VĂn học việt nam hậu kỳ trung đẠI (Tk. XVIII-XIX) NỘi dung



tải về 91.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích91.02 Kb.
#35460


VĂN HỌC VIỆT NAM HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
(Tk. XVIII-XIX)

NỘI DUNG

  • LỊCH SỬ XÃ HỘI THỜI HẬU KỲ TĐ

  • ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC HẬU KỲ TĐ

  • NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

  • TỔNG KẾT

  • Lịch sử xã hội

  • Hậu kỳ trung đại là thời kỳ khủng hoảng nhất của chế độ phong kiến VN

  • Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, thiết lập triều Tây Sơn với những thay đổi quan trọng

  • Nguyễn Ánh khôi phục vương triều (1802)

  • Thực dân Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng (1858), khép lại thời trung đại

  • Nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp, đầu hàng

  • Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, phong trào chống Pháp phát triển rộng khắp

  • Phong trào Cần Vương thất bại, Phan Đình Phùng chết, chấm dứt mô hình yêu nước theo kiểu cũ

Tư tưởng

  • Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chính thống chi phối đời sống xã hội, học thuật,văn hóa, văn học

  • Bắt đầu xuất hiện những tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước (theo mô hình học thuật, tư tưởng phương Tây) vào nửa cuối thế kỷ XIX với các trí thức như Nguyễn Trường Tộ (người Công giáo), Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Thông,…

Đặc trưng của văn học hậu kỳ (thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX)

  • Văn học phát triển với hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm (văn học chữ Nôm có nhiều thành tựu)

  • Văn học khám phá ra con người, khẳng định những giá trị chân chính của con người. Sự ra đời của một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

Đặc trưng của văn học hậu kỳ (thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX)

  • Văn học không tập trung đề cao đạo đức mà tập trung đề cao cuộc sống trần thế, Phê phán những thế lực chà đạp con người, tố cáo chiến tranh phi nghĩa

  • Văn học đề cao người phụ nữ

  • Lực lượng sáng tác có nhiều người là phụ nữ

Đặc trưng của văn học hậu kỳ (Nửa cuối thế kỷ XIX)

  • Bước sang nửa cuối thế kỷ XIX, văn học phát triển với chủ đề yêu nước chống Pháp

  • Văn học mang tính chất thời sự

  • Hình tượng nhân vật trung tâm là người Nông dân

Truyện thơ Nôm (Truyện thơ Nôm bình dânbác học)

  • Truyện thơ Nôm có thể chia thành 2 loại : Truyện thơ Nôm Bình dân và truyện thơ Nôm Bác học

  • Truyện thơ Nôm Bình dân : Khuyết danh, ít trau chuốt ngôn từ, hình tượng nhân vật và phân tích tâm lư, có nhiều dị bản

  • Có tên tác giả, nghệ thuật điêu luyện


Truyện thơ Nôm

  • Viết bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát

  • Cốt truyện triển khai chặt chẽ theo trình tự : hội ngộ - lưu lạcđoàn viên

  • Nhân vật : giai nhântài tử (trai tài, gái sắc, là những nhân vật của đô thị phong kiến thời hậu kỳ trung đại)

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lư đặc sắc

  • Kết thúc truyện thường có hậu

Truyện thơ Nôm (Đặc trưng chính)

  • Tính chất tiểu thuyết

(Truyện thơ kể về cuộc sống cá nhân, yếu tố đời tư, chất liệu đời sống…)

  • Sự phổ cập rộng rãi

(Tính chất thị dân và bình dân rơ rệt…)

  • Sử dụng ngôn ngữ dân tộc

(Chữ Nôm – tiếng nói dân tộc…)

Truyện thơ Nôm (Truyện thơ Nôm bình dân và bác học)

  • Truyện Kiều của Nguyễn Du

(Mối tình Thúy Kiều và Kim Trọng và cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều…)

  • Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự

(Mối tình của Lương Sinh, Dao Tiên và Ngọc Khánh…)

Truyện thơ Nôm (Truyện thơ Nôm bình dân và bác học)

  • Sơ kính tân trang của Phạm Thái

(Mối tình của Phạm Kim và Quynh Thư…)

  • Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

(Mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga…)

Khúc ngâm trữ tình

  • Sản sinh trong thời kỳ có những tâm trạng buồn vì sự chia cắt của chiến tranh

  • Khúc ngâm diễn đạt tâm trạng trữ tình của con người, những nỗi niềm uẩn khúc, trắc trở

  • Ra đời đáp ứng nhu cầu biểu lộ tình cảm của con người, đặc biệt là tầng lớp trên của xã hội

Khúc ngâm trữ tình

  • Dùng thể thơ song thất lục bát

  • Ít chú trọng cốt truyện, tình tiết nhân vật, mà chú ư đến dòng mạch cảm xúc trữ tình, những tâm trạng day dứt, xót xa, những hoài niệm buồn thương thất vọng

Khúc ngâm trữ tình

  • Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn-Đoàn Thị Điểm

(Nỗi lòng của người chinh phụ …)

  • Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều

(Nỗi lòng người cung nữ nơi thâm cung…)

  • Ai Tư vãn của Lê Ngọc Hân

(Nỗi lòng của người vợ trẻ mất chồng…)

Hát nói

  • Phát triển mạnh nửa cuối XVIII-cuối XIX

  • Một điệu thức chủ đạo trong 40 điệu thức của ca trù

  • Sự chuyển hóa khá linh hoạt của câu thơ 7 chữ, 8 chữ đan xen thơ chữ Hán Đường luật, số câu không cố định (7-20 câu)

  • Phù hợp việc miêu tả tâm trạng biến động của nghệ sĩ tài tử

Văn tế

  • Phát triển mạnh vào nửa cuối thế kỷ XIX – gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp

  • Thể hiện sự xót thương của người sống và người chết

  • Tiêu biểu : Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh, Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, Văn tế vua Quang Trung của Lê Ngọc Hân, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu…

Phú Nôm

  • Ngã ba hạc phú của Nguyễn Bá Lân, Trương Lưu hầu phúQuách Tử Nghi phú của Nguyễn Hữu Chỉnh, Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng, Chiến tụng Tây hồ phú của Phạm Thái, Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ, Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát…

Văn xuôi tự sự (viết bằng chữ Hán)

  • Các tác phẩm ghi chép, kư sự, truyện truyền kỳ

  • Thượng kinh kư sự của Lê Hữu Trác, Kiến văn tiểu lục của Lê Quư Đôn, Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Công dư tiệp kư của Vũ Phương Đề

Tiểu thuyết chương hồi

  • Tiêu biểu là tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái

  • Còn có tên An Nam nhất thống chí

  • Bức tranh sinh động của lịch sử Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XVIII

  • Khắc họa nhiều tính cách nhân vật, tình tiết hấp dẫn, văn phong lôi cuốn – tiêu biểu cho tiểu thuyết viết bằng chữ Hán

Tác giả tiêu biểu

Hồ Xuân Hương – người tài nữ

Bà Huyện Thanh Quan – Hồn thơ nữ tính

Nguyễn Du, nhà nho tài tử - nghệ sĩ

Nguyễn Công Trứ, nhà nho tài tử - hào kiệt

Cao Bá Quát, nhà nho tài tử - Du hiệp

Nguyễn Du – Tài tử nghệ sĩ

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

  • Truyện Kiều

  • Thanh Hiên thi tập

  • Bắc hành tạp lục

  • Nam trung tập ngâm….

Tư tưởng văn nghệ của Nguyễn Du(…) Nguyễn Du coi tiếng nói của người bình dân, những lời ca tiếng hát của họ là ngôn ngữ bậc thầy:

Sơn ca sơ học tang ma ngữ

Nghĩa là: những bài hát ở làng quê khiến ta học được những bài vỡ lòng về lời nói của người hái dâu dệt vải.

Do vậy ông ư thức dùng lục bát, chữ Nôm

Thơ ca thể hiện tính, mệnh của người

  • Nguyễn Du cho rằng văn chương hay nhất là văn chương gắn với số phận của con người đạt đến trình độ nhập thần nên có tính điềm báo : khúc nhạc Thúy Kiều chơi hay nhất là khúc Bạc mệnh, tiếng đàn Thúy Kiều chơi hay nhất là tiếng đàn điềm báo về cuộc đời mình

Văn chương để giải trí

  • Nguyễn Du cho rằng chức năng chính của văn chương là để giải trí:

Lời quê góp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh

Văn chương chỉ để mua vui chứ không phải là chuyện của thánh hiền nữa

Văn chương phản ánh hiện thực

  • Nguyễn Du cho rằng văn chương hay nhất là văn phản ánh hiện thực và có ích cho dân chúng:

Ai vẽ bức tranh này

Dâng lên nhà vua rơ

(Thùy nhân tả thử đồ

Trì dĩ phụng quân vương”

Sở kiến hành

Văn chương là phương tiện thể hiện nỗi đau của con người

  • Nguyễn Du cho rằng văn chương hay nhất là văn chương viết ra từ nỗi đau mà mình trong thấy, nếm trải.

  • Đó là : “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

  • Tập thơ mà Nguyễn Du rất đau xót là phần dư cảo trong Độc Tiểu Thanh kư, thứ văn nghệ kiểu mới : đề cao chữ tình

Nguyễn Du và Truyện Kiều

Triết lư Truyện Kiều : Nguyễn Du giải thích bằng những định đề :

  • Tài mệnh tương đố

  • Bỉ sắc tư phong

  • Hồng nhan bạc mệnh

  • Tình là giây oan

Tài mệnh tương đố

  • Trăm năm trong cơi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

  • tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Bỉ sắc tư phong

  • Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

  • Có đâu thiên vị người nào

Chữ Tài chữ mệnh dồi dào cả hai

Hồng nhan bạc mệnh

  • Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

  • Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành

Tình là dây oan

  • Lại mang lấy một chữ tình

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong

  • Có trời mà cũng có ta

Tu là cội phúc tình là dây oan

Triết lư Truyện Kiều

  • Mệnh

  • Tài (Tài tình)

  • Hồng nhan

  • Tình

  • Tâm

Thực chất vấn đề Truyện Kiều

Cho đến đoạn cuối truyện Kiều, vấn đề giải pháp cho nỗi thống khổ của con người vẫn còn bế tắc.

Bi kịch của truyện Kiều chính là bi kịch của một loại người mới trong xã hội lúc bấy giờ : mầm mống của con người tự do và ư thức về bản thân mình, ham hạnh phúc của cuộc đời trần thế…, song vì xuất hiện quá sớm và yếu ớt nên phải chịu bi kịch

Nhân vật Truyện Kiều (nhân vật phản diện)

  • Ngoại hình, cử chỉ và tính cách : chọn lọc chi tiết hiện thực, cá thể hóa thể hiện bản chất nhân vật

  • Ngôn ngữ nhân vật : Rất ít khi là ngôn ngữ nhân vật, mà là ngôn ngữ nghệ thuật (biết được đẳng cấp,loại người, động cơ của nhân vật…)

Tú Bà

  • Thoắt trông nhờn nhợt màu da

Ăn chi ăn lắm đẩy đà làm sao

  • Lễ xong hương hỏa gia đường

Tú Bà vắt nóc lên dường ngồi ngay

Mã Giám Sinh

  • Quá niên trạc tuổi tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

  • Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm

Sở Khanh

  • Một chàng vừa trạc thanh xuân

Hình dong chải chốt áo khăn dịu dàng

  • Thuyền quyên ví biết anh hùng

Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi!

Nhân vật Truyện Kiều (nhân vật trung gian)

  • Không tả hình dáng (vẻ mặt, trang phục) mà chỉ giới thiệu : Tên họ, dòng dơi, nghề nghiệp, tính cách…

Thúc Sinh

  • Khách du bỗng có một người

Kỳ tâm họ Thúc cũng nòi thư hương

  • Sợ quen dám chẳng hở lời

Khôn ngăn giọt ngọc, sụt sùi nhỏ sa

Hoạn Thư

Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư

  • Hay gì ngứa ghẻ hờn ghen

Xấu chàng mà chẳng ai khen chi mình

Nhân vật Truyện Kiều (nhân vật chính diện)

  • Ngoại hình: ước lệ, cổ điển, lược bỏ chi tiết, giữ lấy thần thái của nhân vật, thể hiện Tính, Mệnh của nhân vật

  • Ngôn ngữ thể hiện tính cách, suy nghĩ, nội tâm nhiều. Dùng thiên nhiên làm phương tiện để thể hiện tâm trạng nhân vật

Kim Trọng

  • Nguyên người quanh quất đâu xa

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

Nền phú hậu bậc tài danh

Văn chương nết đất thông minh tính trời

Từ Hải

  • Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

  • Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm tấc rộng thân mười thước cao

Thúy Kiều

  • Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

  • Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Nghệ thuật miêu tả nhân vật

  • Bằng ngôn ngữ tác giả

  • Dự cảm số mệnh nhân vật bằng âm nhạc

  • Thời gian nghệ thuật Truyện Kiều

  • Thiên nhiên trong Truyện Kiều

KẾT LUẬN

  • Đây là giai đoạn có nhiều thành tựu nhất trong tiến trình văn học trung đại

  • Nhiều thể loại ngoại nhập phát triển thành thục và điêu luyện như : thơ chữ Hán,Phú, Văn tế, Tiểu thuyết chương hồi, Kư sự, Sử kư, Văn biên khảo

  • Văn học thể hiện tinh thần dân tộc trong chất liệu ngôn ngữ : chữ Nôm

  • Văn học đề cao con người, bênh vực con người, đề cao tinh thần nhân đạo chủ nghĩa

  • Văn học góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc

  • Hình tượng người nông dân thay hình tượng người tài tử - giai nhân trong văn học kháng chiến chống Pháp


Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 91.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương