Việc vận động cho Việt Nam được hưởng quy chế Trung Lập theo Quốc Tế Công Pháp gs. Vũ Quốc Thúc



tải về 75.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích75.98 Kb.
#30090
Việc vận động cho Việt Nam được hưởng quy chế Trung Lập theo Quốc Tế Công Pháp

*****

GS. Vũ Quốc Thúc

Lời giới thiệu: Đầu thập niên 1980, GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghĩ đến một quốc sách ổn định lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Đó là giải pháp Trung Lập Pháp Lý (Neutrality) vĩnh viễn cho Việt Nam. GS Huy đã thảo luận vấn đề với nhiều học giả, trong đó có GS Vũ Quốc Thúc và được sự đồng thuận cùng nghiên cứu và vận động khắp mọi nơi. Nay tuổi đã cao nhưng GS Vũ Quốc Thúc vẫn bền bỉ vận động và phổ biến những bài viết về Trung Lập theo Quốc Tế Công Pháp. Sách lược này nếu áp dụng được sẽ là những ưu điểm tuyệt đối của dân tộc Việt Nam (Ban Biên Tập – Đặc San Tân Đại Việt).

Từ năm 2006 đến nay, mặc dù tuổi  đã cao và sức khỏe  ngày càng yếu kém , tôi vẫn không ngần ngại dấn thân vào một công cuộc vận động vừa có tính cách ngoại giao, vừa có tính cách chính trị, và nếu cuộc vận động này thành công sẽ có một ảnh hưởng quyết định đối với tương lai của dân tộc ta. Đó là cuộc vận động để nuớc Việt Nam được hưởng qui chế trung lập giống như các nước Áo và Thụy Sĩ  ở Âu Châu. Theo qui định trung lập dựa trên quốc tế công pháp, những nước vừa kể không  tham gia bất cứ một cuộc xung đột quốc tế nào, không  đồng minh với một nước nào để tấn công một nước khác, và như thế, có thể dành tất cả tài nguyên, nhân lực, vật lực vào công cuộc phát triển đất nước, bảo đảm hạnh phúc  cho toàn thể nhân dân trong nhiều thế hệ. Căn cứ trên tiền lệ của Thụy Sĩ và Áo Quốc, tôi thấy qui chế trung lập theo quốc tế công pháp có lợi vô cùng.

Chứng cớ hiển nhiên là nước Áo. Năm 1945 đó là nơi cạnh tranh gay go thậm chí chiến tranh đẩm máu giữa Liên Xô và các đồng minh Anh Pháp, Mỹ. Nước Áo có cơ bị chia thành 4 vùng, mỗi vùng do một nước kiểm soát: một vùng do Liên Xô kiểm soát, một vùng  thuộc Anh, một vùng thuộc Pháp, một vùng thuộc Mỹ; Hay chia thành 2 vùng: vùng Tây phương và  vùng Liên Xô giống như Berlin. May thay: nước Áo đã được cả bốn cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp thỏa thuận dành cho qui chế độc lập với  điều kiện là phải trung lập. Nhờ ở  thế trung lập này, nước Áo càng ngày càng phồn thịnh và đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Vì thấy những tiền lệ đó quá đẹp, tôi mới nghĩ tới chuyện tranh đấu cho nước Việt Nam được hưởng một qui chế trung lập tương tự. Những biến cố đang diễn ra trong vùng Đông Hải cho thấy sự tranh giành thế lực ngày càng gay go giữa hai cường quốc Trung Hoa và Hoa Kỳ. Đó là chưa kể Nhật Bản, Nga, Ấn Độ … Nếu các nước đó thỏa hiệp được với nhau, công nhận cho ta một nền trung lập theo quốc tế công pháp, tại sao chúng ta không thể đóng vai trò giống như Áo Quốc?

Đây không phải là ý kiến mới mẻ . Ai cũng biết năm 1966, trong cuộc viếng thăm chính thức Cam Bốt, cố Tổng Thống Pháp De Gaulle đã đọc một bài diễn văn quan trọng. Bài diễn văn của ông De Gaulle đã đưa ra đúng lúc Hoa Kỳ vừa đem quân vào dưới vĩ tuyến 17 lấy cớ giúp đỡ cho đồng minh Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lăng từ Bắc Việt. Cố Tổng Thống De Gaulle thấy đó là một mối đe doạ cho sự an ninh của toàn cõi Đông Dương. Chính vì thế cho nên, theo lời mời của Quốc trưởng Shihanouk, ông De Gaulle đã sang thăm Nam Vang và đọc bài diễn văn quan trọng trong đó ông ta gần như thỉnh cầu Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam Cộng Hòa, mặt khác nên để cho toàn cõi Đông Dương, trong đó có Việt Nam, Lào Quốc Cam Bốt được hưởng qui chế trung lập theo quốc tế công pháp. Cố Tổng Thống De Gaulle còn đi xa hơn nữa. Ông cho rằng nền trung lập này không nên chỉ giới hạn ở ba nước Đông Dương, mà cần phải nới rộng ra toàn vùng Đông Nam Á. Có như thế nền hòa bình của thế giới mới bảo đảm được, vì ngày nào còn xung đột quân sự giữa phe tự do và phe cộng sản như xảy ra trên đất Việt Nam, mối đe dọa đó vẫn tồn tại và vẫn có thể đưa tới chiến tranh liên miên. Điều này  trong cuốn bạch thư  về vấn đề vãn hồi Hiệp Định Paris, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh.

Nhưng đề nghị của ông De Gaulle quả thực lúc đó hãy còn sớm quá. Tất nhiên Hoa Kỳ không khi nào chấp nhận, vì Hoa Kỳ cho rằng cần phải can thiệp trực tiếp ngõ hầu ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản, từ miền Bắc tức từ Trung Quốc qua Bắc Việt. Hoa Kỳ cho rằng mình có nhiệm vụ tranh đấu cho toàn thế giới tự do. Cho nên đề nghị của ông De Gaulle đã gặp ngay sự chống đối của một phần lớn dư luận Hoa Kỳ, nhất là giới ký gỉa. Một khi giới  này lên tiếng sự việc đã có một âm vang sâu rộng trong dư luận toàn thế giới. Như vậy, lời kêu gọi của ông De Gaulle chỉ là lời kêu gọi trong sa mạc. Mặc dù vậy, đã có một sự cố gắng của những người Việt Nam cũng như Khmer để thực thi đề nghị của ông De Gaulle, và tất nhiên trong này có sự yễm trợ gần như trực tiếp của chính quyền Shihanouk . Một hội nghị Đông Dương đã được tổ chức ở Nam Vang, trong đó có nhiều phái đoàn tham dự. Ngoài đại diện của Lào Quốc, Cam Bốt, của Nam Dương v.v lại còn có đoàn đại diện Việt Nam, trong đó có một nhân vật tôi  quen biết dưới thời Đệ Nhất cộng hoà, là ông Lê Doãn Kim. Ông Lê Doãn Kim đã tranh đấu và có ý kiến trung lập từ lâu. Nhưng năm1966 ông Lê Doãn Kim không ở Việt Nam, vì ”thành phần thứ ba” ( trong đó có những người chủ trương trung lập ) bị chế độ quân nhân nghi kỵ,  nếu hiện diện ở Việt Nam Cộng Hoà, ông Kim có thể bị bắt giam. Chính vì thế, ông đã di tản sang Cam Bốt. Trong hội nghị Đông Dương tổ chức ở Nam Vang tất nhiên không có phái đoàn chính thức nào đi từ Việt Nam Cộng Hòa tới tham dự. Khỏi cần nói là phía Hà nội cũng không có đại diện chính thức. Như vậy, nhóm ông Lê Doãn Kim đã nói lên tiếng nói của những người ”phi liên kết”, tiếng nói không thể gây âm vang khi trong không gian lúc nào cũng văng vẳng tiếng bom đạn …

Từ ngày tôi di cư sang Pháp, tôi có nhiều dịp gặp ông Lê Doãn Kim, và mỗi  lần đều bàn  chuyện tranh đấu để đem lại cho Việt Nam một qui chế trung lập theo quốc tế công pháp. Trong những lần trao đổi ý kiến với ông Lê Doãn Kim, tôi cũng luôn luôn nhấn mạnh rằng trên bình diện lý thuyết đây là một giải pháp rất hợp lý, có thể nói là giải pháp tất yếu đối với Việt Nam, bởi vì chúng ta ở sát nách Trung Quốc, một nước đông dân càng ngày càng giàu mạnh. Vẫn biết năm 1979 quân lực của họ chưa hiện đại hóa nhưng với thời gian, quân đội này sẽ ngày càng mạnh hơn, trang bị tân tiến hơn và tất nhiên Trung Quốc sẽ  tranh giành thế lực với Hoa Kỳ là nước từ trước vẫn nắm quyền bá chủ trên toàn thể Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Một nước nhỏ bé như nước ta cần phải huy động mọi tài nguyên nhân lực, vật lực vào công cuộc phát triển kinh tế ngõ hầu nuôi số dân càng ngày càng tăng, trước kia chỉ có 40 triệu người, ngày nay đã lên hơn 80 triệu rồi, trong tương lai chắc chắn còn đông hơn nữa.  Làm sao nuôi nỗi số dân đó chứ đừng nói chi chuyện duy trì một quân đội hùng mạnh khả dĩ đương đầu với Trung Quốc. Chính vì thế cho nên tôi vẫn coi giải pháp trung lập hóa là thích hợp nhất đối với dân tộc Việt Nam. Sở dĩ giải pháp đó từ trước tới nay bị chống đối mạnh mẽ chỉ vì đất nước ta luôn luôn là nơi tranh giành thế lực giữa phe cộng sản và phe tự do. Trước năm 1954 sự xung đột xảy ra giữa Việt Minh với Pháp: Pháp là một nước tư bản còn Việt Minh thì dựa vào Trung Cộng ngay từ lúc Trung Cộng làm chủ toàn lục địa Trung Hoa (1950). Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương sự xung đột đã xảy ra giữa Hoa Kỳ với Liên Xô, không phải xung đột trực diện với nhau mà xung đột qua ngừơi Việt Nam, dùng người Việt cộng sản để chống lại những người Việt ”quốc gia”, do đó mới có làn ranh vĩ tuyến 17.

Chính vì tình trạng xung đột giữa hai phe cộng sản và tư bản, trong  nhiêu năm liền, dù ta muốn trung lập cũng không thể  đạt được mục đích, bởi ngay trong hàng ngủ của mình, nhân dân Việt Nam cũng đã chia thành hai phe rồi. Phe cộng sản đương nhiên không chấp nhận quy chế trung lập, vì theo chủ thuyết Mác Lênin, cộng sản phải thắng tư bản, phải diệt  tư bản. Như vậy, nói chuyện trung lập dưới chế độ cộng sản không khác chi muốn phá họai chế độ. Còn dưới vĩ tuyến 17 ai nói chuyện trung lập tức là chủ trương hòa hợp với Hà Nội, sống chung với Hà Nội. Điều đó có nghĩa là không dùng võ lực chống lại sự xâm lăng của cộng sản nữa. Thành thử chủ trương trung lập dưới vĩ tuyến 17 có thể bị nghi là cộng sản nằm vùng, là những người đã móc nối với cộng sản, đã nhận công tác phá họai cố gắng đấu tranh của nhân dân. Người ta cho rằng những người chủ trương trung lập, dù có thành thực chăng nữa chỉ là những người không tưởng, và vì không tưởng cho nên bị  phe cộng sản lợi dụng. Chính vì thế cho nên rất ít ai dám công khai chủ trương trung lập, và cũng chính vì thế mà những người như ông Lê Doãn Kim không thể ở lại trong nước  mà phải di cư sang Cam Bốt. Từ ngày liên lạc với ông Lê Doãn Kim, tôi cũng có đưa ý kiến là chưa tới lúc mình tranh đấu công khai để đề nghị trung lập hóa Việt Nam, vì Việt Nam  còn ở dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chế độ cộng sản. Ngày nào những người cộng sản còn theo đúng giáo điều của chủ thuyết  Mác-Lênin, mình có kêu gọi trung lập chỉ là lời kêu gọi trong sa mạc  mà thôi.

Trong khi chúng tôi vận động vãn hồi hiệp định Paris, dĩ nhiên không thể đưa ra chủ trương trung lập, bởi vì mục đích thực tế nhất đối với chúng tôi lúc đó là làm sao vãn hồi sự hiện diện của chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị giải thể sau ngày 30-4-1975. Cần phải huy động những người Việt đang tranh đấu cho tự do để họ sẳn sàng đứng lại trong hàng ngũ Việt Nam Cộng Hòa nếu chế độ này được tái sinh.

Sau khi thấy rõ công cuộc vận động vãn hồi hiệp định Paris thất bại, sau khi nhiều biến chuyển quan trọng đã xẩy ra như sự giải thể của các chế độ cộng sản ở Âu châu, sự bình thường hóa bang giao giữa Washington và Hà Nội, sự khuất phục của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Đảng cộng sản Trung Quốc …  việc chủ trương trung lập hóa  trở nên một nhiệm vụ lịch sử đối với mọi người Việt. Vấn đề bức xúc đối với Việt Nam là làm sao bảo vệ nền độc lập của mình trước một nước láng giềng lớn, mạnh và giàu như Trung Quốc. Việc cần làm ngay là thoát ly sự kiềm tỏa của chủ thuyết Mác-Lênin vì đảng Cộng sản Trung Hoa đang lợi dụng chủ thuyết này như một lợi khí chính trị để đô hộ nước ta qua đảng cộng sản Việt Nam đã phục tòng họ từ 1991. Trong nhiều bài bình luận tôi đã nói rằng Trung Hoa có thể kiểm soát chúng ta mà không cần phải cho quân đội chiếm đóng lãnh thổ của ta, không cần phải gởi công chức sang nước ta để đóng vai tuồng thái thú như thời bắc thuộc ngày xưa,  Họ cũng chẳng cần gởi những Hoa kiều sang nước ta để làm ”đạo quân thứ năm” kiểm soát  bộ máy chính trị cũng như nền kinh tế của ta. Họ không cần làm một cách công khai như vậy. Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục theo đường lối xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản Trung Quốc có thể ra chỉ thị dưới hình thức khuyến cáo, nhưng thực sự là ra lệnh cho đảng cộng sản ”đàn em” Việt Nam qua đảng cộng sản Việt Nam, họ có thể nắm được toàn Việt Nam rồi vì Hiến Pháp 1992 đã quy định như vậy. Chính vì thế cho nên tôi cho rằng vấn đề trung lập gắn liền với vấn đề độc lập. Muốn độc lập phải trung lập đã.

Trong dịp soạn thảo và công bố bản hiến chương 2000 ở Paris, ông Lê Doãn Kim cũng đã muốn đóng góp them một đoạn nói về trung lập, nhưng các anh em soạn thảo Hiến chương 2000 là những người đang sống ở Gia Nã Đại và Hoa Kỳ. Khỏi nói, các anh em ngần ngại. Cũng vì thế cho nên trong bản Hiến chương 2000 không nêu chuyện trung lập mặc dù cũng có đả động tới chính sách trung lập cần thiết cho nước VIệt Nam về sau này. Sau ngày đó ông Lê Doãn Kim có dịp sang Paris gặp tôi và Giáo sư Lê Đình Thông. Tôi cũng có dịp sang Hoa Thịnh Đốn và gặp ông Lê Doãn Kim. Cả lần trước cũng như lần sau tôi đều thấy chưa tới lúc chính thức vận động qui chế trung lập theo quốc tế công pháp cho Việt Nam. Nếu đưa ra chủ trương này sẽ lập tức bị chống đối. Mặc dù sự chống đối đó không làm cho chúng tôi nản lòng nhưng sẽ gây hoang mang trong dư luận của Việt kiều hải ngoại cũng như đồng bào trong nước. Tôi không muốn có một cuộc tranh luận như vậy. Tôi chú trọng đặc biệt đến tình trạng ở trong nước:  Nếu có những người ở hải ngoại chống lại việc trung lập hoá Việt Nam một cách mãnh liệt, khỏi cần nói ở trong nước những người theo cộng sản hay những người thân cộng lại càng chống đối mãnh liệt hơn. Họ lại còn có nhiều phương tiện hơn để gạt bỏ chủ trương của chúng tôi ngay từ lúc sơ khởi…

Chính vì thế cho nên sau khi trao đổi ý kiến với  ông Lê Doãn Kim, tôi đi tới kết luận là chưa tới lúc. Ý kiến của mình hay thật đấy nhưng phải đưa ra vào đúng thời điểm thuận lợi. Điều mong mỏi của chúng tôi là khi mình nêu chủ trương trung lập đừng gặp sự chống đối tức thì và mãnh liệt của các giới, để rồi ý kiến đó lan dần, lan dần thấm vào đầu óc của những người thức thời. Và rồi khi hoàn cảnh thuận tiện, tự dưng phong trào đòi hỏi trung lập hoá Việt Nam sẽ bột phát, nếu mình vội vả có thể hỏng chuyện.

Tới mùa hè 2006, chúng tôi nhận thấy tình hình đã thay đổi và đang mang lại cho Việt Nam một cơ hội rất thuận lợi để vận động qui chế trung lập. Cơ hội đó là cơ hội gì? Chính là việc  hội nghị thượng đỉnh của Diễn Đàn Á Châu Thái Bình Dương (APEC ) được tổ chức ở Hà Nội. Trong tổ chức này ngoài các thành viên của Hiệp Hội Đông Nam Á ( ASEAN ) còn có cả Nhật Bản, Trung Hoa, Đại Hàn, Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan v.v… Nhân dịp hội nghị thượng đỉnh này, Tổng Thống Hoa Kỳ George W Bush sẽ gặp – lần đàu tiên – lãnh đạo Trung Quốc  Hồ Cẩm Đào. Khi  cấp lãnh đạo của hai cường quốc này gặp nhau chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới tình trạng của Việt Nam. Nếu vấn đề trung lập hoá Việt Nam được đưa ra trong cuộc gặp gỡ, với sự góp ý của các nhà lãnh đạo Việt Nam, ngay trên đất Việt Nam, tất nhiên nó sẽ trở nên một đề tài thảo luận chính  thức và sẽ mang lại kết qủa cụ thể. Tuy nhiên, vì chương trình nghị sự của Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC đã được thiết lập từ trước rồi, cho nên nếu có vận động chẳng qua chỉ  là gợi  ý.

Trước ngày đó, tất nhiên tôi phải làm thế nào để nêu vấn đề trung lập hóa này. Tôi cũng đã liên lạc với một số  anh em khác ngoài ông Lê Doãn Kim, như T.s. Nguyễn Bá Long trong phong trào Hiến Chương 2000, GS Nguyễn văn Canh, ông Nguyễn Văn Toàn ở Hoa Kỳ, các ông Trịnh Khải, Quan Công Minh, Nguyễn Quốc Nam, bà Ngô Thị Ngoan (tức Ca Dao) ở Paris. Những vị này sẳn sàng tiếp tay với chúng tôi bằng cách viết nhiều bài báo gởi đăng ở Paris, ở Canada, ở Hoa Kỳ và một vài nơi khác. Những bài báo này tuy được hưởng ứng tích cực – vì không thấy ai phản bác – nhưng tựu chung không gây  được một âm vang đáng kể. Tuy nhiên mục tiêu của chúng tôi, không phải gặt hái ngay một kết qủa cụ thể, mà chỉ để thăm dò dư luận xem có ai chống đối quyết liệt không. Nếu không bị chống đối là một điều đáng mừng vì chẳng khác chi gieo hạt mà không gặp gió bão: Hạt đó sẽ nẩy mầm. Một khi nẩy mầm được rồi mới có hy vọng biến thành cây để càng ngày càng tăng trưởng.

Sau các bài báo đó, chúng tôi phải vội vã tổ chức một buổi nghị luận trên diễn đàn Paltalk. Vội vã vì công việc này phải hoàn tất trước khóa họp thượng đỉnh của APEC ở Hà nội (dự liệu vào trung tuần tháng 9 năm ấy). Cũng nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thọai viễn liên, webcam, máy vi tính … nên dù xa cách nhau, người ở Âu Châu, người ở Mỹ Châu, người ở quốc nội Việt Nam mà vẫn có thể thảo luận như cùng ngồi trong một phòng họp. Tôi đã được sự tiếp tay của bà Ca Dao tức Ngô thị Ngoan và ông Nguyễn Quốc Nam,  một dược sĩ tranh đấu trong phong trào Liên Minh Dân Chủ. Nhờ  hai nhân vật này, đặc biệt nhờ Bà Ca Dao nhiều kinh nghiệm, rất nhiệt thành, tận tâm giúp đỡ nên hai buổi  paltalk do chúng tôi tổ chức đã thực hiện mỹ mãn.

Hai buổi hội luận này, dĩ nhiên có một ảnh hưởng rất hay, vì đã đem lại một cơ hội cho nhiều bạn trẻ từ trước không bao giờ nghĩ tới vấn đề trung lập nay đã hiểu thế nào là qui chế trung lập theo quốc tế công pháp. Dĩ nhiên, trong nghị luận hội cũng có những anh em tỏ vẻ hoài nghi, có anh em muốn thảo luận ngay về vụ Trung Cộng đã xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Khỏi cần nói nếu đề cập vấn đề này làn sóng bất mãn sẽ lập tức nổi dậy và cuộc nghị luận về vấn đề trung lập hóa Việt Nam sẽ lâm vào ngõ cụt. Cũng may là khóa nghị luận được chia làm hai buổi, nên sau buổi thứ nhất, tôi đã cố gắng làm êm dịu tình hình và đề nghị là chuyện kiện đòi lại lãnh thổ tạm thời bị Trung Quốc xâm chiếm nên dành lại một dịp khác. Việc cần làm ngay là công khai nêu vấn đề trung lập hóa để nhà cầm quyền nước ta, cũng như nhà cầm quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc chú ý đến. Khi chúng tôi mở nghị luận hội, thật ra chúng tôi cũng không tin tưởng gì lắm, chỉ mong rằng các ý kiến của mình được một thiểu số nào đó để ý, như thế đối với tôi cũng là một bước tiến rồi.

Sau hội nghị Thượng Đỉnh APEC, khỏi cần nói là bản thông cáo chung không nói tới vấn đề trung lập hoá, nhưng hiển nhiên chế độ Hà Nội đã công khai chủ trương một đường lối ngoại giao không nghiêng về phía Hoa Kỳ, cũng như không nghiêng về phía Trung Quốc.

Tôi thấy thời cơ càng lúc càng thuận lợi cho sự chính thức hóa đường lối trung lập này. Sỡ dĩ tôi nói như vậy vì năm 2007, Việt Nam đã được bầu  làm hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc … Đây là một cơ hội ”bằng vàng” nếu Việt Nam muốn vận động để được hưởng qui chế trung lập giống như  nước Áo. Ngay sau khi Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Bảo An, đài BBC có phỏng vấn tôi, và tôi có đưa ra một số ý kiến. Những ý kiến đó tôi đã tóm tắt trong một bài báo được đăng tải trên mạng cũng như ở nhiều tờ báo bên Hoa Kỳ, Pháp, Đức v..v… dưới tựa đề ”Việt Nam cần làm gì sau khi được bầu vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ?”

Tôi đã đề nghị:

(1) Việc thứ nhất là phải kiện toàn nền độc lập của xứ sở. Vẫn biết nền độc lập của ta đã được các nước công nhận, có như thế mình mới được bầu vào Hội đồng Bảo an. Nhưng nền độc lập ấy trong thực tế có thể bị đe dọa thường xuyên vì lý do chế độ chính trị của nước ta là một chế độ trong đó Đảng cộng sản nắm quyền toàn trị. Một khi Đảng cộng sản nắm quyền toàn trị như vậy, người dân dù có những ý kiến xây dựng, nhưng nếu không đúng quan điểm của ban lãnh đạo đảng cộng sản cũng khó lòng được để ý tới. Như vậy, với chế độ toàn trị này, một lực lượng ngoại quốc nào đó chỉ cần nắm ban lãnh đạo là có thể nắm được toàn dân Việt Nam rồi. Ai cũng biết sau cuộc xung đột đẩm máu xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979, đến năm 1991 đảng cộng sản Việt Nam đã công khai phục tòng đảng cộng sản Trung Hoa sau cuộc gặp gở của đại diện Ban lãnh đạo hai đảng ở Thành đô. Do đó Trung Quốc có thể chi phối dân tộc Việt Nam qua đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, tôi mới chủ trương phải kiện toàn nền độc lập xứ sở, mà muốn kiện toàn nền độc lập xứ sở, giải pháp hợp lý nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam nên rời bỏ quyền toàn trị của mình. Một khi không nắm quyền toàn trị, và chia quyền chính trị với những đảng phái khác Trung Quốc không còn cách gì nắm toàn dân Việt Nam nữa. Sự hy sinh đó sẽ giúp cho những người ở ngoài đảng cộng sản tham gia càng ngày càng tích cực hơn vào sinh hoạt kinh tế, nhờ vậy bảo vệ được chủ quyền chính trị ở trong nước, kẻo không đảng cộng sản Trung Quốc sẽ luôn luôn viện nghĩa vụ liên đới của giai cấp vô sản quốc tế để ra lệnh một cách gián tiếp cho đảng cộng sản VIệt Nam. Như vậy muốn kiện toàn nền độc lập phải dân chủ hoá thể chế chính trị, mà muốn dân chủ hóa thể chế chính trị phải sửa đổi hiến pháp, chí ít bỏ điều 4 hiến pháp, dành quyền lãnh đạo toàn dân cho đảng cộng sản Việt Nam.

(2) Chặng thứ hai: Tôi đề nghị chính quyền Hà Nội nên chính thức hóa chính sách trung lập hiện thời thường được gọi là chính sách đu dây giữa hai lực lượng đối nghịch nhau – lực lượng của Hoa Kỳ và lực lượng của Trung Cộng. Đừng tưởng chính sách đu dây này đem lại kết quả mong muốn mãi mãi đâu, vì hai lực lượng quốc tế vừa kể  luôn luôn tìm cách xen lấn vào công việc nội trị của ta. Họ gài người vào các tầng lớp nhân dân, để chỗ nào cũng có tai mắt. Những người nằm vùng như vậy lại xung đột lẫn nhau, tạo nên một tình trạng bất ổn mở đường cho những cuộc xung đột công khai. Chính vì vậy cho nên cần biến cải chính sách trung lập này thành qui chế trung lập theo quốc tế công pháp. Đừng nghĩ rằng một qui chế trung lập theo quốc tế công pháp không mang lại đầy đủ bảo đảm đâu. Dựa trên tiền lệ của Áo Quốc  trong đó có tới 4 lực lượng  ngoại quốc xung đột lẫn nhau ta thấy nước này vẫn có thể duy trì được nền độc lập cũng như vị trí trung lập của mình  suốt từ 1945 cho tới nay. Tại sao chúng ta không làm được như nước Áo?  Muốn cho quy chế trung lập mang lại hiệu quả chính chúng ta phải tôn trọng nó, nghĩa là phải thành thực trung lập. Có người đã viện câu ngạn ngữ la tinh: ”Si vis pacem para bellum” (Nếu muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh đã) để chủ trương rằng chúng ta cần khởi sự võ trang để, các kẻ địch e dè, có thế chúng mới tôn trọng nền trung lập của ta. Lý luận này rất đúng và rất thực tế nhưng vấn đề then chốt là chúng ta có đủ khả năng tài chánh để võ trang không? Nếu đủ thì ta có thể làm thế. Nếu chưa đủ khả năng, chúng ta nên dành ưu tiên cho công cuộc phát triển kinh tế và tạm thời đành phải trông cậy vào lợi khí ngoại giao. Tôi thấy cần nêu rõ điểm này vì trên thế giới luôn luôn có những cường quốc muốn tự tạo một nền công nghiệp võ khí thật hiện đại: Họ phải tìm cách ”bán chịu” võ khí cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Ta đừng có ảo tưởng là như vậy ta được lợi! Một khi mắc nợ, dù thời hạn trả nợ rất dài và tiền lãi rất thấp, chúng ta vẫn khó hoàn trả vì tiền mua võ khí loại tối tân rất tốn kém: Đó là những số vốn bỏ ra mà không sinh lợi vì không làm tăng thêm sản lượng của quốc gia. Không trả được nợ ta trở nên lệ thuộc chủ nợ ngoại quốc … Vay tiền võ trang để được trung lập, rút cục tiền mất mà tật vẫn mang! Nhờ qui chế trung lập theo quốc tế công pháp, ta đỡ được một số lớn chi phí ngân sách, dành tài nguyên này vào công cuộc phát triển đất nước. Đó là điều cần thiết, chỉ có lợi chớ không phải bất lợi.

(3) Chặng thứ ba: Tôi đề nghị không nên giới hạn qui chế trung lập vào nước Việt Nam mà thôi. Để đương đầu với các lực lượng quốc tế, những nước nhỏ yếu như chúng ta phải liên kết với nhau, nhưng không phải liên kết thành liên minh quân sự như nhiều người tưởng: Tại sao không lập liên minh quân sự ở Đông Nam Á để đương đầu với Trung Cộng? Lý luận như thế, theo ý tôi rất nguy hiểm. Thay vì lập liên minh quân sự với các nước đồng cảnh ngộ trong vùng Đông Nam Á, ta có thể vận động họ liên kết với mình để cùng theo qui chế trung lập theo quốc tế công pháp, nói khác khu vực trung lập, theo tôi, cần bao gồm không những Việt Nam mà còn Campuchia, Lào Quốc, Thái Lan, Miến Điện, là những nước sát nách Trung Quốc nên gặp những khó khăn những nguy cơ giống nhau do xu hướng bành trướng của Trung Quốc. Nếu 5 nước này liên kết với nhau để cùng hưởng qui chế trung lập theo quốc tế công pháp thì có thể yểm trợ nhau mỗi khi phải thảo luận gì, chẳng hạn trong vụ tranh chấp chủ quyền ở các quần đảo biễn Đông, hoặc để bảo vệ miền hạ lưu sông Cửu Long trước những dự án xây hàng chục đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn con sông này, như thế chỉ có lợi chứ không có hại.

Đó là ba chặng tôi đề nghị nhân dịp Việt Nam hiện diện trong Hội Đồng Bảo An. Nên nhớ  nhiệm kỳ của các hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An chỉ có hai năm thôi, nếu nhà cầm quyền biết lợi dụng triệt để thời hạn đó để thực hiện mục tiêu vừa kể thì quả thực là làm được một việc  có ảnh hưởng lâu dài và mang lợi lộc cho nhiều thế hệ mai sau…

Gần đây vấn đề trung lập lại được đặt ra sau khi tôi có đăng một bài bình luận về hai cuộc vận động ngoại giao của chính quyền Hà Nội.

Cuộc thứ nhất là chuyến viếng thăm Bắc kinh của Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và việc thứ hai là cuộc công du Washington của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai vụ vận động ngoại giao chỉ xảy ra cách nhau một tuần lễ. Dựa trên những bản thông cáo được phát tán sau hai buổi gặp gỡ này, ta thấy Trung Quốc không phản đối việc Việt Nam sẽ hợp tác càng ngày càng sâu rộng hơn với Hoa Kỳ.  Ta có thể so sánh chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam và chính sách của Liên Xô ngày xưa đối với Nam Tư. Mặc dù Nam Tư lúc đó là một nước cộng sản nhưng đã chủ trươngchính sách trung lập, không theo Liên Xô, mà cũng không theo Hoa Kỳ, do đó có thể liên lạc thân hữu đối với hai bên. Rồi Nam Tư còn chính thức đứng trong hàng ngũ những quốc gia không liên kết, trong đó có một số nước khác như Ai Cập, Ấn Độ… Tôi có cảm tưởng rằng Trung Quốc sẳn sàng chấp nhận một tình trạng giống như sự bang giao giữa Liên Xô cũ với Nam Tư cũ. Tại sao mình không có thể chính thức hóa tình trạng thực tế này trong một quy chế trung lập theo quốc tế công pháp? Tôi đã trình bầy ý kiến này trong một bài bình luận. Bài bình luận của tôi đã gây nên một cuộc chất vấn tôi trên mạng internet. Có vài vị đã yêu cầu tôi nói rõ ràng hơn về khả năng tiến tới một qui chế trung lập như thế. Tôi  giải thích rằng về phương diện địa lý Việt Nam không giống Nam Tư: Nam Tư ở xa Liên Xô còn Việt Nam ở sát Trung Quốc . Chính vì thế ta cần có một bảo đảm vững bền. Qui chế trung lập theo quốc tế công pháp là một bảo đảm tương đối bền vững. Không phải chỉ đối với ta mà đối với Trung Quốc nữa. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các nước Tây Phương đã coi nước ta như một cửa ngõ để xâm nhập nội địa Trung Quốc. Do đó Trung Quốc tin rằng phải kiểm soát nước ta để ngăn chặn những mưu toan này … Khi chúng ta chủ trương trung lập hoá Việt Nam tức là ta đã mang lại cho Trung Quốc sự cam kết mà họ mong muốn rồi. Ta nên trấn an họ, khi chúng ta hợp tác càng ngày càng chặt chẻ hơn với Hoa Kỳ, đặc biệt trong lãnh vực quân sự, chẳng hạn để Hoa Kỳ huấn luyện cho chúng ta những sĩ quan hoặc giúp chúng ta hiện đại hoá hải quân, lục quân hoặc không quân. Nếu chỉ dùng thủ đoạn ”đu dây ”như bây giờ sẽ có nguy cơ: Một khi mình nhượng bên này một chút, bên kia sẽ đòi ta nhượng bộ cho họ giống như thế. Với đà đó, chúng ta cò thể mất dần  độc lập.

Sau cuộc trao đổi đó đã có nhiều người ở hải ngọai cũng tán thành quan điểm của tôi. Gần đây bà Bác sĩ Nguyễn thị Thanh yêu cầu tôi gởi cho bà các tài liệu về vấn đề  trên, như công cuộc vận động ngọai giao của nhà cầm quyền Hà Nội, công việc cần làm sau khi Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc… Bà Thanh lại còn đề nghị tôi tham gia một phái đoàn gồm các nhân vật có thể thương thuyết với Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam. Mới đầu, tôi thấy đề nghị như vậy không tưởng quá chừng, nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy nhiều công cuộc vận động ngoại giao thường bắt đầu một cách có thể coi như vớ vẩn. Chẳng hạn trong một cuộc đấu bóng bàn, khi người ta gởi một số cầu thủ ra ngoại quốc để tham dự trận đấu quốc tế . Thực ra đó là cơ hội để kín đáo và tiếp xúc với đối phương. Nhiều cuộc vận động ngoại giao xảy ra như vậy. Sáng kiến của bà Nguyễn thị Thanh rất có thể phản ảnh một ý đồ nào đó, vì những người thường mấy khi đưa ra một đề nghị như vậy, nhất là đưa ra một số tên nhân vật. Tôi nhận thấy sau khi bà Thanh đưa đề nghị này, có một số người lên tiếng, chỉ trích bà Thanh về quá khứ của bà nhưng không đả động đến nội dung của đề nghị. Điều này cũng đem lại cho tôi một phần nào niềm phấn khởi. Như vậy chủ trương trung lập của mình không đến nỗi bị sự chống đối của nhiều người trước kia vẫn hằng chống đối. Đó là một chứng cớ cho biết rằng đồng bào hải ngoại đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trung lập trong công cuộc bảo vệ nền độc lập của đất nước. Trong tình trạng thế giới hiện thời, không thể một mực trông mong vào sự yễm trợ quân sự của một đồng minh ngoại quốc nào đó, trái lại phải làm sao duy trì độc lập, trông cậy vào sức của mình, trông cậy vào dư luận quốc tế, vào luật lệ quốc tế, dựa trên giải pháp thương thuyết trên cơ sở có lợi cho cả các phe. Có như thế, chúng ta mới đạt được mục đích của chúng ta. Còn nếu cứ trông cậy hoàn toàn vào võ lực thôi, rốt cuộc dân tộc ta sẽ bị tổn thất rất nhiều. Chúng ta đã bị tổn thất cả về nhân mạng lẫn về tài sản trong suốt nửa thế kỷ vừa qua. Ta không nên tái diễn những sai lầm cũ. Với niềm hy vọng đó, tôi đã ngẫu hứng  một bài thơ nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng Ba âm lịch vừa qua. Trong bài thơ này tôi đã nói lên nỗi lòng của tôi mặc dù đã lớn tuổi nhưng lúc nào cũng nghĩ tới quê hương.

Thơ như sau :

Vụt cái xuân sang chín chục rồi,

Giật mình nhớ lại tháng năm trôi.

Lòng son ấp ủ bao mong đợi,

Bỉ cực qua rồi, tất thái lai.

Hơi tàn như nhủ nên tri mệnh,

Tai vẳng nguyền xưa quyết chẳng nguôi.

Lạy tổ xin cho con cơ hội

Đem chí bình sinh góp đổi đời.

Tôi có gởi bài thơ này cho bà Nguyễn Thị Thanh, đó là một cách tôi trả lời gián tiếp đề nghị của bà ấy. Nếu đề nghị của bà được những kẻ hữu quyền ở nước ta chấp nhận, bấy giờ tôi coi đó là cơ hội để những người yêu nước góp  phần  vào  công cuộc đổi đời trên đất nước. Tôi nhấn mạnh đến chữ ”đổi đời”, điều đó có nghĩa là tôi trông mong vào sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi tư duy, thay đổi ý thức hệ ở quốc nội. Một khi chúng ta không còn theo chủ nghĩa Cộng sản nữa, một khi chúng ta chỉ nghĩ đến quyền lợi tối thượng của dân tộc, một khi chúng ta muốn xây dựng một nền dân chủ đích thực – nền dân chủ của dân, do dân, vì dân – và trong trường hợp đó, nếu chúng ta lại có qui chế trung lập hóa giống Áo quốc, tôi tin tưởng dân tộc ta sẽ càng ngày càng phát triển, biến thành một nước ít nhất cũng giàu có phong lưu, mặc dù không mạnh về quân sự nhưng sẽ mạnh về kinh tế, như nước Áo chẳng hạn. Tôi chỉ mong có thế mà thôi.

Tôi chấm dứt hồi ký này với niềm hy vọng vững bền ở lương tri của mọi người Việt yêu nước ./.

Paris tháng 12 năm 2009

Vũ Quốc Thúc

.........................................................................................................................................................................

DOC THEM/

Vào tháng 12 năm 1965, Tổng Thống de Gaulle ra tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, dài 7 năm và đã thắng ông Francois Mitterand. Tháng 2 năm 1966, nước Pháp rút lui khỏi Bộ Chỉ Huy Quân Sự Nato, nhưng vẫn còn đứng trong tổ chức này, rồi vào tháng 9 năm 1966, trong chuyến viếng thăm thành phố Phnom Penh (Cam Bốt), Tổng Thống de Gaulle đã kêu gọi Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam, sự việc này đã không được người Mỹ có cảm tình dù cho sau này, họ đã thất bại tại Đông Dương.

Ngược lại đối với Cộng sản Việt, Sihanouk lại luôn luôn tỏ thái độ hòa hoãn, nhượng bộ. Năm 1965, Sihanouk đã thỏa hiệp với Bắc Việt và Cộng sản Miền Nam về việc cho phép CS chuyển quân ngang lãnh thổ Kam-pu-chia và nhận đồ tiếp tế qua cảng Sihanoukville. Mỹ đã tố cáo rằng quân dụng, vũ khí của Nga và Trung Cộng đã được chở tới Sihanoukville nói là để viện trợ cho Kam-pu-chia, nhưng chỉ có một phần nhỏ được chở về căn cứ tiếp vận Kompong Speu của quân đội hoàng gia, còn phần lớn được chuyển tới các địa điểm tiếp nhận ở biên giới của CS Việt, mỗi tháng không dưới 500 tấn.[1] Năm 1969, tiến xa hơn nữa, Phnom Penh đã chính thức lập quan hệ ngoại giao với “chính phủ” của CS Nam Việt. Đổi lại hảo ý này, Bắc Việt và CS Nam Việt đã công nhận đường biên giới do Sihanouk vạch ra.



Trong vòng dăm năm trước chiến biến 1970, lực lượng CS đã trú đóng trên lãnh thổ Kam-pu-chia ít nhất là ba sư đoàn (chừng 30.000 quân) dọc biên giới từ vùng Mỏ Vịt tới Tam Biên. Lúc đầu Sihanouk còn phủ nhận sự việc này nhưng sau ông ta xác nhận nhưng cho là chẳng làm gì hơn được vì những vùng biên giới mà CS Việt trú đóng toàn là rừng rậm không thể kiểm soát nổi. Đối với Sihanouk, đó cũng là nhược điểm về địa lý có phương hại trực tiếp đến nền an ninh Kam-pu-chia!
Каталог: yahoo site admin -> assets -> docs
docs -> Hai Chiến Dịch TruyềnThông Của Đế Quốc Đại Hán
docs -> Con Tem 44 xu “Brothers Always”
docs -> Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi
docs -> Hồi tưởng của một sinh viên trường Luật Sài gòn khóa 1958 ls đoàn Thanh Liêm
docs -> Xây dựng Xã hội từng mảnh một Bài 3 – George Soros và công cuộc Xây dựng Xã hội Mở Toàn cầu
docs -> Nữ danh ca Joan Baez và Những người đã ủng hộ csvn đã thức tỉnh & không còn là bạn của csvn
docs -> Duong Nhu Nguyen Thay lời tựa: “Tôi yêu lắm cái linh hồn
docs -> Tham khảo tại các Thư Viện ở Mỹ
docs -> Trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng
docs -> S: Smile (Cười) T: Talk (Nói) R: Raise (Đưa (tay) lên)

tải về 75.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương