Vấn đề "sức khỏe" vị thành niên, thanh niên (vtn/TN) đang trở thành sự quan tâm chung tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới



tải về 74.51 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích74.51 Kb.
#10935

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH



Số: 1745/KH-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Quảng Bình, ngày 25 tháng 08 năm 2011



KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020




ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề “sức khỏe” vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) đang trở thành sự quan tâm chung tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.

VTN/TN là lứa tuổi từ 10 - 24 tuổi chiếm gần 30,03 % dân số của cả tỉnh. Đây là một lực lượng đông đảo đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà cũng như sự phát triển giống nòi trong tương lai.

Từ tuổi ấu thơ đến người trưởng thành, VTN/TN phải trải qua giai đoạn cực kỳ quan trọng đó là thời kỳ chuyển tiếp phát triển của con người mà trước đây ít được quan tâm. VTN/TN thường gắng sức để phát triển và củng cố các giá trị cho mình, họ trở nên độc lập hơn và đương đầu với những thay đổi thể chất, tình cảm, xã hội, trong sự phấn đấu nhằm khẳng định bản thân cũng như trong cuộc hành trình qua năm tháng giao thời để trưởng thành. Nhóm tuổi trẻ thường khám phá và thử nghiệm, tuy phần lớn trong số họ vượt qua tốt song một số ít đã có nguy cơ có hại để lại hậu quả nặng nề cho bản thân cũng như gia đình và xã hội.

Mặc dù ở lứa tuổi VTN/TN không còn đương đầu với những căn bệnh trẻ em, nhưng lại phải đương đầu với những nguy cơ mới liên quan đến tình trạng sinh lý, tâm lý, xã hội. Những thay đổi thể chất ở tuổi dậy thì là sự hình thành giới tính ở nam và nữ có thể gây nên nhiều xúc động, tình cảm, đây là giai đoạn đầy nghịch lý và mâu thuẫn rất cần có sự hỗ trợ gia đình và cộng đồng.

Hiện nay các hoạt động truyền thông, giáo dục về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) cho đối tượng VTN/TN cßn h¹n chÕ, hệ thống cung cấp dịch vụ tư vấn về chăm sóc SKSS/SKTD, kỹ năng sống, kỹ năng từ chối, kỹ năng giải quyết các vấn đề cho các em hầu như chưa có. Do vậy nhu cầu cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ liên quan về chăm sóc SKSS/SKTD cho đối tượng VTN/TN đã và đang trở thành một nhu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay.

Triển khai Quyết định số 2010/QĐ-BYT ngày 07/6/2006 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng “Kế hoạch hành động về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020” với các nội dung chủ yếu sau:


PHẦN I:
THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ VỊ THÀNH NIÊN
VÀ THANH NIÊN QUẢNG BÌNH

Qu¶ng B×nh lµ mét tØnh ë B¾c miÒn Trung, víi diÖn tÝch tù nhiªn 803.760 ha, khÝ hËu kh¾c nghiÖt, ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn kinh tÕ cßn khã kh¨n do ®Þa h×nh phøc t¹p, thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ng­êi cßn thÊp. D©n sè trung b×nh 869.938 ng­êi, gåm cã 06 huyÖn vµ 01 thµnh phè víi 159 x· ph­êng, thÞ trÊn. Tổng số VTN/TN là 261.272 em chiếm 30,03 % dân số của cả tỉnh.

1. Vấn đề giáo dục và lao động

Theo số liệu Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình tỷ lệ trẻ em bỏ học năm 2010 bậc tiểu học 10 em chiếm tỷ lệ 0,02%, bậc trung học cơ sở 169 em chiếm tỷ lệ 0,36%, bậc phổ thông trung học 292 em chiếm tỷ lệ 0,68 %.

Toàn tỉnh có 811 trẻ em mồ côi, hầu hết các em sống chung với người thân vì vậy việc trang bị kiến thức kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế (nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

2. Vấn đề sinh đẻ, nạo phá thai và các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục sớm là điều nổi cộm, qua phỏng vấn 78 trường hợp VTN/TN đến nạo hút thai tại Trung Tâm Chăm sóc SKSS tỉnh thì có tới 42% em trả lời là có quan hệ tình dục lần đầu ở độ tuổi 15 - 19, và 97% em trả lời là vẫn thường xuyên quan hệ tình dục.

Tỷ lệ hút thai ở tuổi VTN/TN có chiều hướng gia tăng từ 13,1% năm 2009 lên 16,2% năm 2010 trong tổng số đến hút thai tại Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh.

Số VTN/TN đến nhận các dịch vụ tư vấn, nạo hút thai và khám điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản gia tăng năm 2009 là 327 lượt và năm 2010 là 482 lượt (theo số liệu tại phòng dịch vụ thân thiện VTN/TN Trung tâm Chăm sóc SKSS). Điều đó chứng tỏ nhu cầu được cung cấp thông tin cũng như chăm sóc SKSS của VTN/TN gia tăng, đồng hành với sự xuất hiện các nguy cơ bệnh tật mà các em phải đương đầu ở giai đoạn này.

Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản ở VTN/TN có xu hướng tăng dần: 43,5% năm 2009 và đến 2010 là 51,7% (số liệu Trung Tâm Chăm sóc SKSS).

Số trẻ bị nhiễm HIV là 31 em chiếm tỷ lệ 18,56% số ca mắc trên toàn tỉnh (theo số liệu báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh năm 2010).



3. Vấn đề bạo hành tình dục và vi phạm pháp luật ở VTN/TN

Năm 2010 toàn tỉnh có 118 em vi phạm pháp luật, 4 em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị tai nạn thương tích là 215 em (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).



4. Kiến thức VTN/TN về sức khỏe sinh sản

Qua điều tra đánh giá nhu cầu tìm hiểu kiến thức SKSS VTN/TN năm 2011 nhóm cộng sự đã phỏng vấn 304 em có 300 em rất cần các thông tin về SKSS cũng như các kỹ năng sống cần thiết ở tuổi VTN/TN.



5. Hệ thống cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản

Các dịch vụ chăm sóc SKSS chủ yếu phục vụ các cặp vợ chồng đã có gia đình mà chưa quan tâm nhiều đến lứa tuổi VTN/TN.

Kiến thức kỹ năng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho VTN/TN của cán bộ y tế chưa được cập nhật kịp thời.

Kinh phí cho các hoạt động truyền thông, cung cấp dịch vụ SKSS VTN/TN chưa có.



PHẦN II:

MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SKSS VTN/TN QUẢNG BÌNH

GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

1. Mục tiêu chung

Duy trì, cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của nhóm tuổi VTN/TN. Nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, khả năng tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng cho VTN/TN đặc biệt các dịch vụ liên quan đến SKSS/SKTD. Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần. Hạn chế gia tăng, tiến tới giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS, tai nạn thương tích, lạm dụng chất gây nghiện, bạo lực học đường ở tuổi VTN/TN.



2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

2.1. Mục tiêu cụ thể 1: Nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, hành vi tich cực của VTN/TN trong việc tự bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân.

Chỉ tiêu:

+ 70% VTN/TN được cung cấp các thông tin cơ bản về thời điểm dễ có thai và các biện pháp tránh thai.

+ 70% VTN/TN ở thành phố, 50% VTN/TN ở nông thôn, miền núi được cung cấp các thông tin về sự thay đổi tâm sinh lý và cách giữ gìn vệ sinh phòng tránh các nhiễm khuẩn đường sinh sản.

+ 70% VTN/TN ở thành phố, 50% VTN/TN ở nông thôn, miền núi hiểu biết đúng và đầy đủ phương thức lây truyền HIV/AIDS và biết cách phòng tránh.

+ 70% VTN/TN ở thành phố, 50% VTN/TN ở nông thôn, miền núi được cung cấp thông tin về một số hành vi có nguy cơ cho sức khỏe (lạm dụng và sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu, bia, thuốc lá...).

+ 70% VTN/TN hiểu biết các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và cách phòng tránh.

+ 70% VTN/TN được cung cấp địa chỉ dịch vụ và tư vấn chuyên môn y tế về chăm sóc SKSS, tâm lý và tình cảm.

2.2. Mục tiêu cụ thể 2: Xây dựng chính sách và hướng dẫn hỗ trợ, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN.

Chỉ tiêu:

100% các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS được cập nhật các chính sách và hướng dẫn hiện hành về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN.



2.3. Mục tiêu cụ thể 3: Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của vị thành niên và thanh niên theo hướng đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác này.

Chỉ tiêu:

+ 80% cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể đưa công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe VTN/TN vào nghị quyết kế hoạch hàng năm của đơn vị.

+ 70% cha mẹ VTN/TN ở thành thị, 50% cha mẹ VTN/TN ở nông thôn, miền núi, 80% thầy cô giáo bậc trung học được cung cấp thông tin và hỗ trợ cải thiện việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN.

2.4. Mục tiêu cụ thể 4: Cải thiện, tiếp cận dịch vụ thích hợp và đặc hiệu cho nhu cầu của VTN/TN để đảm bảo công bằng trong chăm sóc SKSS.

Chỉ tiêu:

+ 100% cơ sở chăm sóc SKSS thực hiện thông tin, giáo dục và tư vấn về sức khỏe cho VTN/TN.

+ 100% cán bộ thực hiện cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS tỉnh, huyện được đào tạo về “cung cấp dịch vụ thân thiện cho VTN/TN”.

+ 100% điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS có tài liệu truyền thông về chăm sóc SKSS thân thiện với VTN/TN.



2.5. Mục tiêu cụ thể 5: Hỗ trợ cho nhóm VTN/TN có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

Chỉ tiêu:

+ 60% VTN/TN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thông tin giáo dục truyền thông về chăm sóc SKSS VTN/TN.

+ 60% VTN/TN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thông tin giáo dục truyền thông về tác hại của lạm dụng chất gây nghiện như (thuốc lá, ma túy, rượu bia...).

+ 60% VTN/TN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được giáo dục kỹ năng sống.

+ 70% VTN/TN được cung cấp địa chỉ dịch vụ và tư vấn chuyên môn y tế về chăm sóc SKSS, tâm lý, tình cảm.

3. Giải pháp thực hiện

3.1. Giải pháp thông tin giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm tạo sự quan tâm, chú ý đến vấn đề bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN của cộng đồng nói chung và VTN/TN nói riêng.

- Sự đa dạng hóa các kênh truyền thông và phương pháp truyền thông, đặc biệt lưu ý đến tính hấp dẫn và phù hợp với tuổi trẻ. Tôn trọng các thói quen văn hóa của từng vùng, miền.

- Nội dung truyền thông bao gồm chăm sóc SKSS VTN/TN, phòng, chống HIV/AIDS, phòng ngừa tai nạn thương tích, ngăn chặn sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích và tác hại của văn hóa đồi trụy.

- Truyền thông trong trường học với nhiều hình thức như sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, thi tìm hiểu từng chủ đề cụ thể, nhóm bạn giúp bạn, góc tư vấn sức khỏe, tủ sách tài liệu truyền thông...v.v.

- Truyền thông tại cộng đồng thông qua các hoạt động đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội khuyến học...) để cung cấp thông tin của chương trình đến các hội viên đặc biệt các bậc cha mẹ VTN/TN.

- Ưu tiên phương tiện truyền thông đại chúng và tư vấn trực tiếp từ những cán bộ y tế, đặc biệt cán bộ y tế của chương trình.

- Cung cấp số điện thoai đường dây nóng cho các em tiện liên hệ khi cần thiết.

- Đào tạo cán bộ truyền thông viên cho các tổ chức đoàn, đội để từ đó nhân rộng mô hình.

3.2. Giải pháp xã hội hóa, tạo môi trường hỗ trợ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự ủng hộ của cộng đồng, xã hội và đoàn thể trong triển khai thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền nhằm xác định nhận thức công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN là việc làm tất yếu, khách quan, tránh thái độ kỳ thị, mặc cảm đối với VTN/TN có nhu cầu thông tin về SKSS sức khỏe tình dục.

- Cung cấp thông tin cho các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, cấp ủy, chính quyền các địa phương để xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế với các đơn vị, địa phương tham gia giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN /TN trong toàn tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi để VTN/TN tiếp cận các mô hình dịch vụ thân thiện chăm sóc SKSS VTN/TN, mô hình tư vấn ngay tại nơi sống, làm việc và học tập hằng ngày của VTN/TN.

- Nâng cao yếu tố bảo vệ và giảm yếu tố nguy cơ bằng việc xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư nhất là gia đình có con trong độ tuổi từ 10 đến 24. Cam kết giáo dục con không nghiện chích ma túy, hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng văn hóa đồi trụy, không cờ bạc, mại dâm bằng chính tấm gương của bố mẹ, thầy cô.

- Nâng cao trách nhiệm, vị trí của gia đình, nhà trường và cộng đồng tích cực, chủ động tham gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, giới thiệu địa chỉ cho các em khi cần.

- Khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập, các tổ chức xã hội trên địa bàn tham gia cung cấp dịch vụ và truyền thông giáo dục sức khỏe cho VTN/TN.

- Tiếp nhận sự ủng hộ và hợp tác của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, giúp tỉnh có được kinh nghiệm trong tổ chức, triển khai cũng như có thêm nguồn kinh phí hoạt động.



3.3. Giải pháp kỹ thuật

- Đào tạo đội ngũ cung cấp dịch vụ thân thiện VTN/TN lồng ghép trong cung cấp dịch vụ SKSS để ngày càng đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKSS - VTN/TN.

- Triển khai xây dựng mô hình điểm “dịch vụ thân thiện” cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức SKSS tuyến tỉnh, huyện sau đó nhân rộng đến tuyến xã.

- Triển khai “dịch vụ thân thiện” kết hợp với cung cấp dịch vụ phi lâm sàng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS.

- Trang bị đủ các thiết bị phù hợp với nhu cầu chăm sóc SKSS - VTN/TN.

3.4. Giải pháp tài chính

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, các bộ, ngành, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, huy động sự tham gia của cộng đồng cùng thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN.

- Lồng ghép các chương trình dự án đã và đang hoạt động tại địa phương về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN.



PHẦN III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tiến độ thực hiện

1.1. Giai đoạn năm 2011- 2015

Mục tiêu chính của giai đoạn này là tập trung vào việc xây dựng và nâng cao năng lực thực hiện chương trình, tiến hành các hoạt động tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng và xã hội đối với chương trình, tiến hành đúc rút kinh nghiệm để thực hiện giai đoạn tiếp theo, giai đoạn mở rộng của kế hoạch hoạt động. Cụ thể một số nội dung sau:

- Phổ biến, triển khai kế hoạch hành động về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ VTN/TN cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp.

- Triển khai hoạt động truyền thông vận động nhằm nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng và toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch hành động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên.

- Xây dựng mô hình điểm cơ sở cung cấp “Dịch vụ thân thiện”, “Dịch vụ tư vấn thân thiện” cho vị thành niên và thanh niên tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quảng Ninh, thành phố Đồng Hới và một số địa phương có điều kiện.

- Nâng cao năng lực kỹ thuật và kỹ năng tư vấn cho các cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuyến tỉnh, huyện, xã về chăm sóc sức khoẻ vị thành niên và thanh niên.

- Xây dựng kế hoạch kinh phí cụ thể đảm bảo cho mọi hoạt động.

Sau năm 2015 tỉnh sẽ tổ chức xem xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, từ đó đưa ra các định hướng can thiệp cụ thể hoặc cần ưu tiên cho giai đoạn 2015 - 2020.



1.2. Định hướng hoạt động giai đoạn 2015 - 2020

Dựa trên kết quả đánh giá các mục tiêu hoạt động giai đoạn 2011 - 2015 để xây dựng các mục tiêu hoạt động cụ thể cho giai đoạn 2015 - 2020.

Tiếp tục hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ có hại cho sức khoẻ vị thành niên và thanh niên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao sức khoẻ, phát huy tiềm năng của lứa tuổi vị thành niên và thanh niên nhằm cống hiến cho đất nước, cho xã hội và mang lại hạnh phúc cho bản thân.

Các can thiệp trong giai đoạn này tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, truyền thông thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ.

+ Triển khai rộng mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện toàn diện (cung cấp thông tin, tư vấn, dịch vụ lâm sàng) ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

+ Nâng cao kỹ năng giám sát, đánh giá của tuyến tỉnh, huyện để hỗ trợ cho việc bổ sung, cập nhật các chính sách cũng như điều chỉnh các can thiệp.

Tăng cường xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành viên và thanh niên.



2. Cơ quan thực hiện

2.1. Sở Y tế

Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo các cấp để tập trung chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ngành Y tế là cơ quan thường trực, có trách nhiệm điều phối và phối hợp triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành viên và thanh niên giữa các ngành, đơn vị trên địa bàn.

Thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật gồm các bác sỹ sản khoa, nhi khoa, y tế cộng đồng, truyền thông, các cán bộ khoa học xã hội, tâm lý và các chuyên gia của các sở, ban, ngành, đoàn thể có kinh nghiệm về vị thành viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Ngành Y tế chủ động phối kết hợp và lồng ghép các hoạt động, chương trình, dự án có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành viên và thanh niên như: Chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, làm mẹ an toàn, Dân số - KHHGĐ, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho những vùng khó khăn, đông dân, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích... kể cả các chương trình tuyên truyền vận động, giáo dục sức khoẻ vị thành viên và thanh niên do các ngành và đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện. Triển khai điểm cung cấp dịch vụ thân thiện cho VTN & TN tại các cơ sở chăm sóc SKSS.

Thu thập, xử lý và lưu trữ, phổ biến các thông tin về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành viên và thanh niên trên phạm vi toàn tỉnh.

Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh là đơn vị đầu mối có trách nhiệm điều phối và triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng quý, năm báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Y tế, UBND tỉnh và Bộ Y tế.



2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí trong kế hoạch hàng năm đảm bảo cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Giám sát và kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí phục vụ hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành viên và thanh niên đúng mục tiêu, kế hoạch được phê duyệt.

2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Y tế và các Sở ban, ngành, đoàn thể thực hiện chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên và thanh niên trong nhà trường.

Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng giảng dạy và truyền đạt các nội dung về giáo dục giới tính, tình dục và sức khoẻ vị thành niên và thanh niên.

Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên cho học sinh trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học trong tỉnh.

Đưa nội dung chăm sóc sức khoẻ VTN/TN vào trong chương trình đào tạo của các Trung tâm giáo dục cộng đồng.

2.4. Sở Thông tin & Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình

Phối hợp với Sở Y tế xây dựng các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền hỗ trợ nhóm VTN/TN và cha mẹ VTN/TN.



2.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Y tế lồng ghép các nội dung hoạt động chăm sóc sức khỏe VTN/TN.

Chỉ đạo thực hiện mục tiêu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc nguy hiểm.

2.6. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

- Phối hợp với Sở Y tế lồng ghép các chương trình giáo dục sức khỏe VTN/TN cho chị em phụ nữ trong các buổi sinh hoạt hàng quý, nhằm tạo cơ hội cho chị em có kiến thức giáo dục VTN/TN.



2.7. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Phối hợp với Sở Y tế tổ chức các loại hình sinh hoạt văn hóa lành mạnh, hướng dẫn thanh niên, tạo môi trường thuận lợi, tuyên truyền vận động và phát huy VTN/TN tham gia các hoạt động phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, ma túy và lạm dụng chất gây nghiện trong VTN/TN.

Phối hợp với Sở Y tế tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa về giáo dục kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng từ chối cho VTN/TN.

2.8. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức xã hội liên quan

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Sở Y tế đưa nội dung bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ vị thành niên và thanh niên vào kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội, đoàn thể mình; tổ chức triển khai đến các cấp Hội cơ sở và hội viên.



2.9. UBND huyện, thành phố

Có trách nhiệm cụ thể hóa và triển khai nội dung, kế hoạch tại địa phương. Xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN của huyện, thành phố, đồng thời bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện kế hoạch hoạt động của địa phương mình.

Chỉ đạo xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe VTN/TN.

Tăng cường đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của kế hoạch.

Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh căn cứ kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch của địa phương, đơn vị và phối hợp tổ chức thực hiện. Định kỳ 6 tháng, một năm có báo cáo về Sở Y tế - Cơ quan Thường trực chương trình để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.

Nơi nhận:

- Bộ Y tế;

- TT Tỉnh uỷ;

- TT. HĐND tỉnh;

- UBMTTQVN tỉnh;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;

- UBND các huyện, TP;

- LĐ VPUBND tỉnh;

- Lưu: VT, VX.





TM . UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)



Trần Tiến Dũng







Каталог: vbpq -> vbpq qb.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 49/2003/QĐ-ub đồng Hới, ngày 16 tháng 09 năm 2003
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh quang bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1021/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1051 /QĐ-ub
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh v/v quy định điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 74.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương