VIỆt nam cộng hòA 10 ngày cuối cùNG



tải về 1.71 Mb.
trang1/20
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích1.71 Mb.
#38155
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
VIỆT NAM CỘNG HÒA 10 NGÀY CUỐI CÙNG

Trần Đông Phong


Chừng nào những người tập trung ‘’cải tạo’’ được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó, tôi sẽ tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi.

TRẦN VĂN HƯƠNG (1978)



Đừng có quên rằng trong cuộc chiến tranh nầy, người nào, phe nào còn có thể chiến đấu được trong 5 phút cuối cùng thì phe đó sẽ chiến thắng

NGÔ ĐÌNH DIỆM (1963)



Nếu chính phủ nầy bị lật đổ, chỉ cần một chu kỳ (12 năm), cộng sản sẽ thôn tính Miền Nam. Và sau đó, phải đến ba chu kỳ nữa thì nhân dân Miền Nam mới thoát được ách cộng sản.

NGÔ ĐÌNH NHU (1963)



Mấy năm về trước, ông Thiệu đã nói với Đại Sứ Bunker rằng ông ta có ít kinh nghiệm về chỉ huy cao hơn cấp Sư Đoàn.

LEWIS SORLEY (Sử Gia)



Nếu được viện trợ ở mức 1.400 triệu Mỹ kim: Giữ được cả 4 Vùng Chiến Thuật.

Nếu được viện trợ ở mức 1.100 triệu Mỹ kim: Không giữ được Vùng I.

Nếu chỉ được viện trợ có 900 triệu Mỹ kim: Quên đi cả Vùng I và Vùng II.

Nếu chỉ được viện trợ 750 triệu Mỹ kim: Chỉ còn giữ được một số vùng đông dân cư.

Nếu quân viện chỉ còn ở mức độ 600 triệu Mỹ kim: Chỉ còn giữ được Sài Gòn và miền Tây

Thiếu Tướng JHON E. MURRAY-Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ (DAO) 


LỜI GIỚI THIỆU

Được anh Trần Đông Phong yêu cầu viết Lời Giới Thiệu cho cuốn sách của anh, tôi vô cùng cảm kích. Đó là một vinh dự lớn.

Xưa kia (phải nói là xưa kia vì đã nửa thế kỷ rồi còn gì nữa) từ ngày Cụ Ngô về nước chấp chánh, xuyên suốt hai năn Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam, tôi và anh tuy có biết nhau, nhưng không có dịp nào chung đụng, thành thử không thể bảo là thân quen. Quan hệ giữa chúng tôi, phải nói là rất ư...thấp tha thấp thoáng. Mới thấy đó mà rồi lại không thấy đâu nữa. Chúng tôi (đúng ra là nguyên mấy thế hệ tuổi trẻ Việt Nam chúng tôi) trong cơn lốc lịch sử kéo dài hơn ba phần tư thế kỷ trước, như những cánh diều đứt giây, bị cuốn xoáy vào những cảnh ngộ không thể biết trước được, và cũng không thể tự chủ được. Cho nên, cứ thế mà...thấp tha thấp thoáng, gặp nhau trong khoảnh khắc, cứ tưởng như là thân quen, thật ra không giấu được khoảng cách dường như xa lạ.

Bây giờ, khi đã quá cái tuổi cổ lai hi. ngồi bình tâm suy ngẫm, tôi nhận ra sự khác biệt kỳ thú giữa tôi và Trần Đông Phong trong cơn lốc lịch sử Việt Nam của thế kỷ trước. Trong khi tôi lao đầu vào những luồng sóng ngầm đấu tranh cách mạng ở dưới đáy, thì Trần Đông Phong lưu lạc vào những trung tâm quyền lực ở trên cao, chứng kiến nhiều sự cố mang tính thời đại, lúc đó tưởng đâu chỉ là khán giả, sau này bị trở thành nhân chứng. Mỗi khi tôi vùng vẫy ngoi lên từ dưới đáy, gặp lại Trần Đông Phong chới với đáp xuống từ trên cao, dường như cả hai cùng chợt nghĩ: À, tên này giỏi nhỉ, vẫn chưa việc gì à ? Mỗi lần như thế, ít khi thiếu mặt Như Phong Lê Văn Tiến, bởi vì anh chàng này bản lĩnh hơn cả hai chúng tôi, đủ khả năng tả xung hữu đột ở cả trên cao lẫn dưới đáy.

Rồi hòa đàm Paris. Rồi cơn hồng thủy cuối cùng năm 1975 với những nỗ lực còn nước còn tát. Rồi những bố trí hậu sự (ai ở, ai đi, ở thì làm gì, đi thì làm gì) giữa tôi và Như Phong, vắng mặt Trần Đông Phong. Chúng tôi không có cả cái cơ hội nhỏ nhoi gặp anh vào lúc đó để nói câu à, tên này giỏi nhỉ như thường lệ. Câu ấy, mãi sang đến Mỹ cả chục năm sau mới gặp lại anh để nói.

Rồi Như Phong sang Mỹ. Ngồi ôn lại chuyện cũ, cả ba chúng tôi đều cùng một ý nghĩ: Phải viết ! Và tôi đồng loã với Trần Đông Phong, đùn cái khó nhọc phải viết đó cho Như Phong. Tiếc thay Như Phong của chúng tôi đã ra đi mà chưa viết được gì thêm về cơn lốc thảm khốc dài dằng dặc mà chúng tôi đã trải qua. Thương tiếc pha lẫn ngậm ngùi, Trần Đông Phong tâm sự: Mình cứ đùn cho Như Phong, thật bậy quá. Như Phong còn bận tả xung hữu đột, thì tôi đành phải viết thôi, còn ai đâu mà đùn.

Những năm sau 1976, tôi chủ trương tạp chí Việt Nam Hải Ngoại, đã quảng cáo tập hồi ký lịch sử Sài Gòn 100 Ngày Hấp Hối. Độc giả đặt cọc tiền đã đủ in sách rồi mà cuối cùng tôi phải hồi tiền và khai tử cuốn sách, vì cái chết của anh Trần Văn Tuyên trong trại tập trung của việt cộng. Trong sách, tôi dành nguyên một chương, vạch rõ trách nhiệm của anh Tuyên, đã làm hỏng những nỗ lực còn nước còn tát của Việt Nam Cộng Hòa như thế nào, sau khi ông Thiệu đã từ chức. Anh chết như một thánh tử đạo trong xích xiềng việt cộng, lòng kính phục của tôi đối với anh không cho phép tôi đưa ra bất kỳ một trách cứ nào, dù đó là sự thật lịch sử. Bi kịch của những người đi làm cách mạng là: Có những sự thật mà đạo làm người nó buộc người ta sống để dạ, chết mang theo, không chia xẻ với ai được. Hơn nữa, trong cơn lốc lịch sử, không một người Việt Nam nào có khả năng làm chủ vận mệnh của mình, vẫy vùng giờ chót của chúng tôi, nếu không cứu vãn được gì, chưa chắc anh Tuyên là người phải chịu trách nhiệm.

Từ đó, suốt ba mươi năm qua, câu hỏi luôn luôn đè nặng trong đầu tôi vẫn là: Không cứu vãn được giờ chót, trách nhiệm về ai ? Tôi thường xuyên trao đổi với Trần Đông Phong, tìm lời giải đáp.

Cuốn sách Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng đã giúp tôi cất bỏ được câu hỏi đè nặng kia. Thú thật: Nhờ có anh Trần Đông Phong, tôi đã có thể thở phào nhẹ nhõm với cuốn sách này. Chỉ 10 ngày thôi, mà trên 400 trang sách ?

Đọc bản thảo chưa hoàn chỉnh, thấy ngay cái chuyện 10 ngày chẳng qua chỉ là một cách nói. Tác phẩm của Trần Đông Phong đồ sộ và đầy đủ hơn 100 ngày hấp hối của tôi rất nhiều, và tôi mừng rỡ thấy anh đã không phụ lòng trông đợi của bằng hữu trong trách nhiệm phải viết, phải viết về cơn hấp hối bi tráng của nước Việt Nam Cộng Hòa vào đầu năm 1975. Phải viết để tước bỏ độc quyền sự thật lịch sử từ tay việt cộng và những cây bút tuyên truyền đội danh sử gia. Phải viết để trả lại sự công bằng cho những thế hệ diều đứt giây tuổi trẻ Việt Nam chúng tôi (nay đã già đi) trong cơn lốc lịch sử ấy. Phải viết, để khỏi trách cứ nhau một cách lầm lẫn về những mất mát mà không một ai trong chúng ta có khả năng tránh khỏi. Phải viết, để những ai còn mê muội phải tỉnh ngộ mà nhận ra rằng: Giữa người Việt Nam với nhau, trong cơn lốc lịch sử của thế kỷ vừa qua, nhất quyết không có kẻ thắng người bại, tất cả đều là nạn nhân, là những cánh diều đứt giây, không tự chủ được gì trong cơn lốc ấy. Phải viết, để cho những kẻ bấy lâu đầu cơ sự thật phải cúi mặt xuống và câm miệng lại.

Để hoàn tất cuốn Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng, Trần Đông Phong có nhiều ưu thế hơn các tác giả khác trước anh, viết về Việt Nam, nhất là về Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến 1954-1975.

Trước hết, là nguồn tư liệu đến từ cựu Liên Bang Xô Viết sau khi sụp đổ, tuy đã bị Hà Nội nhanh tay mua đứt được đa số nhạy cảm nhất, vẫn còn rất nhiều tư liệu bay tứ tán ra ngoài, khiến cho những ống loa tuyên truyền việt cộng không dám một mình một chợ như trước.

Kế đó, tư liệu giải mật từ phía Hoa Kỳ, sau 30 năm giới hạn, nay bắt đầu tuôn ra. Dù ông Clinton có tiếp tục bảo mật một số tư liệu nhạy cảm về chiến tranh Việt Nam, cũng đã có vô số tiết lộ hữu ích cho tác giả Trần Đông Phong trong tác phẩm này.

Ngoài ra, từ 1975 đến nay, đã có hàng vạn sách lớn nhỏ nói về Việt Nam. Hơn thế, gần đây có lẽ nghĩ rằng việc chế tạo lịch sử phục vụ chiến tranh đã tạm đủ, việt cộng một mặt bớt chế tạo văn kiện đảng, mặt khác nới lỏng cho các bút ký, hồi ký của tư nhân được ồ ạt ra đời. Nhờ đó, nguồn tư liệu đến từ phía việt cộng đã phần nào lành mạnh và dồi dào hơn.

Trần Đông Phong còn có một ưu thế khác mà ít tác giả nào viết về lịch sử có được, đó là: Nguồn tư liệu đến từ các nhân chứng. Những gì không minh bạch được qua sách vở, giấy trắng mực đen, hay văn kiện, thì Trần Đông Phong đã có sẵn khá nhiều nhân chứng. Trước hết, chính anh là một nhân chứng sống. Kế đó, thời kỳ anh lưu lạc quanh các trung tâm quyền lực cả quốc gia lẫn quốc tế liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa đã giúp anh viện dẫn được vô số nhân chứng sống khác rất khả tín. Khả tín, vì người ta không e ngại anh, người ta sẵn sàng cho anh biết sự thật.

Dĩ nhiên, dù tài giỏi đến đâu, với bằng ấy ưu thế, Trần Đông Phong vẫn chưa thể đưa ra ánh sáng một số sự thật đến nay vẫn còn phong kín. Bởi vì, vẫn còn những sự thật sống để dạ, chết mang theo trong tâm khảm những người như tôi. Không phải ích kỷ, xấu bụng với anh đâu. Chẳng qua, những mưu đồ bất thành, những sơ xuất bất cẩn chao đảo giờ chót, trong đó hầu hết người can dự đã chết (như anh Trần Văn Tuyên, Cụ Trần Văn Hương, anh Đặng Văn Sung, anh Nguyễn Hoàng Cương, anh Lê Văn Thái, anh Phạm Nam Sách, anh Nguyễn Văn Anh, anh Hoàng Xuân Tửu, hay anh Đặng Văn Tiếp) hoặc quyết định đào sâu chôn chặt như tôi và một số anh em khác còn sống, nếu đơn phương tiết lộ ra chỉ như chuyện hoang đường, chỉ thêm xấu hổ.

Nhưng tôi thiết nghĩ cuốn Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng của anh Trần Đông Phong đã quá đủ đáp ứng lòng mong đợi của những người trong cuộc như bọn tôi, và bất cứ ai cho đến nay vẫn còn khắc khoải với nỗi đau của Ngày Quốc Hận.

Tôi viết Lời Giới Thiệu này như một lời cám ơn, đồng thời cũng là lời tạ lỗi.


San Diego ngày 15 Tháng Tư năm 2006

Đinh Thạch Bích



BỐI CẢNH

Trước Tháng 4/1975.

Những diễn biến đưa đến cuộc tổng tấn công của cộng sản Bắc Việt tại Miền Nam Việt Nam, từ tháng 3 năm 1975 cho đến ngày Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, thật ra đã khởi đầu từ Washington vào mùa Thu năm 1974, từ Mạc Tư Khoa vào cuối năm 1974, tại Hà Nội và tại Sài Gòn cũng vào tháng 12 năm đó và cuối cùng xa hơn nữa là từ Bắc Kinh vào năm 1971.

Sau khi ký Hiệp Định Paris vào cuối tháng 1 năm 1973, Hà Nội đã nhiều lần xin Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa gia tăng viện trơ quân sự nhưng đã bị cả hai quốc gia cộng sản đàn anh bác bỏ. Tuy nhiên một năm rưỡi sau đó thì tình hình hoàn toàn thay đổi, thuận lợi nhiều hơn cho Bắc Việt, chỉ vì một sự kiện chẳng có  dính dáng gì đến Việt Nam mà chỉ có liên hệ đến người Nga gốc Do Thái.

Trước khi trở thành Ngoại Trưởng, trong thời gian còn giữ chức Phụ Tá về An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống Nixon, Tiến Sĩ Henry Kissinger đã mở nhiều cuộc thương thuyết nhằm giảm bớt căng thẳng (détente) trong bang giao Mỹ-Liên Xô và cũng nhằm lấy cảm tình với Liên Xô để nhờ đó, đại cường cộng sản nầy có thể gây áp lực với Hà Nội nhằm tiến đến việc ký kết hiệp ước mang lại hòa bình, cho người Mỹ, tại Việt Nam. Với mục tiêu đó, Kissinger đã hứa hẹn với các nhà lãnh đạo Nga Xô rằng Hoa Kỳ sẽ cho Liên Xô được hưởng quy chế tối huệ quốc (most-favored nation) và nếu được hưởng quy chế nầy, Liên Xô có thể mở rộng giao thương với Hoa Kỳ và Tây Phương, một mục tiêu mà Liên Xô đang cấp bách tìm cách thực hiện để cứu vãn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đang trên đà kiệt quệ.

Để đáp lại thiện chí nầy, lãnh tụ Liên Xô Brezhnev đã áp lực với Hà Nội phải ngưng việc đòi hỏi phải loại bỏ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như là một trong những điều kiện căn bản để ký kết Hiệp Định Paris và sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào đầu năm 1973, mặc dù cộng sản Bắc Việt đã nhiều lần khẩn thiết yêu cầu, Liên Xô chỉ viện trợ kinh tế và đã từ khước không chịu gia tăng viện trợ quân sự cho cộng sản Hà Nội ví không muốn làm mất lòng Hoa Kỳ.

Vì lý do đó, kể từ sau Hiệp Định Ba Lê được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, tuy cộng sản Hà Nội cũng có trắng trơn vi phạm hiệp định rất nhiều lần, nhưng trong hai năm 1973 và 1974 không có trận đánh quan trọng nào xảy ra tại Miền Nam ngoài những trận đụng độ trong chiến dịch chiếm đất dành dân giữa hai bên và các trận Cửa Việt, Sa Huỳnh, Hồng Ngự, Trung Nghĩa và Tống Lê Chân…Đến cuối 1973, cộng sản khởi sự các chiến dịch triệt hạ các tiền đồn và căn cứ ở những vùng hẻo lánh của Việt Nam Cộng Hòa: Căn cứ Lê Minh (Plei D’jerng) là căn cứ đầu tiên bị thất thủ vào tháng 9 năm 1973, tiếp theo là căn cứ Ngọc Bảy, căn cứ Dak Song, và Kiến Đức căn cứ Núi Bạch Mã, Gia Vực, Minh Long bị tràn ngập và căn cứ Tống Lê Chân bị di tản vì không chịu nổi sự bao vây và pháo kích hơn 10.000 đạn đại bác của cộng sản chỉ trong vòng 4 tháng trời. Trận quan trọng nhất là trận Thường Đức ở Quảng Nam còn được gọi là Đồi 1062, nơi mà 2 Lữ Đoàn 1 và 2 Nhảy Dù đã chiến đấu chống lại các trung đoàn 29, 31 và 66 thuộc sư đoàn 2, 324B và 304 của cộng sản Bắc Việt. Trong trận nầy, về phía cộng sản có hai ngàn người chết, năm ngàn bị thương và về phía Việt Nam Cộng Hòa thì năm trăm Nhảy Dù bị tử thương, hai ngàn bị thương.

Đối với người Mỹ thì Hiệp Định Ba Lê đã mang lại hòa bình cho họ, nhưng đối với Miền Nam Việt Nam thì cái gọi là ‘’Hiệp Định Về Chấm Dứt Chiến Tranh, Lập Lại Hòa Bình ở Việt Nam gày 27 tháng 1 năm 1973’’ (danh từ do chính Lưu văn Lợi, trợ lý của Lê đức Thọ tại hội nghị Ba Lê dùng trong cuốn sách của ông ta) thì lại chẳng thấy hòa bình đâu cả. Theo tài liệu của Đại Tướng Cao Văn Viên thì vào năm 1972, kể cả cuộc ‘’Tiến công Xuân Hè 1972’’ tức Mùa Hè Đỏ Lửa thì tại Miền Nam có tất cả 2.072 vụ tấn công, tuy nhiên sau khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết thì trong năm 1973 có đến 2.980 vụ tấn công, tức đã gia tăng trên 30 phần trăm.

Về phía việt cộng thì ngày 6 tháng 4 năm 1973, Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác Chiến Tranh  của họ đã tố cáo rằng ‘’trong thời gian 2 tháng từ 28 tháng 1 đến 28 tháng 2 năm 1973, chính quyền Sài Gòn đã vi phạm hiệp định Paris 7 vạn (70.000) lần...’’

Trong cuốn hồi ký ‘’Kết Thúc Cuốc Chiến Tranh 30 Năm’’ Trần văn Trà tiết lộ về thời gian ‘’hòa bình’’ nầy: ‘’Kết quả cụ thể riêng một đợt từ tháng 12 năm 1974 đến tháng 2 năm 1975, ta giải phóng hoàn toàn một Tỉnh, 4 Huyện, đã phá hủy 108 máy bay, 110 chiếc tàu, tiêu diệt 56.315 tên địch…’’ Những con số nầy là những con số không đúng sự thật vì từ tháng 12 năm 1974 cho đến tháng 2 năm 1975 thì Việt Nam Cộng Hòa chỉ mất 1 Tỉnh Phước Long với số tổn thất khoảng 4.000 người thương vong và mất tích (theo Tướng Cao Văn Viên trong The Final Collapse), ngoài ra trong toàn quốc không hề có một trận đánh lớn nào trong suốt khoảng thời gian đó, làm sao mà Trần văn Trà lại có thể ‘’tiêu diệt’’ được 56.315 ‘’tên địch’’ tức là quân số trên 5 Sư Đoàn!?

Tóm lại trong hai năm 1973 và 1974, sau Hiệp Định Ba Lê được ký kết thì đối với người Mỹ, họ đã có ‘’hòa bình trong danh dự’’, đối với miến Bắc thì họ cũng có hòa bình vì không bị phi cơ Mỹ oanh tạc, nhưng đối với người Việt Nam tại Nam Việt Nam thì vẫn không hề có hòa bình, tuy nhiên cũng không có trận đánh lớn nào xảy ra.



TỪ HÀ NỘI

Vào khoảng cuối năm 1974, Bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt đã soạn thảo một kế hoạch quân sự cho năm 1975, theo kế hoạch nầy thì các lực lượng cộng sản sẽ gia tăng đánh phá các chiến trường B2, B3 và B4 (ghi chú: Theo giải thích của Tướng cộng sản Trần văn Trà trong hồi ký ‘’Những Chặng Dường Lịch Sử của B2 Thành Đồng’’ thì B1 là ký hiệu của vùng đất từ Quảng Nam vào đến Nha Trang, B3 là vùng Cao Nguyên, B4 là vùng Quảng Trị Thừa Thiên và B2 là vùng đất rộng lớn từ Darlac, Lâm Đồng, Phan Rang vào tới Mũi Cà Mâu, trang 9) để chiếm các tiền đồn, các Quận lỵ hẻo lánh, cô lập các lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa rồi sang năm 1976, khi tại Hoa Kỳ đang diễn ra cuộc bầu cử Tổng Thống và tháng 11 thì cộng sản Bắc Việt sẽ mở các cuộc tổng tấn công chiếm trọn Miền Nam. Kế hoạch nầy đã được các cấp lãnh đạo của đảng lao động Việt Nam như Lê Duẫn, Lê đức Thọ, Phạm văn Đồng và Quân Ủy Trung Ương chấp thuận trên nguyên tắc, tuy nhiên giới lãnh đạo đảng muốn đưa dự án kế hoạch nầy vào thảo luận trước phiên họp khoáng đại lần thứ 23 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam vào ngày 18 tháng 12 năm 1974 để đại hội phê chuẩn.



Kế Hoạch Quân Sự 1975 của Hà Nội: Chỉ Đánh Đồng Bằng, Phá Bình Định.

Trong bức thư gởi cho ‘’anh Bảy Cường’’  tức Phạm Hùng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Đảng Ủy Trung Ương Miền Nam mà người Mỹ gọi là COSVN, ngày 10 tháng 10 năm 1974, Tổng Bí Thư Lê Duẫn nói rằng:

Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước trong hai năm 1975-1976. Hội nghị bắt đầu ngày 30 tháng 9 năm 1974 và đến ngày 8 tháng 10 năm 1974 thì tạm dừng, chớ anh và một số ở chiến trường ra. Để kết thúc đợt thảo luận đó, tôi đã phát biểu một số ý kiến. Văn phòng Bộ Tổng Tham Mưu đã ghi và tôi đã xem lại, nay gởi đến anh để nghiên cứu trước khi Bộ Chính Trị họp tiếp.

            Quyết tâm của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tấn công và nổi dây cuối cùng đưa chiến tranh cách mạng phát triển đến mức cao nhất, tiêu diệt và làm tan rã toàn quân ngụy, đánh chiếm Sài Gòn, sào huyệt trung tâm của địch cũng như tất cả các thành thị khác, đánh đổ ngụy quyền ở trung ương và các cấp, dành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng toàn bộ Miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất đất nước nhà. Ngay từ giờ, phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ nhất để đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong hai năm 1975-1976 (ghi chú: Đảng cộng sản Việt Nam: Đại Thắng Mùa Xuân 1975 Văn Kiện Đảng. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005, từ nay sẽ gọi ‘’Văn Kiện Đảng’’ trang 17-20)

Trong hồi ký của ông, Trần văn Trà cho biết rằng sau khi gởi chỉ thị cho Phạm Hùng và Trần văn Trà phải ra Hà Nội để dự hội nghị Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng thì ít lâu sau, Bộ Chính Trị thay đổi ý  kiến vì họ muốn hai người nầy phải ở lại Miền Nam để thi hành những chỉ thị của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương, do đó vào tháng 11 năm 1974, họ đã cho một cán bộ tên là Hai Nhã đang dưỡng bệnh tại Hà Nội, mang chỉ thị về Miền Nam cho Phạm Hùng và Trần văn Trà.

Trần văn Trà cho biết rằng Hai Nhã đến gặp Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng và Lê Ngọc Hiền, hai Tướng nầy đã nói rõ từng chi tiết cho Hai Nhã để người nầy mang vào Miền Nam. Sau đó Hai Nhã được lệnh đến trình diện Văn tiến Dũng tại Quân Ủy Trung Ương và khi Văn tiến Dũng hỏi Hai Nhã đã nắm rõ nhiệm vụ chưa thì Hai Nhã trả lời như sau:

‘’Tôi phải về ngay mang chỉ thị của Bộ Chính Trị về cho B2, anh Hùng và anh Trà khỏi ra Bắc nữa: Năm 1975 không đánh lớn, chỉ lo đánh phá bình định ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ở miền Đông, chủ lực không đánh lớn, B2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long nhưng Bộ không đồng ý mà chỉ cho đánh nhỏ, giải quyết một số điểm nhỏ trên đường Quốc Lộ 14 thôi. Năm nay đánh nhỏ, giải quyết là để tích lực lượng chờ đợi thời cơ. Không sử dụng xe tăng, pháo lớn nếu không được Bộ Tổng Tham Mưu duyệt từng trường hợp.’’

Nghe xong, Văn tiến Dũng nói thêm: ‘’Anh hiểu như vậy là đúng rồi! Phải giữ lực lượng chờ thời cơ. Năm nay chỉ đánh ở đồng bằng, phá bình định. Đạn dược nhất là pháo lớn ta còn kém lắm. Không nên đánh lớn rồi khi có thời cơ không có lực lượng mà đánh. Anh phải hiểu rằng cán Bộ Tham Mưu như các anh phải có trách nhiệm để đạt ý với Tư Lệnh, chứ không phải chỉ có Tư Lệnh chịu trách nhiệm đâu. Như vậy là anh quán triệt được ý kiến cấp trên rồi. Nhưng tôi sẽ viết điện y như nội dung nầy để anh Ba (Lê Duẫn) ký gởi trước vào trong ấy’’  (ghi chú: Trần văn Trà: Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm, Nhà xuất bản Văn Nghệ, Sài Gòn, 1982, trang 172-174)

Phạm Hùng không nhận được công điện nầy nên ông ta cùng Trần văn Trà lên đường và giữa đường cũng không gặp Hai Nhã cho nên cả hai đến Hà Nội vào khoảng giữa tháng 11.

Tại Hà Nội hai ông được Tướng Lê ngọc Hiền, phụ trách tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt cho biết kế hoạch quân sự trong năm 1975 tại Miền Nam đã được quyết định như sau:

Năm 1975 sẽ chia làm 3 đợt:

- Đợt 1 từ tháng 12 năm 1974 đến tháng 2 năm 1975. Đợt nầy chỉ B2 hoạt động vì B2 đã có kế hoạch sẵn.

- Đợt 2 là đợt toàn Miền từ tháng 3 đến tháng 6.

- Đợt 3 từ tháng 8 trở đi là đợt hoạt động nhỏ để chuẩn bị cho năm 1976.

Ngày 18 tháng 12 năm 1974, cuộc họp giữa Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương cùng với sự hiện diện của các Tư Lệnh chiến trường trong đó có Phạm Hùng và Trần văn Trà, Tư Lệnh Quân Sự B2 tức Miền Nam, đã khai mạc ở Hà Nội. Trần văn Trà cho biết:

Sau khi các chiến trường báo cáo, đồng chí Lê ngọc Hiền thay mặt Bộ Tổng Tham Mưu trình bày dự kiến của Bộ về kế hoạch hoạt động của năm 1975.

Kế hoạch dự kiến về xây dựng lực lượng ta trong năm về mở các hành lang thông suốt, về dự trữ vật chất, hậu cần ở các hướng. Năm 1975 phải hoàn thành mọi công tác chuẩn bị thật tốt để đảm bảo đánh lớn, tổng công kích, tổng khởi nghĩa thắng lợi trong năm 1976.

Đồng chí báo cáo cụ thể về các lực lượng quân sự của ta hiện nay ở các chiến trường và ở Trung Ương. Số lượng binh khí kỹ thuật và đạn dược đang có ở các nơi và số dự trữ. Dự kiến phân chia việc sử dụng các loại ở chiến trường trong  hai năm. Riêng về số lượng đạn cỡ lớn, đồng chí báo cáo: Số lượng còn lại phía trước và phía sau tổng cộng là 100% sẽ sử dụng: Hơn 10% trong năm 1975, 45% trong năm 1976, còn lại là dự trữ gần 45% …

Tất cả xoay quanh nhận định đánh phá bình định trong, ngoài nước. Ta đánh mạnh, ngụy sẽ ứng phó thế nào ? Mỹ sẽ hành động ra sao ? Có dám can thiệp trở lại không hay có những âm mưu thủ đoạn nào khác ? Phương pháp cách mạng thế nào là đúng nhất? Các bước đi trong hai năm (1975) và (1976) nên bước thế nào cho kịp và cho vững. Năm 1975 nên thế nào ? Và rồi 1976 ? Hai năm cuối cùng của 30 năm khổ cực thì sao thấy nó nhanh quá, sắp đến nơi rồi.

Khi kết luận hội nghị, anh Ba (Lê Duẫn) đã nói: ‘’Chuẩn bị hai năm tuy ngắn đấy nhưng cũng có khi dài đấy’’. Và khi phát biểu, anh Phạm văn Đồng nói: ‘’Lúc nào là thời điểm sụp đổ của Ngụy? Không phải chờ đến năm 1976 đâu, có thể nhanh, không phải dần dần đâu’’. Và anh Võ cũng như nhiều anh khác nhấn mạnh: Trong hai năm 1975-1976 là đúng. Nhưng kế hoạch cần đề phòng sớm hơn, trong năm 1975 và cả tình huống kéo dài qua năm 1977. Như vậy mới chủ động vững vàng (ghi chú: Trần văn Trà, Sách đã dẫn, trang 172-187)

Như vậy thì vào cuối năm 1974, Bộ Chính Trị của Đảng Lao Động đã chấp thuận kế hoạch quân sự tại Miền Nam cho năm 1975 là chỉ tấn công những mục tiêu lẻ tẻ để chiếm đất dành dân, làm tiêu hao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với 10% vũ khí dự trữ và sang đến cuối năm 1976, khi có cuộc bầu cử Tổng Thống diễn ra tại Hoa Kỳ thì họ sẽ tổng tấn công để chiếm Miền Nam.

Trong những phiên họp nầy, đại diện của Trung Ương Cục Miền Nam đã đưa ra đề nghị tấn công và chiếm đóng Tỉnh Phước Long nhắm vào hai mục đích: Về quân sự, khi tấn công Phước Long thì việt cộng sẽ chiếm được 5 tiền đồn quan trọng, sẽ thiết lập con đường chiến lược cho các chiến xa, cơ giới, trọng pháo, xe chở nhiên liệu và binh sĩ từ vùng phi quân sự di chuyển thẳng xuống miền Đông Nam Phần tức lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật của Việt Nam Cộng Hòa một cách dễ dàng. Cuộc tấn công nầy sẽ cầm chân các đơn vị Tổng Trừ Bị của Việt Nam Cộng Hòa và do đó sẽ không còn quân để tiếp viện cho những chiến trường khác. Về phương diện chính trị, nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để mất Tỉnh Phước Long thì ông sẽ mất rất nhiều uy tín tại Miền Nam vì đã không bảo vệ được lập trường cứng rắn ‘’4 không’’  của ông và quan trọng hơn cả là để xem Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào khi cộng sản lần đầu tiên chiếm được một Tỉnh tại Miền Nam Việt Nam, nhất là sau khi Tổng Thống Richard Nixon phải từ chức vì vụ Watergate và Tổng Thống Gerald Ford lên thay thế.

Đề nghị của Phạm Hùng và Trần văn Trà ban đầu đã không được các cấp lãnh đạo trong quân đội Bắc Việt ủng hộ và một trong những người chống đối mạnh nhất lại chính là Thượng Tướng Văn tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội nhân dân Bắc Việt. Lý do mà lúc đầu Tướng Văn tiến Dũng đã kịch liệt chống lại Trung Ương Cục Miền Nam là vì chính Bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt của Văn tiến Dũng đã soạn thảo một kế hoạch quân sự cho năm 1975 tại Miền Nam rồi và kế hoạch nầy đã được các cấp lãnh đạo của đảng chấp thuận, do đó mà Bộ Tham Mưu của ông ta không muốn phải sửa đổi lại kế hoạch nầy để soạn một kế hoạch mới cho cấp dưới tức là Trung Ương Cục Miền Nam đề nghị.

Chính Lê đức Thọ, nhân vật số 2 trong Bộ Chính Trị của Đảng Lao Động cũng chống lại kế hoạch nầy. Lê đức Thọ đã nói với Phạm Hùng và Trần văn Trà một cách rất ngoại giao rằng: Các tài nguyên nhân sự, vũ khí và trang bị cần phải được bảo tồn để dành cho cuộc tổng tấn công tối hậu (được dự liệu vào năm 1976) vì Liên Xô vẫn còn tiếp tục kiểm soát và hạn chế mọi vận chuyển về chiến cụ cho chúng ta. Tình hình ở ngoại quốc rất là phức tạp, do đó chúng ta phải giới hạn các hoạt động quân sự trong năm 1975 (ghi chú: Lark Dougan, David Fulghum: The Vietnam Experience: The Fall of the Suoth, Boston Publishing Company, 1985, trang 16)



Каталог: groups -> 3849536 -> 989380657 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> VIỆt nam cộng hòA 10 ngày cuối cùNG
3849536 -> Van. Phong. Lien. Doi. Xa. Hoi [B. E. S]
3849536 -> Hiểu thế nào về ‘Tội Tổ Tông’ ? Nguyễn Thùy Lời nói đầu

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương