Vietnamese and english versions



tải về 79.63 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích79.63 Kb.
#38909

GIÁO SƯ/ PROFESSOR NGUYẼN VĂN BÔNG-

BẢN TIẾNG VIỆT VÀ ANH/

VIETNAMESE AND ENGLISH VERSIONS
Giáo sư Nguyễn Văn Bông, một lãnh tụ bao dung, dân chủ, can trường và được nhân dân Việt Nam và đồng minh Mỹ quý trọng.

Tạ Văn Tài, tháng 9/2008


Năm 1965, sau khi tốt nghiệp tại đại học Mỹ, tôi gia nhập ban giáo sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, và cũng dạy thêm ở Đại Học Luật Khoa, tại Saì Gòn,Việt Nam. Trong 6 năm trời, tôi được dịp quan sát và làm việc với Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Giáo sư Thác sĩ về Công Pháp của Trường Luật, kiêm Viện Trưởng Học Viện Hành Chánh, cho đến khi ông qua đời năm 1971 vì đặc công cộng sản sát hại. Đứng trước linh cữu của Giáo sư Bông khi hạ huyệt, lần đầu tiên trong đời, và kể từ đó đến nay, đó cũng là lần duy nhất, tôi rưng rưng nước mắt nghẹn ngào khóc cho một người quá cố không có liên hệ gia đình. Bởi vì tôi xúc động thương cảm cho sự ra đi quá sớm của một giáo sư đại học đồng sự ở cấp trên, mà tôi rất qúy mến vì ông có tác phong lãnh đạo bao dung , có tinh thần tận tụy cho nền dân chủ Việt Nam trong nghiên cứu giảng dạy cũng như khi thực thi trong hoạt dộng chính trị và hành chánh, có cá tính tuy nghiêm túc nhưng vui vẻ với cộng sự viên gần mà lại can trường với các đối tượng xã hội mà ông phải đối đầu, và sau hết có uy tín với nhân dân Miền Nam Việt Nam và đồng minh Hoa Kỳ vào thời đó.


  1. Một lãnh tụ bao dung

Tôi nhận thấy mọi người làm việc với Giào sư Bông, từ giáo sư, nhân viên hành chánh, đến các sinh viên tại Học Viện Hành Chánh, đều vừa sợ cái uy, vừa mến cái tốt của người thầy đồng thời là người lãnh tụ này. Ông có cái đặc tính mà các nhà nghiên cứu xã hội nói là trong xã hội hay chính trường các quốc gia, ít người hay ít chính khách có : đó là charisma, sức thu hút hấp dẫn người khác. Qua kinh nghiệm cá nhân, tôi khám phá ra và chiêm nghiệm rằng charisma đó, sức hấp dẫn đó, là do lòng bao dung của một người lãnh tụ rộng lượng. Giáo sư Bông dung nạp không kỳ thị các thành phần xã hội với quá trình, đẳng cấp, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc, quê quán khác nhau, miễn là cùng tận tuỵ lo làm việc chung. Trong chính trị Miền Nam Việt Nam hồi đó, sau giai đọan chế độ Ngô Đình Diệm đặt vấn đề nguồn gốc Nam Trung Bắc (thí dụ, năm 1960, khi tôi thi trúng tuyển học bổng Fulbright đi du học Mỹ, thì Hội Đồng Du Học nói rõ là 6 học bổng Fulbright phải chia 2 cho ngưòi Bắc, 2 cho người Trung, và 2 cho người Nam), thì thời chế độ quân nhân từ 1965, có một Hội Liên Trường gồm các cựu học sinh các trường trung học Miền Nam Việt Nam (như Petrus Ký ở Saigon, Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho v.v…) mà dư luận cứ nghi là để các cựu học sinh gốc Miền Nam mà nay đã thành các người tai mắt trong xã hội, hỗ trợ nhau, đưa nhau lên địa vị ngự trị xã hội và chính trường, gạt bớt ảnh hưởng của các người gốc Bắc và Trung. Giáo sư Bông, gốc Nam, đã đối xử rất tốt với một người gốc Bắc di cư vào Nam (năm 1954) là tôi và một vài giáo sư khác gốc Bắc, với thái độ bao dung đặc biệt cho các người cộng sự trẻ tuổi cần khuyến khích trong bước đâu cuôc đời sự nghiệp. Đậu tiến sĩ gì thì gì, nhưng với tuổi trẻ nhất trong ban giáo sư, mặt muĩ trông non nớt nhất, cho nên chắc là Chi Vụ Giảng Huấn cho tôi còn non quá, bèn giao cho dạy một lớp Ban Tham Sự (sinh viên học 1 năm) mà thôi, chưa dạy Ban Đốc sự (học 3 năm) được ? Tôi nêu thắc mắc với Giáo sư Viện Trưởng N.V. Bông,; con người dễ thương này tuyên bố cho tôi nghỉ chơi một lục cá nguyệt, đợi lục cá nguyệt tới có môn Đốc sự. Nhân đó, tôi có dịp đi nghiên cứu tại các quận trong tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) về Mặt Trận Giải Phóng và nông thôn với anh bạn học người Mỹ lúc đó sang Việt Nam nghiên cứu cho dự án của Rand Corporation. Nhờ tác phong lãnh đạo bao dung của Giáo sư Bông, tôi được khỏe khoắn và có dịp tìm hiểu thêm về phong trào công sản ở Miền Nam và nông thôn Miền Nam, và do đó đảm nhận dạy môn Nông Thôn Viêt Nam, giúp ích hơn cho sứ mạng đào tạo cán bộ hành chánh gần nông dân hơn, và hiểu họ hơn.


  1. Một học giả và một nhà họat động có tinh thần dân chủ và tận tuỵ cho việc xây dựng nền dân chủ Việt Nam.

Giáo sư Bông viết các tác phẩm về dân chủ và đối lập. Tôi xin để người khác nói về các tác phẩm đó của Giáo sư, một học giả về luật học và chính trị tốt nghiệp tại Đại học Paris, trong số hàng đầu của thế gìới Tây Phương. Riêng tôi ở đây chỉ xin nói đến những công việc khác của Giáo sư mà tôi đích thân chứng kiến, cho tôi thấy ông là một nhà dân chủ thành tâm, trong sự tìm hiểu nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tế.

a) Được tôi luyện trong nền văn minh pháp luật của Pháp, lẽ ra Giáo sư Bông chỉ để ý đền các quy chuẩn dân chủ (democratic norms) áp dụng ở cấp cao nhất trong quốc gia, tức là các quy chuẩn về phân quyền, vai trò hành pháp, quốc hội, tư pháp dộc lập, đối lập chính trị, các tự do của người dân v..v. được bàn tới theo truyền thống nghiên cứu luật hiến pháp. Nhưng Giáo sư Bông đã để ý đến các đề tài nghiên cứu thường thấy nhiều hơn tại Mỹ, tức là các cuộc điều tra dư luận (polls) theo phương pháp khoa học xã hội, tức là khuynh hướng đi vào thực tại chính trị trong quần chúng, và Giáo sư tỏ ra rất ưa tìm hiểu về người dân . Khi chúng tôi đề nghị một cuộc điều tra dư luận cử tri nhân cuộc bầu cử bán phần Thượng Viện năm 1970, thì Giáo sư lập tức đồng ý cấp ngân khỏan nghiên cứu trích trong ngân sách của Hội Nghiên Cứu Hành Chánh, một cơ cấu tiếp cận của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Cùng với một nhóm sinh viên Ban Cao học, chúng tôi hoàn thành cuộc điều tra dư luận cử tri, và đã tiên đoán đúng các liên danh tranh cử vô Thượng Viện nào sẽ về đầu và trúng cử, cũng như đưa ra những nhận xét về thái độ cử tri, có lẽ lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, nhờ một cuộc thăm dò dư luận chính trị theo phưong pháp khoa học khách quan, không có sự thiên lệch của sự can thiệp chính quyền. Bài tổng kết cuộc nghiên cứu dư luận cử tri đuợc đăng trong Tập San Nghiên Cứu Hành Chánh năm 1970 đó, và trong những năm 2007 và 2008, lại đuợc viết lại bằng Anh Ngữ, cập nhật hoá bằng sự so sánh với các cuộc bầu cử quốc hội do đảng cử để dân bầu tại Việt Nam hiện nay, và đem trình bày trong hai hội nghị tại các trường Đại học Texas Tech University và University of Washington, Seattle. Các bài nghiên cứu về chính kiến thực sự của nhân dân trong cuộc bầu cử trung thực ở Việt Nam , theo phương pháp khoa học khách quan này, mà có lẽ không có từ đó đến nay tại Việt Nam, chính là một di sản tinh thần của Giáo sư Bông.

b) Giào sư Bông không những là nhà học gỉa về dân chủ, nhưng còn là nhà hoạt đông chính trị có tinh thần dân chủ và tận tụy góp phần xây dựng dân chủ trong các công việc ngoài xã hội. Ông đem các phái đoàn của Học Viện Hành Chánh, nhiều khi kèm theo thành viên của các cơ quan hành chánh ở trung ương, để đi kinh lý về các tỉnh, quận , xã, gặp các lãnh đạo hành chánh cầp trung và hạ tầng cơ sở (trong đó , có khá nhiều các cựu sinh viên tốt nghiệp Học Viện) , gặp dân chúng tại các địa phưong, tìm hiểu tình hình địa phưong, để thích ứng nội dung giảng dạy tại Học Viện, vừa khuyến khích các giới chức, trong đó có các cựu sinh viên. Cá nhân tôi đã tháp tùng Giáo sư Bông đi nhiều nơi, mà tôi nhớ nhất là các lần đi về các làng vùng Long Xuyên, An Giang, ở đó đồng bào theo Phật Giáo Hòa Hảo chống cộng và do đó giữ vững an ninh cho những người từ trung ương xuống được an toàn; hay đi về các quận ở Bạc Liêu và nơi có đồng bào người Việt gốc Miên cư ngụ nhiều. Vì các chuyến đi kinh lý, vì vai trò Viện Truởng Học Viện Hành Chánh huấn luyện các cán bộ hành chánh cho toàn quốc, mà tên tuổi Giáo sư Bông đã được nhân dân Việt Nam khắp nơi biết, khiến Đại sứ Mỹ Bunker đã nói với Phu nhân Giáo sư là tên tuổi Giáo sư đã trở thành quen thuộc trong mọi gia đình (household name).


  1. Cá tính nghiêm khi cần nhưng vui vẻ, và can trường, không biết sợ cường quyền.

Tôi có dịp ngồi làm việc hay nói chuyện với Giào sư Bông trong những buổi họp đông ngưòi như trong Hội Đồng Giáo Sư, hay ít vài ba bốn người như khi bàn công việc với ông, không nhũng tại văn phòng, có khi ông mời đền nhà nữa, cho nên có dịp nhận xét kỹ là tuy ông nghiêm túc, khi cần, trước các sinh viên hay nhân viên đông đảo, nhưng lại là ngưòi có biết vui vẻ, riễu cợt, khôi hài với các ngưới gần gũi (câu khôi hài kèm theo cái tay vỗ vào đầu gối hay đùi để nhấn mạnh thêm). Điều này làm cho người cộng sự thoải mái, làm việc với ông tận tuỵ hơn.

Con người bình dân dễ tính đối với người cộng sự này lại là người không biết sợ cường quyền và rất can trường. Khi Ông Nguyễn Văn Hướng (tục danh là Mười Hướng), Phụ tá Hành Chánh cho Tổng Thống Thiệu, biết đến khả năng của tôi qua Giáo sư Hoàng Xuân Hào, lúc đó làm trong văn phòng Phụ Tá Pháp lý cho ông Tổng Thống, yêu cầu Giáo sư Bông cử tôi từ Học Viện Hành Chánh qua đó làm việc, Giáo sư hỏi ý kiến tôi, tôi trả lời là tôi không thích rời khỏi vị trí tại Học Viện, và Giáo sư Bông đã nói với ông Hướng là Giáo sư giữ tôi lại Học Viện, mặc dù Phủ Tỗng thống là cấp trên của Học Viện , có thể trưng dụng nhân viên nếu muốn. Ngay từ những ngày đầu tiên tôi mới vô Học Viện năm 1965, tôi cũng đã thấy Giáo sư Bông không sợ cường quyền. Ngày khai mở niên học 1965, Giáo sư Bông giao cho tôi đọc bài diễn văn khai khoá, tôi tóm lược luận án tiến sĩ của tôi về vai trò quân đội trong chính trị các nước Đông Nam Á. Phủ Thủ Tướng (gọi là Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương, do Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch) bèn cử Đại Tá Dương Hồng Tuân đến Học Viện dự ngày khai khoá, và còn đòi coi trước bài diễn văn của tôi , xem có gì động chạm đền chế độ quân nhân đương quyền ở Việt Nam hay không. Giáo sư Bông nói với tôi là tha hồ muốn nói gì thì nói. Tôi nói hết những ưu khuyết điểm của các chế độ quân nhân. Tôi nhớ là Giáo sư Bông cũng đã diễn giảng về đối lập chính trị một ít năm trước đó.



  1. Người lãnh đạo được nhân dân toàn quốc biết tới và có uy tín với đồng minh Hoa Kỳ.

Như đã nói trên, vì các công việc Giào sư Bông làm, từ vai trò Viện Trưởng một học viện quốc gia huấn luyện cho cán bộ hành chánh các cấp, đền các cuộc kinh lý đi thăm các địa phương, cho nên không những các thành phần lãnh đạo trong xã hội Miền Nam biết Giáo Sư, mà các gia đình trong quần chúng Việt Nam ở các địa phương cũng biết tên ông, mà ông Đại sứ Hoa Kỳ mô tả là “household name”. Người Mỹ đã quý trọng Ông và bà Phu nhân; họ đã thu xếp để bà Bông được đề cử làm Hội Trưởng Hội Việt Mỹ, một biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt và Mỹ.

Có lẽ khi được tin là người Mỹ khuyến khích Tổng Thống Thiệu đề cử Giào Sư Bông làm Thủ Tướng dân sự, ngõ hầu với tinh thần đại đòan kết, uy tín của ông và lập trưòng dân chủ của ông, chế độ Miền Nam Việt Nam sẽ được củng cố với thế nhân dân và dân chủ nhiều hơn, có chính nghĩa nhiều hơn cho chế độ do quân đội nắm nhiều quyền, tạo hy vọng là Đồng Minh Mỹ sẽ ủng hộ chế độ Miền Nam nhiều hơn và Miền Nam có hy vọng tồn tại, Trung Ương Cục Miền Nam của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã liên lạc qua bà Nguyễn Tuấn Anh với Ban Đặc Công Thành Uỷ Saigon để ra lệnh ám sát Giáo sư, ám sát ngay ngày hôm sau khi Tổng Thống Thiệu mời Giáo sư làm Thủ Tướng (thời điểm cách một ngày này, do phu nhân của Gíao sư, bà Jackie Bông, nói với tôi) . Liên lạc viên này đã xác nhận việc ám sát trong một bữa tiệc năm 1985 tại nhà ở Saigon của bà con của cựu sinh viên Học Viện Hành Chánh Trần Quý Hùng (hiện ở Mỹ). Phóng Viên Tiziano Terzani trong cuốn “Giai Phong” có viết rằng cựu sinh viên Nguyễn Hữu Thái cũng xác nhận điểm này.




PROFESSOR NGUYỄN VĂN BÔNG, A BROAD-MINDED, DEMOCRATIC, AND COURAGEOUS LEADER, BELOVED BY THE PEOPLE OF VIETNAM AND RESPECTED BY THE AMERICAN ALLY.

Tạ Văn Tài, September 2008



In 1985, after graduating from an American university, I joined the faculty at Vietnam’s National Institute of Administration, headed by Professor Nguyen Van Bong, and also taught at the Law School, in Saigon, Vietnam. During six years, until he was assassinated in 1971 by Communist terrorists, I had opportunities to observe and work with Professor Bong, Agrege Professor of Public Law at the Law School and Rector of the National Institute of Administration. When I stood in front of his coffin being brought down to the grave, my eyes welled up with tears and I choked up, crying for a deceased man who was not my relative, for the first time and also the only time in my life, up to now. It was because I was overwhelmed with sorrow for the too early departure from life of a university professor/colleague of an upper rank, whom I was very fond of, due to his open-minded , inclusive leadership style, his dedication to the development of Vietnamese democracy both in teaching and in political and administrative practice, his character combining some sterness with affability toward closed collaborators, and courageousness toward people he might have to confront, and finally his prestige among the people of South Vietnam and the American ally at that time.


  1. A open-minded, inclusive leader


I observed that all people working with Professor Bong, from faculty, administrative staff to the students at the National Institute of Administration, were feeling both in awe of the imposing appearance, and in affection for the kindness, of this teacher cum leader. He had the trait which social scientists find rare among the general population or the politicians in the society and the political system of nations: charisma, or the ability to attract others. From my personal experience, I discovered and was convinced that his charisma emanated from the open-mindedness and inclusive attitude of this generous leader. Professor Bong embraced in his circle, without discrimination, all social elements from various walks of life, strata, religions, political opinions, social origins, and native places, provided that they were dedicated to the common cause. In the politics of South Vietnam at that time, after the use during the Ngo Dinh Diem’s regime of the three Northern, Central and Southern origins of persons as criteria for promotion (for example, in 1960, when I was granted a Fulbright scholarship for study in the United States, the Overseas Study Council of the Government clearly declared that the six Fulbright scholarships had to be divided among Northern, Central and Southern candidates, each of the three groups would receive two scholarships), the military regime period from 1965 onwards witnessed the appearance of an Association of Southern High Schools consisting of the graduates of the high schools in the Southern part of Vietnam (such as Petrus Ky High School in Saigon, Nguyen Dinh Chieu High School in My Tho etc…), which association was suspected by the public as an instrument for graduates from these schools, then already important personalities in society, to support one another in cliques, for consolidating their dominant social and political positions, and decreasing the influence of the Northerners and Center people. Professor Bong, being from the Southern part of Vietnam, treated very well a Notherner refugee (coming South in 1954), i.e.myself, and a number of other professors originating from North Vienam, with the kind, inclusive attitude especially reseved for young collaborators who needed encouragement during the first years of their professional careers. Despite my doctorate degree, I was, with my youngest age among the faculty members, and my most boyish face, assigned, by the Teaching Department, for teaching only one course in the Tham Su program (one-year associate degree program) and no course in the Doc Su program ( three-year bachelor degree program). I raised this issue with Professor Nguyen Van Bong, the Rector, and this sympathetic leader declared that he let me free of any assignment for the first semester, to wait for the next semester when there would be a course in the Doc Su degree program to teach. Thanks to this release, I was able to go to the rural districts in Dinh Tuong Province to do research on the Communist National Liberation Front and the countryside life for the Rand Corporation project run by my classmate from University o f Virginia in the United States, who at that time came to work in Vietnam. Thus, thanks to Professor Bong’s generous leadership style, I was free to devote time to research on the communist movement in South Vietnam and the countryside society, and therefore, was able to teach later a course on Vietnam’s rural society, thus better serving the mission of training administrative cadre for closer understanding of the peasants.


  1. A scholar and a practitioner with democratic inclination and with dedication to democracy-building in Vietnam.

Professor Bong wrote articles on democracy and the institution of loyal opposition. I would leave to others the discussion of these works of this legal and political scholar , a graduate from University of Paris, one of the foremost universities of the Western world. Here, I only concentrate on other achievements of Professor Bong, which I personally witnessed, and which convinced me that he was a sincere democrat, in both his scholarly endeavor and in his practical activity.

a) Trained in the legal culture of France, Professor Bong would be expected normally to concentrate on democratic norms regulating the highest levels of state organization, such as separation of powers, the role of the executive, the legislature, the independent judiciary, the role of the loyal, legal political opposition, the fundamental rights of citizens etc.. which are traditionally discussed in the field of constitutional law. But Professor Bong also paid attention to research topics normally associated with the American political life, for example the public opinion polls conducted according to the social science research methods, i.e. the research oriented toward the political realities among the people , and he was keen in investigating the aspirations of the people. When we proposed an opinion poll of the voters on the occasion of the mid-term elections for half of the Senate in 1970, the Professor immediately agreed to give us a research grant from the budget of the Administrative Research Association, an allied institution of the Natinal Institute of Administration. Working with a number of graduate students pursuing the master degree, I completed the survey of voters’ opinion and predicted correctly which three slates of Senatorial candidates, among 16, would get the highest votes and win their seats in the Senate; we also described the political attitude and behavior of the voters—perhaps for the first and only time in Vietnam in which a political opinion poll was conducted according to rigorous social science methods free from bias due to governmental interference. The report on this voters’ opinion survey was published in the Administrative Research Journal Tap San Nghien Cuu Hanh Chanh of that year of 1970, and much later in 2007 and 2008, it was rewritten in English and updated with some comparison with the contemporary elections of the National Assembly in present-day Socialist Republic of Vietnam in which only the Party advanced candidates for the people to vote on, and presented in two conferences at Texas Tech University (Vietnam Center) and the University of Washington (Seattle). These writings on the true political opinions of the Vietnamese people during the genuine elections in South Vietnam, based on scientic and objective research methods, something probably not occurring again in Vietnam since that time, is indeed the intellectual legacy of Professor Bong.

b) Professor Bong was not only a scholar on democracy but also a political practitioner with real democratic spirit and dedication to the work of democracy building in Vietnamese society. He brought delegations from the National Insitute of Administraion, many times consisting also of members of administrative agencies at the central level, to visit provinces, districts and villages and meet with administrative leaders at the middle and grass-roots levels (among them, many graduates from the National Institute), as well as with the people at the local levels, thus trying to assess the situation at the grass roots level, for purposes of adapting the content of teachings at the National Insitute and encouraging the local cadre, including the former students of the National Institute. I myself was accompanying Professor Bong to many places, among them I remember most vividly the visits to the villages of Long Xuyen, An Giang, where the Hoa Hao Buddhist people, being anti-communist, assured security for our delegation from the central level, or to the districts in Bac Lieu where many Vietnamese of Cambodian descent resided. With these visits and with his role as Rector of the National Institute of Administration responsible for training all the government cadre on the nationwide basis, Professor Bong’s name became known to the people of Vietnam everywhere, to such an extent that US Ambassador Bunker said to the wife of the Professor that his name had become a “household name” in the nation.


3. A leader who was stern when necessary but also affable and courageous and without fear of the powerful.
I had many occasions to sit working and talking with Professor Bong, in big assemblies such as the faculty meetings, or in small groups such as working sessions with him , in his office and sometimes at his home, and therefore I had come up with firm observations that, although he might be severe or stern-looking when necessary, for example before the assembly of students or staff, but he was also a jovial person, knowing how to joke wittily with close collaborators (the pleasantries accompanied with a slap on his knee to make the point). This habit of his put his collaborators at ease and made them work harder for him.

The down-to-earth man of the people with easy manners with collaborators was, on the other hand, not afraid of the powerful and, on many occasions, had shown his courage. When Mr. Nguyen Van Huong (nicknamed Muoi Huong), the administrative assistant to President Thieu, heard about my ability through Professor Hoang Xuan Hao who at that time worked in the office of the legal assistant to the President, asked Professor Bong to reassign me from the National Institute of Administration to the Office of the President, Professor Bong consulted my opinion and I answered that I did not want to move from my teaching position at the National Institute, and Professor Bong told Mr. Huong that he kept me back at the National Institute, despite the balance-of-power fact that the Office of the President being the direct supervisory agency of the National Institute, could draft personnel and move them around. Since the beginning of my career at the National Institute in 1965, I already saw that Professor Bong was not afraid of the powerful. On the day of opening classes in 1965 at the National Institute, Professor Bong asked me to deliver the opening lecture. I summarized my doctoral dissertation on the role of the military in the politics of Southeast Asia. The Prime Minister’s Office (at that time called the Central Executive Committee, headed by General Nguyen Cao Ky, as Chairman) sent Colonel Duong Hong Tuan, the Chief of Staff at the Prime Minister’s Office, to attend the class opening session at the National Institute, and even requested an advanced copy of my lecture, to check whether I dared to criticize the ruling military regime in Vietnam at the time. Professor Bong told me to say whatever I wanted to say. I exposed fully my research findings on the good and the bad aspects of military regimes. I remembered that a few years before, Professor Bong also lectured on the institution of political opposition in democracy under the authoritarian government of Ngo Dinh Diem.


4. A leader well-known among the people in the whole country of Vietnam and well-respected by the American ally.
As stated above, due to his activities, in his role of Rector of the National Insitute of Administration with mission to train administrative cadre of all levels, or during his journeys of visit to local areas, Professor Bong was well-known among not only the leaders of South Vietnamese society, but also among the families of the ordinary people throughout the land, and moreover, the American Ambassador characterized his status as the nation’s “household name”. The Americans respected him and his wife to such an extent that they arranged for her election to the position of Chair of the Vietnamese-American Association (Hoi Viet My), a symbol of the friendship between the two peoples, Vietnamese and American.

Probably when the Communists heard about President Thieu’s agreement with Americans’ advocacy of Professor Bong’s appointment as civilian Prime Minister, they feared that he, with his commitment to national unity, his prestige, and his dedication to democracy, would be in a position to consolidate the South Vienamese regime with the enhanced popular appeal, the better democratic political life, and the more genuine legitimacy, thus paving the way for more support of the American people and government for South Vietnam in its struggle, and therefore paving the way for its long-term survival, and they--through their Party’s Central Office for South Vietnam (Trung Uong Cuc Mien Nam)—ordered the commando unit of Saigon Party Chapter, by way of Mrs. Nguyen Tuan Anh, the liaison person, to assassinate the Professor, one day after the date President Thieu invited him to be Prime Minister (This succession, or timing, of events from one day to the next was mentioned to me by Mrs. Jackie Bong). The above liaison person, 14 years later, in 1985, when the Communists ruled Saigon, confirmed the above order for assassination in a dinner at the home in Saigon of the relative of Mr. Tran Quy Hung, former National Institute of Administration student who is now in the USA. Reporter Tiziano Terzani, in his book “Giai Phong” [Liberation] also wrote that the student of that time, named Nguyen Huu Thai, also confirmed with him about the assassination plot.

Ta Van Tai, Ph.D.

Attorney and Former Lecturer, Harvard Law School






Каталог: yahoo site admin -> assets -> docs
docs -> Hai Chiến Dịch TruyềnThông Của Đế Quốc Đại Hán
docs -> Con Tem 44 xu “Brothers Always”
docs -> Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi
docs -> Hồi tưởng của một sinh viên trường Luật Sài gòn khóa 1958 ls đoàn Thanh Liêm
docs -> Xây dựng Xã hội từng mảnh một Bài 3 – George Soros và công cuộc Xây dựng Xã hội Mở Toàn cầu
docs -> Nữ danh ca Joan Baez và Những người đã ủng hộ csvn đã thức tỉnh & không còn là bạn của csvn
docs -> Duong Nhu Nguyen Thay lời tựa: “Tôi yêu lắm cái linh hồn
docs -> Tham khảo tại các Thư Viện ở Mỹ
docs -> Trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng
docs -> S: Smile (Cười) T: Talk (Nói) R: Raise (Đưa (tay) lên)

tải về 79.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương