VIỆn môi trưỜng nông nghiệP



tải về 247.43 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích247.43 Kb.
#34105
  1   2   3   4
Biếu TK1-1 (IAE. Bảng 1. KQHĐ KH&CN. BCSK2017)

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NĂM 2016 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017



(Ban hành kèm theo Công văn số 2716/BNN-KHCN ngày 31tháng 3 năm 2017

của Bộ Nông nghiệp và PTNT)


TT số lượng BB&BC

TT

Tên bài báo

Đơn vị chủ trì, tác giả

Tóm tắt nội dung

Ghi chú




(1)

(2)

(3)

(4)

(5)




I

Bài báo công bố trong và ngoài nước, giải pháp,kiến nghị, ấn phẩm khoa học







Ghi rõ các bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế trong danh sách ISI, Scopus








1. Lãnh đạo Viện :
















Năm 2016: Lãnh đạo Viện










1

1.1

Nghiên cứu dự báo thay đổi năng suất lúa do tác động của biến đối khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng/Prediction of change in rice fields as affected by climate change in Mekong Delta and Red River Delta

Phạm Quang Hà



Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đồng bằng sông Hồng ( ĐBSH) được thực hiện tại 4 tỉnh ĐBSH: Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và 4 tỉnh ĐBSCL: Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Số liệu về năng suất tiềm năng của cây lúa vùng ĐBSH và ĐBSCL được tính toán bằng mô hình DSSAT theo các kịch bản BĐKH B1, B2 và A2 cho thấy: theo kịch bản của BĐKH co các năm 2020, 2030 và 2050, năng suất tiềm năng và theo canh tác thông thường ở cả hai vùng ĐBSCL và ĐBSH dự báo đều giảm khoảng 0,2-0,35 tấn/ha. Kịch bản phát thải càng cao thì năng suất lúa giảm càng mạnh. Năng suất lúa xuân ở ĐBSH có nguy cơ giảm mạnh hơn lúa mùa; ở ĐBSCL năng suất lúa xuân được dự báo giảm mạnh hơn vụ hè thu. Ở cả hai vùng, mức giảm năng suất canh tác thông thường khá cao, bình quân mức năng suất giảm 10% so với hiện nay.

Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2.Cần Thơ, ngày 11-12 tháng 8 năm 2016. Nxb. Nông nghiệp, tr.1180-1184.

2

1.2.

Nghiên cứu các biện pháp canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu qui mô cấp xã ở Bến Tre/Study on climate smart agriculture at commune level in Ben Tre province

Phạm Quang Hà, Bùi Thị Lan Hương, Mai Văn Trịnh, Đào Văn Thông, Lương Hữu Thành, Lê Ngọc Lan, Nora Guerten, Vũ Công Lân, Phạm Anh Hùng, Vương Thục Trân

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu các biện pháp canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khi hậu quy mô cấp xã tại Bến Tre. Bến Tre là một trong cách tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu ở nước ta. Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu đã được người dân thực hiện như: Thay đổi cơ cấu cây trồng, xử lý phế phụ phẩm, lựa chọn giống ngắn ngày, giống chịu mặn. Hiện nay người dân gặp khí khăn khi giá cả các sản phẩm nông nghiệp không ổn định và thiếu cơ chế tín dụng hợp lý ở đầu kỳ sản xuất và bao tiêu sản phẩm ở vụ thu hoạch. Tại các xã nghiên cứu, cây lúa không còn là đối tượng duy nhất được người dân chú trọng, nhiều nơi đã phát triển cây ăn quả, kết hợp trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 10(71)/2016, tr. 41-45


3

1.3.

Khoảng trống chính sách và giải pháp trong triển khai hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp/ Policy gap analysis and integated solutions for implementing options of GHG reduction in agriculture

Trần Văn Thể

Sản xuất nông nghiệp vừa bị tác động nặng nề của biến đối khí hậu (BĐKH), vừa là ngành gây phát thải khí nhà kính (KNK) lớn chiếm 33,21% tổng lượng phát thải KNK quốc gia). Trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, các chính sách về BĐKH nói chung và trong nông nghiệp nói riêng có sự chuyển biến mạnh sang giai đoạn mới từ 2011-2015 sang 2016-2020, đầu tư trong nước và hỗ trợ quốc tế cho BĐKH có nhiều thay đổi. Kết quả nghiên cứu đã phân tích và xác định được 6 khoảng trống trong ban hành và thực tế triển khai chính sách tại địa phương. Kết quả nghiên cứu đề xuất các chính sách trọng tâm hỗ trợ cho giảm phát thải KNK nông nghiệp cần tập trung vào (i) Điều chỉnh, bổ sung mục tiêu giảm phát thải KNK trong xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển ngành; (ii) Tăng cường cơ chế phối hợp, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và triển khai các hoạt động giảm phát thải KNK; (iii) Thúc đẩy cơ chế tài chính, tìm kiếm và đa dạng nguồn tài chính cho các hoạt động giảm phát thải KNK; (iv) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và giải pháp kỹ thuật về giảm phát thải KNK; (v) Tiếp tục tăng cường năng lực pháp lý, thông tin tuyên truyền về giảm phát thải KNK; và (vi) Cải tiến cơ sở hạ tầng, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ dồng bộ các giải pháp canh tác giảm phát thải KNK.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 10 (71)/2016, tr. 87-91


4

1.4

Lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong phát triển ngành trồng trọt/Integration of climate change adaption and mitigation measures into the development of crop production

Trần Văn Thể, Đặng Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Hồng Dung, Mai Văn Trịnh, Nguyễn Đức Hiếu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây tác động tiêu cực đến sản xuất trồng trọt và sinh kế nông dân. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và thực hiện nhiều chính sách, chương trình và dự án để ứng phó với BĐKH ngành trồng trọt nhưng còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí và cách thức tổ chức thực hiện. Bài báo này đã sử dụng phương pháp tiếp cận khác nhau (tiếp cận hệ thống, có sự tham gia, đa ngành, tích hợp) và kế thừa các kết quả nghiên cứu hiện có, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp, làm việc nhóm để đánh giá hiện trạng triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH và đề xuất giải pháp tích hợp thích ứng và giảm nhẹ phát thải KNK trong ứng phó với BĐKH đối với lĩnh vực trồng trọt. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù Bộ Nông nghiệp & PTNT và các địa phương đã có nhiều nỗ lực và ưu tiên cho ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011 - 2015 nhưng kết quả đạt được còn hạn chế và chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra và cần phải tiếp tục tăng cường cho giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ, trong đó tập trung vào sử dụng tối ưu hệ thống canh tác lúa, tăng cường các mô hình canh tác tổng hợp, liên kết trồng trọt với các lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường, phát triển các giống cây trồng mới có khả năng thích ứng cao với các hiện tượng thời tiết cực đoan, đa dạng hệ thống cây trồng, cải thiên quy trình kỹ thuật canh tác đối với các vùng dễ bị tổn thương, sản xuất cây trồng phát thải thấp và tăng cường các hoạt động xử lý và tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt.

Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2.Cần Thơ, ngày 11-12 tháng 8 năm 2016. Nxb. Nông nghiệp, tr.1185-1190

5

1.5

Urea-Agrotain và phát thải khí nhà kính


Nguyễn Văn Bộ, Mai Văn Trịnh, Bùi Thị Phương Loan, Lê Quốc Thanh, Phạm Anh Cường, Nguyễn Lê Trang



Việt Nam năm 2015 gieo trồng 7.835 ngàn ha lúa, chiếm 52,86% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước. Để đảm bảo năng suất, nông dân đã sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón các loại, trong đó có 2,2 triệu tấn phân urea, chưa kể lượng phân đạm lớn chứa trong DAP và NPK các loại. Do hiệu quả sử dụng phân đạm thấp, xung quanh 45-50% nên một phần không nhỏ phân đạm bị mất dưới dạng NH3 và các oxyt nitơ, trong đó có N20 một loại khí nhà kính nguy hiểm, có hệ số ấm lên toàn cầu gấp 298 lần so với C02.

Các thí nghiệm sử dụng urea 46A+ (Golden –N® hoặc Đạm vàng,c ó thể tiết kiệm được ít nhất 30% phân đạm với hầu hết các loại cây trồng. Dựa trên giả thuyết là Agrotain có thể làm giảm quá trình thủy phân urea, qua đó cũng có thể giảm phát thải N20, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của urea 46A+ đến phát thải trên ruộng lúa tại tỉnh Nam Định trong vụ mùa 2014 và vụ xuân 2015. Kết quả cho thấy, sử dụng urea hóa học Agrotain có thể giảm được 1,4-31,4% CH4 và 6,2-42,7% lượng phát thải N20 trong phạm vi thí nghiệm.




Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2.Cần Thơ, ngày 11-12 tháng 8 năm 2016. Nxb. Nông nghiệp, tr. 80-87







Sổ tay hướng dẫn đo phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa

Mai Văn Trịnh (chủ biên), Bùi Thị Phương Loan, Vũ Dương Quỳnh, Cao Văn Phụng,Trần Kim Tính, Phạm Quang Hà, Nguyễn Hồng Sơn, Trần Văn Thể, Bjoern Ole Sander , Trần Tú Anh, Trần Thu Hà, Hoàng Trọng Nghĩa và Võ Thị Bạch Thương

Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính (KNK) năm 2014 của Việt Nam cho thấy lượng KNK trong sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 88,3 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm tỷ lệ 33,2% trong tổng lượng phát thải KNK Quốc Gia, trong đó canh tác lúa nước phát thải 44,8 triệu tấn CO2 tương đương/năm, chiếm 51% tổng lượng phát thải của ngành nông nghiệp (MONRE, 2014). Do vậy, tính toán phát thải KNK từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xác định cơ cấu phát thải và đề xuất các biện pháp giảm phát thải KNK.

Hiện nay, hầu hết các hoạt động đo đạc, kiểm kê KNK ngành nông nghiệp vẫn còn dựa chủ yếu vào hướng dẫn từ các tài liệu tham khảo nước ngoài, chưa có hướng dẫn chính thức của cơ quan quản lý ngành về phương pháp đo đạc và tính toán. Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu cũng như cán bộ thực hiện công tác đo đạc KNK gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.

Do đó cuốn Sổ tay này sẽ trình bày kết quả chuẩn hóa phương pháp lấy mẫu, dụng cụ lấy mẫu, phân tích, tính toán phát thải KNK, là tài liệu tham khảo kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, và nhà quản lý liên quan đến hoạt động đo đạc, tính toán và kiểm kê phát thải KNK trong canh tác lúa. Từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống Đo đạc, Báo cáo và Thẩm định (MRV), hỗ trợ thực hiện kiểm kê quốc gia và xây dựng các hoạt động giảm nhẹ phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) của Việt Nam.


Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, 2016







Năm 2017: Lãnh đạo Viện










6

1.6

Nghiên cứu hiệu suất sử dụng phân đạm của lúa, ngô, cải mơ trong một số hệ thống thâm canh tại Việt nam theo phương pháp đồng vị bền N15

Vũ Đình Tuấn, Phạm Quang Hà




Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ISSN 1859-4581. số 2/2017, tr. 39 - 44

7

1.7

Effect of organic, inorganic and slow-release urea fertilisers on CH4 and N2O emissions from rice paddy fields

Mai Van Trinh, Bui Thi Phuong Loan, Vu Duong Quynh, Mehreteab Tesfai, Andrew Borrell, Udaya Sekhar Nagothu, Le Quoc Thanh

Vietnam is one of the world’s top two rice exporting countries. However, rice cultivation is the primary source of agriculture’s greenhouse gas (GHG) emissions in Vietnam. In particular, strategies are required to reduce GHG emissions associated with the application of organic and inorganic fertilisers. The objective of this study was to assess the effects of various combinations of biochar (BIOC), compost (COMP) and slow-release urea (SRU) on methane (CH4) and nitrous oxide (N2O) emissions. In total, 1170 gas samples were collected from closed gas chambers in rice paddies at Thinh Long commune and Rang Dong farm in northern Vietnam between June and October 2014. The gas samples were analysed for CH4-C and N2O-N fluxes using gas chromatography. The application of BIOC alone resulted in the lowest CH4 emissions (4.8–59 mg C m−2 h−1) and lowest N2O emissions (0.15–0.26 µg N m−2 h−1). The combined application of nitrogen–phosphorus–potassium (NPK) + COMP emitted the highest CH4 (14–72 mg C m−2h−1), while ½NPK + BIOC emitted the highest N2O (1.03 µg N m−2 h−1 in the TL commune), but it was the second lowest (0.495 µg N m−2 h−1) in the RD farm. Green urea and orange urea reduced N2O emissions significantly (p < 0.05) compared to white urea, but no significant differences were observed with respect to CH4 emissions. SRU fertilisers and BIOC alone measured the lowest greenhouse gas intensity, i.e. <2.5 and 3 kg CO2 eq. kg−1 rice grain, respectively. Based on these results, application of fertilisers in the form of BIOC and/or orange or green urea could be a viable option to reduce both CH4 and N2O emissions from rice paddy soils

Paddy Water Environ (2016)

DOI: 10.1007/s10333-016-0551-1



8

1.8

Finding solutions for the problem of environmental protection in the conditions of the maintain economic growth in Vietnam

Pham Quang Ha, Trần Viết Cường, Bùi Văn Hạt




International Conference on Environmental management & Sustainable Development, p. 12, 2017







Mapping rice greenhouse gas emissions in the Red River Delta, Vietnam

Nathan Torbick, William Salas, Diya Chowdhury, Peter Ingraham & Mai Trinh (2017):

Rice greenhouse gas (GHG) emissions in the Red River Delta, Vietnam were mapped using multiscale satellite imagery and a processed-based biogeochemical model. Multiscale Synthetic Aperture Radar (SAR) and optical imagery were fed into a randomforest classifier using field observations and surveys as training data to map rice extent. Time series analysis then generated geospatial information on crop calendar, hydroperiod, and cropping intensity to use as parameterize for the DeNitrification-DeComposition (DNDC) model to estimate emissions. Results show 2015 rice extent of 583,470ha with total harvested area of 1,078,783ha and total methane emissions for the Delta at 345.4 million kgCH4-C equivalent to 11.5 million tonnes CO2e (carbon dioxide equivalent). Satellite remote sensing was able to accurately map water management and improve model parameterization to understand the impacts of decisions such as irrigation practices, changes in GHG emissions, and mitigation initiatives. The approach described in this research provides a framework for using open access SAR to derive maps of rice and landscape characteristics to drive process models like DNDC. These types of tools and approaches will support the next generation of Monitoring, Reporting, and Verification (MRV) efforts to combat climate change and support robust and transparent policy decisions.


Carbon Management, DOI: 10.1080/17583004.2016.1275816







2.Bộ Môn An toàn và Đa dạng sinh học










9

2.1

Đặc điểm sinh sản và khả năng nảy mầm từ hạt của cây Bìm Bôi (Merremia boisiana) và cây Bìm Hoa trắng ( Merrimia eberhardtii) tại Đà Nẵng/Reproductive characteristics and seed germination ability of Merrimia boisiana and Merrimia eberhardtii in Da Nang city


Đặng Thị Phương Lan, Nguyễn Nhân Đức, Nguyễn Huy Mạnh, Lê Thanh Tùng, Đặng Ngọc Phúc, Ngô Quang Huy, Cù Thị Thanh Phúc, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Tâm


Kết quả theo dõi đặc điểm sinh sản và khả năng tái sinh từ hạt của cây Bìm bôi (Merrimia boisiana) Bìm Hoa trắng (Merrimia eberhardtii) tại Đà Nẵng cho thấy, cây Bìm Hoa trắng sống ở khu vực có địa hình thấp, đất khô thường có hoa nở sớm hơn với các cây ở khu vực có địa hình thấp, đất tốt ẩm. Các chỉ tiêu sinh thực cũng thấp hơn so với cây Bìm Hoa trắng sống ở vùng đất ẩm: Số lượng cụm hoa chỉ đạt 14,5 cụm/m2; số hoa đơn đạt 27,8 hoa/cụm hoa; số hạt chắc /m2 đạt 642,8 hạt/m2, trong khi đó các chỉ tiêu sinh thực đạt cao nhất ở địa hình cao đất ẩm lần lượt là: 17,7 cụm/m2; 40,5 hoa/cụm hoa; và 1548,5 hạt chắc/m2. Đặc điểm sinh thực của cây Bìm bôi không có sự khác biệt giữa khu vực đất ẩm và đất khô. Số hạt chắc /m2 của cây Bìm bôi tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa chỉ đạt lần lượt trên các địa hình khô ẩm là 1101,6-1150,9 hạt/m2, thấp hơn so với cây Bìm bôi mọc ở bảo tồn thiên nhiên bán đào Sơn Trà tương ứng với địa hình khô, ẩm là 1269,2-1385,5 hạt/m2. Tỷ lệ nảy mầm của Bìm Hoa vàng và Bìm Hoa trắng đạt thấp, lần lượt là 3,67% và 6%, nhưng mật độ cây con/m2 lại lớn đã cho thấy sự thích nghi vượt đến khả năng tái sinh từ hạt vẫn chiếm ưu thế trong môi trường thực tế.


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 9 (70)/2016, tr. 78-82









3. Bộ môn Hóa môi trường







Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 12; tr. 1956-1963

10

3.1

Ảnh hưởng của hàm lượng Cd trong đất đến khả năng tích lũy Cadimi (Cd) trong rau cải mơ trên đất phù sa sông Hồng/Effect of Cadmium concentration on Cadmium residues in mustard greens in fluvisoils of Red river

Hà Mạnh Thắng, Phạm Quang Hà

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cd tồn dư trong đất ở các mức lây nhiễm (1,05 mg/kg- 4,6 mg/kg đất được thực hiện bằng các thí nghiệm trong nhà lưới nhằm đánh giá những ảnh hưởng của Cd trong đất đến sinh trưởng và phát triển của rau cải mơ cũng như sự tích lũy của Cd trong rau trên đất phù sa sông Hồng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng Cd trong đất tăng tác động làm tích lũy Cd trong cải mơ tăng từ 0,008 mg Cd/kg rau tươi – 0,088 mg Cd/kg rau tươi ; mối tương quan giữa hàm lượng Cd trong đất và trong rau ở mức rất chặt (99%). Với hàm lượng Cd trong đất ở ngưỡng nghiên cứu thì chất lượng của rau cải mơ vẫn ở ngưỡng an toàn về Cd so với quy định của Bộ Y tế (< 0,2 mg Cd/kg rau tươi). Kết quả nghiên cứu được so sánh, đánh giá với những nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước cũng như cung cấp thêm cơ sở khoa học trong xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về Cd trong đất.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN 1859-1558, số 10 (71)/2016, tr. 63-66




11

3.2

Ảnh hưởng của thâm canh đến hàm lượng một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất tại Lâm Đồng.


Đỗ Thu Hà, Hà Mạnh Thắng, Lê Hồng Lịch, Phạm Quang Hà


Phân bón có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong việc thúc đẩy năng suất cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón bất hợp lý trong thâm canh nông nghiệp ở một số vùng trong cả nước đã làm thất thoát về mặt kinh tế và gây ô nhiễm môi trường đất. Bài viết này là một phần kết quả nhiệm vụ Quan trắc và phân tích môi trường đất tại Miền Trung và Tây Nguyên của Viện Môi trường Nông nghiệp được tiến hành tại tỉnh Lâm Đồng. Tại các vùng chuyên canh rau tỉnh, việc thâm canh cao từ 4 đến 8 vụ/năm đã gây đã áp lực cho đất sản xuất. Kết quả quan trắc cho thấy có mối tương quan chặt giữa lượng phân chuồng bón và hàm lượng hữu cơ trong đất thâm canh rau ở Lâm Đồng. Trong giai đoạn từ 2013-2015, chất hữu cơ trong đất có chiều hướng tăng. Ở hầu hết các điểm quan trắc, hàm lượng N và lân dễ tiêu trong đất khá cao và cũng có chiều hướng tăng. Một số điểm chuyên canh rau đã có biểu hiện của bón dư thừa phân đạm và lân, còn phân kali có xu hướng giảm. Do đó, cần bón cân đối các loại phân góp phần tiết kiệm cho nông dân, tăng hiệu quả phân bón và hạn chế ô nhiễm môi trường

Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2.Cần Thơ, ngày 11-12 tháng 8 năm 2016. Nxb. Nông nghiệp. Tr. 1114-1150

Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 247.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương