Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp


Cung cầu thịt và trứng trong nước



tải về 0.56 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.56 Mb.
#25200
1   2   3   4   5   6   7   8

Cung cầu thịt và trứng trong nước

Năm 2006, ngành chăn nuôi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn; giá sản phẩm chăn nuôi liên tục xuống thấp từ quý 2 (thấp hơn cả giá thành sản xuất), giá thức ăn chăn nuôi vẫn giữ ở mức cao, đặc biệt sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài tràn vào cạnh tranh với thị trường trong nước. Nhiều trang trại chăn nuôi lớn, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi lợn đang trong tình trạng lỗ nặng.

Từ đầu quý 4/2006 thịt gà ngoại nhập khẩu vào thị trường Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều, đặc biệt là thị trường TP.HCM với số lượng hơn 400 tấn/tháng (trước đó chỉ khoảng trung bình 100 tấn/tháng). Việc gia cầm ngoại chiếm gần 20% thị phần TP.HCM khiến người nuôi gia cầm công nghiệp và doanh nghiệp chế biến rất lo lắng. Thịt gà ngoại đa phần của Mỹ, Brazil và Argentina, trước chủ yếu bày bán ở các siêu thị, nhà hàng, nay đã bày nhiều ở các chợ lớn nhỏ trong thành phố. Theo tính toán của các chuyên gia thị trường, lấy mức trung bình 400 tấn/tháng thì mỗi ngày chừng 13 tấn đùi cánh đông lạnh được nhập khẩu. Trong khi đó theo Chi cục Thú y, hiện thị trường TP.HCM tiêu thụ mỗi ngày hơn 41,000 con gia cầm, tương đương 60 tấn. Như vậy, cánh, đùi gà nhập khẩu đã chiếm xấp xỉ 20% thị phần. Nhận định của Phòng Tổng hợp thuộc Chi cục Thú y TP.HCM, đây là mức tăng khá chóng mặt. Trước đó, khoảng tháng 5 năm 2006, thịt gà ngoại đông lạnh mới bắt đầu chia sẻ thị phần tại hai thị trường lớn nhất nước là TP.HCM và Hà Nội. Trong vòng 4 tháng (tính đến đầu tháng 9 năm 2006) trung bình mức nhập khẩu thịt gà chỉ khoảng 100 tấn/tháng – chiếm khoảng 3-5% thị phần.

Câu hỏi đặt ra là liệu trong thời gian tới, đặc biệt là khi Viêt Nam gia nhập WTO với rất nhiều mức thuế nhập khẩu được cắt giảm, thì liệu thịt gà Việt Nam có mất tiếp thị phần hay không? Phân tích của giới kinh doanh gia cầm cho thấy, có rất nhiều yếu tố để dự báo được điều này. Thực ra người tiêu dùng Việt Nam không thích ăn thịt gà đông lạnh, thậm chí cả gà ta nuôi công nghiệp vì thịt bở. Tuy nhiên khi bùng nổ cúm gia cầm cùng bệnh cúm ở người (H5N1) yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Trong khi đó đùi cánh gà ngoại nhập được Trung tâm Thú y vùng kiểm dịch đầu vào, Chi cục Thú y kiểm soát đầu ra. Vì vậy người tiêu dùng đã chấp nhận mà bằng chứng chính là sự tăng vọt lượng nhập khẩu như đã nói trên. Giá cả cũng là yếu tố song hành. Giá thịt gà ngoại nhập vào Việt Nam trung bình khoảng 11.000 Đồng/kg, cộng thuế nhập khẩu, chi phí hải quan kiểm dịch, VAT... khoảng 30% thì giá thành sẽ khoảng 20.000 – 24.000 Đồng/kg đùi, cánh gà. Giá bán ra đến tay người tiêu dùng trung bình khoảng 35.000 Đồng/kg, rẻ gần một nửa so với đùi gà ta (loại gà công nghiệp). Việc Việt Nam gia nhập WTO chỉ còn tính từng ngày. Khi đó thuế nhập khẩu các sản phẩm gia cầm của Mỹ và các nước trong WTO vào Việt Nam giảm thì việc gia cầm ngoại càng có thêm cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Tất nhiên người tiêu dùng được lợi nhưng người chăn nuôi và giới kinh doanh gia cầm nội có thể phải nhường bước cho nhà nhập khẩu.

Cùng với thịt gà nhập khẩu thì thị trường thịt bò hiện cũng được nhập khẩu với lượng đáng kể vào Việt Nam. Hiện mỗi năm, ngành chăn nuôi cung cấp cho thị trường khoảng 100.000 tấn thịt bò, đây là con số quá thấp so với nhu cầu. Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2005, nhập khẩu thịt bò từ Mỹ của Việt Nam đạt 1 triệu USD, cao gần gấp đôi so với năm 2003. Nếu thực hiện các quy định miễn, giảm thuế, rất có thể thịt bò Mỹ sẽ lấn chiếm đa phần thị phần thịt bò Việt Nam.

Tình hình nhập khẩu lậu gia cầm từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh biên giới trong năm 2006. Ở Việt Nam, phần lớn gia súc, gia cầm đều được giết mổ nhỏ lẻ tại chỗ nên lực lượng Thú y rất khó kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ. Chắc chắn cũng sẽ có một một lượng gia súc, gia cầm nhập lậu từ các tỉnh biên giới ồ ạt vào nước ta trong dịp này bởi thời gian trước Tết, giá gà Trung Quốc rất rẻ, chỉ khoảng 20,000 đồng/kg.

Càng gần Tết Nguyên đán thì nhu cầu về trứng gia cầm của người tiêu dùng càng tăng mạnh. Nhu cầu tăng càng làm cho tình hình nhập lậu trứng gia cầm từ Trung Quốc vào Việt Nam nhiều hơn. Hiện nay, trên thị trường nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều trứng nhập lậu từ Trung Quốc. Đây là loại trứng có mẫu mã đẹp, lòng đỏ to tròn nhưng có chứa hoá chất SR VI - một loại chất nhuộm mầu trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư. Loại phẩm màu này thường được dùng để trộn với bột ớt, tạo màu đỏ tươi.

Cũng trong thời điểm quý 4, tại khu vực phía Nam, trước những thông tin các mẫu thịt lợn xét nghiệm có tồn dư hóc môn kích thích tăng trưởng cho thấy tình trạng sử dụng chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi đang ở mức báo động, đe dọa trực tiếp sức khỏe của người tiêu dùng. Không những vậy nó cũng gây không ít khó khăn với thị trường cung cầu thịt nói chung và chắc chắn những người chăn nuôi chân chính càng cận kề với bờ vực phá sản.

Bên cạnh đó, tại miền Bắc (16 tỉnh) chương trình nuôi bò sữa đang bên bờ vực phá sản, gây thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Tình trạng nhập lậu lợn và gia cầm vẫn xảy ra ở một số tỉnh biên giới làm cho thị trường và bệnh tật khó kiểm soát. Tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn vẫn xuất hiện nhiều sản phẩm gia cầm và thịt lợn nhập lậu qua Trung Quốc. Riêng trong tháng 8/2006, các lực lượng chống buôn lậu tỉnh Cao Bằng đã phát hiện, bắt giữ và tiêu huỷ 318 kg thịt gà, vịt và 260 kg thịt lợn thương phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhập lậu qua các đường mòn biên giới. Với ưu thế giá rẻ, gà thương phẩm chỉ khoảng 20.000 đồng/kg, bằng 1/3 giá thịt gà thương phẩm trong nội địa nên mặt hàng này đang trở thành loại hàng hoá đem lại lợi nhuận lớn cho các đối tượng buôn lậu và được tiêu thụ rất nhanh.

Dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cung cầu thịt nội địa, dịch lở mồm long móng có xu hướng giảm năm 2006, tại thời điểm cuối quý 2, trên cả nước có 25 tỉnh/thành phố có ổ dịch nhưng đến cuối quý 3, toàn quốc còn 7 tỉnh/thành phố chưa công bố hết dịch lở mồm long móng (Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Giang, Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ngãi) và đến hết quý 4 thì còn 5 tỉnh dịch chưa qua 21 (Cao Bằng, Tuyên Quang, TP. Cần Thơ, Lâm Đồng và Sóc Trăng). Tuy nhiên, sau gần một năm khống chế được thì dịch cúm gia cầm thì lại tái phát vào tháng 12/06. Tính đến cuối quý 4 dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 18 xã, phường của 9 huyện thuộc 3 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang). Tình hình dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng diễn biến phức tạp luôn luôn tín hiệu xấu cho thị trường thực phẩm và việc các mặt hàng thực phẩm tăng giá là điều khó tránh.

Sau ba năm liên tiếp bị dịch cúm gia cầm “tàn phá”, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tiếp tục gặp khó khăn với dịch lở mồm long móng ở gia súc. Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam (VFA) cho biết, dịch lở mồm long móng lần này gây thiệt hại cho các doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với các đợt dịch cúm gia cầm. Tuy VFA chưa thống kê cụ thể mức độ thiệt hại nhưng qua thông tin từ các nhà máy sản xuất thức ăn ở Đồng Nai, vùng có nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi có công suất lớn trong nước, mức tiêu thụ của các doanh nghiệp bị giảm mạnh, nhiều nhà máy không thu hồi được tiền nợ bán “gối đầu” sản phẩm cho các đại lý, chủ trang trại chăn nuôi ở các tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện khẩn về việc tập trung huy động các nguồn lực của địa phương cùng với sự hỗ trợ của trung ương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng. Tuy nhiên, vấn đề tài chính cũng cần quan tâm trong công tác phòng chống dịch, một chuyên gia thú y cho biết Việt Nam cần khoảng 25 - 100 triệu đôla Mỹ hàng năm để mua vắc xin chích ngừa cho toàn bộ đàn gia súc móng guốc, bao gồm bốn loài chính là heo, bò, trâu và dê. Đây là khoản tiền vượt quá khả năng của ngành nông nghiệp.

Để bình ổn thị trường trường thịt, nhà nước đã có cơ chế hỗ trợ người chăn nuôi có gia súc bị tiêu huỷ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất mức hỗ trợ khoảng 70% giá trị của con gia súc. Theo đó, mức hỗ trợ bình quân là khoảng 10.000 Đồng/kg đối với lợn. Để ngăn chặn tái phát dịch cúm gia cầm, Bộ NN-PTNT chỉ đạo tiếp tục dừng ấp nở thủy cầm, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm quy định, đặc biệt là các thành phố lớn. Ngành thú y cũng tổ chức các đợt kiểm tra từ cơ sở giết mổ đến cửa hàng kinh doanh và ăn uống, sẽ xử lý nghiêm, kể cả kiến nghị rút giấy phép nếu vi phạm. Các doanh nghiệp, nhà sản xuất thức ăn cần chủ động gắn với nhà chăn nuôi, vùng chăn nuôi để cung ứng thức ăn chăn nuôi chất lượng, chủ động thị trường, cùng chia sẻ với người chăn nuôi trong lúc khó khăn.

Nhằm tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của bệnh lở mồm long móng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã có công văn số 5429/NHNN-TD chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ và tiếp tục cho vay vốn đối với các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi gia súc của trung ương và địa phương trên cả nước có gia súc bị tiêu huỷ. Đối tượng được xử lý khoanh nợ gồm những cá thể nói trên đã vay vốn các tổ chức tín dụng còn dư nợ đến ngày 30/4/06 đối với các khoản nợ trong hạn, nợ đến hạn. Thời gian khoanh nợ trong thời gian một năm đối với các chủ chăn nuôi lợn, kể từ ngày 30/4/06 đến 30/4/07. Trong thời gian khoanh nợ, các tổ chức tín dụng không được phép thu nợ lãi tiền vay phát sinh đối với số dư nợ được khoanh.


    1. Thị trường thế giới

Sau khi phục hồi đáng kể vào năm 2005, thị trường thịt thế giới năm 2006 một lần nữa lại chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm. Xu hướng phát triển của thị trường thịt năm nay tiếp tục phản ánh những lo ngại của người tiêu dùng do dịch cúm gia cầm bùng phát trên toàn thế giới cùng lệnh cấm liên quan tới bệnh bò điên đối với thịt bò Bắc Mỹ và bệnh lở mồm long móng đối với xuất khẩu thịt đỏ của Nam Mỹ (gồm thịt bò, thịt cừu và thịt lợn)

Từ cuối năm 2005 đến hết quý I năm 2006, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở gần 40 quốc gia vốn chưa từng có. Nhiều nước trong số những nước tiêu thụ và nhập khẩu gia cầm lớn thuộc châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Con số hơn 224 người mắc bệnh và khoảng hơn một nửa số này thiệt mạng đã gây tác động mạnh tới người tiêu dùng và nhiều nước đã ban hành lệnh cấm. Những thay đổi trong tiêu dùng, tránh xa thịt gia cầm đã làm giá của mặt hàng này giảm mạnh - ảnh hưởng sâu sắc tới biến động thị trường thịt chung của toàn thế giới năm 2006.

Trái với năm 2005 - thời điểm chỉ số giá thịt của FAO đạt mức đỉnh trong gần 15 năm qua lên 126 điểm, giá thịt gia cầm đã giảm mạnh đầu năm nay xuống còn 112 điểm. Trong khi chỉ số giá thịt gia cầm giảm 22 điểm kể từ tháng 10/2005, giá thịt bò tiếp tục duy trì ở mức cao do lệnh cấm tiếp tục được áp dụng đối với thịt bò xuất khẩu của Bắc và Nam Mỹ. Dự kiến trong năm 2006, nguồn cung thịt gia cầm sẽ lớn tiếp tục kéo giá thịt giảm xuống. Mặc dù vậy, những hạn chế trong nguồn cung xuất khẩu thịt bò dự kiến sẽ hỗ trợ ít nhiều cho giá của mặt hàng này trong năm nay

Tổng quan thị trường thịt thế giới quý I:

Đơn vị: triệu tấn



Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Mức thay đổi so với năm 2005

Sản xuất

260,3

268,1

272,5

1,6

Thịt bò

63,1

64,3

65,9

2,5

Gia cầm

78,9

81,9

81,0

-1,1

Thịt lợn

100,4

103,7

107,0

3,2

Thịt cừu

12,7

13,0

13,3

2,6

Thương mại

19,0

20,5

20,7

0,6

Thịt bò

6,1

6,5

6,7

2,9

Gia cầm

7,5

8,3

8,0

-3

Thịt lợn

4,5

4,7

4,9

3,2

Thịt cừu

0,7

0,8

0,81

4,2

Theo số liệu của USDA, xuất khẩu thịt lợn Mỹ trong tháng 4/06 tiếp tục khả quan, với tỷ lệ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2005. Khối lượng xuất trong tháng 4/06 chiếm 15,9% sản lượng thịt lợn của Mỹ tháng này, và là tỷ lệ cao nhất trong một tháng. Xuất khẩu thịt bò của Mỹ tăng đáng kể, trong tháng 10 đạt 58.270 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng 9 và tăng 35,7% so với tháng 10 năm 2005. Mexico là nước nhập khẩu lớn nhất thịt bò của Mỹ, chiếm khoảng 57% lượng xuất khẩu thịt bò của Mỹ. Năm nay tổng sản lượng xuất sang Mexico đạt 307.578 triệu tấn, tăng 38% so với năm 2005. Thịt bò từ Mỹ cũng xuất sang Canada trong tháng 10 đã giảm 10% so với tháng 9. Tuy nhiên so với năm 2005 thì năm 2006 xuất khẩu sang thị trường Canada tăng gấp hai lần. Ngoài ra, Ai-Cập cũng là nước nhập khẩu thịt bò với số lượng đáng kể từ Mỹ, trong tháng 10 năm nay Mỹ đã xuất khẩu 8.561 triệu tấn thịt bò sang Ai-Cập tăng 40,8% so với tháng 9 cùng năm.

Tổng sản lượng thịt lợn trong tháng 8 đạt 1,77 tỷ bao (8,03 triệu tấn), tăng 1% so với cùng kỳ năm 2005. Số lượng lợn giết mổ là 9,09 triệu con, tăng 1% so với tháng 8 năm 2005. Trong lượng hơi trung bình là 263 bao (119,4 kg)/con, cao hơn 1 bao (0,454 kg).

Sản lượng thịt đỏ tại Mỹ trong tháng 8 đạt 4,24 tỷ bao (tương đương 1,92 triệu tấn), tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thịt bò đạt 2,44 tỷ bao (1,10 triệu tấn), tăng 5% so với cùng kỳ năm 2005. Tổng sản lượng thịt bê tháng 8 đạt 14,2 triệu bao (6,44 ngàn tấn), tăng 4% so với cùng kỳ năm 2005.

Theo nguồn tin Poultrysite, tính tới ngày 1/7/06, các nhà sản xuất nông nghiệp Nga ước tính đã có 22,8 triệu đầu con trâu bò, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong số này gồm 9,6 triệu con bò, giảm 5.6%. Số lượng lợn đạt 15,3 triệu đầu con, tăng 4,7%, số lượng cừu và dê đạt 21 triệu con, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2005. Trong nửa đầu năm nay, các nhà sản xuất nông nghiệp Nga đã sản xuất được khoảng 3,2 triệu tấn gia súc và gia cầm cho giết mổ (trọng lượng hơi), 15,4 triệu tấn sữa và 19,1 tỷ quả trứng.

Nhật Bản mở lại thị trường nhập khẩu thịt bò từ Mỹ, trong tháng 8, lượng thịt bò Nhật Bản nhập khẩu từ nước này chỉ 105 tấn. Số này rất nhỏ so với năm 2003, trước lúc phát hiện bệnh bò điên tại Mỹ, mỗi tháng Nhật Bản đã nhập từ 22.000 – 25.000 tấn. Dự tính năm 2006 Nhật Bản sẽ nhập từ Mỹ khoảng 15.000 tấn thịt bò.

Vào đầu tháng 7, Uỷ ban châu Âu (EC) đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm hỗ trợ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc chiến chống cúm gia cầm. EC đã gia hạn lệnh cấm nhập khẩu gia cầm sống từ các nước thứ ba cho tới 31/12/2006. Trong khi đó lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan vào EU vẫn có hiệu lực cho tới 31/12/07, do virút H5N1 gây cúm gia cầm vẫn xuất hiện ở Đông Nam Á.

Trong khi đó, những quy định mới của Nhật đối với thịt lợn nhập khẩu đang gây khó khăn cho ngành thịt lợn Mỹ. Theo đó, thịt nhập khẩu sẽ được kiểm tra kỹ hơn, và một số nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ phải thay đổi nguồn thức ăn cho lợn. Những quy định mới này thay đổi giới giạn phần bã tối đa của tất cả các hàng hóa thực phẩm đối với 799 phụ gia thức ăn, thuốc thú y và hóa chất nông nghiệp. Tiêu chuẩn trước đây chỉ giới hạn ở 283 chất. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất sẽ phải dừng cho gia súc ăn những phụ gia này trong thời gian lâu hơn trước khi đem đi giết mổ để có thể đạt được những tiêu chuẩn mới.

Những quy định này của Nhật dựa trên chuẩn mực quốc tế do Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên Hợp quốc và Tổ chức y tế thế giới xây dựng để đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong khi đó các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ tuân theo tiêu chuẩn quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ nên có sự khác biệt đối với một số mặt hàng.



    1. Đánh giá và dự báo

      1. Thị trường trong nước và nhận định

Dự báo những tháng đầu năm 2007, do tình hình dịch cúm gia cầm còn diễn biến phức tạp nên sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, theo quy luật sức mua xã hội sẽ tăng cao hơn, nhất là sự chuẩn bị nguồn hàng của các thành phần kinh tế tham gia thị trường Tết. Về thị trường thịt trong năm 2007 thì nếu thời tiết không có những biến động bất thường, dịch bệnh trong chăn nuôi, đặc biệt là dịch lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm được khống chế và thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng sản phầm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi được điều chỉnh giảm khi Việt Nam gia nhập WTO, nguồn cung thực phẩm trên thị trường sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu, giá cả sẽ không có biến động lớn.

Và khi Việt Nam ra nhập WTO (01/2007), khả năng ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ bị cạnh tranh đầu tiên, thậm chí là cuộc cạnh tranh không cân sức vì sản phẩm chăn nuôi trong nước giá thành rất cao. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ phần nào hưởng lợi về giá cả vì hiện nay giá sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vẫn cao hơn thê giới. Hơn nữa, khi nhập WTO, thuế nhập khẩu sẽ giảm đáng kể, ví dụ thuế nhập khẩu thịt bò sẽ giảm từ 20% như hiện nay còn 15% trong năm đầu và giảm xuống còn 8% trong vòng bốn năm tiếp theo.

Việc không chỉ nông sản mà cả ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại khi gia nhập WTO. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh trong ngành chăn nuôi hiện tại rất là thấp, cụ thể như là năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm chăn nuôi thị trường nội địa đều có mức cạnh tranh thấp hơn so với cạnh tranh quốc tế. Thách thức nữa là các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt là trợ cấp của các nước giàu. Ví dụ một con bò của EU được hưởng trợ cấp một ngày là 2,62 USD, nhiều hơn thu nhập của người nông dân nghèo Việt Nam. Đây là một ví dụ để thấy trình độ phát triển chênh lệch quá lớn. Ngoài ra đối với những nước không còn dùng trợ cấp chăn nuôi như Australia, hoặc New Zealand thì ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đương đầu với hệ thống sản xuất rất hiện đại và hiệu quả. Một thách thức khác là Việt Nam sẽ không được tiếp cận với cơ chế tự vệ đặc biệt để chống lại những đột biến về nhập khẩu cho những mặt hàng chăn nuôi (thịt lợn, thịt bò).

Như vậy, trong trường hợp khi Việt Nam mở cửa thị trường một cách mạnh mẽ thì việc tăng các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu sẽ có tiềm năng tác động đến giá của các mặt hàng trong nước. Trong khi đó, trình độ sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam còn quá thấp, đặc biệt là của nhóm người nghèo thì họ phải cạnh tranh trên một sân chơi không bình đẳng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành nông nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, thu hút được tỷ lệ lợi nhuận thì cần phải giải quyết hai bài toán trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là lao động và phát triển những vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Giải quyết vấn đề này bản thân một mình nông nghiệp không làm được, mà đòi hỏi cả khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển để hút lao động ra, tạo thuận lợi cho tích tụ đất đai, sản xuất hàng hoá.

Về mục tiêu phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam, Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cho biết, trong giai đoạn 2006-2010, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ vươn lên thành ngành sản xuất chính với giá trị sản xuất chiếm 35-40% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Và ngành chăn nuôi lợn sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân của đàn đạt khoảng 3,9%/năm và đến năm 2010, số lượng đầu con đạt 32,8 triệu, cho sản lượng thịt hơi 3,2 triệu tấn và thịt xẻ 2,24 triệu tấn. Để đạt được những mục tiêu này, phương thức chăn nuôi nhỏ phân tán trong nông hộ sẽ giảm từ 75% hiện nay xuống còn 60% vào năm 2010, thay vào đó là hình thức chăn nuôi tập trung (gia trại, trang trại), công nghiệp. Chất lượng đàn lợn thịt phải được nâng cao thông qua đổi mới cơ cấu giống theo hướng tăng tỷ lệ giống lợn ngoại và lợn lai với việc tăng số lượng lợn nái ngoại từ 9,6% hiện nay lên 19,2% vào năm 2010. Cả nước sẽ có khoảng 3-4 cơ sở chế biến thịt lợn xuất khẩu quy mô lớn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, với sản lượng thịt xuất khẩu 35-40.000 tấn/năm.

Giai đoạn 2006 - 2015, ngành chăn nuôi tập trung phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp, ưu tiên phát triển bò thịt; duy trì và phát triển bền vững chăn nuôi bò sữa và các loại vật nuôi khác theo lợi thế của từng vùng sinh thái. Cùng với những nỗ lực tự thân của từng doanh nghiệp, mối liên kết giữa các thành viên trong hiệp hội để nâng cao khả năng cạnh tranh và đối phó với những rủi ro trên thị trường, đồng thời đảm bảo quá trình sản xuất vệ sinh, an toàn là vấn đề cấp bách với ngành sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay. Đặc biệt là đổi mới chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung công nghiệp, bảo đảm an toàn dịch bệnh, phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị nông nghiệp lên 30% vào năm 2010 và 35% vào năm 2015.


      1. Thị trường thế giới

Theo tổ chức Lương thực thế giới (FAO) thì thị trường thịt thế giới năm 2007 dự kiến sẽ khắc phục được hậu quả của các dịch bênh như bệnh lở mồm long móng và bệnh BSE. FAO dự báo sản lượng thịt thế giới năm 2007 sẽ đạt 384,3 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2006. Sản lượng thịt bò thế giới dự kiến trong năm 2007 sẽ tăng 3,7% so với năm 2006, đạt 112 triệu tấn. Sản lượng thịt cừu và thịt dê thế giới cũng dự đoán tăng 2,2% so với năm 2006, đạt 13,8 triệu tấn. Về tình hình xuất khẩu thịt thế giới năm 2007 cũng sẽ tăng khoảng 6,3% so với năm 2006, đạt 22 triệu tấn. Xuất khẩu thịt bò thế giới cũng dự đoán đạt 7,2 triệu tấn, tăng 9,1% so với năm 2006 dơ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò được bãi bỏ của Brazil và Bắc Mỹ. Năm 2007 xuất khẩu thịt lợn cũng dự báo đạt 5 triệu tấn, tăng 4,2% so với năm 2006 do nhu cầu tăng mạnh ở Châu Á và các nước Liên bang Nga. Xuất khẩu thịt cừu và dê thế giới cũng dự báo tăng 12,5% so với năm 2006, đạt 900,000 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng thịt lợn của các thị trường chính trên thế giới năm 2007 sẽ tăng khoảng 4%, đạt trên 103 triệu tấn, trong đó Trung Quốc- nước chiếm hơn một nửa sản lượng trên - đóng góp 77% vào sự gia tăng này. Nhờ xuất khẩu của Mỹ và Brazil gia tăng, xuất khẩu thịt lợn tại các thị trường chủ chốt năm 2007 có thể tăng gần 3%, đạt 5,3 triệu tấn.

Trung Quốc: Sản lượng và tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc dự đoán tăng đều tăng trên 5% trong năm 2007, lần lượt đạt mức kỷ lục gần 55,8 triệu tấn và 55,3 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt lợn năm 2006 và 2007 của Trung Quốc có thể thấp hơn so với các năm gần đây do giá cả mặt hàng này suy giảm. Tuy nhiên, tiêu thụ thịt lợn tại thị trường nội địa nước này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên khi dịch cúm gia cầm khiến cho nhu cầu sử dụng mặt hàng thay thế cho thịt gia cầm của người dân ngày càng cao.

Nhật Bản: Nhập khẩu thịt lợn của Nhật Bản năm 2007 dự đoán giảm gần 2%, xuống còn 1,2 triệu tấn. Tồn kho thịt lợn đạt mức cao kỷ lục và việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nhập lậu của chính phủ là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nhập khẩu mặt hàng này.

Brazil: Nhờ nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng và hoạt động xuất khẩu hồi phục sau dịch bệnh lở mồm long móng (FMD) cuối năm 2005, sản lượng thịt lợn của Brazil dự đoán tăng gần 5% trong năm 2007, đạt 2,9 triệu tấn. Được biết, Nga là thị trường tiêu thụ thịt lợn chính của Brazil năm 2005, chiếm 67% xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu thịt lợn của Brazil sang Nga đã giảm 44% so với cùng kỳ năm 2005, trong khi tăng lên tại một số thị trường mới như Hồng Kông, Singapore và Ukraina. Năm 2007, xuất khẩu thịt lợn của Brazil dự đoán tăng 6%, đạt 570,000 tấn.

Mỹ: Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ dự đoán đạt mức kỷ lục trên 1,4 triệu tấn trong năm 2007, chiếm 14,3% sản lượng. Do xuất khẩu của Brazil sang thị trường Nga sụt giảm, năm 2007, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang thị trường này có khả năng sẽ tăng lên.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nguồn cung thịt bò thế giới năm 2007 sẽ tiếp tục bị thắt chặt bởi ảnh hưởng tiêu cực từ những hạn chế mậu dịch liên quan tới bệnh bò điên (BSE) và lở mồm long móng (FMD). Mặc dù vậy, tổng xuất khẩu thịt bò của các thị trường chính năm 2007 dự đoán vẫn tăng trên 6% do ngành chăn nuôi bò ở một số nước không chịu tác động mạnh từ các dịch bệnh này (Argentina, Australia, Ấn Độ, New Zealand) và sản xuất đang dần hồi phục trở lại sau thời gian bị hạn chế về mậu dịch liên quan đến dịch bệnh (Brazil, Mỹ). Hiện nay, ngành thịt bò Canada và Mỹ vẫn chưa giành lại được hết thị phần đã mất tại các thị trường do ảnh hưởng của bệnh bò điên (BSE). Năm 2007, xuất khẩu thịt bò của Canada và Mỹ dự đoán giảm lần lượt 28% và 39% so với năm 2002. Tuy nhiên, xuất khẩu thịt bò của Mỹ đang trên đà hồi phục và năm 2007 có thể tăng 30% so với năm 2006, đạt 680,000 tấn.

Sản xuất và tiêu thụ thịt bò tại các thị trường chính trên thế giới năm 2007 dự đoán tăng trên 2%, trong đó tăng trưởng mạnh nhất phải kể đến Trung Quốc, Brazil và Mỹ. Kể từ năm 2002, sản lượng thịt bò của Trung Quốc luôn đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 5-7% và dự báo trong năm 2007 sẽ tiếp tục tăng trên 5% nhờ số lượng đàn gia súc và nhu cầu tiêu thụ nội địa mặt hàng này đều gia tăng. Cũng nhờ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa gia tăng và việc nhiều nước nhập khẩu dỡ bỏ từng phần hoặc toàn bộ lệnh cấm nhập khẩu, sản lượng thịt bò của Brazil năm 2007 dự đoán tăng 3%. Cho dù đang phải nỗ lực chống lại dịch bệnh FMD, số lượng đàn bò của Brazil năm 2007 dự đoán vẫn tăng 4% nhờ sự gia tăng đầu tư vốn và cải thiện phương pháp chăn nuôi.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu thịt gà giò của các nước xuất khẩu chính sẽ tăng 4,1 %, lên đạt 6,7 triệu tấn trong năm 2007 sau khi đã giảm mạnh trong năm 2006. Kể từ năm 2004, xuất khẩu thịt gà giò của EU đã bắt đầu giảm và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2006 do lệnh cấm nhập khẩu đối với thịt gà của Pháp được đưa ra khi cúm gia cầm bùng phát tại một trang trại của nước này. Tuy nhiên, xuất khẩu của EU dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2007 khi lệnh cấm này được dỡ bỏ. Trong khi đó, xuất khẩu thịt gà giò của Mỹ trong năm 2007 dự kiến tăng 2,2%, đạt 2,5 triệu tấn.

Sau khi xuất khẩu thịt gà giò của Braxin liên tiếp tăng trong giai đoạn 1999-2005, xuất khẩu giảm xuống vào năm 2006 do nhu cầu yếu ở các thị trường tiêu thụ chính của Braxin, đồng Real của Braxin tăng giá so với các ngoại tệ chính và những quan ngại về dịch cúm gia cầm có thể bùng phát khiến người tiêu dùng chuyển sang các loại thịt khác. Do vậy, ngành thịt gia cầm của Braxin phải đối mặt với tình hình dư cung. Tuy nhiên, dự kiến năm 2007, xuất khẩu sẽ hồi phục với mức tăng 2% lên đạt gần 2,6 triệu tấn khi mối quan ngại về cúm gia cầm giảm bớt cùng với chiến dịch tiếp thị, đang được ngành thịt gia cầm nước này xúc tiến mạnh mẽ, có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại.

Năm 2007: Xuất khẩu thịt gà giò dự báo tăng 4,1%. Xuất khẩu thịt gà giò của các nước xuất khẩu chính có thể tăng 4,1 %, lên đạt 6,7 triệu tấn trong năm 2007 sau khi đã giảm mạnh trong năm 2006, và ít thay đổi về thị phần với Mỹ dự báo tăng lên đạt 37% trong khi Braxin giảm nhẹ xuống còn 38% và EU vẫn giữ mức 10%. Nhập khẩu thịt gà giò của EU năm 2007 dự kiến tăng khoảng 8%, đạt 645.000 tấn.

Nga, nước nhập khẩu thịt gà giò lớn nhất thế giới, dự báo giảm nhập khẩu trên 7%, xuống còn gần 1,2 triệu tấn do sản lượng thịt gà giò nội địa tăng vững trong những năm qua và dự kiến đạt mức kỷ lục vào năm 2007. Hiện Mỹ cung ứng trên 60% nhu cầu nhập khẩu thịt gà giò của Nga và phần còn lại chủ yếu là Braxin.

Tổng đàn lợn của EU – 25 năm 2007 dự báo sẽ đạt 404,8 triệu con, giảm nhẹ so với mức 405 triệu con năm 2006. Trong đó, khối lượng xuất của EU – 25 sẽ đạt khoảng 800.000 con, lượng giết mổ sẽ đạt 243,6 triệu con, tăng so với 243 triệu con của năm 2006.

Tuy nhiên, xét về mặt khối lượng, tổng sản lượng thịt lợn của EU – 25 năm 2007 dự báo đạt 21,5 triệu tấn, tăng nhẹ so với 21,45 triệu tấn dự tính đạt được trong năm nay. Xuất khẩu thịt lợn ra ngoài EU – 25 dự báo đạt 1,4 triệu tấn, tương đương với mức xuất khẩu của năm 2006. Tổng mức tiêu dùng thịt lợn của khối dự báo đạt 20,12 triệu tấn trong năm 2007, tăng nhẹ so với 20,07 triệu tấn năm 2006.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương