VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI



tải về 1.13 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích1.13 Mb.
#32621
  1   2   3   4   5   6   7   8   9

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ NÔNG NGHIỆP

----------------

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ KINH TẾ XÃ HỘI

ĐẢM BẢO ANH NINH QUỐC PHÒNG ĐẢO TRẦN, HUYỆN CÔ TÔ

GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

CÔ TÔ, THÁNG 6 NĂM 2014

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC QUY HOẠCH

Đảo Trần thuộc xã Thanh Lân huyện Cô Tô. Đảo Trần có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ và là hòn đảo tiền tiêu của vùng Đông Bắc nước ta, là khu vực cửa khẩu quan trọng về giao lưu kinh tế với Trung Quốc, đồng thời Đảo Trần cũng là Đảo án ngữ trên đường hàng hải quốc tế Hải Phòng – Bắc Hải (cách Đảo Trần 30Km) và là lá chắn cho cảng quân sự Vạn Hoa (Đông Bắc Cái Bầu)… Đảo Trần nằm cách khu kinh tế mở Móng Cái khoảng 35Km theo đường chim bay và cảng trung chuyển nước sâu Vạn Gia khoảng 25km. Hơn thế nữa, Đảo Trần còn năm ở gần ngư trường lớn Đông Bắc, cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ khoảng 7 hải lý.

Đảo Trần đã được Nhà nước xếp trong danh sách là một trong 5 đảo Thanh niên của cả nước và là một trong 16 khu bảo tồn biển Việt Nam.

Theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2013 – 2020 thì định hướng xây dựng đảo Trần là: Thu hút thanh niên xung phong và các hộ gia đình trẻ ra xây dựng đảo để khai thác tiềm năng kinh tế biển, phát triển sản xuất kết hợp bảo vệ quốc phòng - an ninh vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ. Xây dựng đảo Trần thành đơn vị hành chính cấp xã.

Thực hiện Quyết định số 727-QĐ/TU ngày 09/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc “vận động thanh niên, nhân dân ra đảo Trần sinh sống để thành lập đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cô Tô”; tỉnh Quảng Ninh và Huyện Cô Tô đã và đang khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương trên, một số văn bản chủ yếu sau:

- Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XII - kỳ họp thứ 9 ngày 19 tháng 7 năm 2013 đã ra Nghị quyết số 100/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án thành lập xã Đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số 1217/UBND-NLN1 ngày 17/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh v/v triển khai quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng đảo Thanh niên.

- UBND Tỉnh đã ra Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 20/02/2014 phê duyệt Đề án tổng thể đưa dân ra đảo Trần sinh sống để thành lập đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cô Tô giai đoạn 2014-2017. Theo đó đảo Trần sẽ được xây dựng thành một xã hành chính mới, trực thuộc huyện Cô Tô. Mục tiêu đến năm 2015 đưa 30 hộ dân ra đảo Trần, từ năm 2016-2017 đưa 20 hộ. Tỉnh cũng ra nhiều văn bản để triển khai chủ trương thành lập xã đảo Trần như các văn bản.

- UBND Tỉnh đã ra Quyết định số 2979/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 về việc duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển dân cư đảo Trần, huyện Cô Tô; đã ra Quyết định số 1779/QĐ-UBND ngày 11/7/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 huyện Cô Tô.

- UBND huyện Cô Tô đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiêt xây dựng tỷ lệ 1/500 khu trung tâm hành chính và khu dân cư đảo Trần; phê duyệt Quy hoạch nông thôn mới xã Thanh Lân, trong đó có Đảo Trần



Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô ra nhiều văn bản phục vụ cho việc triển khai thành lập xã Đảo Trần gắn với việc đưa dân ra sinh sống ngoài đảo. Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu, bản đồ nào đánh giá tổng thể toàn bộ thực trạng xã đảo và đưa ra phương án phát triển kinh tế -xã hội và cơ sở hạ tầng khi đưa dân ra sinh sống trong một đơn vị hành chính cấp xã. Vì vậy việc triển khai xây dựng “Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng anh ninh Đảo Trần, huyện Cô Tô giai đoạn 2014 - 2020” là một việc hết sức cần thiết.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

  1. Mục tiêu:

    1. Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh Đảo Trần phục vụ cho việc thành lập xã đảo mới và thực hiện các chủ trương của Chính phủ về xây dựng đảo Thanh niên, xây dựng khu bảo tồn biển Việt Nam, góp phần giữ vững biển đảo của Tổ quốc.

    2. Trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện đặc thù của xã đảo, tuyển chọn 50 hộ dân ra sinh sống lâu dài trên đảo và tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để đảo Trần trở thành nơi trú tránh tầu thuyền, phát triển nghề đánh bắt xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển du lịch của khu vực biển Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh.

    3. Giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 120 lao động và gần 500 lao động thời vụ, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tái định cư trên đảo với phương châm “cuộc sống trên đảo tốt hơn nơi đi”.

  2. Nhiệm vụ quy hoạch:

    1. Bố trí, sắp xếp ổn định tại chỗ và tiếp nhận mới khoảng 50 hộ dân cư và gia đình thanh niên xung phong ra đảo lập nghiệp ổn định lâu dài, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 100 lao động và gần 400 lao động thời vụ.

    2. Trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện đặc thù của xã đảo, tập trung xác định phương hướng phát triển các ngành kinh tế như nuôi trồng và đánh bắt hải; tham gia dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển dịch vụ du lịch; phát triển nông, lâm nghiệp nhằm tạo việc làm và đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tái định cư trên đảo với phương châm “cuộc sống trên đảo tốt hơn nơi đi”;

    3. Quy hoạch các cụm/điểm dân cư, nhà ở cho nhân dân trên đảo, điện, nước sinh hoạt, đường giao thông, trụ sở xã, và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên đảo.

    4. Góp phần hoàn thành mục tiêu thành lập đơn vị hành chính xã đảo Trần thuộc huyện Cô Tô với việc tổ chức đưa dân ra đảo định cư sinh sống lâu dài, làm ăn, phát triển kinh tế tiến tới làm giầu trên đảo, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Phạm vi nghiên cứu

    • Phạm vi thời gian: Số liệu để đánh giá thực trạng năm 2013; phân tích dự báo, bố trí quy hoạch theo các giai đoạn 2014 - 2020.

    • Phạm vi không gian: Nghiên cứu, khảo sát trên phạm vi ranh giới Đảo Trần.

2. Đối tượng nghiên cứu và tiếp cận:

Đối tượng nghiên cứu chính được xác định trong dự án này bao gồm:



    • Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh và các vùng ảnh hưởng trong nước và quốc tế.

    • Các chính sách của Trung ương, của tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô liên quan đến Đảo Trần.

IV. THỜI GIAN XÂY DỰNG DỰ ÁN: Từ tháng 5 đến 15/7 năm 2014
V. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG DỰ ÁN

        1. Phương pháp thu thập số liệu:

  • Thu thập các số liệu, tài liệu, bản đồ liên quan Đảo Trần tại các Sở ban ngành của tỉnh Quảng Ninh, tại huyện Cô Tô và xã Thanh Lân

  • Điều tra thực địa.

        1. Kỹ thuật, công cụ xử lý số liệu

    • Sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng để làm sạch số liệu và để phân tích thống kê suy luận (SPSS, EXCEL...);

    • Sử dụng phương pháp phân tích so sánh mạnh yếu SWOT (Strengths - Điểm mạnh, Weaknesses - Điểm yếu, Opportunities - Cơ hội và Threats - Thách thức)  để lựa chọn phương án;

    • Sử dụng phương pháp toán kinh tế.

        1. Phương pháp chuyên gia:

Tập hợp ý kiến của các chuyên gia bằng các hình thức:

  • Các tham vấn của các nhà quản lý và chuyên môn của các sở ban ngành thuộc tỉnh Quảng Ninh; của huyện Cô Tô và xã Thanh Lân.

  • Các cuộc hội thảo ở tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô.

VI. NHỮNG CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

  1. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

  2. Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

  3. Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2013 – 2020.

  4. Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

  5. Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020;

  6. Quyết định số 1217/UBND-NLN1 ngày 17/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh v/v triển khai quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án xây dựng đảo Thanh niên.

  7. Quyết định số 727-QĐ/TU ngày 09/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc “vận động thanh niên, nhân dân ra đảo Trần sinh sống để thành lập đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cô Tô”;

  8. Thông báo số 45/TB-UBND về ý kiến của Đ/c Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Đề án “Vận động thanh niên, nhân dân ra đảo Trần sinh sống để thành lập đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cô Tô”;

  9. Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2013 của hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XII - kỳ họp thứ 9 về việc thông qua Đề án thành lập xã Đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh;

  10. Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 20/02/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt Đề án tổng thể đưa dân ra đảo Trần sinh sống để thành lập đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cô Tô, giai đoạn 2014-2017;

  11. Quyết định số 2979/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển dân cư đảo Trần, huyện Cô Tô;

  12. Văn bản số 63 KH/TĐ-QN ngày 6 tháng 6 năm 2013 của BCH đoàn TNCS HCM tỉnh quảng ninh về việc Tổ chức tuyên truyền biển đảo và phát động vận động xây dựng Đảo Trần – Đảo Thanh niên tại Quảng Ninh

Và các văn bản tài liệu, dự án của tỉnh Quảng Ninh, huyện Cô Tô, xã Thanh Lân liên quan đến Đảo Trần.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐẢO TRẦN


        1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

  1. Vị trí địa lý, kinh tế, môi trường và An ninh quốc phòng.

Đảo Trần thuộc xã Thanh Lân huyện Cô Tô, có tọa độ địa lý tại điểm cao nhất đảo (186m) là: 107057’32” kinh độ Đông, 21014’16” vĩ độ Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của đảo là 443,8 ha.

Đảo Trần có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ và là hòn đảo tiền tiêu của vùng Đông Bắc nước ta, là khu vực cửa khẩu quan trọng về giao lưu kinh tế với Trung Quốc, đồng thời Đảo Trần cũng là Đảo án ngữ trên đường hàng hải quốc tế Hải Phòng – Bắc Hải (cách Đảo Trần 30Km) và là lá chắn cho cảng quân sự Vạn Hoa (Đông Bắc Cái Bầu)… Đảo Trần nằm cách khu kinh tế mở Móng Cái khoảng 35Km theo đường chim bay và cảng trung chuyển nước sâu Vạn Gia khoảng 25km. Hơn thế nữa, Đảo Trần còn năm ở gần ngư trường lớn Đông Bắc, cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ khoảng 7 hải lý.

Ngư trường khai thác thủy hải sản xung quanh đảo Trần có nhiều tiềm năng. Hiện nay có nhiều tầu, thuyền của ngư dân trong vùng lân cận như Hải Hà, Đâmg Hà, Móng Cái, Tiên Yên và các địa phương khác trong và ngoài tỉnh thường xuyên đến đây khai thác, đánh bắt hải sản và trú ngụ, tránh gió bão.

Trên đảo hiện có 4 lực lượng chính: Tiểu đoàn đảo Trần, Trạm Hải quân 480, Đồn Biên phòng và Trạm Hải đăng đảo Trần. Ngoài ra chỉ có 1 hộ gia đình sinh sống.

Đảo Trần đã được Nhà nước xếp trong danh sách là một trong 5 đảo Thanh niên của cả nước và là một trong 16 khu bảo tồn biển Việt Nam.

Việc có dân dịnh cư sinh sống tại đảo là rất cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu sinh kế vừa góp phần cùng các lực lượng vũ trang trên đảo giữ gìn, bảo vệ biển đảo, chủ quyền quốc gia.



  1. Điều kiện khí hậu.

Khí hậu trên đảo mang tính nhiệt đới gió mùa và khí hậu đại dương và chịu ảnh hưởng mạnh của của gió mùa đông bắc.

Nhiệt độ trung bình năm dao động xung quanh 22 - 230C; mùa nóng cũng là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 – 280C,; mùa lạnh cũng là mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 15 – 200C. Như vậy, trên đảo mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm hơn đất liền.

Lượng mưa bình quân năm từ 1.700 – 1.900mm, tuy nhiên phân bố không đều: Mùa mưa tập trung đến 85 – 90% lượng mưa cả năm.

Các hiện thời tiết đặc biệt: Trung bình 2,2 cơn bão/năm, thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 9; hàng năm có có từ 15 – 30 ngày có sương mù, 30 - 40 ngày có dông.

Nhìn chung, các yếu tố khí hậu của đảo Trần đảm bảo các điều kiện cho người dân sinh sống và thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên, những tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết bất thường không theo quy luật sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt đến đảo. Vì vậy, ở từng lĩnh vực đòi hỏi phải có biện pháp thiết thực ứng phó với những hệ quả mà biến đổi khí hậu gây ra.


  1. Tài nguyên đất đai.

3.1. Địa hình:

Địa hình đảo Trần thuộc kiểu đảo núi – đồi sót nguồn gốc lục địa, bóc mòn. Tuy là đảo nhỏ, nhưng đảo Trần bị chia cắt ngang khá mạnh bởi hệ thống thung lũng, mảng trũng cấp I và cấp II. Phần giữa đảo là dãy núi chính với vài đỉnh cao trên 150 m. Từ dãy núi chính phân ra các nhánh Đông Bắc, Đông Nam. Ở phía Đông đảo địa hình tương đối phức tạp, dốc và chia cắt. Ngược lại phía Tây địa hình đơn giản hơn, núi không phân nhánh và thấp dần xuống địa hình đồi bị phân cách. Địa hình đường bờ quanh đảo tương đối hiểm trở, phổ biến là các vách dốc. Có 2 vị trí có thể xây dựng được cầu cảng và âu tầu tại phía Tây và phía Nam của đảo.



3.2. Thổ nhưỡng:

Kết quả điều tra, phân loại, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/5.000 đã xác định được 4 nhóm đất, 6 đơn vị đất (Bảng 1).

Mỗi nhóm đất có đặc điểm và tính chất riêng ảnh hưởng tới chế độ canh tác và bố trí các loại cây trồng. Đánh giá tính chất lý hóa học của đất là cơ sở khoa học để đề xuất bố trí các loại cây trồng phù hợp với từng loại đất.

Tính chất lý hóa học của các loại đất như sau:



a. Đất cát

Nhóm đất cát có diện tích 16,26 ha, chiếm 3,66% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống suối ở trên đảo và biển.

Nhóm đất cát có hai loại đất chính là

- Bãi cát ven sông, ven biển (Cb):

Diện tích 14,48 ha, chiếm 3,26% diện tích tự nhiên. Phân bố ở vùng ven mặt nước biển của đảo.

Phẫu diện cũng có dạng thô sơ chưa phân hoá. Thường ở địa hình thấp thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, sóng biển.

- Đất cồn cát trắng vàng

Diện tích 1,79 ha chiếm 0,4% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các đỏ nhỏ xung quanh đảo. Hình thái phẫu diện đồng nhất, chủ yếu thành phần cơ giới và cát, ở địa hình cao tạo thành những cồn cát nhô lên.

Về tính chất lý hoá học, đất có phản ứng chua (pHKCl: 4,40-4,50 ở tầng đất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Đạm lân, kali tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo. Dung tích hấp thu (CEC) thấp: 4,50mg/100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, cát vật lý > 96%.

Hiện trạng loại đất này chủ yếu là cát và cây bụi.



Bảng 1. Phân loại đất Đảo Trần - huyện Cô Tô

STT

Tên đất Việt Nam

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I

Đất cát

C

16,26

3,66

1

Bãi cát ven sông, ven biển

Cb

14,48

3,26

2

Đất cồn cát trắng vàng

Cc

1,79

0,40

II

Đất mặn

M

8,68

1,96

3

Đất mặn sú vẹt đước

Mm

1,18

0,27

4

Đất mặn trung bình

M

7,50

1,69

III

Đất đỏ vàng

F

270,08

60,86

5

Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

270,08

60,86

IV

Đất thung lũng

D

9,50

2,14

6

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

9,50

2,14

Tổng diện tích đất

304,53

68,62

Núi đá

2,16

0,49

Đất khác (đất quốc phòng bao gồm cả đất NN do quốc phòng quản lý, đất giao thông, mặt nước chuyên dùng)

137,11

30,89

Tổng DT tự nhiên

443,80

100,00

b. Đất mặn

Nhóm đất này có diện tích 8,68 ha, chiếm 1,96% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ ở vùng cửa suối đổ ra biển, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều và bị xâm nhập mặn do nước biển theo suối đi vào đất liền.

Dưới nhóm này, có 2 loại đất là:

- Đất mặn sú vẹt đước (Mm)

Có diện tích 1,18 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên. Phân bố tại khu vực bãi rừng ngập mặn ven đảo.

Đặc tính lý hoá học của loại đất này như sau:

Phản ứng của đất trung tính ít chua: pHKCl 5,80 ở tầng đất mặt. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số khá (chất hữu cơ tầng mặt 1,35%; đạm tầng mặt 0,12%). Càng xuống sâu các tầng dưới hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số tăng dần. Lân tổng số giàu (0,11% ở tầng mặt), song lân dễ tiêu lại nghèo (5,01mg/100g đất ở tầng đất mặt). Kali tổng số và dễ tiêu rất giàu tương ứng là 1,55% và 51,5mg/100g đất ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu có xu hướng tăng lên. Lượng các cation kiềm trao đổi trung bình, tỷ lệ Ca++/Mg++ <1 chứng tỏ Magiê trao đổi chiếm ưu thế hơn so với Canxi. Dung tích hấp thụ khá đạt 12,97 meq/100g đất ở tầng mặt. Hàm lượng Cl- cao (0,23%) ở tầng mặt và tăng dần ở các tầng sâu, SO42- thấp ở tầng mặt (0,08%). Thành phần cơ nặng, tỷ lệ sét vật lý tầng mặt đạt >50%.

Hiện trạng đất này là rừng ngập mặn và khu nuôi vịt của doanh trại quân đội.

- Đất mặn trung bình (M)

Có diện tích 7,5 ha, chiếm 1,69% diện tích tự nhiên. Phân bố ven suối gần biển và chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, nước biển dâng theo suối xâm nhập vào đất.

Về tính chất lý hóa học, đất có phản ứng trung tính, ít chua pHKCl > 5,8 ở các tầng đất. Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt khá (2,2%), xuống các tầng dưới hàm lượng chất hữu cơ giảm dần. Đạm tổng số ở tầng đất mặt khá (0,18%), càng xuống sâu các tầng dưới đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số giàu (0,122% ở tầng đất mặt), song lân dễ tiêu lại ở mức độ trung bình (9,2 mg/100g đất ở tầng đất mặt). Lượng các cation kiềm trao đổi trung bình >11 meq/100g đất, trong đó canxi trao đổi chiếm ưu thế hơn so với magiê. Dung tích hấp thu (CEC) cao 21,2 meq/100g đất ở tầng mặt. Hàm lượng Cl- 0,14% và SO42- 0,04% ở tầng mặt. Thành phần cơ giới thịt trung bình.

Hiện trạng sử dụng chủ yếu là đồng cỏ tự nhiên.



c. Đất đỏ vàng

Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên đảo với 270,08 ha, chiếm 60,86% tổng diện tích tự nhiên của đảo. Phân bố ở địa hình đồi núi, có độ dốc lớn.

Dưới nhóm có một loại đất là đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):

Tính chất lý hóa học cơ bản của loại đất này như sau: Các tầng đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ cấp hạt cát chiếm 67,16-74,22%, cấp hạt sét 17,98-24,41%. Còn lại là cấp hạt limon. Phản ứng ở các tầng đều chua pHKCL 4,76 - 4,63. Tổng các cation kim loại kiềm và kiềm thổ đều nghèo (<4meq/100g đất). Dung tích hấp thu (CEC) thấp từ 5,33 - 7,05meq/100g đất. Hàm lượng mùn và đạm tổng số ở các tầng đều nghèo và rất nghèo (OM: 0,33 - 0,56%; N: 0,021 - 0,051%). Lân và kali tổng số ở các tầng đều nghèo (P2O5: 0,025 - 0,050 %; K2O: 0,08 - 0,011% ). Lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo (P2O5: 3,1 - 3,5mg/100g đất; K2O: 1,8 - 3,6 mg/100g đất).

Hiện trạng sử dụng để trồng rừng phòng hộ

d. Đất thung lũng

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ hình thành từ sản phẩm dốc tụ, rửa trôi xói mòn từ các sản phẩm phong hoá có thành phần cơ giới khá phức tạp ở những địa hình cao xung quanh. Thường phân bố ở địa hình thấp trũng giữa các dãy núi vì vậy thường có biểu hiện đặc tính glây mạnh ở độ sâu 0-50 cm.

Dưới nhóm này có một đơn vị là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, có diện tích 9,5 ha chiếm 2,14% diện tích tự nhiên.

Về tính chất lý hóa học, đất có phản ứng chua (pHKCl 4,35 – 4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6mg/100g đất. Kali tổng số trung bình; kali dễ tiêu khá. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thu (CEC) đạt trên 10lđl/100g đất. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình ở tầng mặt , xuống sâu các tầng dưới có thành phần cơ giới cát pha.

Loại đất này đang sử dụng trước đây được người Hoa sử dụng làm đất canh tác, hiện nay là các đồng cỏ tự nhiên, một số khu thuộc đất quốc phòng quản lý gần suối được cải tạo làm ao cá.



tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương