Vietnam name: Cá cóc tam đảo



tải về 1.02 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25432
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13



 

Vietnam name:

Cá cóc tam đảo

Latin name:

Paramesotriton deloustali

Family:  

Salamandridae

Order:  

Caudata  

Class (group):  

Amphibian  









Picture: Nguyen quang Truong

 

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

CÁ CÓC TAM ĐẢO

Paramesotriton deloustali (Bourret, 19340)

Mesotriton deloustali (Bourret, 1934)

Họ: Cá cóc Salamandridae

Bộ: Nhái ếch có đuôi Caudata

Mô tả:

Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi đẹp và da thiếu vảy. Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụi xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. lưng cá cóc Tam Đảo có màu đen. Bụng màu đỏ có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài cá cóc Tam Đảo khoảng 144 - 206, 5mm.



Sinh học:

Cá cóc Tam Đảo ăn sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu. chúng giao phối vào tháng 3 - 4 bằng cách cuốn đuôi và ép lỗ sinh dục vào nhau.



Nơi sống và sinh thái:

Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi vườn quốc gia Tam Đảo. chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong. Chúng hoạt động và kiếm ăn ban ngày.



Phân bố:

Việt Nam: Bắc Thái (chân núi Tam Đảo), Vĩnh Phú (Tam Đảo, độ cao 900m).

Thế giới: Chưa có số liệu.

Giá trị:

Cá cóc Tam Đảo là loài đặc hữu ở Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.



Tình trạng:

Chỉ gặp cá cóc Tam Đảo ở vùng núi Tam Đảo và hiện nay với số lượng ít. Mức độ đe dọa: bậc E.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 226.









Tên Việt Nam:

Tắc kè

Tên Latin:

Gecko gecko

Họ:  

Tắc kè Gekkonidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

TẮC KÈ

Gecko gecko Linnaeus, 1758

Lacerta gecko Linnaeus, 1758

Họ: Tắc kè Geckonidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Đầu dẹt gần hình tam giác, phủ vảy nhỏ dạng hạt. Mí mắt là một màng trong suốt, không cử động con ngươi dọc. Lưng có nhiều nốt sần lớn. Mặt dưới đùi có một hàng vảy có lỗ vảy, từ 8 - 11 lỗ mỗi bên. Có 2 lỗ dưới hậu môn. Chân 5 ngón có vuốt (trừ 1 ngón không có). Dưới các ngón có bản mỏng chạy ngang. Mặt lưng xám nhạt, có nhiều chấm sáng hay vàng nhạt. Bụng trắng đục đôi khi xám rất pha nhiều chấm vàng nhỏ. Đuôi có 6 - 9 khúc xám xen 6 - 9 khúc vàng nhạt, ở con già không rõ. Chiều dài thân tới 150mm, đuôi 120mm.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu của tắc kè là các loài côn trùng, tập trung nhiều ở họ châu chấu, họ sát sành, họ dế mèn, họ dán... vv. với khối lượng thức ăn hàng ngày xấp xỉ bằng 5% trọng lượng cơ thể. Tắc kè đẻ trứng từ tháng 5 - 8. Mỗi năm đẻ một lứa 2 trứng có rất ít đẻ 2 lứa 3 - 4 trứng. Trứng có vỏ vôi, trắng, có kích thước 23 - 25mm và được gắn ở vách hang chúng sống. Trứng phát triển 94 - 97 ngày thì nở, con non mới nở có thân dài 52, 9 - 59mm, đuôi dài 43, 5 - 52, 5, nặng 3, 4 - 4, 5g.



Nơi sống và sinh thái:

Tắc kè ở rừng núi. Chúng sống trong các hốc cây, kẽ đá. Hang hốc có độ cao từ 3 - 8m so với mặt đất. Mỗi hang thường có từ 2 con trở lên có cả đực và cái cùng sống trong đó. Kẻ thù chính của tắc kè là con người. Ngoài ra có mèo rừng (Felis bengalensis), rắn hổ mang (Naja naja), rắn săn chuột (Elaphe sp) săn bắt tắc kè để ăn kể cả trứng. Chuột chiếm nơi ở của tắc kè. Kiến ăn thịt chiếm hang của tắc kè trong mùa mưa, đôi khi ăn thịt cả ổ tắc kè.



Phân bố:

Việt Nam: Tắc kè có ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, kể cả rừng tràm và rừng đước Nam bộ, cũng như các đảo lớn ven biển.

Thế giới: Đông bắc Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Giá trị: Tắc kè được khai thác chủ yếu làm nguồn dược liệu và xuất khẩu có Giá trị:

Tình trạng:

Số lượng tắc kè ngoài tự nhiên đã giảm đi nhiều. Nguyên nhân do con người săn bắt bừa bãi, phá huỷ môi trường sống của chúng. Mức độ đe dọa: bậc T.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Qui định thời gian bắt tắc kè từng tháng 11 - 3 hàng năm. Cấm bắt con non dưới 1 tuổi, phá và hun, bổ hang hốc chúng sống. Cần xây dựng những trại nuôi tắc kè cũng như các khu dự trữ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 187.









Tên Việt Nam:

Kì đà hoa

Tên Latin:

Varanus salvator

Họ:  

Kỳ đà Varanidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

KÌ ĐÀ hoa

Varanus salvator Laurenti, 1768

Stellio salvator Laurenti, 1768

Varanus bivittatus Bourret, 1927

Hydrosaurus salvator Bourret, 1927

Họ: Kỳ đà Varanidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Kì đà nước có hình dạng giống thằn lằn, song cơ thể to và dài. Chúng có mõm dài, lưỡi dài và mảnh, đầu lưỡi xẻ đôi. Lưỡi chúng có thể thò ra thụt vào qua miệng và như lưỡi rắn. Lỗ mũi có hình bầu dục hay gần tròn nằm ở vị trí gần mõm hơn mắt. Đầu và thân phủ vảy nhỏ xếp kề nhau.

Vảy bụng to hơn vảy lưng và xếp thành những hàng ngang. Đuôi dài, Dẹt bên, sống đuôi rất rõ. Lưng có màu xám đen, ở những cá thể non có những chấm vàng to xếp thành những hàng ngang thân. Đuôi có những vòng vàng nhạt xen với những vòng đen, ở các thể trưởng thành hoa văn đó không rõ. Chiều dài cơ thể đạt tới 2500mm.

Sinh học:

Kì đà nước ăn cá, thân mềm, cua, nhiều khi ăn cả sâu bọ, ếch nhái, bò sát, chim và chuột. Kì đà nước đẻ khỏang 15 - 20 trứng nằm dưới các hốc cây gần nước. Đẻ song chúng thường phủ lên trên hốc một lớp cát mỏng.



Nơi sống và sinh thái:

Kì đà nước thường sống ở các bờ sông, bờ suối, vùng trung du và vùng núi. Chúng ẩn trong các khe đá hay trong các hang hốc dưới các hốc cây hay trong các bờ bụi. Chúng bơi lặn giỏi, có thể lặn lâu từ 20 - 30 phút. Kì đà nước có tập tính dùng lưỡi để đánh hơi theo dấu vết con mồi của chúng là rình mồi và vồ mồi.



Phân bố:

Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc (Bản Đôn), Lâm Đồng, Minh Hải.

Thế giới: Xrilanca, Ấn Độ, nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia, bắc Australia.

Giá trị:

Kì đà nước có giá trị thẩm mỹ, thịt ngon. Da thuộc có giá trị thương mại cao. Mật kì đà để chữa bệnh kinh gật ở trẻ em.



Tình trạng:

Số lượng kì đà nước bị giảm sút nhiều do bị săn bắt đẻ làm thực phẩm và lấy da. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 197.










Tên Việt Nam:

Kì đà vân

Tên Latin:

Varanus bengalensis nebulosus

Họ:  

Kỳ đà Varanidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

Kì đà vân

Varanus bengalensis nebulosus (Gray, 1831)

Monitor nebulosus Gray, 1831

Họ: Kỳ đà Varanidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Kì đà vân có thân hình và kích thước tương tự như Kì đà hoa, song chúng có lỗ mũi ở vị trí gần mắt hơn đầu mõm. Thân chúng có màu vàng xám, rải rác có các đốm vàng nhỏ ở lưng có nhiều vết xám to xếp theo chiều ngang, nhưng những vết này không rõ ở đuôi. Chiều dài cơ thể khoảng từ 1700 - 2000mm.



Sinh học:

Kì đà vân ăn sâu bọ, ếch nhái, thằn lằn, chim và thú nhỏ, chúng thường phá tổ chim để ăn trứng và chim non. Kì đà vân cái đào hố đẻ trứng, số lượng khoảng 24 quả vào mùa mưa.



Nơi sống và sinh thái:

Kì đà vân sống chủ yếu ở rừng núi và ít nhiều gắn bó với vực nước, đôi khi chúng cũng bò xuống nước song không lâu. Chúng bơi giỏi, leo trèo giỏi và thường kiếm ăn ở trên mặt đất hoặc trên cây. Chúng thường sống trong các hang hốc do chúng tự đào, trong hốc cây hoặc dưới các tảng đá lớn.



Phân bố:

Việt Nam: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Lộc Hải), Gia Lai (Bờ Y, Sơ Klang), Đắc Lắc (Easúp, Đắc Phơi), Kiên Giang (Phú Quốc), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).

Thế giới: Pakistan, Nêpan, Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônnêxia, Philíppin.

Giá trị:

Kì đà vân có giá trị thẩm mỹ, thực phẩm (thịt ngon) và dược liệu; da thuộc có giá trị thương mại cao.



Tình trạng:

Số lượng kì đà vân bị giảm sút nhiều do bị săn bắt, làm thực phẩm và lấy da. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 196.










Tên Việt Nam:

Trăn đất

Tên Latin:

Python molurus

Họ:  

Trăn Boidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     




 Hình: Phùng mỹ Trung

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

TRăN ĐẤT

Python molurus Linnaeus, 1758

Coluber molurus Linnaeus, 1758

Họ: Trăn Boidae

Bộ: Có vảy Squamata

Mô tả:

Trăn đất là loài rắn cỡ lớn. Đầu dài, nhỏ. Mỗi bên mép trên có 2 hõm vảy nằm ở 2 vảy mép sát đấu mõm. Có 2 gai nhỏ hình cựa gà ở 2 bên lỗ hậu môn. Trên thân có các đường mảnh màu vàng nhạt nối với nhau tạo thành các hình thoi lớn nổi trên nền xám hay xám đen. Chiều dài cơ thể tới 5m.



Sinh học:

Thức ăn chủ yếu là các loài thú cỡ nhỏ và vừa (lợn rừng, hoẵng, cheo cheo, khỉ, các loài gặm nhấm), gà, vịt, một số loài chim, số ít bò sát và ếch nhái. Trăn đất thường nằm một chỗ để tiêu hoá thức ăn, lúc này tính ỳ của chúng rất lớn. Trăn đất giao phối từ quãng tháng 4 - 9 (phía bắc), tháng 10 - 12 (phía Nam). Sau giao phối khoảng 2 tháng rưỡi tới 3 tháng thì đẻ, từ 15 - 60 trứng. Kích thước trung bình của trứng từ 60 - 100mm, nặng 120 - 130g. Trăn mẹ ấp tứng bằng cách cuộn lấy ổ trứng. Trứng được ấp khoảng 2 tháng thì nở. Con non sau khi nở từ 7 - 10 ngày mới bắt đầu ăn thức ăn.



Nơi sống và sinh thái:

Trăn đất sống ở rừng già, rừng thưa, savan cây bụi, chúng thích nơi râm mát, có bóng cây gần nước như bờ sông, suối, đầm, hồ. Mùa lạnh trăn ở trong hang hốc (hốc đá, gốc cây), mùa nóng chúng thường ở dưới các bụi cây hay cuốn mình trên các cành cây, phân bố từ độ cao vài m (rừng tràm, rừng đước) đến 1500m còn gặp.



Phân bố:

Việt Nam: Gặp ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, vùng rừng tràm, rừng đước Nam Bộ.

Thế giới: Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, đảo Giava.

Giá trị:

Trăn đất là nguồn dược liệu quý; cung cấp da cho kỹ nghệ da. Da trăn và trăn sống còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.



Tình trạng:

Số lượng trăn đất ngoài tự nhiên đã giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân do phá huỷ môi trường sống (diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp) và con người săn bắt quá mức. Mức độ đe dọa: bậc V.



Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt trăn đất vào mùa sinh sản. Nghiêm cấm hình thức đốt đồng bắt trăn. Thành lập các trại nuôi trăn tập thể và phát triển hình thức chăn nuôi gia đình, nuôi ở các khu dự trữ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 199.










Tên Việt Nam:

Trăn gấm

Tên Latin:

Python reticulatus

Họ:  

Trăn Boidae

Bộ:  

Có vảy Squamata  

Nhóm:  

Bò sát  




     


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương