VIẾt thư quốc tế (upu) LẦn thứ 41 MỞ ĐẦu lời giới thiệU



tải về 162.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích162.02 Kb.
#29504


VIẾT THƯ QUỐC TẾ (UPU) LẦN THỨ 41


MỞ ĐẦU

LỜI GIỚI THIỆU

Cuộc thi Viết thư Quốc tế hằng năm dành cho trẻ em tất cả các quốc gia trên thế giới ở độ tuổi từ 15 tuổi trở xuống do Liên minh Bưu chính thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức. Mục đích cuộc thi nhằm góp phần phát triển tư duy sáng tạo và khả năng viết văn của các em thiếu nhi; tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các Quốc gia, các dân tộc trong thế hệ trẻ, đồng thời giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 41 tại Việt Nam kỳ này, năm học 2011-2012 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong;  Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Olympic Việt Nam. Ngày 7/10/2011, Bộ TT&TT đã chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm 137 năm ngày thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (9/10/1874 - 9/10/2011) đồng thời chính thức phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 năm 2012 (UPU 41) tại trường THCS Đoàn Kết, Hà Nội.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc Sở TT&TT phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh Đoàn; Bưu Điện tỉnh cùng sự tham gia của các cơ quan báo chí: Báo Vĩnh Phúc; Đài Phát thanh-Truyền hình; Cổng Thông tin-Giao tiếp điện tử Vĩnh Phúc (vinhphuc.gov.vn) triển khai tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 của Việt Nam..

Để giúp các em có thêm thông tin và tư liệu tham khảo cần thiết cho việc tham dự cuộc thi viết thư quốc tế kỳ này, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ngành biên soạn tài liệu: “Tìm hiểu về cuộc thi viết thư quốc tế (UPU) lần thứ 41”.

Tài liệu được sắp xếp thành các phần như sau:

- Tìm hiểu về lịch sử Olympic

- Các năm Việt Nam tham dự Olympic

- Giới thiệu chung IOC

- Một số kiến thức để làm tốt bài thi tham dự cuộc viết thư quốc tế UPU lần thứ 41.

- Chủ đề và thể lệ cuộc thi viết thư quốc tế (UPU) lần thứ 41.

- Một số vận động viên nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới qua các kỳ thế vận hội.

- Danh sách các cá nhân, tập thể được trao giải thưởng, bằng khen cuộc thi viết thư UPU 40.

- Huỳnh Minh Hiếu và Bức thư đoạt giải nhất quốc tế kỳ thi UPU lần thứ 40.

Đây là tài liệu có tính chất tham khảo để giúp các em có bài dự thi tốt. Sách được phát hành rộng rãi tới các nhà trường thuộc đối tượng dự thi cùng hệ thống các cơ sở Đoàn, Đội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích đối với các em trong việc tham dự cuộc thi viết thư quốc tế (UPU) lần thứ 40 kỳ này.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

LỊCH SỬ OLYMPIC

Phong trào Olympic - kỷ nguyên hiện đại đã ra đời từ năm 1894 trong Thiên niên kỷ mới toàn thế giới sẽ có rất nhiều hoạt động thể thao để hưởng ứng phong trào Olympic Olymic quốc tế.

Phong trào Olympic là phong trào thể thao từ thủa ban đầu đã mang tính chất quốc tế, nó có sức thu hút rất lớn. Ngày nay có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên bao trùm khắp hành tinh của chúng ta. Nó luôn luôn hướng theo mục tiêu: "thể thao cho mọi người" và định kỳ hội tụ 4 năm 1 lần Vận động viên các nước ở Đại hội liên hoan thể thao toàn thế giới - Thế vận hội Olympic. Nó còn khuyến khích và bảo trợ đại hội thể thao các Châu lục và khu vực. Tại đây tài năng của tuổi trẻ được phô diễn thi đấu dưới khẩu hiệu: "Nhanh hơn, Cao hơn và Mạnh hơn!", các kỷ lục của thế giới luôn bị bứt phá, lời ca hoà bình lại vang lên. Năm 2004 này sẽ diễn ra Thế vận hội Mùa Hè lần thứ XXVIII tại Athens (Hy Lạp) và năm 2006 sắp tới sẽ diễn ra Thế vận hội Mùa Đông lần thứ XX tại Torino (Italia). Giữa các Chu kỳ Olympic thế giới, liên tục lại có các Đai hội thể thao châu lục và khu vực, cũng như nhiều giải vô địch thế giới của các môn thể thao diễn ra đầy hấp dẫn và sôi nổi dưới sự bảo trợ của Uỷ ban Olympic Quốc tế. Lịch sử các Thế vận hội, các cuộc gặp gỡ thể thao quốc tế khác là lịch sử của phong trào thể thao Olympic.

Từ nhiều thập kỷ qua, Phong trào Olympic đã được toàn thế giới biết đến và tích cực tham gia. Nó là một tổ chức rất rộng rãi với mục đích tiến bộ, lành mạnh, nhưng cũng là một tổ chức rất chặt chẽ. Nó có cả một hệ thống luật lệ được đề ra để bảo vệ tính tích cực của mình và luôn luôn được bổ sung để dẫn dắt Phong trào thể thao Olympic đi đúng quỹ đạo và được xác định. Hơn 60 Liên đoàn thể thao quốc tế quy tụ trong đại gia đình Olympic dưới sự chỉ đạo sát sao của Uỷ ban Olympic Quốc tế. Hiến chương Olympic là luật cơ bản nhất chi phối các điều luật của Uỷ ban Olympic Quốc tế và các Uỷ ban Olympic Quốc gia. Mùa hè 2000 vừa qua, Uỷ ban Olympic Quốc tế đã thông qua Hiến chương Olympic sửa đổi, đây là văn bản mới nhất xây dựng trên cơ sở tổng kết của phong trào Olympic hiện đại hơn 100 năm nay.

Hiến chương Olympic xác định nguyên tắc cơ bản, mục tiêu của phong trào này; vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban Olypic Quốc tế, của các liên đoàn thể thao Quốc tế, của các Uỷ ban Olympic Quốc gia, các thủ tục và nguyên tắc tiến hành Thế vận hội. Hiến chương Olympic là mẫu hình chuẩn xác nhất về luật lệ thể thao, nó có giá trị pháp lý quốc tế rất cao, chẳng những được các liên đoàn thể thao quốc tế, các Uỷ ban 1Olympic Quốc gia nghiêm túc chấp nhận mà còn được tất cả các chính phủ các nước trên toàn thế giới ủng hộ thực hiện.

Từ hơn 20 năm qua, thể thao Việt Nam đã chính thức đứng trong đội ngũ hùng mạnh của phong trào Olympic quốc tế . Chúng ta đang hội nhập và tranh thủ được tiềm lực to lớn của phong trào Olympic có lợi cho thể thao Việt Nam. Phải thấy rằng chúng ta đang tích cực chuẩn bị đăng cai tổ chức Sea Games lần thứ 22 tại Việt Nam, đang hoạt động trong Phong trào Olympic quốc tế, hơn thế nữa chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ phong trào Olympic - tức là trở về với hệ thống luật lệ Olympic quốc tế. Chúng ta cần biết những việc phải làm và những việc nên tránh. Chúng ta đã bước vào cuộc nhưng lại chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc nghiên cứu nắm vững, cũng như tuyên truyền rộng rãi để vận dụng có hiệu quả những điều cần thiết trong hiến chương Olympic và các luật lệ của các liên đoàn thể thao quốc tế. Do vậy, lúc này việc nghiên cứu nói trên có ý nghĩa rất quan trọng.


Các năm Việt Nam tham dự Olympic

 

- Việt Nam lần đầu tiên tham gia Đại hội Olympic vào năm 1980, tại Mosscow (Liên bang Nga) với 35 VĐV, thi đấu ở các môn: Bơi lội, Vật tự do, Điền kinh, Bắn súng nhưng chưa giành được huy chương.

- Năm 1984 Đại hội Olympic được tổ chức tại Los Angeles (Mỹ) nhưng Việt Nam không tham dự.

- Năm 1988, ĐH Olympic được tổ chức ở Seoul (Hàn Quốc). Việt Nam cử 10 VĐV đi thi đấu ở các môn: Điền kinh, Quyền Anh, Bơi lội, Vật, Bắn súng, Xe đạp nhưng chưa giành được huy chương.

- Năm 1992, ĐH Olympic được tổ chức ở Barcelona (Tây Ban Nha). Việt Nam có 7 VĐV tham gia ở các môn:  Điền kinh, Quyền Anh, Bơi lội, Vật, Bắn súng, Xe đạp nhưng vẫn chưa giành được huy chương.

- Năm 1996, ĐH Olympic được tổ chức ở Atlanta (Mỹ). Việt Nam chỉ có 6 VĐV tham gia ở các môn: Điền kinh, Bơi, Bắn súng và Judo nhưng chưa giành được huy chương.

- Năm 2000, ĐH Olympic được tổ chức ở Sydney (Australia). Việt Nam có 7 VĐV tham dự ở các môn: Điền kinh, Bơi lội, Bắn súng, Taekwondo. VĐV Trần Hiếu Ngân giành được HCB ở môn Taekwondo hạng 57 kg nữ. Đây là tấm huy chương đầu tiên của thể thao Việt Nam trên đấu trường Olympic. Kết quả, Việt Nam xếp hạng 64/199 nước tham dự.

 - Năm 2004, ĐH Olympic được tổ chức tại Athens (Hy Lạp). Việt Nam có 11 VĐV tham gia ở các môn: Điền kinh, Bơi, Bóng bàn, Bắn súng, Canoeing, Taekwondo, Cử tạ nhưng không giành được huy chương.

- Năm 2008, ĐH Olympic được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Việt Nam cử 13 VĐV đi thi đấu ở các môn: Điền kinh, Bơi, Bóng bàn, Bắn súng, Taekwondo, Cử tạ, Cầu lông, Thể dục dụng cụ. Kết quả, giành 1 HCB từ môn cử tạ của lực sỹ Hoàng Anh Tuấn ở hạng 56 kg nam. Đoàn Việt Nam xếp hạng thứ 71/204 nước tham gia.

Nhìn chung, qua những lần tham gia các Đại hội, Việt Nam chỉ cử một số ít vận động viên tham dự với mục đích chính là hội nhập và học hỏi vì trình độ còn thấp.
Giới thiệu chung IOC

Ủy ban Olympic Quốc tế (tiếng Pháp: Comité International Olympique) là một tổ chức đặt trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ. Thành lập bởi Pierre de Coubertin và Demetrios Vikelas vào ngày 23 tháng 6 năm 1894.


Ủy ban Olympic Quốc tế (tiếng Pháp: Comité International Olympique) là một tổ chức đặt trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ. Thành lập bởi Pierre de Coubertin và Demetrios Vikelas vào ngày 23 tháng 6 năm 1894. Ủy ban Olympic quốc tế hiện có 205 ủy ban thành viên cấp quốc gia.

Mục đích:

 

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thể lực và trí tuệ dựa trên cơ sở những sở thích thể thao; rèn luyện thế hệ trẻ trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau để đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp và hoà bình; làm cho mọi người hiểu biết các nguyên tắc Ôlympic; khuyến khích các vận động viên thế giới tham gia vào ngày hội lớn về thể thao được tổ chức 4 năm một lần.


Hoạt động:



IOC tổ chức các kỳ thế vận hội mùa hè và mùa đông, bốn năm một lần. Thế vận hội Mùa hè đầu tiên được tổ chức bởi IOC là thế vận hội tổ chức tại Athens, Hy Lạp năm 1896; thế vận hội Mùa đông đầu tiên được tổ chức tại Chamonix, Pháp năm 1924. Đến năm 1992 thì thế vận hội Mùa hè và Mùa đông đều diễn ra trong cùng một năm. Tuy nhiên, sau năm đó, IOC đã quyết định chuyển việc tổ chức thế vận hội Mùa đông sang các năm giữa hai kỳ thế vận hội Mùa hè, việc này nhằm giúp có thêm thời gian tổ chức sự kiện.


Một số kiến thức để làm tốt bài thi tham dự cuộc viết thư quốc tế UPU lần thứ 41.

Các môn thể thao Olympic gồm:



THỂ DỤC DỤNG CỤ





THỂ THAO DƯỚI NƯỚC




NĂM MÔN PHỐI HỢP HIỆN ĐẠI




THUYỀN BUỒM




BA MÔN PHỐI HỢP MÙA HÈ




BÓNG BÀN





TAEKWONDO




BÓNG ĐÁ




BÓNG NÉM




KHÚC CÔN CẦU SÂN CỎ




JUDO




BẮN SÚNG




QUẦN VỢT




BÓNG CHUYỀN




CỬ TẠ




ĐẤU VẬT




ĐẤU KIẾM




ĐUA NGỰA





ĐUA XE ĐẠP




ĐUA THUYỀN




QUYỀN ANH




BÓNG RỔ




CẦU LÔNG




BẮN CUNG




ĐIỀN KINH











CÁC MÔN THỂ THAO MÙA ĐÔNG













KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG




TRƯỢT XE LUY




BI ĐÁ TRÊN BĂNG




BA MÔN PHỐI HỢP MÙA ĐÔNG




TRƯỢT XE TRÊN BĂNG




TRƯỢT BĂNG




TRƯỢT TUYẾT

















THỂ LỆ

CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 41 - NĂM 2012


A. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

- Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong;  Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Olympic Việt Nam.


B. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA

Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi viết thư quốc tế dành cho trẻ em hàng năm, nhằm :

- Góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi.

- Tạo điều kiện  thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ.

- Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

C. CHỦ ĐỀ

Đề tài cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 (năm 2012) là: “Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói rằng Thế vận hội (Olympic Games) có ý nghĩa gì với mình”.

(Tiếng Anh: “Write a letter to an  athlete or sports figure you admire to explain what the Olympic Games mean to you”.

Chủ đề cuộc thi này được gắn với Thế vận hội London 2012 (London 2012 Olympic Games) được tổ chức tại London (Anh) từ ngày 27/7 đến ngày 12/8/2012.


D. THỂ LỆ

1 .Điều kiện dự thi:

Tất cả thiếu nhi, học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống (từ lớp 5 đến lớp 10, năm học 2011-2012) đều được dự thi.



2. Quy định về bài thi:

- Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi/địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (hướng dẫn mã bưu chính gửi kèm theo) và gửi qua đường Bưu điện. Ngoài ra cần ghi rõ: Dự thi UPU 41 - 2012.

- Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.

- Các bài viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp phải có bản dịch sang tiếng Việt (BGK chấm bản tiếng Việt).

- Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy, ghi đầy đủ: Họ tên, nam, nữ, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình (viết vào góc bên phải, bên trên bài dự thi). Không nhận bài photocopy và bài viết trên máy vi tính.

3. Nơi nhận bài thi:

Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội.

4. Thời gian:

Từ ngày 15-10-2011 đến 8-3-2012 (theo dấu Bưu điện).

5. Lưu ý:

- Bài thi đoạt giải bản quyền thuộc về Ban Tổ chức.

- Bài ghi không đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.

E. GIẢI THƯỞNG

1. Giải thưởng Quốc gia:

- Các thí sinh đoạt giải sẽ được công nhận Học sinh giỏi Quốc gia môn Văn tương ứng và được cộng điểm khi xét chuyển cấp.

- Các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì được T.Ư Đoàn tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”.

- Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba (kèm hai người thân: phụ huynh và nhà trường) về Hà Nội dự Lễ Tổng kết và Trao giải thưởng.



Giải cá nhân:

- 1 giải Nhất: 5.000.000đ;

- 3 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000đ;

- 5 giải Ba, mỗi giải:  2.000.000đ ;  

- 30 giải Khuyến khích, mỗi giải : 1.000.000đ

Ngoài ra, còn có các giải phụ dành cho các thí sinh lọt vào vòng chung kết:

Giải dành cho thí sinh nhỏ tuổi nhất: 1.000.000đ;  Giải dành cho thí sinh là người dân tộc:1.000.000đ ; Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: 1.000.000đ.

Giải tập thể:

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen cho các trường có học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và các đơn vị có phong trào tốt.



2. Giải thưởng Quốc tế:

Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự cuộc thi Quốc tế. Nếu đoạt giải, sẽ được tặng thưởng:

- Giải Nhất: 30 triệu đồng;  Giải Nhì: 20 triệu đồng; Giải Ba: 15 triệu đồng; Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tặng Bằng khen cho thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba Quốc tế. Ban Tổ chức sẽ đề nghị T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có hình thức khen thưởng phù hợp. UPU sẽ tổ chức trao giải Nhất Quốc tế cho thí sinh đoạt giải tại Trụ sở chính tại Bern (Thụy Sĩ).

F. BAN TỔ CHỨC

Trưởng ban:

Ông Nguyễn Thành Hưng- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.



Phó trưởng ban:

- Ông Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập Báo TNTP (Phó Trưởng ban Thường trực).

- Bà Quản Duy Ngân Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Bà Lê Thị Kim Hà, Phó Tổng Giám đốc – Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.

- Ông Dương Văn Bá, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Ông Nguyễn Văn Mạnh, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng, Phó Ban Ủy ban Olympic VN.

- Và 8 ủy viên.

G. BAN GIÁM KHẢO

Trưởng ban:

Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.



Phó Trưởng ban:

Nhà biên kịch Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập Báo TNTP.



Các ủy viên:

Nhà báo Phạm Thành Long, nhà văn Lê Phương Liên, nhà thơ Nguyễn Đức Quang, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà văn Phong Điệp, nhà báo Nguyễn Đoàn, Cô Trần Thị Kim Dung (chuyên viên phụ trách bộ môn Ngữ văn, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT).



BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

MỘT SỐ VẬN ĐỘNG VIÊN NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

QUA CÁC KỲ THẾ VẬN HÔI.

1.Trần Hiếu Ngân sinh ngày 26 tháng 06 năm 1974 tại thành phố Tuy HòaPhú Yên, là con thứ 4 trong một gia đình gồm có 8 anh chị em, với nghề nghiệp chính của gia đình là làm bánh. Phụ thân của Trần Hiếu Ngân vốn là môn đệ của võ Thiếu Lâm nên có định hướng cho con cái theo học nhằm bảo vệ sức khỏe và tự vệ. Khi phòng Thể dục thể thao của thị xã khai giảng lớp Taekwondo đầu tiên vào năm 1987, ông đã cho Hiếu Ngân tới nhập môn. Bắt đầu từ đây, con đường đến với Taekwondo của Hiếu Ngân đã rộng mở, với việc đạt nhiều thành tích tại các kỳ thi đấu trong và ngoài nước mà đỉnh cao là chiếc Huy chương Bạc tại Olympic Sydney, Australia năm 2000.



Sau thành công đem về tấm huy chương duy nhất cho đoàn vận động viên Việt Nam tại Olympic Sydney 2000, Hiếu Ngân quyết định rời sàn đấu, trở thành thủ quỹ của Trung tâm đào tạo võ thuật Thành phố Hồ Chí Minh kiêm vai trò một huấn luyện viên đội tuyển trẻ của thành phố.

Sự nghiệp


Năm 1990, khi có giải thi đấu vô địch toàn quốc tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, Ngân giành được Huy chương Bạc ở nội dung thi quyền. Thành công đầu tiên ấy đã trở thành động lực thúc đẩy cô trong những năm tiếp theo, nhờ những nỗ lực của bản thân đã liên tiếp mang lại cho cô Huy chương Bạc hạng 51kg (1991), Huy chương Bạc quyền (1992) rồi Huy chương Vàng hạng 55kg (1995). Những thành công đó đã khiến Hiếu Ngân trở thành hiện tượng trong làng Taekwondo Việt Nam, và từ đây, chị đã rời Phú Yên để đến thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tập luyện, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Trương Ngọc Để, nhằm thử sức trên các đấu trường quốc tế.

Từ năm 1995 đến năm 2000, không năm nào bảng vàng thành tích thể thao Việt Nam thiếu vắng tên tuổi của nữ võ sỹ này. Huy chương Vàng vô địch quốc gia năm 1993, 1994, 1996; Huy chương Vàng SEA games 18 năm 1995; Huy chương Vàng vô địch Đông Nam Á năm 1996; Huy chương Vàng vô địch châu Á năm 1998; Huy chương Đồng ASIAN Games năm 1998; Hạng I vòng loại Sydney khu vực châu Á năm 1999.

Buổi chiều ngày 28 tháng 9 năm 2000 tại đấu trường State Aports Center (SydneyAustralia) Trần Hiếu Ngân đã cắm cột mốc cho lịch sử thể thao Việt Nam, mang lại chiếc Huy chương Bạc Olympic đầu tiên cho Việt Nam. Chiếc Huy chương Bạc Olympic 2000 cũng trở thành dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hiếu Ngân.



2. Hoàng Anh Tuấn (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1985 tại Quế Võ, Bắc Ninh) là một vận động viên môn cử tạ người Việt Nam.



Ở hạng cân 56 kg, Tuấn đã nhiều lần vô địch Việt Nam. Tuy nhiên, anh được mọi người chú ý sau khi liên tục đạt thành tích cao trong năm 2005: huy chương vàng (tổng 2 nội dung), 2 huy chương bạc (nội dung cử giật và cử đẩy) ở giải vô địch cử tạ trẻ thế giới; 1 huy chương vàng (tổng 2 nội dung), 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng ở giải vô địch châu Á ; 1 huy chương bạc (cử giật), 1 huy chương đồng (cử đẩy) ở giải vô địch thế giới.

Ngày 2 tháng 12 năm 2006, tại Đại hội Thể thao châu Á 2006 (Doha, Qatar), anh đã đoạt huy chương bạc ở hạng cân 56 kg. Đây là huy chương đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam. 

Ngày 10/8/2008 Hoàng Anh Tuấn đạt huy chương bạc Olympic Bắc Kinh môn cử tạ hạng 56kg với tổng thành tích 290 kg ở hai nội dung cử đẩy và cử giật, chỉ kém vận động viên giành huy chương vàng 2 kg . Đây là huy chương thứ hai của Việt Nam giành được tại các kỳ Thế vận hội,





3. Michael Fred Phelps (sinh ngày 30 tháng 6 năm 1985 tại Baltimore, Maryland) là một vận động viên bơi lộingười Mỹ. Tại Thế vận hội Mùa hè 2004 tổ chức ở Athena, Hy Lạp, Phelps đã giành 6 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, san bằng kỷ lục về số huy chương do một cá nhân đạt được trong một kỳ Thế vận hội (do vận động viên thể dục Alexander Dityatin thiết lập năm 1980). Bên cạnh đó Phelps còn phá và giữ nhiều kỷ lục thế giới trong môn bơi lội, anh được bầu là Vận động viên bơi lội thế giới của năm trong các năm 2003, 2004, 2006 2007.



Tại Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh, Phelps tham dự 8 nội dung (5 cá nhân và 3 đồng đội) và đoạt được cả 8 huy chương vàng, lập 7 kỉ lục thế giới và 1 kỉ lục Olympic. Với tổng cộng 14 huy chương vàng, anh đã phá vỡ kỷ lục số huy chương vàng Thế vận hội đạt được trong sự nghiệp và cũng đạt kỷ lục số huy chương vàng đạt được trong một kỳ Thế vận hội.

Sự nghiệp



Michael Phelps sinh năm 1985 tại Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ. Năm 2000, ở tuổi 15, Phelps trở thành nam vận động viên bơi lội trẻ tuổi nhất trong vòng 68 năm của đoàn Hoa Kỳ tham dự Thế vận hội. Tuy không đạt huy chương nào ở Sydney, chỉ 5 tháng sau Phelps đã phá kỷ lục thế giới ở nội dung 200 m bướm và trở thành vận động viên bơi lội trẻ tuổi nhất phá kỷ lục thế giới. Từ năm 2000 đến năm 2004 Phelps còn 5 lần phá kỷ lục thế giới ở các nội dung cá nhân hỗn hợp và bướm.

Năm 2004 tại Athena, Phelps được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục 7 huy chương vàng môn bơi lội do huyền thoại đồng hương Mark Spitz thiết lập năm 1972. Tuy san bằng thành tích 4 huy chương vàng cá nhân của Spitz (ở các nội 100 và 200 m bướm, 200 và 400 m cá nhân hỗn hợp) nhưng Phelps chỉ giành được 2 huy chương đồng tại các nội dung 4 x 100 m tiếp sức tự do và 200 m tự do vì vậy kỷ lục do Spitz giữ suốt 32 năm vẫn tiếp tục đứng vững. Dù sao thì với thành tích 6 vàng, 2 đồng, Phelps cũng đã san bằng kỷ lục về số huy chương do một cá nhân đạt được trong một kỳ Thế vận hội (do vận động viên thể dục Alexander Dityatin thiết lập năm 1980  Moskva).

Tại giải bơi lội vô địch thế giới 2007, Phelps đã giành 7 huy chương vàng và phá 5 kỷ lục thế giới. Tại Thế vận hội Mùa hè 2008 tổ chức ở Bắc Kinh, ngay ở vòng đấu loại khởi động, Phelps đã phá kỷ lục thế giới ở nội dung 400 m cá nhân hỗn hợp. Ngày 17 tháng 8, Phelps đã giành được huy chương vàng thứ 8 trong Olympic 2008 (phá kỷ lục thế giới tại 7/8 nội dung giành huy chương vàng và là con số nhiều nhất trong lịch sử) và trở thành người nắm giữ kỷ lục mới về số huy chương vàng tại các Thế vận hội với 14 chiếc. Trong Olympic London 2012, chỉ cần anh dành thêm 3 huy chương nữa, sẽ phá kỷ lục dành 18 huy chương các loại của vận động viện Liên Xô Larissa Latynina, và trở thành vận động viên xuất sắc tuyệt đối của mọi thời đại. kỳ.

4. Frederick Carlton "Carl Lewis (sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961) là một người Mỹ theo dõi cũ và vận động viên lĩnh vực, giành 10 huy chương Olympic bao gồm 9 vàng, 10 huy chương giải vô địch thế giới, trong đó có 8 vàng . Sự nghiệp của ông kéo dài từ năm 1979 khi ông lần đầu tiên đạt được một thứ hạng thế giới năm 1996 khi ông cuối cùng đã giành được một danh hiệu Olympic và sau đó đã nghỉ hưu. Lewis đã trở thành một diễn viên và đã xuất hiện trong một số bộ



Lewis là một chi phối vận động viên chạy nước rút và nhảy dài người đứng đầu bảng xếp hạng thế giới 100 m , 200 mvà nhảy dài sự kiện thường xuyên từ năm 1981 đến đầu những năm 1990, được đặt tên là vận động viên của năm Tin tức Theo dõi và lĩnh vực vào năm 1982, 1983 và 1984, và thiết lập kỷ lục thế giới trong các m 100, 4 x 100 m và 4 x 200 m chuyển tiếp. Kỷ lục thế giới của ông trong bước nhảy dài trong nhà đã đứng kể từ năm 1984 và 65 chiến thắng liên tiếp của mình trong bước nhảy dài đạt được trong một khoảng thời gian 10 năm là một trong những vệt bất bại dài nhất của thể thao.

Dấu cá nhân tốt nhất


  • 100 m: 9,86 s (1991)

  • 200 m: 19,75 s (1983)

  • Long nhảy: 8,87 m (29 ft 1 ¼) 1991, w 8,91 m (29 ft 2 ¾ trong) 1991

  • 4x100 m tiếp sức: 37,40 s (Hoa Kỳ - Marsh ; Burrell ; Mitchell ; Lewis - 1992)

  • 4x200 m tiếp sức: 1:18.68 phút (Santa Monica Theo dõi Club - Marsh ; Burrell ; Heard ; Lewis - 1994, kỷ lục thế giới hiện tại )

5. Rafael "Rafa" Nadal Parera  (sinh ngày 3 tháng 6 năm 1986) là một tay vợt Tây Ban Nha chuyên nghiệp và một cựu số 1 thế giới. 10 tháng mười 2011 , ông đượcxếp hạng số 2 của Hiệp hội các Chuyên gia Tennis (ATP). Ông được coi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của mọi thời đại thành công của mình trên đất sét đã đem về cho anh biệt danh "The King of Clay", và đã khiến nhiều chuyên gia coi ông là vĩ đại nhất đất sét tòa án máy nghe nhạc của mọi thời đại.



Nadal đã giành được mười danh hiệu đĩa đơn Grand Slam , bao gồm sáu danh hiệu Pháp mở rộng, huy chương vàng Olympic 2008 ở nội dung đơn, một kỷ lục 19 ATP World Tour Masters 1000 giải đấu, và cũng là một phần của đội Tây Ban Nha Davis Cup giành chiến thắng trong trận chung kết vào năm 2004 , năm 2008  2009 . Ông đã hoàn thành sự nghiệp Grand Slam giành US Open năm 2010 , là cầu thủ thứ bảy trong lịch sử, và người trẻ nhất trong kỷ nguyên mở, để đạt được nó. Ông là cầu thủ nam thứ hai để hoàn thành nghề nghiệp Golden Slam (người chiến thắng lớn bốn slam và các huy chương vàng Olympic) chỉ sau Andre Agassi.

Nadal đã có một vệt 32-phù hợp với chiến thắng trong năm 2008, bắt đầu của 2008 Masters Dòng Hamburg đến năm2008 Đạo sư đoàn phương Tây & miền Nam tài chính và phụ nữ của mở, trong đó bao gồm các chức danh tại Hamburg, Pháp mở rộng (nơi mà ông đã không thả một tập ), Nữ hoàng của câu lạc bộ , danh hiệu đầu tiên của mìnhtại Wimbledon, và Rogers Cup . Năm 2011, bằng cách chiến thắng trong Monte Carlo Masters, ông trở thành cầu thủ duy nhất đã giành được bảy phiên bản của một giải đấu liên tiếp ở cấp độ ATP. Nadal đã được xếp hạng thứ 2 thế giới, sau Roger Federer, đối với 160 tuần liên tiếp ghi trước khi kiếm được vị trí hàng đầu, mà ông tổ chức từ ngày 18 Tháng Tám, 2008 đến 05 tháng 7 năm 2009. [ 8] Ông lấy lại được xếp hạng số 1 thế giới vào ngày 7 tháng Sáu 2010, sau khi chiến thắng Pháp thứ năm của mình tiêu đề Mở  ] Ông giữ nó cho đến khi 3 2011 tháng bảy, khi NovakDjokovic thay thế ông là số 1 thế giới .

Danh sách các cá nhân, tập thể được trao giải thưởng, bằng khen cuộc thi viết thư UPU 40:



Giải nhất

Huỳnh Minh Hiếu, lớp 8/1, THCS Hoa Lư, quận 9, TP.Hồ Chí Minh.

Giải nhì

1.Nguyễn Việt Hà, lớp 5/3, Tiểu học Lê Lai, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng.

2.Trần Phước Tín, lớp 6/9, THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng.

3.Nguyễn Đức Hiếu, lớp 9A1, THCS Hoa Lư, quận 9, TP.Hồ Chí Minh.

Giải ba

1.Hà Thái Hạo, lớp 9D1, THCS Nguyễn Nghiêm, TP.Quảng Ngãi.

2.Nguyễn Hồng Ánh, lớp 6, THCS Bình Minh, TP.Hải Dương.

3.Sử Hà Hạnh Nhi, lớp 6/10, THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng.

4.Lê Anh Vũ, lớp 10 Lý, THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên.

5.Trần La Thủy Tiên, lớp 9M, THCS Trưng Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Giải khuyến khích

1.Vũ Tú Đăng, lớp 6A7, THCS Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội.

2.Phạm Hương Ly, lớp 10 Anh, THPT chuyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.Nguyễn Linh Phương, lớp 10Anh, THPT chuyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

4.Mã Sữ Si Ty, lớp 7/1, THCS Phan Đình Phùng, Ninh Phước, Ninh Thuận.

5.Huỳnh Lê Quỳnh Như, lớp 8A1, THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

6.Dương Thanh Hằng, lớp 9B, THCS Từ Sơn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.

7.Nông Ngọc Thảo Linh, lớp 9A4, THCS Hồng Bàng, quận Hồng Bàng, TP.Hồ Chí Minh.

8.Phạm Thị Mai, lớp 10A9, THPT Nam Sách, Hải Dương.

9.Nguyễn Thùy Linh, lớp 9A6, THCS Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

10.Nguyễn Thị Ngọc Ánh, lớp 9A3, THCS Thị trấn Tri Tôn, An Giang.

11.Vũ Huyền Trang, lớp 8A11, THCS Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội.

12.Trương Viết Cường, lớp 9/8, THCS Nguyễn Tri Phương, TP.Huế.

13.Nguyễn Ngọc Thùy Vân, lớp 9/7, THCS Bình Phú, Càng Long, Trà Vinh.

14.Lương Thị Thanh Hằng, lớp 9A8, THCS Giấy Phong Châu, Phù Ninh, Phú Thọ.

15.Nguyễn Vũ Gia Hân, lớp 6/1, THCS Kim Đồng, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng.

16.Nguyễn Thị Ngọc Hoa, lớp 9A8, THCS Buôn Trấp, Krông Ana, Đăk Lăk.

17.Phạm Ngọc Linh Hoa, lớp 7D, THCS Trọng Điểm, TP.Hạ Long, Quảng Ninh.

18.Lưu Hoàng Hà Mi, lớp 9A1, THCS Ngô Quyền, quận Lê Chân, Hải Phòng.

19.Dương Nguyễn Bảo Ngân, lớp 9A6, THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.

20.Nguyễn Thị Phương, lớp 8B, THCS Lê Đình Kiên, Yên Định, Thanh Hóa.

21.Ngô Trúc Quỳnh, lớp 8A1, THCS Tăng Bạt Hổ, Hoài Ân, Bình Định.

22.Trần Thị Thùy Dung, lớp 9A3, THCS Lương Thế Vinh, huyện Đăk Tô, Kon Tum.

23.Nguyễn Thị Tuyết Mai, lớp 7C, THCS Lê Quý Đôn, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

24.Nguyễn Thu Hương B, lớp 9E, THCS Ngô Gia Tự, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

25.Ngô Huyền Vy, lớp 9A2, THCS Tô Hoàng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

26.Đặng Trúc Anh, lớp 7D, THCS Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

27.Nguyễn Thị Thanh Vân, lớp 9D, THCS Quỳnh Châu, Quỳnh Lưu, Nghệ Ạn.

28.Nguyễn Thị Huệ Trúc, lớp 6D9, THCS Sương Nguyệt Ánh, phường 9, TP.Vũng Tàu.

29.Mã Quỳnh Anh, lớp 10C1, THPT Việt Bắc, TP.Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

30.Võ Dương Ánh Tiên, lớp 6A, trường Thực hành Sư phạm huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

Giải phụ dành cho thí sinh lọt vào vòng chung kết

Giải cho thí sinh nhỏ tuổi nhất: Trần Hồng Nhung (sinh ngày 26/7/2001), lớp 4A, trường Tiểu học Hòa Bình 1, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Giải cho học sinh dân tộc thiểu số: Phùng Thanh Lam (dân tộc Cống), lớp 5A, trường Tiểu học số 2, thị trấn Mường Tè, Lai Châu.

Giải cho học sinh khuyết tật: Nguyễn Thị Nhi (khiếm thị), lớp 9/7, THCS Hùng Vương, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế.

Giải tập thể:

1.Trường THCS Hoa Lư, quận 9, TP.Hồ Chí Minh.

2.Trường Tiểu học Lê Lai, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng.

3.Trường THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng.

4.Trường THCS Nguyễn Nghiêm, TP.Quảng Ngãi.

5.Trường THCS Bình Minh, TP.Hải Dương.

6.Trường THCS chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên.

7.Trường THCS Trưng Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đơn vị có phong trao tốt được nhận Bằng khen của Bộ TT&TT:

1.Bưu điện TP.Đà Nẵng

2.Bưu điện tỉnh Thái Nguyên

3.Bưu điện TP.Hải Phòng

4. B ưu điện tỉnh Phú Thọ

5. Bưu điện tỉnh Đăk Lăk

6. Bưu điện TP.Hồ Chí Minh

7. Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc

8. Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

9. Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội

10. Trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, TP.Hà Nội

Bức thư đạt giải nhất UPU của Huỳnh Minh Hiếu








Mục lục


1. Tìm hiểu về lịch sử Olympic

2. Các năm Việt Nam tham dự Olympic

3. Giới thiệu chung IOC

4. Một số kiến thức để làm tốt bài thi tham dự cuộc viết thư quốc tế UPU lần thứ 41.

5. Chủ đề và thể lệ cuộc thi viết thư quốc tế (UPU) lần thứ 41.

6. Một số vận động viên nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới qua các kỳ thế vận hội.



7. Danh sách các cá nhân, tập thể được trao giải thưởng, bằng khen cuộc thi viết thư UPU 40.

8. Huỳnh Minh Hiếu và Bức thư đoạt giải nhất quốc tế kỳ thi UPU lần thứ 40.

tải về 162.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương