VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao số: 27



tải về 0.64 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.64 Mb.
#20861
  1   2   3   4   5   6   7   8

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TỐI CAO


Số: 27/BC-VKSTC-V8



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2013


BÁO CÁO

TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VIỆC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1. Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28/12/2012 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành các công việc sau đây:

- Ngay sau khi nhận được Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28/12/2012 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ngày 05/01/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-VKSTC tổ chức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân và triển khai Kế hoạch lấy ý kiến trong toàn Ngành một cách cụ thể, chặt chẽ, khoa học theo đúng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; ngày 05/2/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-VKSTC về việc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn Ngành góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

- Tổ chức quán triệt, phổ biến đến cán bộ, Kiểm sát viên, công chức, viên chức trong toàn Ngành về nội dung Chỉ thị của Bộ chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; yêu cầu các cấp kiểm sát quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia góp ý Hiến pháp; chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền của ngành Kiểm sát mở chuyên trang, chuyên mục nhằm thu hút, đăng tải các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

- Lãnh đạo và tổ chức việc lấy ý kiến của cán bộ, Kiểm sát viên, công chức, viên chức trong toàn Ngành về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn, phòng ngừa những biểu hiện lệch lạc qua việc tổ chức lấy ý kiến trong Ngành.

- Thực hiện yêu cầu của Bộ Chính trị tại Công văn số 146-CV/TW ngày 22/02/2013 về việc tiếp tục tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Bộ Chính trị tới các cán bộ chủ chốt, kiểm sát viên và yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/12/2012 của Quốc hội, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Ngành trong năm 2013. Nhắc nhở cán bộ, kiểm sát viên đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyền truyền của Ngành chú trọng đăng tải các thông tin nhằm làm rõ quan điểm, cơ sở lý luận, thực tiễn của những nội dung trong Dự thảo Hiến pháp; tăng lượng các bài viết, thông tin đồng thuận và các bài tranh luận, phản bác lại những ý kiến lợi dụng việc góp ý để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

- Căn cứ Hướng dẫn số 239/HD-UBDTSDHP ngày 23/02/2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngày 01/3/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành hướng dẫn số 18/HD-VKSTC-V8 hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

- Thực hiện yêu cầu của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Công văn số 223/UBDTSDHP ngày 30/01/2013 về việc báo cáo định kỳ tình hình triển khai lấy ý kiến tham gia Dự thảo Hiến pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Công văn yêu cầu các đơn vị, Viện kiểm sát địa phương cập nhật báo cáo tình hình triển khai Hiến pháp ở Viện kiểm sát địa phương, đơn vị mình vào các ngày 8, 18, 28 hàng tháng để kịp thời báo cáo theo quy định. Định kỳ 10 ngày/ 1đợt, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp về tình hình triển khai lấy ý kiến trong ngành Kiểm sát theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 233/UBDTSĐHP.



2. Việc việc lấy ý kiến của cán bộ, Kiểm sát viên, công chức, viên chức trong toàn ngành Kiểm sát về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thực hiện thông qua các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự ở mỗi cấp, cụ thể như: 1) Ngày 28/02/2013, tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn Ngành nối điểm cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao với 65 điểm cầu ở Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Với cách thức tổ chức khoa học, Hội nghị đã thu nhận được nhiều ý kiến phát biểu, các ý kiến phát biểu sôi nổi, thắn thắn, trách nhiệm, đề xuất nhiều kiến nghị có cơ sở khoa học, xác đáng. Buổi chiều cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thảo luận tại địa phương, đơn vị mình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (việc thảo luận tại các đơn vị, Viện kiểm sát địa phương diễn ra sôi nổi, thu hút được nhiều ý kiến tham gia, các ý kiến phát biểu tâm huyết, có cơ sở lý luận và thực tiễn). Tổng hợp kết quả Hội nghị ngày 28/2/2013, toàn Ngành đã có 642 lượt ý kiến phát biểu góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. 2) Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm ở từng đơn vị, từng cấp Viện kiểm sát. 3) Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tập hợp, tổng hợp chung. 4) Góp ý thông qua các phương tiện thông tin, tuyên truyền của Ngành (Tạp chí kiểm sát, Báo bảo vệ pháp luật, Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

3. Việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ, Kiểm sát viên, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được triển khai khẩn trương, nghiêm túc, đúng tiến độ và hiệu quả; bảo đảm công khai, dân chủ, bám sát Nghị quyết Trung ương II, Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Kế hoạch của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng như ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân.

Các ý kiến tham gia góp ý tâm huyết, chất lượng và tập trung vào những nội dung liên quan đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước; vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, chính quyền địa phương, các thiết chế hiến định độc lập; quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; chế định trưng cầu ý dân; đặc biệt góp ý sâu vào các vấn đề liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân. 

4. Đến nay, đã có 834 Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp; 12.279 ý kiến của cán bộ, công chức, kiểm sát viên góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; 02 lượt ý kiến tham gia bằng văn bản, hòm thư điện tử gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Toàn Ngành Kiểm sát nhân dân đã tổ chức 01 Hội nghị trực tuyến toàn Ngành; 93 hội nghị, hội thảo ở cấp đơn vị, Viện kiểm sát địa phương.



II. NHỮNG Ý KIẾN CHUNG VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

1. Về phạm vi, mức độ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Các ý kiến góp ý của các đơn vị và cá nhân đều tán thành với phạm vi, mức độ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, cho rằng phạm vi, mức độ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu phát kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay (13.113/13.113 ý kiến).

Hầu hết các ý kiến tán thành và đánh giá cao bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cho rằng Dự thảo lần này có nhiều điểm mới, vừa kế thừa được các nội dung của các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước. Dự thảo đã khẳng định và làm rõ hơn bản chất của chế độ ta về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân, trên cơ sở thể chế hóa những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng được nêu trong Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước (10.092/13.113 ý kiến).

2. Về tên gọi, bố cục của Hiến pháp

- Đề nghị tên gọi của Hiến pháp là “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013(116/13.113 ý kiến)

- Tán thành bố cục của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (11.905/13.113 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung, đẩy mạnh các thiết chế nhằm tăng cường sự kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cụ thể, đề nghị hiến định thiết chế Ủy ban nhà nước về phòng, chống tham nhũng (1.187/13.113 ý kiến); khôi phục chức năng của Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính, ban hành văn bản quy phạm hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh (12.767/13.113 ý kiến)



3. Về kỹ thuật lập hiến

- Kỹ thuật lập Hiến có nhiều tiến bộ, bố cục chặt chẽ, logic, bảo đảm tính khoa học và tính hiện đại (7.315/13.113 ý kiến).

- Sắp xếp, ghép các điều có nội dung trùng lặp (3.201/13.113 ý kiến).

- Sửa tất cả các điều có cụm từ “pháp luật bảo hộ”, thay bằng “Nhà nước bảo hộ”, bởi vì Nhà nước mới là chủ thể có trách nhiệm bảo hộ, còn pháp luật chỉ là một trong những công cụ để Nhà nước bảo hộ (1.112/13.113 ý kiến).

- Đề nghị thống nhất cách dùng từ: “theo Hiến pháp, pháp luật”, “theo quy định của pháp luật”, theo quy định của luật”, “do luật định”, “theo pháp luật”, “được quy định trong luật”, “luật định”; “nơi ở”, “chỗ ở”(1.252/13.113 ý kiến).


III. NHỮNG GÓP Ý CỤ THỂ
LỜI NÓI ĐẦU

Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 319 ý kiến góp ý (trong đó có 284 ý kiến ở cơ quan, tổ chức, 35 ý kiến của cá nhân).

+ Tán thành với lời nói đầu (0/319 ý kiến).

+ Không tán thành với lời nói đầu (0/319 ý kiến).

+ Đề nghị sửa đổi lời nói đầu (319/319 ý kiến).

Phần thứ hai: Những góp ý cụ thể

- Lời nói đầu còn dài, văn phong có chỗ còn trừu tượng, khó hiểu, đề nghị trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, bảo đảm văn phong pháp lý, bảo đảm tính khái quát cao, nêu bật được truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc (274/319 ý kiến).

- Đề nghị viết lại Lời nói đầu như sau:

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Xuất phát từ yêu cầu lịch sử và thể theo nguyện vọng của nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây dựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh(01/319 ý kiến).

- Đề nghị bỏ đoạn 2 Lời nói đầu; thay cụm từ “mấy nghìn năm” bang cụm từ “hàng nghìn năm” (81/319 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung cụm từ “chống ngoại xâm” vào đoạn 1 của Loài nói đầu (19/319 ý kiến).

- Đề nghị bổ sung cụm từ “yêu nước” đặt sau từ “hun đúc nên truyền thống” (33/319 ý kiến).


CHƯƠNG I

CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Phần thứ nhất: Tổng quan, đánh giá chung

- Tổng số có 745 ý kiến góp ý về Chương I (trong đó có 720 ý kiến của cơ quan, tổ chức; 25 ý kiến của cá nhân).

- Các ý kiến góp ý tập trung vào Điều 1 (168/745 ý kiến); Điều 4 (444/745 ý kiến); Điều 9 (242/745 ý kiến); Điều 13 (137/745 ý kiến).

- Về tên Chương:

+ Tán thành với tên Chương, nội dung Chương (101/745 ý kiến)

+ Không tán thành với tên Chương, đề nghị đổi tên Chương (0/745 ý kiến)

- Đề nghị sửa tên Chương, nội dung Chương (3/745 ý kiến)

- Về nội dung, bố cục của Chương: Gộp Điều 1 với Điều 11; Gộp Điều 2 với Điều 12 (1/745 ý kiến); Gộp khoản 1 Điều 5 vào Điều 1; Điều 1 sẽ được viết lại như sau: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam” (1/745 ý kiến); Nhập Điều 6 vào Điều 2; nhập quy định về ngôn ngữ quốc gia ở khoản 3 Điều 5 vào Điều 13 để Điều 5 chỉ ghi nhận về bình đẳng dân tộc nhằm tăng tính chặt chẽ, logic, súc tích (10/745 ý kiến); Chuyển các quy định tại Điều 11, 12, 13 lên trước quy định về Mặt trận tổ quốc và các tổ chức để phù hợp về tính chất quan trọng (1/745 ý kiến); Chuyển Điều 13 và Điều 14 lên sau Điều 2 (01/745 ý kiến); Bỏ quy định tại Điều 9, Điều 10 để đảm bảo sự công bằng với các tổ chức chính trị - xã hội khác (3/745 ý kiến); Nhập quy định Điều 10 và 11 để tăng cường tính súc tích, hợp lý (10/745 ý kiến)

- Đề nghị bổ sung: Bổ sung 01 Điều quy định về Ngày Hiến pháp nhằm tôn vinh giá trị của Hiến pháp, khích lệ toàn dân bảo vệ Hiến pháp vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lợi ích của chính mình (30/745 ý kiến); Bổ sung một điều quy định Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phải tuyên thệ khi nhận chức (8/745 ý kiến); Bổ sung 1 Điều quy định về Đoàn thanh niên (4/745 ý kiến).

Phần thứ hai: Những góp ý về các điều, khoản cụ thể

Điều 1 (Có 168 ý kiến đóng góp, trong đó có 160 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 8 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều 1 (18/168 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/168 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: đổi tên nước là “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” như Hiến pháp 1946 cho phù hợp với tình hình hiện nay (15/168 ý kiến); chuyển cụm từ “dân chủ” sang Điều 2 để phù hợp với bản chất của Nhà nước ta, theo đó Điều 1 chỉ quy định về chủ quyền quốc gia của Nhà nước ta (01/168 ý kiến); Gộp Điều 1 và Điều 2 cho gọn, chỉ cần quy định “Nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN” là đủ (2/168 ý kiến); Bổ sung cụm từ “tự do” sau cụm từ “độc lập” (7/168 ý kiến); Đổi vị trí hai cụm từ “dân chủ, độc lập”, thành “độc lập, dân chủ” (99/168 ý kiến); Sửa theo hướng bao hàm hết cả lòng đất, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, phía trên, phía dưới vùng nước… phù hợp với Luật quốc tế về lãnh thổ quốc gia (26/168 ý kiến).


Điều 2 (Có 119 ý kiến đóng góp, trong đó có 116 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 3 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (43/119 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/119 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: quy định về “kiểm soát” việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng toàn bộ các nội dung quy định ở các điều sau đó chưa thể hiện rõ cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ quan (2/119 ý kiến);

+ Đoạn 1 sửa đổi như sau: “ Nhà nước… của nhân dân Việt Nam, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực…. trí thức Việt Nam” (10/119 ý kiến); Bổ sung cụm từ “mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam” vào cuối đoạn 1 để khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng (3/119 ý kiến); Bỏ cụm từ “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giải cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” vì nội dung đã bao hàm trong cụm từ “Nhà nước của nhân dân”. Mặt khác việc nhấn mạnh tính giai cấp trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp (11/119 ý kiến); Bỏ cụm từ “mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (26/119 ý kiến); Thay cụm từ “đội ngũ trí thức” bằng cụm từ “tầng lớp trí thức” để bao quát hơn (2/119 ý kiến)

+ Đoạn 2 thay cụm từ “các quyền lập pháp, hành pháp, từ pháp” bằng cụm từ “quyền lực nhà nước” để tăng cường tính khái quát vì Điều 122 đã bổ sung chế định kiểm toán là quyền độc lập với ba quyền quyền lập pháp, hành pháp, từ pháp (22/119 ý kiến)


Điều 3 (Có 78 ý kiến đóng góp, trong đó có 76 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 2 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (28/78 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/78 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: giữ nguyên quy định “Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân trong Hiến pháp hiện hành để khẳng định sự tôn nghiêm của quốc gia (17/78 ý kiến); Bổ sung cụm từ “xã hội” trước cụm từ “dân chủ” cho phù hợp với quy định Khoản 3 Điều 20 (4/78 ý kiến); Chuyển nội dung “mọi người có cuộc sống ấm no…toàn diện” vào Điều 21 vì không phù hợp quy định ở Chương về Chế độ chính trị (2/78 ý kiến); Bổ sung từ “bình đẳng” trước cụm từ “ấm no” (1/78 ý kiến); Bổ sung từ “tự do” trước cụm từ “ấm no” (27/78 ý kiến)


Điều 4 (Có 444 ý kiến đóng góp, trong đó có 429 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 15 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (35/444 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/444 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: không dùng ngôn ngữ của Điều lệ Đảng mà cần diễn đạt theo ngôn ngữ pháp lý (01/444 ý kiến); luật hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội và quy định rõ quyền thực hiện giám sát đối với tổ chức Đảng và đảng viên của Nhân dân (3/444 ý kiến); gộp nội dung Khoản 3 vào Khoản 2 cho ngắn gọn (18/444 ý kiến).

+ Khoản 1: sửa đổi như sau: “…là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội” nhằm khẳng định nước ta chỉ có 01 chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng và xã hội, chống các luận điệu xuyên tạc, phản động (121/444 ý kiến); Bỏ cụm từ “lao động” sau cụm từ “nhân dân” (16/444 ý kiến); Bỏ cụm từ “đồng thời là” và cụm từ “và của cả dân tộc Việt Nam”, để tránh trùng lặp, khẳng định tầm vóc của Đảng (72/444 ý kiến); Đề nghị bổ sung cụm từ “toàn diện” vào sau cụm từ “lãnh đạo” (5/444 ý kiến); viết gọn lại như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, trí thức và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (2/444 ý kiến).

+ Khoản 2: bỏ cụm từ “gắn bó mật thiết với nhân dân”, thêm cụm từ “và trước pháp luật” vào sau cụm từ “chịu trách nhiệm trước nhân dân” vì nội dung gắn bó mật thiết với nhân dân đã bao hàm tại Khoản 1, đồng thời tăng cường tính chịu trách nhiệm của Đảng trước pháp luật (47/444 ý kiến); bổ sung quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua Cương lĩnh chính trị, chủ trương, chính sách những chủ trương của Đảng cũng có ảnh hưởng tới nhân dân (65/444 ý kiến).

+ Khoản 3: sửa như sau “Vai trò lãnh đạo của Đảng được đảm bảo bằng pháp luật” để tạo cơ sở cho việc chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân (34/444 ý kiến); Bỏ từ “đảng viên” vì không cần thiết (1/444 ý kiến); Bổ sung cụm từ “và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam” vào cuối quy định Khoản 3 (1/444 ý kiến); quy định về sự Lãnh đạo của Đảng thành 01 Chương riêng thay vì chỉ có 01 Điều (1/444 ý kiến).
Điều 5 (Có 163 ý kiến đóng góp, trong đó có 159 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 4 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (5/163 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/163 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi:

+ Khoản 1: thêm từ “độc lập” trước từ “thống nhất” (10/163 ý kiến); Bỏ cụm từ “cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam” vì không bao quát người mang quốc tịch Việt Nam sống ở nước ngoài (5/163 ý kiến).

+ Khoản 2: sửa đổi như sau: “2. Các dân tộc bình đẳng,… và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phát triển” để thể hiện rõ nét hơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc trên lãnh thổ quốc gia (15/163 ý kiến); Đề nghị bỏ cụm từ “mọi hành vi” vì không cần thiết (4/163 ý kiến); giữ nguyên nội dung quy định Điều 5 Hiến pháp 1992 (10/163 ý kiến).

+ Khoản 3: thay cụm từ “tốt đẹp” bằng cụm từ “không trái pháp luật” (16/163 ý kiến); bổ sung cụm từ “chữ Việt” sau cụm từ “tiếng Việt” để bao hàm cả tiếng nói và chữ viết (3/163 ý kiến); bổ sung làm rõ việc lấy ngôn từ Hà Nội làm chuẩn. Nhà nước có biện pháp bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để tránh tình trạng lai căng, ngoại hóa ngôn từ tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (11/163 ý kiến).

+ Khoản 4: sửa đổi như sau: “4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc…” nhằm làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách dân tộc và thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN (01/163 ý kiến); bỏ cụm từ “tất cả” và cụm từ “thiểu số” vì không cần thiết, tăng cường tính bình đẳng giữa các dân tộc (77/163 ý kiến); thay cụm từ “tạo điều kiện” bằng cụm từ “Có trách nhiệm tạo điều kiện” để xác định rõ hơn trách nhiệm của nhà nước đối với sự phát triển của các dân tộc thiểu số (16/163 ý kiến).



Điều 6 (Có 85 ý kiến đóng góp, trong đó có 85 ý kiến của Cơ quan, tổ chức; 0 ý kiến của cá nhân)

- Tán thành với Điều (14/85 ý kiến)

- Không tán thành với Điều (0/85 ý kiến)

- Đề nghị sửa đổi: bổ sung chủ thể “người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài” vì hiện có hơn 4 triệu người thuộc đối tượng (5/85 ý kiến); Bổ sung vào cuối Điều như sau: “… thông qua các cơ quan khác của Nhà nước, thông qua các đại biểu do mình bầu ra” vì cần có quy định về hình thức dân chủ trực tiếp (39/85 ý kiến); Bổ sumg cụm từ “tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội” sau đoạn “thông qua các” để đảm bảo việc nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các tổ chức đó (1/85 ý kiến); thay cụm từ “và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” bằng cụm từ “và các cơ quan của Nhà nước” để tránh sự lặp từ (17/85 ý kiến); Nếu quy định HĐND trong Hiến pháp thì phải tổ chức HĐND cấp huyện (9/85 ý kiến)


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương