VĂn học phạn ngữ (VĂn học sanskrit) Giảng viên: Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường) Tài liệu tham khảo



tải về 135.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích135.02 Kb.
#31186
VĂN HỌC PHẠN NGỮ

(VĂN HỌC SANSKRIT)

Giảng viên: Thích Nguyên Hạnh (Đức Trường)
Tài liệu tham khảo


  1. Lịch sử văn học Phạn ngữ cổ đại của giáo sư Max Muller chỉ được giới hạn trong thời kỳ Vệ Đà thôi. Sách đã từ lâu không xuất bản nữa và sự nghiên cứu về Vệ Đà tất nhiên là đã có những bước tiến dài trong 40 năm qua kể từ khi sách được xuất bản.

  2. Các bài giảng về văn học Ấn Độ của giáo sư Weber, được giảng gần nửa thế kỷ trước đây ở Berlin. Những ghi chú phong phú và thường là dài dòng trong cuốn sách này cung cấp cho ta những kết quả nghiên cứu của hai mươi năm tiếp theo sau đó; nhưng vì những ghi chú ấy thường làm thay đổi và thậm chí làm mất đi những lời lẽ của nguyên văn cho nên rốt cuộc đã gây bối rối cho người nghiên cứu.

  3. Trí tuệ Ấn Độ của tác giả M. Monier William, cung cấp thêm một số tư liệu về các bộ môn chủ yếu của văn học Phạn ngữ, vẫn không phải là một cuốn sách lịch sử văn học hấp dẫn và dễ hiểu những thông tin có một lợi ích đặc biệt đối với những người đang có những mối quan hệ mật thiết với Ấn Độ.

  4. Văn học và văn hóa Ấn Độ, giáo sư L.von Schroeder, 1887.

  5. Lịch sử văn học Phạn ngữ của Arthur A. Macdonell, 107. Banbury Road, Oxford, 1899.

  6. Burrow, T., The Sanskrit Language, Motilal Banarsidass, Delhi, 1995.

  7. Keith, A.B., A History of Sanskrit Literature, Motilal Banarsidass, Delhi, 2001.

  8. Nariman, J.K., Literature History of Sanskrit Buddhism, Motilal Banarsidass, Delhi, 1992.

 

CHƯƠNG I



GIỚI THIỆU TỔNG QUAN


    1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Sau cuộc xâm lăng của Alexander, người Hy Lạp đã làm quen ít nhiều với nền văn học của người Ấn Độ; những người Ả Rập thời trung cổ đã đưa sự hiểu biết về khoa Ấn Độ học đến phương Tây; một số nhà truyền giáo Châu Âu, từ thế kỷ thứ 16 trở đi, không những đã được biết về sự hiện hữu của ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại mà còn trở nên quen thuộc dần với nó. Abraham Roger thậm chí còn dịch các thi phẩm tiếng Phạn của Bhartrhari ra tiếng Hà Lan từ năm 1651. Tuy nhiên mãi cho đến 125 năm trước đây vẫn chưa có một thông tin chính thức tại Châu Âu về sự hiện hữu của nền văn học Phạn ngữ mà chỉ là một sự phỏng đoán mơ hồ, bộc lộ qua những câu chuyện trí khôn của người dân Ấn. Vào giữa thế kỷ thứ 18 Ezour Vedam, một cuốn sách tri thức được mang từ Ấn Độ về, đến tay của Voltaire, được chứng minh là một cuốn sách giả tạo của một nhà truyền giáo Dòng Tên. Sự hoài nghi do việc bịa đặt này gây ra và càng trầm trọng hơn trong việc tìm kiếm nền văn học Phạn ngữ đích thực. Thế nên nhà triết học Dugald Stewart đã viết một bài xã luận trong đó ông ra sức chứng tỏ rằng không những nền văn học Phạn ngữ mà cả ngôn ngữ tiếng Phạn đều chỉ là món hàng giả do một tay Bà la môn xảo quyệt tạo ra, theo kiểu của Hy Lạp, sau cuộc chinh phục của Alexander. Thật vậy, quan điểm này cho đến tận năm 1838 vẫn còn được một vị giáo sư tại Dublin (Ai-len) kiên quyết bảo vệ.

Động lực lớn nhất của việc nghiên cứu Phạn ngữ là nhu cầu quản trị trên thực tế những tài sản của người Anh tại Ấn Độ. Warren Hastings khi còn làm Toàn quyền tại Ấn Độ. Do nhìn thấy rõ cái lợi của việc cai trị của người Hinđu càng dựa trên luật lệ và phong tục của họ càng tốt, cho nên đã ra lệnh cho một số người Bà la môn soạn ra một bản tóm lược dựa trên những tài liệu pháp lý xác đáng nhất của Ấn Độ cổ đại. Một bản tiếng Anh của bộ sưu tập bằng tiếng Phạn này, thực hiện qua trung gian một bản dịch tiếng Ba Tư, đã được xuất bản năm 1776. Sự ra mắt của cuốn sách này, ngoài việc giới thiệu những cách viết tiếng Phạn, lần đầu tiên đã cung cấp một thông tin đáng tin cậy về ngôn ngữ và văn học Ấn Độ cổ đại. Thế nhưng, người có bước đi đầu tiên để làm cho Châu Âu làm quen với các cuốn sách tiếng Phạn ngày nay là Charles Willkins, ông này theo sự đốc thúc của Warren Hastings, đã thu nhập được một kiến thức đáng kể về Phạn ngữ tại Benares và đã cho xuất bản năm 1785 một bản dịch của cuốn Bhagavadgta hay Chí Tôn Ca, và hai năm sau một bản dịch bộ truyện ngụ ngôn nổi tiếng Hitopadesa hay Lời khuyên Thân tình.

Tuy nhiên Sir William Jones (1746-1794) mới là người tiên phong trong việc nghiên cứu tiếng Phạn tại Phương Tây. Đây là một nhà Đông Phương học xuất chúng và đa năng, chỉ trong thời gian công tác bảy năm tại Ấn Độ đã lần đầu tiên khơi dậy một sự quan tâm sôi nổi đối với việc nghiên cứu xã hội cổ đại Ấn Độ qua các hoạt động văn học không mệt mỏi của ông và qua việc thiết lập Hiệp hội Châu Á tại Bengal năm 1784. Do đã nhanh chóng có được một kiến thức chính xác về Phạn ngữ cho nên vào năm 1789 ông đã cho xuất bản bản dịch của cuốn Sakuntala, một tuồng kịch hay nhất bằng tiếng Phạn, cuốn sách dịch này đã được những nhân vật nổi tiếng như Herder và Goethe nhiệt liệt chào đón. Sau đó là một bản dịch Bộ Luật Manu. Bộ sách Luật quan trọng nhất bằng tiếng Phạn. Sir William Jones còn là người đầu tiên cho in một cuốn sách bằng tiếng Phạn. Đây là một thi phẩm trữ tình ngắn có tên là Rtusamhara, hay Chu kỳ Thời Vụ, xuất bản năm 1792.

Kế đến là tên tuổi lớn của Henry Thomas Colebrooke (1765 - 1837), một con người cần mẫn phi thường kết hợp với một trí tuệ minh mẫn và một sự điềm đạm trong phán đoán. Là người đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Phạn ngữ dựa trên các nguyên tắc khoa học, ông đã cho xuất bản nhiều cuốn sách, bản dịch và tiểu luận liên quan với hầu hết mọi ngành văn học Phạn ngữ, qua đó đặt ra một nền tảng vững chắc cho các nhà nghiên cứu tiếng Phạn sau này.

Trong khi Colebrooke bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình tại Ấn Độ trong những năm đầu của thế kỷ ấy thì những câu chuyện về chiến tranh giúp cho người ta có được một hiểu biết thực tiễn về tiếng Phạn sau khi đã được đưa vào lục địa Châu Âu. Alexander Haminlton (1765-1824), một người Anh vốn đã am hiểu nhiều về Phạn ngữ tại Ấn Độ, tình cờ đã đi qua nước Pháp trên đường về nhà năm 1802. Khi ấy những vụ kỳ thị vừa mới bùng nổ, cho nên một sắc lệnh của Napoléon chống lại tất cả mọi người Anh đang ở nước Pháp khiến cho Haminton phải vào tù tại Paris. Trong thời gian cư ngụ bất đắc dĩ tại thành phố này ông đã dạy tiếng Phạn cho một số người Pháp và đặc biệt là cho nhà thơ lãng mạn Đức Friedrich Schlegel. Một trong những kết quả của việc học hành này là sự xuất bản cuốn sách Bàn về Ngôn ngữ và Trí tuệ của người Ấn Độ (1808) của Schlegel. Cuốn sách này gây ra gần như một cuộc cách mạng trong khoa ngôn ngữ học vì nó đưa vào đây một phương pháp đối chiếu và dựa vào lịch sử. Điều đó đã dẫn đến việc Franz Bopp thiết lập nên khoa triết học đối chiếu trong cuốn khảo luận của ông về hệ liên hợp của Phạn ngữ so với tiếng Hy Lạp, La tinh, Ba Tư và Đức (1816). Hơn thế nữa, cuốn sách của Schlegel đã tạo ra tại Đức một phong trào học tiếng Phạn đến mức có thể nói rằng sự tiến bộ lớn trong ngành học này vào thời của ông, một phần lớn là do sự cần cù của các đồng bào ông.

Trong những ngày đầu nghiên cứu tiếng Phạn, người dân Châu Âu chỉ được biết đến giai đoạn sau của ngôn ngữ cổ Ấn Độ mà các Pandit (trí thức) vốn quen dùng và thường được gọi là Phạn ngữ cổ điển. Thế nên thứ văn học cấu tạo bằng thổ ngữ này cũng chỉ thu hút được sự chú ý của các học giả mà thôi. Thật vậy, Colebrooke từ năm 1805 đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về một nền văn học thuộc thời kì xưa hơn trong cuốn Bàn về kinh sách Vệ Đà của ông. Gần một phần tư thế kỷ sau, F.Rosen một học giả người Đức đã đề ra một kế hoạch nhằm làm cho người Châu Âu được biết về nền văn học xưa hơn ấy qua một bộ sưu tập phong phú các bản thảo và việc xuất bản cuốn thứ tám đầu tiên của bộ Rg-Veda đã được thực hiện năm 1838; không lâu sau cái chết quá sớm của ông. Nhưng mãi cho đến khi Rudolf Roth (1821-1895) người sáng lập ra khoa triết học Vệ đà, xuất bản cuốn sách nhỏ đánh dấu một kỷ nguyên mới, tên là Bàn về văn học và lịch sử Vệ đà năm 1846, thì việc nghiên cứu của các nhà  Phạn ngữ mới có được sự thúc đẩy vững bền để hướng tới một nền văn học Vệ đà xưa cổ hơn và quan trọng hơn. Những sự nghiên cứu này đã được thực hiện một cách nhiệt tình đến nỗi chỉ trong năm chục năm qua gần như tất cả những cuốn sách giá trị nhất của Vệ đà, cũng như thời kì về sau này, đã đến được với độc giả qua những ấn bản rất đáng tin cậy.

Tầm quan trọng của công trình nghiên cứu văn học Vệ đà đã được thực hiện rất ít những người hoạt động trong lĩnh vực này so với các lĩnh vực văn học tương tự, nhưng xét về tầm cỡ thì ít ra cũng ngang với những gì còn được giữ lại của những cuốn sách của Hy Lạp cổ đại. Toàn bộ kinh sách Vệ đà, với khối lượng vượt xa số lượng của văn học Hy Lạp và La Mã gộp lại, đã được khai thác. Một phần lớn khối lượng này đã được xuất bản và hầu hết những tác phẩm có giá trị đã được dịch ra, qua những dịch giả tài năng. Những sự nghiên cứu tỉ mỉ trong từng phần của văn học Phạn ngữ hiện nay là rất nhiều, cho nên rất cần một cuốn sách toàn diện để thể hiện tất cả thành quả của những nhà nghiên cứu này. Do đó một bộ bách khoa tự điển Phạn ngữ bao hàm toàn bộ xã hội cổ đại Ấn-Aryan đã được dự trù với một quy mô lớn hơn bất cứ công trình nào cùng loại và bộ sách ấy hiện nay đã được in ra từng phần tại Strasburg, với sự góp sức của khoảng ba chục chuyên gia thuộc nhiều quốc tịch. Do sự ra đời đột ngột vào tháng 4 năm 1898 của nhà biên tập xuất chúng, giáo sư Bũhler ở Vienna, giới nghiên cứu Phạn ngữ đã chịu một tổn thất không sao bù đắp nổi. Công trình do ông khởi xướng đã được hoàn tất bởi một nhà Ấn Độ học rất nổi tiếng khác, giáo sư Kielhorn ở Gottingen.

Dù rằng khá nhiều văn học tiếng Phạn đã được xuất bản, nhưng khi xem xét lại danh mục các bản thảo về Phạn ngữ, mà một số lớn đang được lưu giữ tại các thư viện của Âu Châu và Ấn Độ, người ta thấy rằng còn có rất nhiều cuốn sách loại nhỏ đang chờ đợi và có thể sẽ bù đắp xứng đáng công sức của một nhà biên tập.

Trong số các nền văn học cổ đại, nền văn học của Ấn Độ, xét về giá trị tự thân và trình độ mĩ học chỉ đứng thứ hai sau Hy Lạp. Còn về mặt nguồn tư liệu để nghiên cứu sự tiến hóa của loài người thì nó còn được xếp cao hơn văn học Hy Lạp nữa. Thời kỳ sơ khai của nó, vì lâu đời hơn bất cứ sản phẩm văn học nào của Hy Lạp, nên giới thiệu với chúng ta một hình thức tôn giáo nguyên thủy hơn và qua đó cho thấy một hình ảnh rõ ràng về sự phát triển của các tư tưởng tôn giáo hơn bất cứ tượng đài văn học nào trên thế giới. Vì thế cho nên, cũng giống như sự khám phá ra ngôn ngữ tiếng Phạn đã dẫn ra sự sáng lập ra nền Triết học Đối chiếu, sự hiểu biết về văn học Vệ Đà đã giúp cho Adalbert Kuhn và Max Muller sáng lập ra khoa Thần Thoại học Đối chiếu.

Dù rằng đạt tới trình độ xuất sắc trong hầu hết các hệ nhánh của mình, nhưng văn học Phạn ngữ đã thu đạt những thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực tôn giáo và triết học. Người Ấn Độ là những người duy nhất trong gia đình Ấn –Âu đã sản sinh ra được một tôn giáo vĩ đại - đạo Bà La môn- và một tôn giáo thế giới vĩ đại - Đạo Phật, trong khi tất cả các dân tộc khác không những đã không cho thấy tính chất độc đáo của mình trong lĩnh vực này mà từ lâu lại chấp nhận một tôn giáo của nước ngoài. Thật vậy, cuộc sống của dân tộc Ấn Độ luôn chịu sự chi phối của tự tưởng tôn giáo hơn bất cứ dân tộc nào khác. Hơn thế nữa, người Ấn Độ đã triển trai nhiều hệ thống triết học biệt lập nhau, mang chứng tích của những khả năng suy đoán cao siêu. Tuy nhiên điều đáng nói trong hai lĩnh vực này không phải là ở những kết quả đạt được mà ở chỗ là mỗi chặng đường trong sự tiến triển của tôn giáo và triết học tại đây đều có thể có nguồn gốc từ trong văn học Phạn ngữ.

Tầm quan trọng của văn học Phạn ngữ nói chung là do ở tính chất độc đáo của nó. Bị cô lập trong điều kiện thiên nhiên do bức tường chắn khổng lồ của dãy núi phía Bắc, bán đảo Ấn Độ từ sau cuộc xâm lăng của người Aryan đã trở thành một thế giới riêng, trên đó nền văn minh Aryan nhanh chóng lan rộng và mãi mãi chiếm giữ ưu thế. Đến cuối thế kỷ thứ 4 trước CN khi người Hy Lạp lấn chiếm miền Tây Bắc thì người Ấn Độ đã hình thành trước đó một nền văn hóa quốc gia của riêng mình, không bị ảnh hưởng của ngoại bang. Và mặc dù những đợt sóng xâm nhập nối tiếp theo nhau của những người Ba Tư, Hy Lạp, Scythian, Hồi giáo, sự phát triển mang tính quốc gia trong đời sống và văn học của giống người Ấn - Aryan vẫn gần như không bị cản trở hay biến đổi bởi những thế lực bên ngoài mãi cho đến cuộc xâm chiếm của người Anh. Không một hệ phái nào khác của dòng giống Ấn-Âu có được một sự biệt lập như thế cả. Không một đất nước nào ngoại trừ Trung Hoa có thể có thứ ngôn ngữ và văn học, tôn giáo và nghi thức, phong tục gia đình và xã hội, phát triển không gián đoạn trong suốt hơn ba nghìn năm như thế.

Tiếng Phạn hiện nay vẫn còn được hàng nghìn người Bà la môn sử dụng như một ngôn ngữ của giới trí thức trong nhiều thế kỷ trước đây. Tiếng Phạn cũng không ngừng được sử dụng trong các mục đích văn học, vì nhiều sách báo vẫn còn được viết bằng thứ ngôn ngữ cổ đại này. Việc sao chép các bản thảo bằng Phạn ngữ vẫn còn đang hoạt động ở hàng trăm thư viện của Ấn Độ, không hề bị gián đoạn cho dù nghề in đã được đưa vào đây. Kinh sách Vệ Đà vẫn còn có nhiều người học thuộc lòng như là rất lâu trước đây, trước khi có cuộc xâm lăng của Alexander và thậm chí đến nay có thể phục hồi các kinh sách này từ lời nói của những giảng sư tôn giáo, nếu như mọi bản thảo và bản sao chép lại của chúng ta bị hủy hoại đi. Một đoạn thơ Vệ Đà thuộc thời kỳ rất xa xưa cầu khấn Thần Mặt trời Savitr, vẫn còn được tụng đọc trong việc thờ cúng hàng ngày của người Hinđu. Vị Thần Visnu, được ngưỡng mộ từ hơn ba nghìn năm trước, vẫn còn có vô số người cúng tế ngày nay tại Ấn Độ. Lửa dùng vào việc hiến tế vẫn còn được tạo ra bằng hai thanh gỗ, như thời xa xưa vậy. Chỉ nói riêng về một phong tục xã hội thôi thì nghi lễ hôn nhân của người Hinđu ngày nay chủ yếu cũng giống như là nghi lễ từ rất lâu trước kỷ nguyên Cơ đốc vậy.



    1. BIÊN NIÊN SỬ THỜI KỲ VĂN HỌC:

Nền văn học Phạn ngữ cổ đại được chia thành ba thời kỳ chính. Thời kỳ thứ nhất là thời kì Vệ Đà, có lẽ bắt đầu từ năm 1500 trước CN, kéo dài cho đến giai đoạn cuối cùng của nó vào khoảng năm 600 trước CN. Trong nửa phần trước của thời kỳ Vệ Đà, nền văn học mang tính chất sáng tạo và thi ca, với trung tâm văn hóa nằm trong khu vực sông Indus và phụ lưu của nó, tức miền Punjab ngày nay; còn trong nửa phần sau thì nền văn học có nội dung suy đoán thần học và hình thức văn xuôi, với trung tâm của đời sống tinh thần được chuyển tới vùng lưu vực sông Hằng. Như vậy trong thời kỳ Vệ Đà nền văn minh Aryan đã lan ra toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ, vùng đất trải rộng từ cửa sông Indus tới cửa sông Hằng, tiếp giáp với Hy Mã Lạp Sơn về phía Bắc và dãy Vindhya về phía nam. Thời kì thứ ba là thời kì của Phật giáo kéo dài sự tồn tại rực rỡ suốt 8 thế kỷ. Thời kì thứ hai diễn ra cùng thời với những hệ nhánh của văn học Vệ đà và khép lại với sự chinh phục của người Hồi giáo sau năm 1000 của CN, là thời kì của Phạn ngữ theo đúng nghĩa. Trong một ý nghĩa nào đó, do sự sử dụng liên tục tiếng Phạn trong văn học, chủ yếu là để viết những luận giải, cho nên giai đoạn này có thể được xem là giai đoạn chuyển tiếp đến thời đại chúng ta. Trong thời kì thứ hai này nền văn hóa Bà la môn được đưa tới và lan ra mảng phía nam của lục địa có tên là Deccan hay “Miền Nam”. Trong suốt thời gian của hai giai đoạn này tính chung lại, nền văn học Ấn Độ đã đạt được những kết quả đáng kể trong mọi lĩnh vực. Thời kì Vệ đà, khác với kỷ nguyên Hy Lạp trước đó chỉ sản sinh ra những tác phẩm tôn giáo mà thôi, đã đạt tới một trình độ cao về thi ca trữ tình và sau đó đã ít nhiều tiến tới việc hình thành một kiểu văn xuôi.

Lịch sử văn học

Văn học thời kỳ đồ đồng: Su me

Ai Cập

                                            Assyro – Ba By lon



Văn học thời kỳ cổ điển: thuộc Trung quốc

                                        Hy Lạp

                                          Do thái

                                            La Tinh

Pahlavi 

                                            Pali

                                            Sanskrit

                                           Si Ry

                                            Tamil

Văn học thời kỳ trung cổ: Anglo-Saxon

A rập

                                            La Mã Phương Đông



Hà Lan

Pháp


Đức

Ấn Độ


Ái Nhĩ Lan

Ý Đại Lợi

Nhật Bản

Ca Na Da


Nê Pan

Na Uy


Ba Tu (I Ran)

Telugu


Wa les

Văn học thời kỳ cận đại: Văn học thời kỳ phục hưng

                                             Văn học nghệ thuật Ba rốc( kỳ dị)

Văn học thời kỳ hiện đại: Thế kỷ 18

                                            Thế kỷ 19

                                     Thế kỷ 20

                                            Thế kỷ 21

Thời kì Phạn ngữ bao hàm các vần đề thế tục nói chung, đã tạo được sự độc đáo trong nhiều ngành văn học, trong sử thi cả nước cũng như sử thi cung đình, trong thi ca trữ tình cũng như thi ca giáo huấn, trong tuồng tích, trong các truyện thần tiên, truyện ngụ ngôn và tiểu thuyết lãng mạn. Đâu đâu cũng thấy có nhiều thi ca đích thực, tuy nhiên vẻ đẹp của nó bị phá hỏng vì sự tối tăm trong phong cách và tính chất giả tạo ngày một lớn dần. Nhưng thời kì này không có được nhiều tác phẩm nhìn chung chịu sự chi phối  của ý thức hài hòa và cân đối. Những quan tâm này không tạo điều nhiều ảnh hưởng trên các ý niệm thẩm mỹ của Ấn Độ. Người ta có khuynh hướng thiên về sự thái quá, điều này được thấy rõ trong nhiều khía cạnh. Sự phát triển gần như khó tin của những cái tỉ mỉ trong các nghi thức, sự khổ hạnh quá mức, sự thể hiện kệch cởm các truyện thần thoại trong nghệ thuật, việc sử dụng thường xuyên những con số lớn trong mô tả, khối lượng thật nhiều những anh hùng ca, sự cô đọng chưa từng thấy trong hình thức văn xuôi, những từ ghép thường được sử dụng quá nhiều trong thể loại sau, đó là một số trong những biểu hiện về sự bất cập của đầu óc người Ấn.

Trong nhiều ngành khác nhau của văn học chuyên ngành như ngữ âm, văn phạm, toán học, thiên văn học, y học và luật học người Ấn Độ cũng đạt được nhiều kết quả đáng kể. Trong một số lĩnh vực này, quả thật là họ đã đạt được những thành quả vượt xa thành quả của người Hy Lạp.

Lịch sử là một điểm yếu của nền văn học Ấn Độ. Thật vậy, nền văn học này không có lịch sử. Sự khiếm khuyết hoàn toàn thiếu ý thức lịch sử này rất điển hình, khiến cho toàn bộ quá trình của văn học Phạn ngữ đã bị mờ tối vì bóng đen của sự khiếm khuyết này, như thế là vì sự thiếu vắng hoàn toàn một biên niên sử chính xác. Quả thật là thế cho nên niên đại của chính các Kàlidàsa, những thi hào lớn nhất của Ấn Độ, từ lâu đã là vấn đề tranh cãi trong giới hạn của cả một nghìn năm và cho đến bây giờ cũng còn là sự sai biệt của một hay hai thế kỷ. Thế nên niên đại của các tác giả Phạn ngữ trong đại đa số trường hợp chỉ được biết một cách gần đúng mà thôi, vì được suy luận từ những bằng chứng gián tiếp của sự lệ thuộc vào nhau, sự trích dẫn và ngụ ý, cách nói và cách viết. Còn về những sự kiện trong cuộc đời họ thường chúng ta không được biết gì hết, trong vài sự kiện chỉ là chung chung mà thôi. Dường như có hai nguyên nhân đã phối hợp lại để gây ra điều quan trọng này. Người dân Ấn Độ chẳng bao giờ phải trải qua một cuộc đấu tranh sinh tử nào như người Hy Lạp trong những cuộc chiến với người Ba Tư và người La Mã trong cuộc chiến với người Carthage, để có thể gắn kết các bộ tộc họ lại với nhau thành một quốc gia và tạo ra một sự lớn mạnh về chính trị. Thứ hai là những người Bà la môn, mà nhiệm vụ đương nhiên của họ là ghi chép những sự kiện lớn, từ xưa đã ngã theo chủ thuyết cho rằng tất cả mọi hoạt động và sự sống đều là xấu xa tầm thường, do đó họ thấy chẳng cần quan tâm đến các sự kiện thời sự mang tính lịch sử.



Vì tình trạng này cho nên không thấy được những niên đại chắc chắn trong lịch sử văn học Ấn Độ mãi cho đến khoảng năm 500 sau CN. Biên niên sử của thời kỳ Vệ đà chỉ có tính chất suy đoán, hoàn toàn dựa trên những sự kiện nội bộ mà thôi. Có thể thấy rõ ba tầng bậc văn học chính, do sự khác biệt trong ngôn ngữ và phong cách cũng như trong các quan điểm về tôn giáo và xã hội. Đối với mỗi giai đoạn và phát triển của một tầng bậc này cần có một quãng thời gian  hợp lý, nhưng mà tất cả những gì chúng ta hy vọng làm được ở đây là ước tính gần đúng với sự sai biệt số hàng thế kỷ. Tuy nhiên giới hạn sau của thời kỳ Vệ đà không thể ấn định muộn hơn 500 năm trước CN, bởi vì các lý thuyết sau cùng của nó đã được Phật giáo đề cập đến và ngày mất của Đức Phật, theo sự tình toán gần đúng nhất, căn cứ trên niên đại được ghi lại của các Hội nghị Phật giáo khác nhau là khoảng năm 480 trước CN. Còn về điểm bắt đầu của thời kỳ Vệ đà, có vẻ như giữa các nhà nghiên cứu Phạn ngữ đã có khuynh hướng ấn định thời điểm này thật xa khoảng năm 2000 trước CN. Giả sử rằng đây là đúng thì đã phải cần đến 1500 năm cho một sự phát triển về ngôn ngữ và tư tưởng này chẳng lớn gì hơn sự phát triển từ thời kỳ Homer tới thời đại Attica của người Hy Lạp. Thời điểm ước định 1200 năm của giáo sư Max Muller đưa ra nhiều năm trước đây có vẻ như là gần đúng. Một khoảng cách chừng ba thế kỷ, tức là từ năm 1300 đến 1000 trước CN, lẽ ra là quá đủ để giải thích cho sự khác biệt giữa những gì là xưa nhất và mới nhất trong thi ca của Vệ đà. Khi ta thấy được sự gần gũi rất lớn giữa hình thức ngôn ngữ của Avesta (Ba Tư cổ) với thổ ngữ của Vệ đà đến mức chỉ cần áp dụng các luật ngữ âm người ta có thể dịch các đoạn thơ trong kinh Avesta ra kinh Vệ đà đúng từng chữ một để có được những câu thơ  không những đúng về hình thức mà còn về tâm hồn  nữa; ngoài ra khi nghĩ rằng nếu như chúng ta biết đến ngôn ngữ Avestan sớm như là được biết về ngôn ngữ Vệ đà, ngôn ngữ đầu hẳn phải giống với ngôn ngữ sau thì không thể không kết luận rằng hệ nhánh Ấn Độ đã tách ra khỏi hệ nhánh Ba Tư không lâu trước khi bắt đầu nền văn học Vệ đà và do đó chỉ mới thâm nhập vào miền Tây Bắc Ấn Độ vào thời 1500 trước CN. Tất cả những dự đoán trước đây về tính chất xưa cổ của thời kỳ Vệ đà vẫn còn kém xa con số của giáo sư Jacobi ở Bonn, ông này cho rằng thời kì ấy ít ra là phải vào năm 4000 trước CN. Thuyết của ông được căn cứ trên những tính toán thiên văn học liên quan với một sự thay đổi về thời điểm bắt đầu của các mùa vụ, điều mà giáo sư Jacobi cho là đã xảy ra từ thời Rgveda. Tuy nhiên toàn bộ ước đoán này đã trở thành vô giá trị do sự giả định về một ý nghĩa không chắc chắn, thậm chí không thể có của chữ Vệ đà, vốn là xuất phát điểm của lý thuyết này. Dù sao chúng ta phải bằng lòng với sự tin chắc rằng văn học Vệ đà dù sao cũng lâu đời hơn văn học Hy Lạp rất nhiều.



    1. NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ:

      1. Chữ viết:

Về thời kì hậu Vệ đà thì ngoài những kết quả nghiên cứu từ các chứng cứ nội tại ra, chúng ta còn có một vài dấu mốc có tầm quan trọng về biên niên sử nói chung qua những cuộc thăm viếng của người nước ngoài. Xưa nhất của những cuộc thăm viếng loại này là cuộc xâm lăng Ấn Độ của Alexander năm 326 trước CN. Theo sau đó là những cuộc lưu trú tại Ấn Độ của nhiều người Hy Lạp, trong số này đáng kể nhất là Megasthenes. Ông này vào khoảng năm 300 trước CN đã sống vài năm tại thành phố Pàtaliputra (ngày nay là Patna) và đã để lại một số tư liệu dù là rời rạc nhưng rất giá trị về tình hình xã hội Ấn Độ đương thời. Mấy thế kỷ sau đó, ba nhà hành hương Phật giáo từ Trung Hoa đến Ấn Độ đó là Pháp Hiển (399 sau CN), Huyền Trang (630-645) và Nghĩa Tịnh (671-695). Những bản tường thuật về các chuyến đi của họ đến này còn được lưu giữ và tất cả đã được dịch ra tiếng Anh, cho ta thấy được nhiều điều về tình hình xã hội, tư tưởng tôn giáo và những quá khứ của Phật giáo tại Ấn Độ vào thời của họ. Từ các truyện kể này ta cũng có thể thu nhập một số sự kiện tổng quát và riêng biệt về văn học Ấn Độ. Đặc biệt là tôn giả Huyền Trang đã có một sồ phát biểu quan trọng về các thi sĩ Phạn ngữ thời ấy. Từ trước cho đến thời đại bấy giờ người ta không thể nói được là tác giả Phạn ngữ nào sống vào năm nào, chỉ trừ ba nhà thiên văn Ấn Độ mà niên đại chính xác của họ trong các thế kỷ thứ V và VI đã được chính họ kể lại. Chính nguồn thông tin do hai tác giả người Trung Hoa trước đó cung cấp đã giúp người ta có thể thực hiện một cuộc khám phá khảo cổ quan trọng nhất vào thời đại này tại Ấn Độ, đó là sự khám phá ra nơi đản sinh của Đức Phật tại Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), trong tháng 12 năm 1896. Vào cuối thời kì này chúng ta có một tài liệu giá trị về đất nước Ấn Độ trong thời gian bị tràn ngập bởi Hồi giáo, của một tác giả người Ả Rập tên là Alberuni, trong cuốn sách Ấn Độ của ông vào năm 1030.

Từ những điều đã nói trên đây có thể thấy rõ rằng trước năm 500 sau CN thì biên niên sử của Ấn Độ, ngay cả trong thời kì Phạn ngữ, gần như chỉ là tương đối, việc trước hay sau chỉ được xác định bằng những đặc điểm như văn phong hay ý tưởng, bằng sự nhắc đến tên tuổi các tác giả trước đó, bằng các tham khảo về mặt chính trị đối với Hy Lạp và sự đề cập đến những sự kiện thiên văn vốn chưa từng có trước một thời kì nào đó. Những nghiên cứu gần đây, nhờ sự chuyên sâu nhiều hơn, đã có được những tiến bộ trong việc xác định niên đại. Chắc chắn là với thời gian người ta sẽ thấy thêm được nhiều điều nhờ ánh sáng từ khoa lịch sử Ấn Độ, khoa này đang được nhiều nhà nghiên cứu xuất sắc ra công tái tạo từ bằng chứng của những đồng tiền, những chữ khắc trên phiến đồng, trên trụ đá. Những điều này đã và đang được công bố trong cuốn Corpus Inscriptionum, cuốn Chữ khắc Ấn Độ và nhiều tập san chuyên về nghiên cứu Ấn Độ cổ đại. Thật vậy việc nghiên cứu chữ khắc trong hai mươi năm qua đã đem lại một số thông tin trực tiếp khá quan trong về văn học và lịch sử tôn giáo của Ấn Độ, qua việc xác định niên đại của các thi sĩ về sau này cũng như việc soi rọi ánh sáng trên hệ thống tôn giáo và toàn bộ các tầng lớp văn học. Như vậy, một số chữ khắc có vần luật khá này đã được giải đoán, cho thấy sự hiện hữu của thi ca cung đình bằng tiếng Phạn và những thổ ngữ bình dân từ thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên chúng ta trở về sau. Trước đây chưa từng có bằng chứng trực tiếp nào về sự kiện này.

Những chữ khắc ngày xưa cũng có tầm quan trọng đối với văn học Phạn ngữ vì là những minh họa cho cả lịch sử ban đầu của chữ viết Ấn Độ và tình hình ngôn ngữ thời ấy. Những chữ khắc xưa nhất là chữ khắc trên các phiến đá và trụ đá có niên đại từ giữa thế kỷ thứ III trước CN, của nhà vua Phật giáo vĩ đại A Dục vương, ông này cai trị tại Bắc Ấn từ năm 259 đến năm 222 trước CN. Dưới triều đại của ông Hội nghị kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba được tổ chức. Không thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của các chữ khắc này về mặt giá trị của các thông tin rút ra từ chúng về những tình hình chính trị, tôn giáo và ngôn ngữ của thời đại ấy. Được thấy rải rác trên khắp Ấn Độ, từ Girnar (Giri-nagara) ở Kathiawar cho đến Dhauli ở Orissa, từ Kapur-di-giri phía bắc con sông Kabul, cho đến Khalsi, các chữ khắc này đã được viết lại, giải đoán và dịch ra. Một trong các bản chữ khắc này, khắc trên một trụ đá do vua A Dục vương dựng lên để tưởng niệm nơi đản sinh của Đức Phật, mãi cho đế cuối năm 1896 mới được tìm thấy.

Những dòng chữ khắc của A Dục vương là những tàn tích xưa nhất về chữ viết của người Ấn. Vấn đề nguồn gốc và năm ra đời của chữ viết Ấn Độ, từ lâu vẫn không chắc chắn và gây nhiều tranh cãi, đã được làm cho sáng tỏ rất nhiều nhờ những công trình nghiên cứu cổ tự gần đây của giáo sư Bùhler. Vị học giả lớn này đã cho thấy rằng có hai loại chữ khắc được biết đến ở Ấn Độ thời xưa, một loại có tên là Kharosthĩ, được sử dụng ở xứ Gandhãra (phía Đông Apganixtan và phía Bắc Panjãb) từ thế kỷ thứ IV trước CN đến năm 200 sau CN, vốn vay mượn kiểu chữ Aramaic của văn tự Semitic (Do Thái và Ả Rập) thường sử dụng trong thế kỷ thứ V trước CN. Loại chữ này luôn được viết từ phải sang trái, giống như chữ gốc của nó. Một loại chữ khắc khác của Ấn Độ thời cổ, gọi là Brãhmĩ mà Bũhler chứng minh là thứ chữ thực sự của nước Ấn Độ, bởi vì tất cả các mẫu tự Ấn Độ về sau này đều từ đó mà ra, mặc dù một số lớn các chữ này ngày nay có vẻ khác nhau. Loại chữ này thường được viết từ trái sang phải, nhưng đây không phải là hướng nguyên thủy, điều này được thấy trên các đồng tiền của thế kỷ thứ IV trước CN, chữ khắc trên các đồng tiền này đi từ phải sang trái. Bũhler đã chứng minh rằng cách viết này được viết trên kiểu chữ Semitic miền Bắc hoặc kiểu chữ Phoenician xưa nhất, được thấy thể hiện trên các hòn cân của người Assyrian và Moabite, có niên đại khoảng năm 890 trước CN. Theo ông thì rất có thể là thứ chữ này đã được các thương nhân đưa vào Ấn Độ khoảng năm 800 trước CN theo con đường Lưỡng hà.

Quả thực là chữ viết trong văn học Ấn Độ cổ đại chỉ được nói đến rất ít và rất muộn màng, hẳn là không sớm hơn thế kỷ thứ IV trước CN, hoặc là không lâu lắm trước ngày ra đời của các bản chữ khắc đời vua A Dục. Tuy nhiên argumentum ex silentio không có nhiều ý nghĩa trong trường hợp này. Bởi vì mặc dù chữ viết ngày nay đang được sử dụng rộng rãi suốt một thời gian dài, nhưng kiến thức đại phương của người dân Ấn ngày nay vẫn còn được dựa trên khẩu truyền. Người ta chỉ có thể học được trên kinh sách hay các môn khoa học từ miệng một thầy giáo, chứ không phải từ các bản viết. Và bởi vì chỉ có kiến thức bằng trí nhớ mới được xem trọng cho nên sách vở và các bản viết ít khi được nhắc đến. Ngay cả những thi sĩ thời nay cũng không mong muốn được người ta đọc, mà thích những bài thơ của mình được ngâm nga hơn. Thật vậy cái phong tục lâu đời này cho thấy rằng thi ca và khoa học của Ấn Độ đã có sự khởi nguồn từ thời chưa có chữ viết, và tại đây đã phát triển một hệ thống khẩu truyền, như được nói đến trong Rgveda, trước khi chữ viết được đưa vào. Do đó chữ viết có thể đã được sử dụng rất lâu trước đó rồi mới được nói tới. Dù sao bằng chứng về cổ tự  của chữ khắc thời A Dục vương đã cho thấy rõ rằng chữ viết không phải là một phát minh mới trong thế kỷ thứ III trước CN, vì hầu hết các con chữ cái thường có nhiều hình dáng khác nhau, có khi có tới chín hay mười hình dáng. Hơn thế nữa, cần phải có một thời gian rất dài để chế biến 22 ký tự vay mượn từ người Semitic thành một bộ mẫu tự Brãhmĩ đầy đủ với 46 chữ cái. Bộ mẫu tự đầy đủ này, rõ ràng là do các Bà la môn trí thức soạn ra dựa trên các nguyên tắc về ngữ âm, hẳn là đã có sẵn vào năm 500 trước CN, theo những luận cứ mạnh mẽ của giáo sư Bũhler. Đây là bộ mẫu tự đã được thừa nhận trong cuốn sách văn phạm Phạn ngữ của Pãnini vào khoảng thế kỷ thứ IV trước CN và không bị sửa đổi gì từ đó về sau. Nó không chỉ thể hiện tất cả mọi âm thanh của Phạn ngữ mà còn được sắp xếp theo một phương pháp hết sức khoa học, các nguyên âm đơn (cả ngắn và dài) được xếp trước, rồi đến các nguyên âm đôi, cuối cùng là các phụ âm xếp theo từng nhóm đồng nhất tùy theo cơ quan phát âm để đọc ra chúng . Thế nên các âm răng được xếp chung với nhau như t, th, d, dh và n; các nguyên âm môi p, ph, b, bh, m cũng thế. Những người Châu Âu chúng ta trái lại, 2500 năm sau và trong kỷ nguyên khoa học vẫn còn sử dụng một bộ mẫu tự không đủ để thể hiện tất cả các âm của ngôn ngữ mình, thậm chí còn giữ lại cái thứ tự ngẫu nhiên mà trong đó các nguyên âm và phụ âm đứng lẫn lộn y như cách thích ứng của người Hy lạp đối với kiểu sắp xếp nguyên thủy của tiếng Semitic cách đây đã 3000 năm.

Trong các chữ khắc của thế kỷ thứ III trước CN, có thể phân biệt ra hai kiểu chữ Brãhmĩ, kiểu miền bắc và kiểu miền Nam. Nhóm các chữ viết sinh ra từ kiểu chữ miền Bắc đã dần dần trở nên thịnh hành trong tất cả các thổ ngữ Aryan của Ấn Độ. Quan trọng nhất trong số này là thứ chữ Nãgarĩ (còn gọi là Devanãgarĩ) thường dùng để viết các bản thảo bằng Phạn ngữ và các cuốn sách bằng tiếng Phạn cũng như tiếng Marãthĩ và Hinđi thường được in bằng thứ chữ này. Thứ chữ này rất dễ nhận nhờ một vạch ngang đặc trưng ở phía trên các con chữ cái. Bản chữ khắc xưa nhất toàn bằng chữ Nãgarĩ thuộc về thế kỷ thứ VIII, còn bản thảo xưa nhất viết bằng chữ này thuộc thế kỷ thứ XI. Từ kiểu chữ Brãhmĩ của miền Nam đã sinh ra năm loại chữ viết, tất cả đều được sử dụng tại miền nam của dãy núi Vindhya. Trong số này có những thứ chữ được dung tại các xứ Kannada và Telugu.



      1. Vật liệu để viết:

Do tính chất dễ hư mục của vật liệu dùng để viết lên cho nên các bản thảo Phạn ngữ từ trước thế kỷ thứ XIV không còn nhiều. Hai thứ vật liệu xưa được dùng để viết tại Ấn Độ là những phiến vỏ cây phong và lá cọ. Việc sử dụng loại vật liệu thứ nhất, bắt đầu tại miền Tây Bắc Ấn Độ, nơi những cánh rừng phong bát ngát bao phủ các sườn núi Hy Mã Lạp Sơn, đã dần dần lan ra tới miền Trung, miền Đông và miền Tây Ấn Độ. Bản thảo Phạn ngữ xưa nhất viết trên vỏ cây phong có niên đại từ thế kỷ thứ V sau CN và một bản viết tay tiếng Pali bằng chữ KharoSthĩ được biết đến vào năm 1897 lại càng xưa hơn, nhưng chắc chắn rằng việc sử dụng thứ vật liệu này đã bắt đầu từ một ngày xưa hơn thế nũa. Theo Quintus Curtius thì người Ấn Độ sử dụng vật liệu này để viết vào thời Alexander đại đế. Chứng cứ của các tác giả Phạn ngữ cổ điển, cũng như của Alberũnĩ, cho thấy rằng các phiến vỏ cây phong (bhũrja-pattra) cũng thường được dùng để viết thư tại Ấn Độ trong những ngày đầu của thời trung cổ.

Mẫu bản thảo Phạn ngữ đầu tiên viết trên lá cọ thuộc về thế kỷ thứ VI sau CN. Mẫu này được lưu giữ tại Nhật bản, nhưng một phó bản của nó được giữ tại thư viện Bodleian. Theo nhà hành hương Trung Hoa Huyền Trang thì việc sử dụng là cọ rất phổ biến trên khắp Ấn Độ trong thế kỷ thứ VII, nhưng việc tìm thấy một phiến đồng khắc chữ có niên đại muộn lắm là từ thế kỷ thứ I sau CN, mô phỏng theo hình lá cọ, đã chứng tỏ rằng thứ vật liệu này đã từng được biết đến nhiều thế kỷ trước đó nữa.

Giấy được đưa vào Ấn Độ qua cuộc chinh phục của người Hồi giáo và đã được sử dụng từ thời ấy để viết các bản thảo. Mẫu bản thảo tiếng Phạn trên giấy xưa nhất được viết tại Ấn Độ là mẫu lấy từ Gujarat, thuộc về phần đầu của thế kỷ thứ XIII. Tại miền Bắc Ấn Độ, nơi người ta dùng mực để viết thì lá cọ không còn được dùng nữa sau khi giấy được đưa vào. Nhưng ở miền Nam, nơi người ta luôn sử dụng cây bút nhọn để cào thành chữ, thì lá cọ vẫn còn được sử dụng phổ biến để viết cả bản thảo và thư từ. các bản thảo bằng vỏ cây phong và lá cọ được nối liền lại với nhau bằng một sợi dây xuyên ngang một lỗ độc nhất ở giữa, hoặc qua hai lỗ ở cách xa nhau ít nhiều. vì thế cho nên từ tiếng Phạn để chỉ “cái nút”, grantha, lại có nghĩa là cuốn sách.

Da thuộc hay giấy da chẳng bao giờ được sử dụng tại Ấn Độ để viết bản thảo, vì sự không thanh khiết về mặt nghi lễ của các vật liệu từ súc vật. Các lá đồng được sử dụng từ rất sớm và thường xuyên để khắc chữ. Các tầm đồng này thường mô phỏng hình dạng của một lá cọ hoặc các dải vỏ cây.



      1. Loại mực sử dụng:

Việc sử dụng mực (tên xưa nhất của tiếng Ấn Độ để chỉ mực là masi) được thấy là thuộc thế kỷ thứ hai trước CN qua một tấm bia tìm thấy nơi một gò mộ Phật giáo, và được Nearchos và Quintus Curtius cho là thuộc thế kỷ thứ IV trước CN.

Tất cả các bản thảo bằng tiếng Phạn xưa bằng lá cọ, vỏ cây và giấy đều được viết bằng mực với cây bút sậy gọi là kalama (mượn từ chữ kalamos của Hy Lạp). Trái lại ở miền Nam Ấn người ta thường dùng cây bút nhọn để cào chữ trên lá cọ, sau đó chà xát nhọ nồi hoặc than lên để làm cho chữ có màu đen.



    1. SỰ TIẾP BIẾN NGÔN NGỮ:

Các bản viết tay Phạn ngữ đủ các loại thường được kẹp giữa các thanh gỗ mỏng buộc dây xung quanh và bọc trong những tấm vải màu hoặc vải thêu. Các bản thảo này vẫn còn được lưu giữ trong các thư viện của đền, chùa, trường học, trong triều đình cũng như tại các tư gia. Một thư viện nổi tiếng là thư viện của vua Bhoja nước Dhãr trong thế kỷ thứ XI. Sự hiện hữu của những thư viện tư nhân to lớn vào thời khá xa xưa đã được chứng minh qua việc trong số người làm của tác giả Phạn ngữ Bãna (khoảng năm 620 sau CN) có một nhân viên chuyên đọc các bản thảo. Thậm chí cho đến ngày nay vẫn còn có nhiều thư viện bản thảo Phạn ngữ hoàn hảo thuộc quyền sở hữu các Bà la môn trên khắp Ấn Độ.

Ngôn ngữ Ấn Độ xưa, giống như nền văn học được hình thành bởi nó, được chia thành hai mảng chính: Vệ đà và Phạn ngữ. Mảng trước khác với mảng sau, nhìn chung cũng giống như ngôn ngữ Hy Lạp thời Homer khác với ngôn ngữ Hy Lạp cổ điển, hoặc tiếng La Tinh của tụng ca Salic khác với tiếng La tinh thời Varo.Bên trong ngôn ngữ Vệ đà được dùng để viết nên Thánh điển người Ấn, có thể phân biệt ra nhiều giai đoạn. Trong sự chuyển tiếp từ một giai đoạn này qua một giai đoạn khác, nó càng lúc càng trở nên hiện đại hơn, rồi cuối cùng hòa nhập vào trong Phạn ngữ. Cho dù là trong giai đoạn xưa nhất Vệ đà cũng không thể được xem là ngôn ngữ bình dân, mà đúng hơn đó là một thứ ngữ cổ giả tạo, được truyền thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác bên trong giai cấp của các thầy tu. Ngay chính ngôn ngữ này cũng cho ta thấy rõ về điều trên. Thứ nhất là việc sử dụng song song nhiều hình thức ngôn ngữ thuộc các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên trong cách làm này ngôn ngữ Vệ đà đã không đi xa được như thổ ngữ theo kiểu Homer. Ngôn ngữ nói của các tu sĩ Vệ đà có lẽ khác với thổ ngữ của các tụng ca ở chỗ nó không có những cấu trúc mang tính thi ca và những thành ngữ cổ xưa. Thực vậy, ngay trong thời kì Vệ đà thuở đầu đã có một thứ ngôn ngữ theo giai cấp, như vẫn được thấy ít nhiều ở bất cứ nơi đâu mà nền văn học có sự tăng trưởng, nhưng ở Ấn Độ thì điều này rõ rệt hơn ở các nước khác.

Tuy nhiên, nếu như Vệ đà không còn là một thứ ngôn ngữ tự nhiên mà đã trở thành một thứ phương ngữ kinh viện của một giai cấp thì điều đó lại càng đúng hơn đối với ngôn ngữ của nền văn học sau. Phạn ngữ khác với ngôn ngữ Vệ đà, nhưng không theo kiểu phát triển tự nhiên thường thấy trong các sinh ngữ. Tình trạng ngữ âm của tiếng Phạn vẫn còn giống y như là tình trạng ngôn ngữ Vệ đà thuở đầu. Cả về hình thức ngữ pháp, ngôn ngữ này cũng tỏ ra đứng nguyên một chỗ và chẳng thấy xuất hiện một sự cấu tạo hay uyển chuyển nào mới cả. Thế nhưng ngay trong ngữ pháp, Phạn ngữ cũng khác xa với ngôn ngữ Vệ đà. Sở dĩ có sự đổi khác này không phải nhờ những sáng tạo thêm ra mà do những sự mất mát dần dần. Đáng nói nhất trong những mất mát này là sự biến đi của thể giả định và sự rút giảm hơn một chục động từ nguyên thể xuống còn có một mà thôi. Trong sự biến cách thì sự thay đổi gồm chủ yếu là sự bỏ đi một số dạng phụ đồng nghĩa. Có thể nói rằng ngôn ngữ Vệ đà nói hiện đại hơn và ít phức tạp hơn ngôn ngữ của các tụng ca, đã có ảnh hưởng ít nhiều trên ngôn ngữ văn học của tiếng Phạn theo hướng đơn giản hóa. Nhưng những thay đổi trong ngôn ngữ phần lớn là do những nỗ lực điều chỉnh của các nhà ngữ pháp, vốn mạnh mẽ ở Ấn Độ hơn ở bất cứ nơi nào khác do sự phát triển sớm hơn và khác thường hơn của những công trình nghiên cứu ngữ pháp tại đất nước này. Chỉ riêng ảnh hưởng của nó cũng đủ để giải thích cho tính chất trau chuốt của những phối âm (gọi là Sandhi) giữa những phần đầu và phần cuối của các chữ trong một câu tiếng Phạn.

 Tuy nhiên chính các từ vựng trong ngôn ngữ này mới phải chịu những biến đổi lớn, như trường hợp của tất cả mọi phương ngữ văn học, bởi vì các nhà ngữ pháp không đủ khả năng hạn chế sự thay đổi theo hướng này. Thế nên ta thấy là từ vựng đã được mở rộng rất nhiều qua sự phát triển thêm và cấu tạo mới, đồng thời có nhiều từ dù đã xưa nhưng vẫn có vẻ như mới bởi vì tình cờ chúng đã không xuất hiện trong văn học Vệ đà. Tuy nhiên nhiều từ thực sự mới đã xuất hiện do sự vay mượn từ một tầng ngôn ngữ thấp hơn, trong khi những từ đã có thì lại bị thay đổi ý nghĩa rất nhiều.



Giai đoạn về sau này của ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại đã được nhà ngữ pháp nổi tiếng Pãnini đưa vào khuôn mẫu ở thế kỷ thứ IV trước CN. Nó được mang tên là Phạn ngữ (Sanskrit), thứ ngôn ngữ “tao nhã”, “trau chuốt” (samskrta, theo nghĩa đen là sắp xếp), một từ không thấy có ở các nhà văn phạm xưa, mà chỉ xuất hiện trong bộ sử thi đầu tiên, bộ Rãmãyana. Cái tên Sanskrit là nhằm đối nghịch với thứ thổ ngữ bình dân có tên là Prãkrta, và sự đối nghịch này được thấy trong cuốn Kãvyãdarsa hay Tấm gương Thi ca, một tác phẩm thuộc thế kỷ thứ VI sau CN. Chính các nhà văn phạm tước đây, từ Yãska ( thế kỷ thứ V trước CN) trở về sau đã gọi thứ phương ngữ này là Bhãsã, “lời nói”, để phân biệt với ngôn ngữ Vệ đà. Những nhận xét của họ về thổ ngữ này nhằm vào một ngôn ngữ nói. Thế nên Patanjali, một nhà ngữ pháp trong số này đã xem đây là thứ ngôn ngữ được sử dụng “trên thế gian” và gọi các từ trong Phạn ngữ của ông là “thông dụng trên thế gian”. Chính Pãnani cũng đưa ra nhiều luật lệ vốn chẳng có ý nghĩa gì ngoài phần có liên quan với các câu nói đang sử dụng trong đời sống, như khi ông mô tả sự nhấn mạnh hay sự kéo dài các nguyên âm khi gọi lớn từ xa, khi chào, hỏi và trả lời. Một lần nữa ta lại thấy rằng không thể chỉ là một ngôn ngữ văn chương hay kinh viện, vì có những chứng cứ thưở xưa cho thấy là nó đã có nhiều biến thể theo thổ ngữ. Vì thế nên Yãska và Pãnini đã nói đến các đặc điểm của những người “phía sau” và những người “phía Bắc”. Kãtyãyana nói đến những khác biệt theo từng địa phương, còn Patanjali thì nêu rõ về một số từ chỉ có ở một quận hạt mà thôi. Thật vậy, chắc chắn là trong thế kỷ thứ II trước CN, tiếng Phạn đã được nói trên khắp vùng đất mà các tác giả Phạn ngữ gọi là  “Ãryãvarta” hay “vùng đất của người Aryan” nằm giữa Hy Mã Lạp Sơn và dãy Vindhya. Nhưng ai nói thứ tiếng này? Chắc chắn là người Bà la môn, vì Patanjali gọi họ là những người “có học” (sista), những con người nói năng đúng cách. Tuy nhiên, không phải chỉ có Bà la môn sử dụng tiếng Phạn mà thôi, trong sách của Patanjali chúng ta đọc thấy một truyện một người cãi nhau với một nhà văn phạm về ngữ nguyên của từ tiếng Phạn để chỉ “người đánh xe” (sũta). Điều này phù hợp với sự phân bố thổ ngữ trong các tuồng tích của Ấn Độ, sự phân bố dựa trên một truyền thống rất lâu đời hơn các tuồng tích. Ở đây các vị vua và các quan chức cấp cao thì nói tiếng Phạn, còn các thổ ngữ phổ biến thì dành cho các người dân. Tuồng tích cũng cho thấy rằng những ai không nói tiếng Phạn ít ra cũng hiểu được thứ tiếng này, vì tiếng Phạn được sử dụng trong các cuộc trò chuyện với những người nói tiếng Prãkrit. Công chúng nơi nhà hát ngồi xem các buổi trình diễn những truyện sử thi cũng phải hiểu được tiếng Phạn nữa. Như vậy, mặc dù rằng tiếng Phạn từ đầu vốn là một phương ngữ văn chương và được hiểu là một phương ngữ cầu kì, nhưng thật là sai lầm khi ta bác bỏ hoàn toàn tính chất thông tục của nó. Thật vậy như ta đã nói, ngôn ngữ này cho đến ngày nay vẫn còn được những người Bà la môn tại Ấn Độ nói và viết vì các mục đích của cuộc sống hàng ngày. Nói tóm lại, địa vị của tiếng Phạn đã từ lâu và cho đến bây giờ vẫn rất giống với địa phương của tiếng Hebrơ nơi người Do Thái, hoặc tiếng La tinh thời Trung cổ.

Những ai đã biết tiếng Phạn thì đồng thời cũng nói một hay nhiều ngôn ngữ bình dân. Câu hỏi các thứ tiếng bình dân ấy là gì đưa chúng ta tới sự xem xét mối liên hệ giữa Phạn ngữ và các thứ thổ ngữ của Ấn Độ. Ta sẽ thấy được tầm quan trọng về mặt ngôn ngữ học của cách nói văn chương ngày xưa đối với Ấn Độ ngày nay khi được chỉ cho thấy rằng tất cả các thổ ngữ ngày nay- ngoại trừ thổ ngữ của một số bộ lạc biệt lập trên núi- được sử dụng trên toàn bộ lãnh thổ bao la giữa các sông Indus và sông Hằng, giữa Hy Mã Lạp Sơn và dãy Vindhya, bên cạnh thủ phủ Bombay cho đến khu lập nghiệp Goa của người Bồ Đào Nha ở tận cùng phía Nam đều là những thổ ngữ có nguồn gốc từ dạng Phạn ngữ lâu đời nhất. Xuất phát từ nguồn gốc xưa kia ở miền Tây Bắc, các thổ ngữ này đã lan ra thành những dòng suối tỏa rộng trên toàn bộ bán đảo Ấn Độ, chỉ trừ miền Đông Nam xa tít. Các thổ ngữ bình dân này đã có sự khởi nguồn từ một thời đại rất xa xưa. Ngay từ trong thời kì các tụng ca Vệ Đà còn đang được sáng tác, hẳn là đã có một thứ ngôn ngữ bình dân khác xa về mặt ngữ âm với loại phương ngữ văn chương. Bởi vì các bản tụng ca Vệ đà chứa đựng nhiều chữ với một thứ ngữ âm đặc biệt mà người ta chỉ có thể giải thích là do sự vay mượn từ trong ngôn ngữ bình dân.

Chúng ta còn biết thêm rằng trong thế kỷ thứ VI trước CN, Đức Phật đã giảng giáo lý của mình bằng một ngôn ngữ bình dân, trái ngược với ngôn ngữ của giới trí thức, để cho mọi người có thể hiểu được. Thế nên tất cả văn hệ Phật giáo thời xưa nhất ra đời trong thế kỷ thứ IV và thứ V trước CN đều được viết bằng thổ ngữ, ban đầu chắc chắn là bằng thổ ngữ Magadha (Ma Kiệt Đà, ngày nay là Bihar), nơi thịnh vượng của Phật giáo. Giống như tiếng Ý, so với tiếng La tinh thứ ngôn ngữ bình dân thuở đầu này có đặc trưng là không dùng phụ âm liên hợp và sự thích dùng những nguyên âm ở cuối chữ. Thế nên chữ Phạn Sũtra, “sợi chỉ” và chữ Dharma “bổn phận” đã trở thành chữ Sutta và Dhamma, theo thứ tự, trong khi chữ vidyut, “minh, sáng”,lại biến thành chữ vijju. Hình thức đặc biệt ngôn ngữ bình dân mà sau đó trở thành văn tự Phật giáo Nam tông được gọi là tiếng Pali. Người ta không biết chắc về nơi chào đời nguyên thủy của thứ tiếng này, nhưng sự hiện diện của ngôn ngữ này từ trong thế kỷ thứ III trước CN đã được minh chứng bằng vô số chữ khắc trên đá và trên trụ của vua A Dục. Trong thế kỷ thứ III trước CN loại thổ ngữ này đã được đưa vào Tích Lan và trở thành nền tảng của chữ Singhalese, ngôn ngữ hiện nay của hòn đảo này. Chính là do ảnh hưởng của Phật giáo mà từ thời vua A Dục trở về sau, các sắc lệnh và tư liệu nhà nước còn lưu giữ dưới dạng chữ khắc suốt nhiều thế kỷ đã được viết chỉ bằng thổ ngữ của Trung Ấn (tiếng Prãkrit). Phạn ngữ không được sử dụng trong văn khố quốc gia trong các thế kỷ này, dù rằng việc đưa các câu thơ tiếng Phạn vào trong các dòng chữ khắc Prãkrit chứng tỏ rằng tiếng Phạn đã hiện diện trong thời kì này và đã cho thấy tính liên tục của nó đối với các mục đích văn học. Thực ra cả Phật giáo và Kỳ na giáo trước đây đều hoàn toàn không biết đến Phạn ngữ, họ chỉ dùng thổ ngữ bình dân trong mọi mục đích.

Nhưng rồi qua thời gian các tín đồ Phật giáo và Kỳ Na giáo đều đã cố gắng để có được một kiến thức về Phạn ngữ. Điều này dẫn đến sự hình thành thứ đặc ngữ mà dù chủ yếu là tiếng Prãkrit nhưng được làm cho giống với ngôn ngữ ngày xưa bằng cách tiếp nhận những đoạn cuối của chữ Phạn và có thêm những sửa đổi khác. Do đó thật là sai lầm khi cho rằng thứ thổ ngữ cầu kì này là một hình thức trung gian giữa tiếng Phạn và tiếng Pali. Kiểu ngôn ngữ lạ lùng này được thấy rõ nhất trong các đoạn thơ có tên là gãthã hay bài hát (kệ), xuất hiện trong các kinh sách của Phật giáo Bắc tông, đặc biệt là trong Lalitavistara (Phổ diệu kinh) trình bày chi tiết về cuộc đời Đức Phật. Vì thế thứ chữ này trước đây được gọi là thổ ngữ Gãthã. Tuy nhiên thuật ngữ này không phải là chính xác, vì các cuốn sách văn xuôi của Phật giáo cũng được viết bằng thứ ngôn ngữ hỗn hợp này.

Bằng chứng của những bản chữ khắc rất bổ ích để cho thấy sự xâm lấn dần dần của Phạn ngữ vào trong thổ ngữ bình dân đang được sử dụng bởi hai tôn giáo không phải là Bà la môn kia. Trong các bản chữ khắc của Kỳ Na giáo ở Mathurã (nay là Muttra), một thứ tiếng Prãkrit gần như thuần túy đã chiếm ưu thế cho đến tận thế kỷ thứ I sau CN. Sau đó thì Phạn ngữ được sử dụng ngày càng nhiều hơn, cho đến cuối cùng người ta viết bằng chữ Phạn thôi. Tương tự, trong các bản chữ khắc của Phật giáo chữ Prãkrit thuần túy đã bị chiếm chỗ bởi một thổ ngữ hỗn hợp, rồi thổ ngữ hỗn hợp này lại phải nhường chỗ cho Phạn ngữ. Thế nên trong các bản chữ khắc ở Nasik, miền Tây Ấn, thổ ngữ hỗn hợp được sử dụng kéo dài cho đến thế kỷ thứ III, trong khi tiếng Phạn bắt đầu trước tiên trong thế kỷ thứ II sau CN. Từ thế kỷ thứ VI trở về sau, tiếng Phạn giữ sự độc tôn (ngoại trừ trong Kỳ na giáo) trong các bản chữ khắc, dù rằng cũng thường thấy chữ Prãkrit trong các bản này. Thậm chí trong văn hệ của Phật giáo thổ ngữ hỗn hợp cũng bị chữ Phạn thay thế dần dần. Vì thế phần lớn các kinh sách của Phật giáo Bắc tông đã được truyền lại cho chúng ta bằng tiếng Phạn, tuy nhiên ngữ vựng của thứ tiếng này đã khác xa rất nhiều với ngữ vựng trong kinh sách Bà la môn, cũng như khác với văn học cổ điển, vì đầy dẫy những từ Prãkrit. Chính nhà hành hương Trung Hoa là Huyền Trang đã chính thức xác nhận là trong thế kỷ thứ VII những người Phật giáo đã dùng tiếng Phạn ngay cả trong các cuộc thảo luận về thần học. Đạo Kỳ na rốt cuộc cũng làm như thế, nhưng không hoàn toàn bỏ hẳn tiếng Prãkrit. Thế nên vào thời bị Hồi giáo xâm chiếm thì tiếng Phạn gần như là thứ ngôn ngữ viết duy nhất tại Ấn Độ. Nhưng trong khi Phạn ngữ lấy lại địa vị tối thượng trước đây của mình thì tiếng Prãkrit đã tạo ra một ảnh hưởng lâu dài trên ngôn ngữ này ở hai khía cạnh. Nó cung cấp cho từ vựng Phạn ngữ một số từ mới và đã biến đổi thứ trọng âm du dương xưa của Phạn ngữ vẫn còn thịnh hành sau thời Pãnini thành một trọng âm nhấn mạnh.

Vào thời kì xưa nhất của tiếng Prãkrit, thời kì chữ khắc bằng tiếng Pãli của A Dục vương và thời văn học ban đầu của Phật giáo cùng Kỳ Na giáo, người ta có thể phân biệt ra hai loại thổ ngữ, thổ ngữ miền Tây và thổ ngữ miền Đông. Trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu công nguyên cho đến khoảng năm 1000 sau CN, tiếng Pãkrit của thời trung cổ vẫn còn mang tính tổng hợp, đã được phân chia thành bốn nhóm thổ ngữ chính. Ở phía Tây chúng ta có thổ ngữ Apabhramsa (“suy đồi”) trong vùng lưu vực sông Indus và thổ ngữ Saurasenĩ trong vùng Doab mà trung tâm là Mathurã. Thổ ngữ sau này lại được chia ra thành các nhóm nhỏ Gaurjarĩ (Gujarãtĩ), Avantĩ (Tây Rãjputãni) và MahãrãSbĩ (Đông Rãjputãnĩ). Tiếng Prãkrit ở miền Đông giờ đây có tên gọi là Ma Kiệt Đà (Mãgadhĩ), thổ ngữ của Magadha, nay là Bihar, và Ardha-Mãgadhĩ (một nửa Mãgadhĩ) mà trung tâm là Benares. Những loại tiếng Prãkrit thời trung cổ này có sự liên hệ quan trọng đối với văn học Phạn ngữ, vì chúng là những tiếng bản địa được giới ít học sử dụng trong tuồng tích tiếng Phạn.

Các thổ ngữ này là cội nguồn của tất cả các ngôn ngữ Aryan của Ấn Độ ngày nay. Từ tiếng Apabhramsa đã sinh ra tiếng Sindhĩ, Panjãbĩ miền Tây và Kasmĩrĩ; từ Saurasenĩ sinh ra tiếng Panjãbĩ miền đông và tiếng Hindĩ (tiếng Avantĩ xưa) cũng như tiếng Gujarãtĩ, trong khi từ hai dạng tiếng Mãgadhĩ đã sinh ra một bên là tiếng Marãthĩ và một bên là tiếng nhiều thứ thổ ngữ của Bengal. Những thứ thổ ngữ ngày này này, bắt đầu phát triển từ năm 1000 sau CN, không còn là những thứ tiếng biến hóa ở vĩ ngữ nữa, mà mang tính phân tích giống như tiếng Anh, tạo nên một sự song hành kỳ thú trong khi phát triển từ tiếng Phạn cổ thành những thổ ngữ La Mã xuất phát từ tiếng La tinh. Chúng tạo ra những nền văn học của riêng mình, hoàn toàn dựa trên nền văn học của Phạn ngữ. Các ngôn ngữ không phải Aryan ở vùng Deccan, nhóm ngôn ngữ Dravidian bao gồm các thứ tiếng Telegu, Malayãlam và Tamil, thực ra không phải bị các ngôn ngữ Aryan hất cẳng mà chúng chứa đầy những chữ mượn từ tiếng Phạn, còn nền văn học thì rập theo khuôn mẫu của Phạn ngữ.

  






tải về 135.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương