của những biến đổi trong đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam, để nhận thức được triển vọng phát triển trong tương lai của đất nước này.

Nói tóm lại, có thể công nhận sự hiện hữu ở Việt Nam một kiểu toàn cầu hoá về văn hoá khá độc đáo – đó là một quá trình được điều hành, được lý giải lại trên bối cảnh của những nhiệm vụ hiện đại hoá đất nước, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

2. Toàn cầu hoá văn hoá làm biến đổi bối cảnh trong đó đang diễn ra việc sản xuất và tái sản xuất các nền văn hoá dân tộc làm thay đổi các phương tiện vốn giúp cho những quá trình ấy được thực hiện. Nhưng ảnh hưởng cụ thể của toàn cầu hoá văn hoá đến tính chất và hiệu quả của các nền văn hoá dân tộc, đến chính quyền và ảnh hưởng những tư tưởng của chúng, những giá trị và nội dung của chúng – điều này hiện nay hãy còn rất khó xác định. Tuy thế, cần phải nói rằng chính văn hoá, như Daniel Patrick Moynihan khẳng định, chứ không phải chính trị, quyết định sự thành công của một xã hội này hay một xã hội khác. Từ những năm l960, ở các nước công nghiệp Đông Á, và mới đây, ở cả nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dưới ảnh hưởng của những nhân tố nhất định, người ta quan sát thấy việc phục hồi đạo Khổng với tư cách là hệ tư tưởng chính trị và đạo lý thương mại. Nhờ đó mà ở khu vực Viễn Đông (trong đó có Việt Nam) nhiều xung đột đã được khắc phục và việc hội nhập trên cơ sở những giá trị truyền thống vốn khác biệt cơ bản với các giá trị phương Tây, đã trở thành khuynh hướng phổ biến nhất. Theo mức độ, giới tuyến giữa Đông Á tư bản và Đông Á xã hội chủ nghĩa bắt đầu bị xói mòn, nền văn hoá thống nhất vốn được hình thành trên vị trí của chúng càng ngày càng bộc lộ thực chất Khổng giáo của nó.

3. Động lực hùng mạnh nhất của toàn cầu hoá văn hoá là văn hoá đại chúng. Ở Việt Nam, các công ty khổng lồ xuyên quốc gia như Adidas, Disney, MTV... đã gặt hái nhiều thành công trong việc phổ biến nó. Còn tiếng Anh hiện nay đang đóng vai trò là nhân tố chủ yếu của việc truyền bá thứ văn hoá này. Người Việt Nam, cũng như hàng triệu người trên khắp thế giới, đang sử dụng tiếng Anh chủ yếu xuất phát từ những suy tính thực tế. Thanh niên Việt Nam ra sức học tiếng Anh bởi vì nó giúp cho việc sử dụng Internet, tạo nhiều cơ hội để kiếm được chỗ làm tốt và để ra nước ngoài học tập.

Cũng cần phải nêu lên vấn đề đô thị hoá. Quá trình tập trung dân cư và đời sống kinh tế trong các thành phố, việc di dân đã kích thích sự nở rộ của văn hoá đại chúng. Và hiện nay, những trung tâm văn hoá đại chúng ở Việt Nam là hai thành phố lớn nhất Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng như những đô thị lớn khác của nước này.

Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của phương Tây không phải là nhân tố duy nhất của toàn cầu hoá văn hoá ở Việt Nam.

Cũng có thể nói đến sự thể hiện ở đây ''cách chuyển hướng" độc đáo (reorientalization), khi mà những nước chịu ảnh hưởng Khổng giáo ở Viễn Đông như Trung Quốc – trong lĩnh vực văn hoá và ý thức hệ truyền thống, và Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản – trong lĩnh vực văn hoá đại chúng, đã trở thành những người tiếp máu về mặt văn hoá cho người Việt Nam hiện nay.

Nhiều bộ phim vô tuyến nhiều tập (trước hết là những bộ phim ''cải lương uỷ mị"), những hài kịch, những bộ phim võ hiệp, nhạc Pop... và các loại sản phẩm khác của văn hoá đại chúng du nhập từ các nước châu Á rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Và những bộ phim của Hollywood cũng rất phổ biến đối với khán giả Việt Nam.

Dẫn đầu trong việc truyền bá biến thể phương Đông của văn hoá đại chúng ở Việt Nam là Hàn Quốc. Phong cách sống của Hàn Quốc cùng với những giá trị phương Đông khác đang trở thành phong cách sống chủ yếu đối với thanh thiếu niên Việt Nam và giai cấp trung lưu đang hình thành.

Người ta quan sát thấy sự phát triển nhanh chóng về mặt quy mô của một hiện tượng trong xã hội Việt Nam hiện đại – đó là khuynh hướng tiêu dùng vốn đang dần dần trở thành một ý thức hệ mới về văn hoá và lấn át cả những học thuyết Mácxít và thậm chí cả những giá trị truyền thống của phương Đông. Người Việt Nam ngày càng chú ý nhiều đến những cách nghỉ ngơi giải trí mà một bộ phận không nhỏ thuộc về văn hoá đại chúng: thể thao, du lịch, các quán karaoke, du lịch... Nhiều giá trị tiêu dùng, sự ham muốn các phúc lợi vật chất được quảng cáo tuyên truyền trong các bộ phim vô tuyến nhiều tập, trong các bộ phim truyện, trong nhạc Pop, trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng cách công khai hay ngấm ngầm kêu gọi mọi người hãy tiêu dùng nhiều hơn nữa. Còn cái đó đến lượt nó lại kích thích sự phát triển mạnh mẽ của văn hoá đại chúng mà có thể xác định như là văn hoá của xã hội tiêu dùng. Chính thứ văn hoá này cũng tạo nên con người với tư cách là người tiêu dùng chuẩn mực các phúc lợi vật chất và tinh thần.

Xã hội Việt Nam sau khi bước vào con đường kinh tế thị trường đã đụng độ với những hiện tượng kinh tế như marketing, thị trường, sự tiêu thụ, tư hữu v.v... Trong văn hoá, các quan hệ thị trường đã làm hình thành một kiểu người đặc biệt lấy đạo lý của người tiêu dùng ''đại chúng'' để vũ trang cho mình. Thứ đạo lý này gắn liền với việc xác lập ý nghĩa mới về cuộc sống của một bộ phận dân cư là sự khao khát phất lên về mặt vật chất.

Bằng chứng về những xu thế mới mang tính chất quy chế là việc công bố vào đầu năm 2007 bản danh sách một trăm người giàu nhất nước, kể cả các nhà triệu phú. Trên thực tế đó là việc chính thức thừa nhận sự xuất hiện trong nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam một tầng lớp xã hội mới – những người giàu có và phong lưu.

Như vậy là sự phát triển các quan hệ thị trường ở Việt Nam đã kích thích quá trình tiêu dùng mà đến lượt nó lại tạo ra ở một bộ phận dân chúng đạo lý của người tiêu dùng thể hiện trong lĩnh vực văn hoá đại chúng. Hiện tượng đó đặc biệt động chạm tới một bộ phận thanh niên của đất nước. Bởi vậy việc đời sống tinh thần và những hoài bão của thanh niên Việt Nam hiện đại làm dấy lên mối lo ngại thực sự của giới lãnh đạo Việt Nam là một điều chính đáng.



4. Giai đoạn hiện nay của văn học Việt Nam được ghi nhận bằng nhiều khuynh hướng: từ sự thể nghiệm những hình thức văn học mang dấu ấn của chủ nghĩa tiên phong đến sự nở rộ của văn học đại chúng, điều này được thể hiện trong sự phát triển của văn chương phổ cập. Tác động đến điều đó là ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới và quá trình thương mại hoá vốn động chạm đến các lĩnh vực khác nhau của xã hội Việt Nam.

Năm 2006 ở Việt Nam, một số cuộc hội thảo và hội nghị văn học được tiến hành. Tại Hà Nội, theo sáng kiến của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã diễn ra hội nghị đại biểu với sự tham gia của 250 nhà phê bình và nghiên cứu văn học. Hội nghị đã phân tích những vấn đề cấp thiết của sự phát triển nền văn học dân tộc, đặc biệt chú ý tới việc giới thiệu văn học nước ngoài với độc giả Việt Nam. Cuộc gặp gỡ sáng tác thứ hai tương tự như vậy của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã diễn ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Cuối năm 2006, Hội thảo ''Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hoá thế giới'' do Viện Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì đã diễn ra trong mấy ngày. Cuộc gặp mặt đã trở thành truyền thống của các nhà văn trẻ Việt Nam vốn có sứ mệnh trở thành ''các kỹ sư tâm hồn" trong những điều kiện hoàn toàn mới so với những nhà văn lớp trước, khi Việt Nam thực hiện một cách thành công việc hiện đại hoá nền kinh tế và tích cực hội nhập vào cộng đồng quốc tế, đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Và hiện thực mới đó đã bắt đầu được các nhà văn và nhà thơ trẻ Việt Nam phản ánh trong tác phẩm của mình.

Nói chung, văn học Việt Nam vào thời gian gần đây đã phát triển khá ổn định, không có những cao trào và thoái trào đặc biệt. Tuy thế hai năm vừa qua đã được đánh dấu bằng sự xuất hiện một số tác phẩm mà hoàn toàn có thể xem như những sự kiện văn học đáng kể.

Trước hết cần phải nói đến hai cuốn sách xuất bản năm 2005 đã được các nhà nghiên cứu văn học và các nhà phê bình chuyên nghiệp cũng như hàng triệu độc giả Việt Nam đánh giá cao nhất. Đó là tập 'Nhật ký của một cô gái trẻ tuổi, nữ bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm và cuốn 'Mãi mãi tuổi hai mươi' của một người cùng trang lứa với chị tên là Nguyễn Văn Thạc. Cả hai tác giả này là những người tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều năm để bảo vệ tự do và độc lập. Những cuốn sách của họ kể cho độc giả Việt Nam ngày hôm nay về những năm tháng rực lửa chiến tranh.

Chất lượng nghệ thuật hiển nhiên của hai tác phẩm đó cũng như tấm gương cá nhân của các tác giả, cái nhìn trong sáng, niềm tin không lay chuyển vào sự nghiệp chính nghĩa, tính mục đích rõ rệt đã quyết định sự thành công xứng đáng của chúng từ phía bạn đọc. Như các nhà phê bình Việt Nam đã thừa nhận, cả hai cuốn sách này đã trở thành những sự kiện thực sự của văn học Việt Nam trong 20 năm gần đây. Số lượng bản in của chúng lên tới hàng trăm nghìn bản – một con số phi thường đối với Việt Nam. Người ta đã mua bản quyền của hai cuốn sách này để dịch và xuất bản ở nước ngoài.

Tiếp tục truyền thống được hình thành trong hai thập kỷ gần đây, các cây bút nữ Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, vẫn rất năng nổ như trước. Có lẽ về phương diện này cần nêu lên ba tác giả mà tên tuổi luôn luôn được nhắc đến. Trước hết là Nguyễn Thị Ngọc Tư. Thiên truyện Cánh đồng bất tận của chị đã được giới văn học chuyên nghiệp và hàng triệu độc giả Việt Nam nhiệt liệt ủng hộ và được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Những truyện ngắn cô đọng trên bối cảnh xã hội đậm nét của Nguyễn Thị Ngọc Tư về hiện thực miền Nam Việt Nam hôm nay đã kế tục những truyền thống tốt đẹp của văn xuôi hiện thực Việt Nam.

Một nhà văn nữ trẻ tuổi khác – Đỗ Hoàng Diệu đã cho ra tập truyện ngắn mang cái tên giật gân Bóng đè. Cuốn sách được viết theo chiều hướng của các khuynh hướng văn học thời thượng (kể cả khuynh hướng hậu hiện đại) và chịu ảnh hưởng rõ rệt về mặt sáng tác của các nữ văn sỹ trẻ Trung Quốc khá thành đạt trên phương diện thương mại. Mặc dù có ẩn ý khiêu dâm rõ nét (và điều này là đối tượng chủ yếu của những bài phê bình), cần phải thừa nhận rằng cuốn sách được viết ra một cách tài năng và được xử lý rất khéo về mặt kỹ xảo.

Còn có thêm một cái tên nữa là Thuận, đại diện cho văn học Việt Nam ở hải ngoại. Hiện nay chị sống ở Paris. Chị xuất hiện đầu tiên trên văn đàn với cuốn Made in Vietnam được xuất bản tại California. Trong vòng ba năm gần đây, chị cho công bố các cuốn tiểu thuyết Phố Tàu, Pari, 11 tháng 8, T. mất tích. Năm 2005, chị được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Đặc biệt cuốn T. mất tích kể về số phận của cá nhân trong thế giới hiện đại đã được độc giả Việt Nam rất chú ý. Đây là câu chuyện về một người thậm chí không có tên, bởi vậy y được gọi là ''T''. Các nhà phê bình Việt Nam cho rằng cuốn tiểu thuyết này mang hơi hướng ''phương Tây" nhất trong sáng tác của chị. Và thậm chí họ còn tìm thấy cả sự giống nhau về mặt văn phong với sáng tác của nhà văn Pháp Michel Houlbeck. Sáng tác của nhà văn này có những đặc điểm nổi bật là chất liệu văn học đặc sắc và ngôn ngữ độc đáo; chúng là ví dụ rõ nét về việc nhà văn luôn luôn tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật. Những quan điểm tư tưởng – triết học của Thuận phản ánh thế giới quan của một người đang sống ở phương Tây ngày nay, nhưng tất cả các tác phẩm của chị đều thấm đẫm tâm tư tình cảm Việt Nam.

Trong số những cuốn sách được công bố ở Việt Nam vào những năm 2005 – 2006, cần đặc biệt lưu ý tới cuốn tuỳ bút Tản mạn trước đèn của Đỗ Chu, tiểu thuyết Bức tường lửa của Khuất Quang Thuỵ, Bóng của cây sồi của Đỗ Bích Thuý, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Ngư phủ của Hoàng Minh Tường, Dòng sông khô cạn của Dũng Hà v.v…

Những tác phẩm về đề tài lịch sử vẫn thu hút sự chú ý của độc giả như trước đây. Đó là những tiểu thuyết Mắt đêm của Dương Ngọc Hoan (về cuộc đời của tầng lớp ca sỹ đầu thế kỷ XX) và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Cuốn tiểu thuyết này đầy ắp tư liệu lịch sử phong phú cũng như cuốn sách trước đây của ông về một nhà cải cách vĩ đại của Việt Nam thời Trung cổ là Hồ Quý Ly từng gây được tiếng vang rộng lớn trong xã hội cách đây mấy năm. Tác phẩm mới của Nguyễn Xuân Khánh viết về làng quê Việt Nam trên ranh giới thế kỷ XIX – XX, khi xã hội truyền thống Việt Nam đụng độ với chế độ thuộc địa của Pháp, với phương Tây, cùng với vũ khí đã đem đến xứ sở này nền văn minh tiên tiến vốn xa lạ đối với Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết có rất nhiều nhân vật và đề cập tới những vấn đề rất khác nhau của đời sống Việt Nam thời kỳ đó, kể cả tình hình tôn giáo và những vấn đề có liên quan với nó. Trên thực tế, cuốn sách này với rất nhiều ưu điểm về mặt nghệ thuật, ở một phạm vi rộng hơn, đã viết về văn hoá Việt Nam trên bước ngoặt của những thời lịch sử lớn lao.

Sự ra đời của một truyền thống mới – Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức vào dịp Rằm tháng Giêng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám – rõ ràng đã gây nên sự phấn khởi chung. Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 đã được trao cho nhà thơ Hữu Thỉnh vì tập thơ Chuyện trò với thời gian. Tập thơ Đồng tử của nhà thơ nữ trẻ tuổi Vi Thuỳ Linh đã làm dấy lên những hy vọng lớn ở độc giả và giới phê bình.

Cũng cần đặc biệt nói đến một khuynh hướng mới hình thành trong văn học Việt Nam – đó là việc công bố những tập hồi ký và nhật ký. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, trong năm 2006 có ba tác phẩm nổi trội bằng cách này hay cách khác gắn liền với thể loại này: Nhật ký của nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng Nguyễn Huy Tưởng, cuốn tự truyện Yêu và sống của nữ nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam Lê Vân do nhà báo Bùi Mai Hạnh ghi và tiểu thuyết Ba người khác của vị trưởng lão của văn học Việt Nam Tô Hoài.



Nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng gồm 3 tập (dày gần 2.000 trang) được bắt đầu viết từ ngày 2/11/1930, khi tác giả còn đang học trường trung học ở Hải Phòng và kết thúc trong bệnh viện ngày 21/6/1960, trước khi ông mất ít lâu. Trong bộ sách này Nguyễn Huy Tưởng không chỉ ghi lại và nhận xét, bình luận cặn kẽ rất nhiều sự kiện của thế kỷ trước mà còn dựng lên những chân dung phác thảo của các bạn bè và những người đương thời.

Cuốn Yêu và sống của Lê Vân là một hiện tượng khác thường đối với văn học Việt Nam, nó có lẽ đã xác nhận sự xuất hiện sắp tới đây của những tác phẩm khác tương tự. Trong cuốn sách mang tính chất tự truyện này, chị kể về cuộc đời mình, về công việc đóng phim, về những người thân và về các đồng nghiệp. Ở đây Lê Vân đã viết một cách cởi mở thẳng thắn, thậm chí không nể nang những người gần gũi nhất của mình, vì thế cho nên chị phải hứng chịu nhiều lời phê phán trách móc. Nhưng nếu nhìn từ một phía khác thì cuốn sách của chị là thiên ký sự về cuộc sống riêng tư, là câu chuyện về cuộc đời của một cô bé – một cô gái – một thiếu phụ trên bối cảnh của hiện thực quan liêu xã hội chủ nghĩa mới đây. Giá trị chủ yếu của cuốn sách này là có rất nhiều chi tiết lý thú.

Đứng ra bênh vực tác giả và cuốn sách của chị là nhà văn, nhà báo Việt Nam nổi tiếng Bảo Ninh. Dựa vào những ví dụ về loại văn chương như vậy đã có ở Việt Nam (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Chiều chiều của Tô Hoài v.v...), Bảo Ninh đã nhìn thấy giá trị chủ yếu của cuốn sách của Lê Vân ở việc phản ánh những sự kiện cụ thể và khắc hoạ những con người cụ thể. Theo ông, phần ''Sống" viết khá hơn phần ''Yêu''. Chị đã kể về những thứ mà nhiều độc giả đã biết trước đây, nhưng bây giờ chúng trở nên dễ hiểu hơn đối với họ. Tất nhiên trong thiên truyện của chị có nhiều yếu tố chủ quan; có nhiều cái chưa quen đối với độc giả Việt Nam. Bảo Ninh đã tóm tắt quan điểm của mình như sau: ''Rất đáng tiếc là các nhà văn chúng ta đã xem thường thể loại này. Nhiều độc giả trong khi đọc những cuốn sách như vậy đã cảm thông với các nhân vật và dường như sống lại những năm tháng ấy".

Những cuốn sách của nhà văn kỳ cựu của văn học Việt Nam Tô Hoài bao giờ cũng trở thành những sự kiện trong đời sống văn hoá Việt Nam. Cuốn Ba người khác viết về cuộc cải cách ruộng đất – một sự kiện cực kỳ quan trọng trong đời sống miền Bắc vào những năm đầu sau Cách mạng – cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dầu cuộc cải cách ruộng đất đã diễn ra cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng cho đến nay nó vẫn là một vết thương nhức nhối trong tâm hồn hàng triệu người Việt Nam vốn thường nhớ tới nó như một quá khứ vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.

Ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đang diễn ra quá trình hoán vị tiệm tiến lao động viết văn: từ chủ nhân ông của tư duy, nhà văn biến thành người chuyển giao các sản phẩm giải trí. Thế hệ độc giả vốn cần thứ văn học nghiêm túc có nội dung sâu sắc đang ít dần đi. Nhiều người không mua sách hoặc nói chung không đọc sách. Tình hình này đã được ông Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát hành sách Phạm Minh Thuận chỉ rõ: ''Hiện nay đọc tác phẩm văn học chủ yếu là lớp người trung niên. Thanh niên trước hết quan tâm tới loại sách giáo khoa và thích đi tìm những kiến thức thực tế. Ở một đất nước hơn 80 triệu dân mà tác phẩm văn học chỉ in ấn với số lượng 1.000 bản (hơn thế nữa, con số này thường thay đổi theo chiều hướng giảm đi) bởi vì chỉ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mới có những điều kiện để phát triển trí tuệ và kinh tế, còn ở nông thôn là nơi sinh sống 80% dân cư cả nước, trên thực tế không có nhu cầu về sách. Đã diễn ra sự phân hoá độc giả Việt Nam, điều này có thể dễ dàng được xác nhận bởi một tình hình sau đây: chỉ riêng một mình Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 50 – 60% toàn bộ khối lượng sách xuất bản''.

Tuy thế mới đây Sở Giáo dục, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Sài Gòn giải phóng đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển tài năng của văn học Việt Nam. Người đề xuất sáng kiến này là nhà văn Triệu Xuân. Thoạt tiên các trường học sẽ tổ chức các cuộc thi viết văn và phát hiện các em học sinh có năng khiếu văn học, các em này sẽ được nhận học bổng của Quỹ. Do đó, tương lai của văn học Việt Nam dẫu sao cũng làm ta lạc quan.



5. Tình hình chung hiện nay trong ngành điện ảnh Việt Nam được xác định bởi ba nhân tố sau đây:

(1) Việc sản xuất phim trong các xưởng phim nhà nước sụt giảm;

(2) Việc thành lập các hãng phim tư nhân;

(3) Sự tham gia tích cực của các đối tác nước ngoài, trước hết là các nhà điện ảnh hải ngoại của Việt Nam, vào việc sản xuất phim.

Hàng năm các hãng phim quốc gia ''Việt Nam'' (Hà Nội) và ''Giải phóng" (Thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất được từ 7 đến 10 phim truyện, chủ yếu về đề tài chiến tranh. Mặc dầu được Nhà nước tài trợ khá, nhưng sự thành công về mặt nghệ thuật và về số lượng người xem những bộ phim ấy thường là không đáng kể, do đó chúng bị khán giả nhanh chóng lãng quên. Tuy nhiên, vào hai năm gần đây có thể xếp những bộ phim như Chuyện của Pao với tư cách là một bi kịch tâm lý về số phận người phụ nữ, Đường thư nói về những sự kiện của cuộc chiến tranh mới đây v.v… vào số những thành tựu của phim truyện Việt Nam.

Hiện nay phim truyện Việt Nam chiếm gần 10% tổng số phim làm ra. Nguyên nhân của tình trạng này là chi phí cho việc sản xuất phim trong nước quá lớn, còn việc mua một bộ phim nước ngoài chỉ tốn mấy chục ngàn đô la. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là chất lượng phim. Khán giả thích xem phim nước ngoài hơn (phim Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ...), trong đó có nhiều cảnh bắt mắt, cốt truyện hấp dẫn và diễn xuất giỏi.

Phim tài liệu và phim hoạt hình chỉ được sản xuất tại những xưởng phim quốc gia chuyên biệt. Mặc dầu có một vài thành công cá biệt, nhưng đa số những bộ phim này (trước hết là phim tài liệu) chỉ chiếu cho Hội đồng duyệt xem và hãn hữu mới được đưa lên vô tuyến. Theo nhận xét của đạo diễn Văn Lê, ''gần 80% phim tài liệu không tới được khán giả và được cất ngay vào kho lưu trữ".

Sự xuất hiện các hãng phim tư nhân ở Việt Nam bắt đầu làm thay đổi tình hình trong ngành điện ảnh dân tộc – sự cạnh tranh mới nảy sinh đã gia tăng cuộc đấu tranh để giành khán giả. Theo một số nguồn tài liệu thì hiện nay gần 30 hãng phim tư nhân đã được đăng ký, song không phải tất cả hoạt động hết năng suất. Có tác động tích cực trên thị trường phim nội địa là những hãng Phước Sang, Thiên Ngân, Chánh Phương... Những hãng phim này đã thu hút những người làm phim nước ngoài – các đạo diễn, diễn viên, kể cả Việt kiều.

Sự xuất hiện các hãng phim tư nhân càng làm gia tăng khuynh hướng thương mại hoá của điện ảnh Việt Nam với sự chú trọng tới tính chất giải trí mua vui và những cảnh quay ấn tượng. Các hãng phim nhà nước tồn tại không phải bằng tiền thu nhập của những bộ phim được làm ra mà bằng tiền ngân sách. Số tiền này chủ yếu để trả lương cho các cán bộ công nhân viên của các hãng mà trên thực tế đang đứng trên bờ vực phá sản.

Theo ý kiến của nhiều nhà điện ảnh Việt Nam, muốn giải quyết những vấn đề đã chín muồi thì cần phải cổ phần hoá (và trong những trường hợp riêng lẻ thậm chí phải tư hữu hoá) tất cả các xưởng phim, các rạp chiếu bóng và các cơ quan, xí nghiệp điện ảnh khác đang phụ thuộc vào Nhà nước, kể cả cơ quan cực lớn như Công ty phát hành Fafilm. Người ta hy vọng nhiều ở bộ Luật Điện ảnh vốn có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Như Cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh đã tuyên bố: “Nhờ bộ Luật Điện ảnh, toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh sẽ phải được cải tiến''.



6. Nhà nước, như trước đây, vẫn tiếp tục hỗ trợ cho các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống (tuồng và chèo) cũng như các cuộc liên hoan sân khấu khác của cả nước, của từng khu vực, theo đề tài...

Một sự kiện quan trọng là Liên hoan sân khấu thể nghiệm quốc tế diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12–2006, với sự tham gia của các đoàn sân khấu đến từ Australia, Iran, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Na Uy, Pháp và Thuỵ Điển. Việt Nam giới thiệu năm vở diễn, trong đó có Nhà búp bê (Nhà hát Tuổi trẻ), Một trăm phút cuối cùng của Hàn Mạc Tử (Nhà hát Tuổi trẻ), Huyền thoại và cuộc sống (Nhà hát Kịch Thành phố Hồ Chí Minh)... Cuộc liên hoan này không trao giải thưởng, nhiệm vụ chủ yếu là trao đổi những ý tưởng và kinh nghiệm. Sau mỗi vở diễn có tổ chức những buổi thảo luận sôi nổi với sự tham gia của các đạo diễn, diễn viên, các nhà phê bình sân khấu và khán giả.

Đặc biệt, đời sống sân khấu tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra thật sôi động vì có rất nhiều đoàn kịch biểu diễn tại các sân khấu nhỏ. Trong số các sự kiện sân khấu đáng chú ý nhất vào thời gian gần đây có vở diễn Huyền thoại và cuộc sống do đạo diễn Lê Duy Cương (Nhà hát Kịch Thành phố Hồ Chí Minh) dựng. Trong vở diễn này có sự kết hợp một cách hữu cơ giữa kịch câm, múa hiện đại và sân khấu ca kịch truyền thống.

7. Vô tuyến truyền hình là một nguồn thông tin chủ yếu và món ăn tinh thần của người Việt Nam. Ngoài những chương trình thông tin và phổ biến kiến thức chung, phần lớn thời lượng phát sóng được dành cho các buổi truyền hình âm nhạc, trước hết nhằm phục vụ khán giả thanh niên. Hiện nay truyền hình Việt Nam đi theo đường lối tận dụng kỹ thuật tiên tiến nước ngoài. Tuy nhiên, một số chương trình được Việt Nam hoá của Đài truyền hình không được người xem truyền hình trong nước chấp nhận do những nguyên nhân nhất định có liên quan đến bản sắc dân tộc.

Về sự đột phá kỹ thuật hiện nay đang diễn ra trong truyền hình Việt Nam, có thể thấy rõ qua ví dụ của Công ty Viễn thông Trí Việt. Tháng 12/2006, Công ty này bắt đầu cho hoạt động 3 studio lồng tiếng được trang bị theo chuẩn mực quốc tế tiên tiến, trị giá gần 2 triệu đô la. Cuối năm 2007, phòng sản xuất chương trình vô tuyến mới bắt đầu được khai thác. Công ty Trí Việt tích cực hợp tác với nhiều hãng vô tuyến truyền hình nước ngoài như SBS (Hàn Quốc), Tokyo TV (Nhật Bản) cũng như với xưởng phim hoạt hình Nhật Bản. Năm 2007, Công ty này phải thực hiện 3 dự án: phim vô tuyến, trò chơi vô tuyến và phim tài liệu (về thiên nhiên và lịch sử Việt Nam). Hai dự án đầu nhằm phục vụ thị trường nội địa, còn dự án thứ ba phục vụ thị trường nước ngoài. Trong việc thực hiện những dự án ấy sẽ có sự tham gia của những hãng vô tuyến nổi tiếng nước ngoài như BBC, NHK, French TV.



8. Trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam, mặc dầu có sự hỗ trợ của Nhà nước đối với những triển lãm nghệ thuật chính thống và các biện pháp phục vụ cho những ngày kỷ niệm khác nhau, khuynh hướng thương mại đã trở thành khuynh hướng chủ yếu. Nó được hỗ trợ mạnh mẽ bằng việc kinh doanh các phòng tranh vốn nằm trong tay các ông chủ tư nhân và nhằm phục vụ người nước ngoài, chủ yếu là khách du lịch. Chính họ mua tranh Việt Nam và các đồ thủ công mỹ nghệ trước hết để làm quà lưu niệm. Những người yêu thích nghệ thuật tạo hình Việt Nam và những nhà sưu tập chỉ chiếm một phần nhỏ nhoi trong số những người tham gia thị trường nghệ thuật. Những bảo tàng tư nhân cá biệt mới xuất hiện gần đây trên thực tế không làm thay đổi được tình hình. Do những nguyên nhân này và những nguyên nhân khác, nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam còn xa vời đối với quần chúng nhân dân.

Thị trường nghệ thuật đang tràn ngập vô số hàng giả, hàng nhái những tác phẩm của các hoạ sỹ Việt Nam nổi tiếng. Sự nghèo nàn về ý tưởng, chủ nghĩa công thức, sự bắt chước và đạo tranh (plagiat) (!) – đó là những nét dễ thấy của hội hoạ hiện đại Việt Nam vốn được giới thiệu rộng rãi trong vô số cửa hàng tranh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tại các trung tâm du lịch (Huế, Hội An, Đà Nẵng). Tình hình này đã làm mất đi sự tin cậy đối với tác phẩm của các hoạ sỹ Việt Nam. Tại các cuộc bán đấu giá quốc tế, tranh của họ bị đánh giá thấp hơn nhiều so với tranh của các hoạ sỹ hiện đại Ấn Độ, Singapore và các nước châu Á khác.

Có thể tạm cho rằng gây trở ngại cho sự xuất hiện của nghệ thuật tạo hình Việt Nam trong cộng đồng nghệ thuật thế giới là sự khiếm khuyết của: (1) sự hỗ trợ thực sự của Nhà nước, (2) một cơ sở hạ tầng thích hợp, (3) một giai cấp trung lưu khá giả mà hiện nay ở Việt Nam mới hình thành và có thể trở thành người mua những tác phẩm nghệ thuật nước nhà, trước hết là nghệ thuật hiện đại.

Nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo nên một dây chuyền công nghệ: hoạ sỹ – tác phẩm – người mua, tức là đã được hình thành một dây chuyền sản xuất tranh. Có thể tán thành với ý kiến của bà Natalia Kraevskaia (đã sống ở Việt Nam nhiều năm và hiểu rõ phong trào mở phòng tranh ở nước này) cho rằng toàn bộ nghệ thuật tạo hình hiện đại của Việt Nam được định hướng cho thị trường.

Hoạ sỹ của Việt Nam và đồng thời là nhà nghiên cứu nghệ thuật Nguyễn Quân đã nhiều lần nói về sự cần thiết phải đưa nghệ thuật tạo hình Việt Nam gia nhập cộng đồng khu vực và thế giới. Để giải quyết vấn đề này, theo ông, ''cần phải tạo ra một mô hình như sau: Nhà nước ban bố luật lệ – nhà kinh doanh hỗ trợ – các nhà chuyên môn quản lý”.

*

* *



Quá trình hội nhập của văn hoá Việt Nam vào hệ thống quan hệ thị trường đã được đẩy mạnh cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO và sự gia tăng của sự hợp tác khu vực – đặc biệt trong phạm vi ASEAN và các tổ chức quốc tế khác.

Nhà nước Việt Nam, thông qua Bộ Văn hoá – Thông tin, đang thực hiện một công việc to lớn nhằm đảm bảo sự phổ cập những thành tựu văn hoá đến tất cả các công dân trong xã hội, hỗ trợ nền văn hoá dân tộc một cách có chọn lựa, phù hợp với những chương trình được thông qua và trong khuôn khổ ngân sách thực tế. Và nhiệm vụ chủ yếu của văn hoá Việt Nam vẫn là gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hoá, hội nhập sâu hơn nữa vào cộng đồng văn hoá thế giới.





NG¦êI VIÖT NAM Bé Tõ GãC NH×N T¤N GI¸O

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN VAÊN HOAÙ VIEÄT NAM





GS.TS Phan An*


Bài viết này, tôi không định hướng vào việc nghiên cứu các tôn giáo của người Việt ở Nam Bộ, mà muốn từ đời sống tôn giáo, góp vào sự nhận diện người Việt Nam Bộ. Người Việt Nam Bộ, ngoài sự thống nhất với các vùng miền trong cả nước, còn có những nét riêng, một tính cách, văn hoá bởi sự ứng xử và thích nghi với vùng đất, không gian sinh tồn mà họ đã lựa chọn, kiếm tìm từ hơn ba thế kỷ qua.

L. Feuerbach, trong tác phẩm Bản chất đạo Kitô (1841) đã viết: “Ý thức về thượng đế là sự tự ý thức về con người, sự nhận thức thượng đế là sự tự nhận thức về con người. Từ thượng đế, ta có thể suy ra con người…”. Trên tinh thần đó, tôi nghĩ rằng, từ tôn giáo của người Việt Nam Bộ để hiểu hơn về người Việt Nam Bộ.



1. Những ông Đạo

Đây là hiện tượng đặc thù trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt ở Nam Bộ. Bởi lẽ chỉ ở Nam Bộ mới xuất hiện những ông Đạo, như Đạo Dừa, Đạo Gò mối, Đạo Ngồi, Đạo Nằm… Theo Phạm Bích Hợp, trong sách Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa thì: “Khái niệm ông Đạo là để chỉ những người có khả năng đặc biệt, như khả năng chữa bệnh, khả năng tập hợp quần chúng, khả năng huyền linh, dẫn dắt mọi người theo một chủ thuyết nào đó. Tóm lại, là người có khả năng làm những điều mà người bình thường không làm được, và mang màu sắc thần bí” 1. Đạo là một từ Hán Việt nhằm chỉ một tôn giáo trong nhiều nghĩa rộng hơn, như đạo Phật, đạo Thiên Chúa... Ông Đạo không nhằm chỉ người theo Đạo, hoặc đứng đầu một tôn giáo, mà là người có liên quan đến thế giới tâm linh từ một góc độ nào đó. Một số người sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo xuất hiện ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đã được người dân gọi là ông Đạo Khùng, tức Đoàn Minh Huyên, Huỳnh Phú Sổ; Giáo chủ Phật giáo Hoà Hảo được gọi là ông Đạo Điên… Trong số những ông Đạo về sau này được nhiều người biết đến là ông Đạo Dừa. Ông là một kỹ sư được đào tạo ở Pháp. Ông Đạo là những người đàn ông (chưa thấy có bà Đạo) Nam Bộ có tuổi, có một khả năng đặc biệt, hoặc tự cho mình là có khả năng đặc biệt như chữa bệnh bằng bùa phép hoặc có khả năng tiếp cận thần linh, khả năng khai sáng. Hành vi có phần kỳ quái, như nằm suốt ngày, thiền định trên gò mối, chuyên ăn một loại hoa quả (như ông Đạo Chuối…), chuyên nói một thứ tiếng riêng… (Theo tôi, phần nhiều các ông Đạo này rơi vào trạng thái tâm thần phân liệt, hoặc hư ảo tự huyễn.)

Phần lớn các ông Đạo này không chủ trương hoặc đại diện cho một giáo phái tôn giáo nào. Ông không có đồ đệ, tín đồ và hệ thống giáo lý, hoặc thuyết giáo về sự giải thoát cho con người. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là sự sùng bái, sùng tín của người dân vào các ông Đạo. Danh xưng ông Đạo hầu hết là do người dân sùng tín gọi các ông, họ tin vào khả năng siêu phàm, hoặc huyền linh mà các ông có thể đem lại. Người dân bình thường kính trọng (và cả sợ hãi) trước các hành vi, lời nói của các ông Đạo. Người ta xem việc làm, hoặc tu hành của các ông Đạo này là một cách để tiếp xúc với thần linh, với thế giới siêu nhiên, nhằm để đạt được những mục đích (hoặc sứ mệnh) cao cả nào đó. Người dân Nam Bộ cần đến ông trong một số trường hợp sau. Trước hết là việc chữa bệnh, đặc biệt trong khí hậu nóng bức và ẩm thấp của xứ Nam Bộ, thường là các bệnh thời khí và các bệnh về tâm thần. Những ông Đạo này sẽ giúp việc chữa bệnh bằng nhiều phương thức. Đó là những bài thuốc gia truyền, những hiểu biết về sử dụng cây cỏ để chữa bệnh (đặc biệt là trị rắn cắn và ung nhọt). Việc chữa bệnh còn được thực hiện bởi việc cúng bái, các nghi thức bùa chú mang tính saman như lên đồng, bói toán, trừ ếm tà ma… Thông thường, việc chữa bệnh có sự kết hợp giữa hai phương thức trên là vừa cho thuốc uống vừa thực hiện các nghi thức bùa phép2.

Việc thứ hai mà người nông dân Nam Bộ nhờ vả đến các ông Đạo là thuộc lĩnh vực tâm linh. Đó là việc xem ngày lành, tháng tốt cho việc làm ăn, dựng vợ gả chồng, tang ma… Một nhu cầu quan trọng khác là việc trù ếm, ngăn chặn các loại ma quái làm hại con người, gia đình, làng xóm… hoặc giải thoát con người khỏi tai ương vận hạn. Với những hành vi kỳ quái và uy lực của các ông Đạo, người dân tin rằng ông có khả năng xua đuổi tà ma bằng các nghi thức cúng vái, cầu khẩn các đấng siêu nhiên oai linh. Ông sẽ chỉ dẫn các phương pháp thực hành bí quyết cùng với việc cấp phát các loại bùa phép để ngăn chặn hoặc trục xuất ma quỷ. Người ta tin rằng có những ông Đạo hoặc thầy bùa người Miên (tức người Khmer) có những loại bùa phép ngăn chặn đao, kiếm và cả súng đạn chạm vào người.

Lý giải tại sao chỉ ở Nam Bộ mới có ông Đạo và vai trò của ông Đạo trong cuộc sống của người Việt Nam Bộ sẽ góp phần hiểu về người Việt Nam Bộ, trước hết là trên bình diện tâm linh. Khi người Việt đến Nam Bộ thuở ban đầu, vùng đất này hãy còn hoang vu, lạ lẫm:

Tới đây xứ sở lạ lùng,

Con chim kêu phải sợ, con cá vùng cũng kinh.

Công cuộc khai phá vùng đất mới này đòi hỏi nhiều chỗ dựa. Dựa vào bản thân mình, dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống của người nông dân phía Bắc, và hơn nữa, tìm kiếm một chỗ dựa tâm linh. Người Việt không chỉ khai mở vùng đất thực mà còn tìm cách chinh phục thế giới tâm linh của vùng đất này. Những ông Đạo đã góp phần đáp ứng cả hai nhu cầu thực và ảo trong kiếm tìm của người Việt trên vùng đất mới. Một sự tin tưởng và cả sự dễ tin đã được xác lập với các ông Đạo, một niềm tin dựa vào sự sùng bái, và đơn giản niềm tin ở các vị Thành hoàng nơi đình làng, vào Phật nơi chùa làng hoặc các tôn giáo khác dường như chưa đủ, chưa đáp ứng nhu cầu tâm linh, người nông dân Nam Bộ đã bổ sung thêm vào đó những ông Đạo. Những ông Đạo là những người gần gũi, có thật, cùng sống với họ, dễ thông cảm với họ, sẵn sàng giúp đỡ những người nông dân bất cứ lúc nào và không một điều kiện nào hết. Đơn giản, ông Đạo vừa thiêng cũng vừa tục.



2. Tôn giáo “xách tay”

Ở phần lớn các gia đình người Việt Nam Bộ có bàn thờ Thiên. Đó là một ban thờ nhỏ trước sân nhà, lối gần cổng ra vào, người ta đóng một miếng ván mỗi bề khoảng hai gang tay trên một cây trụ gỗ cao ngang vai (hoặc đầu) người lớn. Trên đó bày một lọ hoa, bát nhang và một chén nước lạnh. Thường mỗi sáng, hoặc ngày mùng một, ngày rằm âm lịch, chủ nhà (có thể là đàn bà) thắp nhang vái tứ phương và cắm vào bát nhang. Bàn thờ Thiên là bàn thờ trời, vị thần cao nhất, uy quyền nhất trong đời sống của người Việt, người Hoa ở Nam Bộ.

Ở đình làng, việc thờ cúng Thành hoàng cũng khá đơn giản. Rất ít vị Thành hoàng có tên tuổi và lý lịch, phần lớn được gọi là “Bổn cảnh Thành hoàng” hoặc “Thành hoàng bổn cảnh”. Một chữ Thần bằng Hán tự trên bức vách sau trang thờ, đánh dấu nơi thờ Thành hoàng. Không ít đình làng không có sắc phong Thành hoàng, hoặc có khi đi trộm sắc phong Thành hoàng của đình nơi khác đem về thờ cúng.

Bàn thờ của Phật giáo Hoà Hảo khá đơn giản: một tấm trần điều (tấm vải màu nâu đậm), một bát nhang, bát nước lã, hương hoa (có thể thêm trái cây). Tín đồ Hoà Hảo tu tại gia:



Ta là cư sỹ canh điền,

Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành.

(Sấm giảng thi văn)

và:

Tu không cần lạy cần quỳ,

Ngồi đâu cũng sửa vây thì mới mau.

(Sấm giảng thi văn)

Những bản kinh của Phật giáo Hoà Hảo gọi là “Sấm giảng”. Sấm giảng được viết ở thể lục bát, là một dạng văn vần dễ nhớ đối với người bình dân, có phần nôm na, dễ hiểu, ít điển tích. Lý thuyết căn bản của Đạo quy về Tứ ân (ơn tổ tiên, ơn đất nước, ơn Phật, ơn đồng bào). Tín đồ Phật giáo không bị ràng buộc nhiều về các nghi thức, sự kiêng cữ, chủ yếu duy trì một cuộc sống bình dị, hiếu hoà.

Khái niệm “tôn giáo xách tay” vốn là của GS Đỗ Thái Đồng, một nhà xã hội học, sử dụng trong một cuộc hội thảo trước đây tại Viện Khoa học Xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, và ông dịch ra tiếng Pháp là “Religion portativ”. Điều đó phù hợp với sự đơn giản và thuận tiện trong tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, vốn là những lưu dân, trong công cuộc chinh phục vùng đất phía Nam. Trong cái thuở ban đầu ấy, họ chưa có được cơ ngơi hoành tráng, nhà cao cửa rộng ổn định, họ vẫn còn phiêu bạt đó đây, chọn nơi có thể sống được. Và, trong điều kiện đó, mọi thứ cần gọn nhẹ, đơn giản, kể cả tín ngưỡng tôn giáo. Chỉ cần trao một tấm vải màu, một cành hoa đồng nội, một chén nước thiên nhiên là có thể làm nơi thờ tự, nơi thực hiện các lễ nghi giao hoà với các thực thể siêu nhiên. Xong việc, họ có thể cuộn lại cho vào túi cói, túi bàng xách đi nơi khác. Tín ngưỡng, tôn giáo không phải là sự ràng buộc những người nông dân Nam Bộ, mà hơn thế, là chỗ dựa tâm linh cho họ, tạo niềm tin cho họ có thêm sức mạnh để đối diện với thiên nhiên còn nhiều hoang hoá. Sự giản dị trong tín ngưỡng, tôn giáo đã tác động vào nếp sống, tính cách của người Việt ở Nam Bộ, tạo nét riêng của cộng đồng cư dân này về mặt văn hoá. Con người trần tục và con người tôn giáo của người Việt Nam Bộ, đan xen nhau, tác động lẫn nhau để làm nên một tính cách khác thường, vừa giản dị, chân tình và không ràng buộc:



Ra đường gặp vịt cũng lùa,

Gặp gái cũng ghẹo, gặp chùa cũng tu.

(Ca dao)


3. Hoà đồng tôn giáo

Một trong những nét khác biệt giữa đình làng ở Nam Bộ so với miền Bắc là sự thờ cúng các vị thần linh. Số lượng các vị thần linh được người dân Nam Bộ sùng bái trong đình nhiều hơn hẳn so với phía Bắc. Ngoài Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền, Thần nông… ở các đình phía Nam còn thờ Thuỷ thần, Sơn thần, bà chúa Xứ, Ngũ hành nương nương,… cả Quan Thánh đế quân – một vị thánh từ Trung Hoa.

Đạo Hoà Hảo, còn gọi là Phật giáo Hoà Hảo, ở một mức độ nào đó là sự liên kết giữa Phật giáo với tín ngưỡng của người dân Việt Nam Bộ. Phật được thờ cúng với tổ tiên trên cùng bàn thờ, gắn với thờ cúng trời đất, núi sông, đất nước,…

Một trường hợp điển hình của sự hoà đồng – hoặc hỗn dung tôn giáo là đạo Cao Đài, một tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, thu hút hàng triệu tín đồ. Người ta có thể thấy trên điện thờ của đạo này nhiều vị đứng đầu các tôn giáo lớn trên thế giới như Chúa Giêsu, Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Lão Tử… Sự thờ cúng trong gia đình của các tín đồ Cao Đài cũng phong phú không kém, có Phật Thích Ca, Chúa Giêsu, Cao Đài Tiên Ông, Thiên nhãn, Thờ trời, Phật Bà Quan Âm, Thánh Mẫu, Ông Địa, Thần Tài,…3. Bức hoạ nơi cửa chính của Thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh khá độc đáo. Nhà Nho của Việt Nam, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), Victo Hugo (1802 – 1885) một nhà văn nổi tiếng của Pháp và Tôn Dật Tiên, tức Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng lỗi lạc của Trung Hoa vào cuối thế kỷ XIX đầu thế


kỷ XX cũng hiện diện trong bức tranh. Victo Hugo và Tôn Trung Sơn bê nghiên mực và đỡ tờ giấy để Nguyễn Bỉnh Khiêm viết lên hai chữ “Chân lý” bằng ba văn tự Việt, Pháp, Hoa. Đó là một bức hoạ có nội dung xuyên không gian và thời gian.

Ở nhiều địa phương Nam Bộ cũng xuất hiện một số cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mang yếu tố hoà đồng tôn giáo, với các biểu tượng trang trí xen kẽ nhau: vừa chữ “Vạn” của Phật giáo, vừa thánh giá của Thiên Chúa giáo. Trong gia đình vừa thờ Phật vừa thờ cúng tổ tiên, và các thần linh khác như Thổ địa, Táo quân, Quan Công, Bà Thiên Hậu... Trong các gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo, phần nhiều bên cạnh bàn thờ Chúa còn có bàn thờ tưởng niệm ông bà, tổ tiên…

Xu hướng hỗn dung, hoặc hoà đồng các tôn giáo, là một thực tế và nổi trội trong đời sống tâm linh của người Việt ở Nam Bộ. Giải thích hiện tượng này có nhiều ý kiến, nhiều góc độ khác nhau. Một trong những sự giải thích đó thường chú trọng đến vùng đất Nam Bộ là nơi gặp gỡ của nhiều văn hoá, và tôn giáo là một trong những biểu hiện của sự giao lưu tiếp biến các văn hoá hội tụ nơi vùng đất này. Sự chấp nhận, hoặc dung nạp một lúc nhiều hình thái tín ngưỡng, tôn giáo trong cá nhân hay cộng đồng người Việt Nam Bộ đã cho thấy một nét riêng của văn hoá Việt Nam Bộ, một tính cách của người Việt Nam Bộ. Đó là sự cởi mở, thân thiện, là sự không cố chấp để tìm kiếm một chỗ dựa tâm linh rộng rãi và hiệu quả nhất. Cái chuyện “có kiêng có lành”, “có cầu, có được”, “vái bốn phương tám hướng”... vốn đã được biết đến ở phía Bắc, nhưng đến vùng đất phía Nam này người Việt mới thực hành một cách triệt để và sáng tạo.

Trong tâm thức và tâm linh của người Việt Nam Bộ, các vị thần thánh và ma quỷ đều thiêng liêng và đa phần là tốt bụng. Trong công cuộc khai mở đất đai, người Việt cần đến sức mạnh tổng hợp, cả sức mạnh siêu nhiên, tức là sự giúp sức, hợp tác của các thánh thần và ma quỷ, họ ngưỡng vọng tất cả các vị, các ngài. Hẳn có lẽ, thái độ ứng xử với thế giới siêu nhiên này đã góp phần tạo nên sự dung hoà, phóng khoáng và tính thực tiễn trong cuộc sống, quan hệ của người Việt ở Nam Bộ.



4. Nho giáo ở Nam Bộ

Nho giáo vừa là một triết thuyết, vừa là một tôn giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại. Ở hai mặt này, Nho giáo đã có ảnh hưởng đến đời sống của người Việt Nam Bộ, đặc biệt là văn hoá. Người Việt đã mang theo Nho giáo trong hành trang của mình từ phía Bắc vào đất Nam Bộ. Một phần khác người Việt cũng tiếp nhận Nho giáo trong văn hoá Hán, từ các cư dân Trung Hoa cùng thời đã đến Nam Bộ tìm đất mưu sinh. Văn Miếu đầu tiên ở Nam Bộ được xây cất tại Cù Lao Phố, Biên Hoà vào năm 1715. Cù Lao Phố đương thời là một trung tâm thương mại sầm uất, có đông người Hoa sinh sống và lập nghiệp. Những nhà Nho tầm cỡ của đất Gia Định xưa như Phan Thanh Giản, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh… nhiều người cũng có gốc gác người Hoa. Tuy nhiên, ở đây tác động và ảnh hưởng của Nho giáo đối với người Việt Nam Bộ không hoàn toàn giống với phía Bắc. Ông Cao Tự Thanh, một nhà nghiên cứu về Nho giáo, đã viết về một trong những đặc điểm của Nho giáo ở Gia Định (tức vùng đất Nam Bộ ngày nay) là “mang tính phức tạp trong sự giao thoa đan xen và chuyển hoá qua lại giữa ba ý nghĩa văn hoá, xã hội và lịch sử, một đặc điểm đóng vai trò chủ yếu trong việc xác lập diện mạo của Nho giáo ở Gia Định…”4. Về Nho giáo ở Nam Bộ, cũng có nhiều ý kiến trao đổi. Ông Đỗ Thái Đồng cho rằng “Nhà Nho (ở Nam Bộ) ngày càng xa rời với Nho giáo cổ truyền. Và quả thật ở đất Nam Bộ người ta mới tìm thấy sự đoạn tuyệt hoàn toàn với nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị – đạo đức của Nho giáo. Xin lấy một dẫn liệu. Đây là một cặp hiển mà một nhà Nho nào đó đã đề ở trước cửa đền Thái Sơn (vùng núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang):



Quân phi quân, thần phi thần, quân thần giai cộng lạc

Phụ bất phụ, tử bất tử, phụ tử thị đồng hoàn.

(Vua không phải là vua, tôi không phải là tôi, cha không phải là cha, con không phải là con thì vua tôi cha con đều vui vẻ.)5

Ở đây, trong sự Hán hoá và giải Hán đã tạo nên một tính cách có phần cực đoan của người Việt Nam Bộ trước truyền thống Nho giáo của Việt Nam.

Tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, một nhà Nho đất Nam Bộ (1822 – 1888), đã thể hiện được tính cách của người Việt Nam Bộ qua các nhân vật của ông. Có hai nhân vật đáng chú ý bởi liên quan đến ý thức hệ Nho giáo. Đó là Lục Vân Tiên và Hớn Minh. Lục Vân Tiên có thể xem là một con người chuẩn mực của Nho giáo, bị ràng buộc bởi khuôn khổ Nho giáo trong tư duy và hành động. Kết thúc cuộc đời long đong của Vân Tiên là cưới Nguyệt Nga để “sinh con sau nối gót lâu đời đời”, tức là tiếp tục cho ra đời những thế hệ Nho giáo mực thước, quan phương trên đất Nam Bộ. Còn Hớn Minh, một con người khá độc đáo, đã vượt khỏi những rào cản Nho giáo, một anh hùng hảo hớn, dám bẻ giò con quan huyện vì chuyện nghĩa cứu dân lành, sẵn sàng đầu thú để khỏi liên luỵ đến người khác. Cuộc đời Hớn Minh cũng khá long đong vất vả, bị đi đày, rồi vượt ngục. Tuy nhiên, anh ta không tham dự các băng đảng như kiểu anh hùng hảo hán trong tiểu thuyết Trung Hoa, mà xin lãnh ấn Tiên phong đi dẹp giặc Phiền, cứu dân cứu nước. Nếu Vân Tiên là một mong muốn trọn vẹn của Nho giáo Nam Bộ theo hướng truyền thống thì Hớn Minh là một thực thể của con người Nam Bộ, một tính cách của người Việt Nam Bộ. Người Việt Nam Bộ, trong lịch sử di dân của mình, ngoài nông dân, thợ thủ công nghèo khổ, còn có những nhà nho bất đắc chí, những quan lại, binh lính bị lưu đày, và cả những kẻ du đảng, tội phạm của triều đình tìm vào tá túc, ẩn náu nơi vùng đất mới hoang hoá phía Nam. Những con người đó đã khép lại quá khứ, giấu tên, đổi họ để cùng chung sống với nhau, hợp lực khai mở vùng đất mới, dựng xây cho một tương lai ổn định, yên bình. Họ là những con người “trọng nghĩa khinh tài” như Trịnh Hoài Đức đã nhận xét trong sách Gia Định thành thông chí.



5. Góp vào sự nhận diện người Việt Nam Bộ

Trong những dẫn liệu trên đây, tôi chưa đề cập đến khía cạnh Tam giáo đồng nguyên ở Nam Bộ, đây cũng là một nét đặc sắc. Tam giáo đồng nguyên ở phía Bắc đã có, nhưng khi những lưu dân người Việt vào đất Nam Bộ đã tiếp tục duy trì, và hoà trong hướng hỗn dung tôn giáo của vùng đất này. Chuyện Tam giáo đồng nguyên sẽ là một chuyên đề khác về tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam Bộ. Thực tế cho thấy, đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam Bộ rất phong phú và đa dạng, nhưng tựu trung vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ trên vùng đất Nam Bộ. Đó cũng là sự kiếm tìm một đời sống tín ngưỡng tôn giáo phù hợp và thích ứng với cuộc sống, với môi trường sống ở vùng đất mới phía Nam của người Việt, những sáng tạo tâm linh trên cơ tầng của tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, trong bối cảnh giao lưu văn hoá của các tộc người cộng cư.

Từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo, những dẫn liệu ít ỏi trên đây cho thấy thêm về văn hoá, nếp sống, tâm tính của người Việt Nam Bộ, những nét riêng so với nét chung của người Việt trong cả nước. Trước hết, đó là tính cởi mở, phóng khoáng, là sự dung hoà và hội nhập. Đối với người Việt Nam Bộ, tín ngưỡng tôn giáo là một phương thức cứu thế, tôn giáo có sức mạnh giúp con người vươn về phía trước, vượt qua cản ngại bởi niềm tin của chính mình. Người Việt Nam Bộ cũng là những người mang tính thực tế, trọng tự do và bình đẳng, minh bạch. Người ta có thể nhận thấy, hệ thống lý thuyết của các tín ngưỡng tôn giáo ở Nam Bộ khá đơn giản, phù hợp với nhận thức của người bình dân, không có sự giảng giải cầu kỳ. Đó là sấm giảng của đạo Hoà Hảo, là cơ bút của đạo Cao Đài, là những lời đồn, những huyền thoại xác tín của các ông Đạo... Người Nam Bộ cũng dễ dàng rời bỏ một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó mà đối với họ quá diệu vợi, và cũng sẵn sàng chấp nhận một lúc nhiều tôn giáo hoặc hỗn dung các tôn giáo. Người Việt Nam Bộ tin ở thực nghiệm nhiều hơn là lý thuyết, đôi khi là sự cả tin và dễ tin.

Là những người đi tiên phong trong công cuộc khai mở vùng đất Nam Bộ, người Việt ở đây là những người dũng cảm, dám chấp nhận, đối diện với những khó khăn và thách đố. Sức mạnh của cộng đồng là hết sức quan trọng. Tổ chức làng xóm vốn từ phía Bắc đã được người Việt tái cấu trúc, như một tập hợp của cộng đồng, có chăng đây là cộng đồng của những người đi khai mở, là những người “trọng nghĩa”. Tín ngưỡng tổ tiên, dòng họ, và Thành hoàng cũng là sự tái cấu trúc về tín ngưỡng tôn giáo từ phía Bắc, là chỗ dựa cho tâm linh của mỗi cá nhân và cộng đồng cư dân người Việt Nam Bộ trong thuở ban đầu ấy. Bửu Sơn Kỳ Hương, Hoà Hảo, Cao Đài… là những tôn giáo có tính sáng tạo của người Việt Nam Bộ để đáp ứng cho nhu cầu tâm linh ngày càng mở mang, cùng với sự mở rộng đất đai cần phải khai phá của họ. Thực tế công cuộc khai mở đất đai, hoàn chỉnh ranh giới biên địa vùng đất Nam Bộ là kết quả của sự sáng tạo về mặt thực thể cũng như tinh thần của người Việt Nam Bộ.

Là những người có tính phóng khoáng, cởi mở, người Việt Nam Bộ không có sự câu nệ và cố chấp, không thích sự ràng buộc, kể cả những ràng buộc trong tín ngưỡng tôn giáo:

Theo nhau cho trọn đạo trời,

Dẫu mà không chiếu trải tơi mà nằm.

Lý tưởng của người Việt Nam Bộ không phải là ba gian nhà gỗ, một cái sân gạch, ao rau muống, chĩnh tương. Họ có thể gửi lại mồ mả tổ tiên, quê hương bản quán để đi tìm nơi lập nghiệp, nơi mà ở đó họ có thể sống được một cách thoải mái, tự do, sống với thiên nhiên khoáng đạt của đất đai Nam Bộ. Điều đó cũng tạo cho họ một chút phong vị lãng mạn, một chút khí phách giang hồ nghĩa hiệp. Sự giằng níu của quê hương, tổ tiên và chút lãng mạn phong tình có lẽ là một trong những nguyên nhân ra đời của loại hình vọng cổ trong ca nhạc của đất Nam Bộ:



Từ (là) từ phu tướng,

Báu kiếm, sắc phong lên đường…

(Dạ cổ hoài lang)

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, góc độ đối lập lại, người Việt Nam Bộ cũng còn là người khá cực đoan, quyết đoán với cách nói: “Cứ làm đại đi!” hoặc: “Tới luôn đi!”. Dường như đây là sự đối lập lại tính cách hoà hiếu của họ mà chúng tôi đã coi như một tính cách. Nhưng đó cũng là một sự hợp lý. Trong một không gian tự nhiên và xã hội của vùng đất Nam Bộ, để tồn tại, con người phải có sự quyết đoán, có sự phiêu lưu và mạo hiểm ít nhiều:

Trời sinh cây cứng lá dai,

Gió lay mặc gió, chìu ai không chìu.

(Ca dao)


Từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo, có thể hiểu thêm nhiều về người Việt Nam Bộ, là những minh hoạ và dẫn chứng cho con người Nam Bộ, tính cách Nam Bộ… Thực ra, trong mỗi con người, cộng đồng người Việt Nam Bộ, cũng còn hàm chứa những tính cách, nếp sống trái ngược nhau, lúc này, lúc khác, vừa cởi mở vừa cố chấp, vừa hiền hoà vừa quyết liệt… Nói về con người, về người Việt Nam Bộ rõ ràng là điều không đơn giản và dễ dàng. Người Việt Nam Bộ 300 năm trước và hôm nay có nhiều điểm khác nhau, biến đổi không ngừng, có những cái hôm qua là hay, nhưng hôm nay chưa hẳn đã phù hợp. Vì vậy văn hoá người Việt và người Việt Nam Bộ nói chung, cần nhìn trong cái nhìn động, cái nhìn mà các nhà khoa học gọi là biện chứng.




tải về 1.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương