VÀi nghi thức và TẬp tục hưỚng đẠo a- nghi thứC: Lễ Chào Cờ



tải về 47.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích47.98 Kb.
#36421
VÀI NGHI THỨC VÀ TẬP TỤC HƯỚNG ĐẠO

A- NGHI THỨC:

Lễ Chào Cờ:

Ðể khai mạc cho một sinh hoạt như họp đoàn, liên đoàn, buổi lễ, khai mạc kỳ trại...


Chương trình gồm:

  • Tập họp đơn vị theo đội hình thích hợp.

  • Rước cờ, hoặc kéo cờ (trong trường hợp có cột cờ). Vị trí cờ quốc gia luôn luôn ở bên phải của đoàn hầu kỳ, cán cờ đứng thẳng.

  • Quốc ca

  • Hội ca

  • Một phút mặc niệm

  • Cử người đọc luật Hướng Ðạo

  • Câu chuyện dưới cờ

  • Giới thiệu các quan kháckh và đoàn sinh mới (nếu có)

  • Các thông báo, phát chuyên hiệu, giải thưởng...


Tiếng Rống Lớn:
Nghi thức này dành cho Sói Con. Cuộc đời Sói Con sẽ có hai lần làm Tiếng Rống Lớn cho chính mình, đó là các lần Nhập Bầy và Lên Ðoàn. Sau đây là nghi thức làm Tiếng Rống Lớn:

  • Ðầu Ðàn Nhất tập họp Bầy thành vòng tròn xong rồi hô to:
    - Xin mời Akela vào chia mồi cho các Sói (vài lần).

  • Khi Akela bước vào tới vòng tròn thì các Sói đồng hô to:
    - Akela, chúng em kính chào Akela.

  • Rồi các Sói để hai tay (theo kiểu chào của Sói) cạnh hai tai, vung hai tay cao cùng với động tác nhảy chồm lên rồi ngồi xuống ở thế chồm hổm hai tay chéo lại chống xuống đất như hai chân trước của con sói. Akela từ vòng tròn tiến vào giữa, nơi có Gậy Biểu Tượng đặt tay trái lên gậy và tay phải chào HÐ, lúc này các Sói đồng loạt đứng lên với tư nghiêm để chào và

  • Ðầu Ðàn Nhất hô to:
    - Akela, chúng em xin hết lòng cùng gắng sức.

  • Các Sói đồng hô to:
    - Vâng, chúng em xin gắng sức, gắng sức, gắng sức.

  • Tất cả cùng hát bài Sói Nhà Nam. Tiếng Rống Lớn kết thúc, Akela chia mồi cho các Sói.

- Lễ Nhập Bầy Của Sói Con: Nghi thức này là của Bầy Sói khi nhận Mowgli nhập Bầy. Sau một thời gian theo Bầy tập đi săn, Sói giò non bây giờ có thể xin chính thức nhập Bầy. Lễ Nhập Bầy của Sói có thể tổ chức trong buổi họp Bầy, lúc sinh hoạt ngoài trời hay trong một kỳ trại. Tham dự lễ này chỉ có các Sói chuẩn bị nhập Bầy, đã nhập Bầy cùng với Akela và các nhân vật rừng, phụ huynh tham dự. Sau khi nhập Bầy các Sói sẽ được mang huy hiệu đầu sói.


Sau khi tập họp vòng tròn xong (các Sói giò non chuẩn bị nhập Bầy đứng từ xa), Sói Ðầu Ðàn ra dắt các Sói giò non vào trình điện với Akela và Bầy.

  • Akela sẽ hỏi từng em một:
    - Em đã được chấp thuận cho nhập Bầy chưa?

  • Sói giò non trả lời:
    - Thưa Akela, rồi.
    Akela mời từng em vào đặt tay trái lên Gậy Biểu Tượng, tay phải chào và đọc Luật Rừng của Sói Con.

Akela nhận lời của các em xong rồi trao huy hiệu đầu sói cho các em. Các Sói Con mới nhập Bầy đi một vòng cho Bầy nhận diện. Akela sẽ bước ra khỏi vòng tròn, Bầy chuẩn bị làm Tiếng Rống Lớn.
Sau Tiếng Rống Lớn, lễ nhập Bầy kết thúc; các Trưởng, phụ huynh có thể tặng quà cho các Sói vừa mở mắt.

Lễ Lên Ðoàn:
Khi một Sói Con, Chim Non, Thiếu Sinh, Thanh Sinh tới tuổi chuyển ngành thì các Trưởng sẽ làm một buổi Lễ Lên Ðoàn cho các em. Các em sẽ nhảy qua một sợi dây từ đoàn cũ qua đoàn mới sau khi có sự giới thiệu của các Trưởng đoàn. Các em sẽ được trao khăn quàng của ngành mới. Riêng các Sói Con sẽ làm Tiếng Rống Lớn trước khi tiễn bạn lên đoàn.
Lễ Lên Ðường:
Nghi thức này chỉ dành cho ngành Tráng. Tráng sinh đã tuyên hứa, sau một thời gian sinh hoạt với đoàn, có thể xin bảo huynh hoặc bảo tỷ giúp cho việc làm Bản Quy Ước Tu Thân. Sau khi hoàn tất phần thực hành của Bản Quy Ước Tu Thân rồi, thì Tráng sinh có thể xin Lên Ðường. Hội Ðồng Ðường, gồm các Tráng sinh đã Lên Ðường sẽ giúp cho mọi thủ tục của nghi lễ này. Ngày Lên Ðường là một ngày trọng đại của cuộc đời một Tráng sinh.
Lửa Tĩnh Tâm:

Dành cho các Hướng đạo sinh chuyển bị tuyên hứa. Sau khi hoàn tất phần khảo sát cho đoàn sinh muốn xin tuyên hứa, các Trưởng sẽ tiến hành buổi lửa Tĩnh Tâm cho các anh chị em. Thường sau một buổi lửa trại là buổi Lễ Tĩnh Tâm. Các Trưởng và các Ðoàn sinh đã tuyên hứa quây quần bên nhau bên ngọn lửa hồng cùng với các em chuẩn bị xin tuyên hứa. Ðây là lúc mà các anh chị em để tâm mình thật bình tĩnh, chia xẻ thật tình với nhau mọi thứ giúp cho các anh chị em có sự sáng suốt để ngày mai tự mình đặt tay lên ngọn cờ của phong trào mà tuyên lời hứa Hướng Ðạo, trở thành một thành viên chính thức của phong trào.


Lễ Tuyên Hứa:
Ðây là buổi lễ mang nhiều ý nghĩa nhất trong cuộc đời Hướng Ðạo, dành cho ngành Thiếu trở lên. Sau một thời gian sinh hoạt và hội đủ điều kiện, một tân sinh có thể xin tuyên hứa. Lễ tuyên hứa thường được tổ chức vào buổi sáng sớm (tốt nhất là trong một kỳ trại qua đêm). Sau khi được tĩnh tâm vào đêm hôm trước, và tân sinh quyết định xin tuyên hứa thì các trưởng đoàn và các bạn đã tuyên hứa sẽ lo tổ chức lễ tuyên hứa cho. Chỉ có các HÐS đã tuyên hứa và phụ huynh các tân sinh cùng các vị lãnh đạo tinh thần mới dự lễ này. HÐS đã tuyên hứa của ngành cao hơn có thể dự lễ tuyên hứa của các ngành đàn em nhưng không ngược lại. (Nghi thức này nên tập trước, ngay sau khi tân sinh quyết định xin tuyên hứa).

  • Sau khi các trưởng và HÐS tập họp đội hình xong (các tân sinh đứng ở ngoài xa), Ðội trưởng ra mời vào các tân sinh vào vị trí. Trưởng đoàn sẽ hỏi từng tân sinh một (nếu có nhiều người):
    - Em (anh, chị) lên đây để làm gì?

  • Tân sinh trả lời:
    - Em (tôi) lên đây xin được tuyên hứa.

  • Trưởng đoàn hỏi tiếp:
    - Em (anh, chị) có biết danh dự là gì không?

  • Tân sinh trả lời:
    - Dạ biết, danh dự sống làm sao cho người ta tin ở mình. (cùng ý nghĩa, tân sinh có thể trả lời theo cách riêng của mình).

  • Trưởng đoàn tiếp:
    - Vậy thì em (anh, chị) hãy đặt tay lên cờ, lấy danh dự mình mà tuyên lời hứa HÐ.

  • Lúc đó, thủ kỳ sẽ đưa cờ đoàn (hoặc cờ liên đoàn) ra, cán cờ song song với mặt đất. Tân sinh đặt tay trái lên cờ, tay phải chào và đọc lời hứa HÐ. Trong lúc tân sinh đang chào và đọc lời hứa thì tất cả HÐS cũng trang nghiêm chào lại.

  • Sau khi các tân sinh đọc xong lời hứa thì trưởng đoàn sẽ nói:
    - Anh, (tôi) xin thay mặt cho phong trào nhận lời hứa của em (anh, chị), kể từ nay, em (anh, chị) là thành viên chính thức của phong trào HÐ. Anh (tôi) xin chúc mừng em (anh, chị).

  • Sau đó các tân sinh sẽ được trao hoa Bách Hợp hoặc hoa Tam Diệp. Các tân sinh sẽ đi bắt tay từng người một trong buổi lễ. Bắt tay xong, các tân sinh về lại vị trí cũ. Trưởng đoàn sẽ có vài lời nhắn nhủ thêm. Các phụ huynh, Trưởng, bạn bè ... có thể tặng quà cho các tân sinh vào lúc này. Trang nghiêm hát bài Nguồn Thật. Buổi lễ chấm dứt.

Lễ Nhận Trách Vụ:
Sau khi được bầu chọn vào ban điều hành đoàn (từ Ðội phó trở lên), các Trưởng, Ðoàn sinh sẽ dự một buổi lễ nhận Trách Vụ. Buổi lễ này thường được tổ chức sau một lễ chào cờ. Ban tân điều hành sẽ đứng xung quanh cờ đơn vị, đọc theo Trưởng Ðoàn lời Tuyên Thệ Nhận Trách Vụ. Sau đó Trưởng Ðoàn đi bắt tay từng người trong ban điều hành mới, chúc thành công trong vai trò mới.
Nghi Thức Lửa:
Từ thuở xa xưa, khi con người còn sống theo từng bộ lạc riêng lẻ, cứ sau mỗi ngày săn bắn, đêm về họ họ quây quần bên đống lửa. Lửa để sưởi ấm, nấu chín thức ăn..., nhưng chưa đủ, lửa còn làm một nhiệm vụ thiêng liêng khác là nối những tâm hồn lại với nhau. Ðêm về, ngồi bên ánh lửa hồng, người ta rất dễ dàng chia cho nhau mọi thứ. Nhờ lửa mà người xưa gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và thương yêu đùm bọc lẫn nhau nhiều hơn. Ngày nay, dù có ánh sáng của đèn điện, nhưng chắc chắn rằng dưới ánh lửa bập bùng ở một nơi thanh vắng con người dễ tâm tình với nhau hơn là dưới ánh đèn điện chói chang. Nhìn đống lửa tàn trước lúc chia tay, ắt hẳn người xưa càng xúc động, và càng xúc động thì những lời tâm tình càng ghi đậm trong tim hơn.
Vì vậy, lửa đến với con người HÐ thật thiêng liêng và đầy ý nghĩa. Ðời sống con người HÐ cũng gắn liền với lửa như người xưa vậy. Cứ mỗi lần hợp quần bên nhau cạnh đống lửa giữa rừng khuya, anh chị em thấy mình như đang chia xẻ với nhau từng niềm vui, nỗi nhớ, cho nhau những gì ta được và bù cho nhau những gì ta mất.
Ngọn lửa mới đốt lên giống như cuộc đời của một Ấu sinh, với sự gắng sức để cháy bùng. Khi ngọn lửa cao hơn một chút là cuộc đời của một Thiếu sinh sẵn sàng cháy cao hơn nữa. Khi ngọn lửa bùng lên cao tột độ chính là cuộc đời của Thanh sinh đầy hăng say sức sống. Rồi ngọn lửa thấp lại dần là cuộc đời của Tráng sinh trầm tĩnh, đủ sự chín chắn để phục vụ tha nhân. Ngọn lưa tàn nhưng than hồng vẫn còn âm ỉ ngàn đời.

Mỗi khi về với nhau, anh chị em HÐ, nếu không cùng nhau đốt lên ngọn lửa hồng thì thật là một thiếu sót lớn. Dù là một ngọn lửa nhỏ, tàn vào giữa đêm khuya này, sẽ giúp cho bao ngọn lửa khác cháy bùng tiếp theo những đêm sau nữa. Những ngọn lửa tương lai sẽ cháy bùng lên và thắp sáng lòng mọi người.



  • Nghi thức lửa có 4 phần chính:
    - Cầu lửa hoặc Gọi lửa (làm một trong hai).
    - Nhảy lửa.
    - Sinh hoạt lửa.
    - Tàn lửa.

  • Trong đêm lửa trại ta nên có các vai trò:
    - Quản Lửa: Lo về lửa từ đầu đến cuối.
    - Quản Trò: Ðiều khiển chương trình sinh hoạt lửa.
    - Quản Ca: lo bắc những bài ca ngắn cho mọi người cùng hát giữa các tiết mục, tránh để thời gian chết trong khi sinh hoạt lửa.

Hội Ðồng Minh Nghĩa:
Hội Ðồng này dành cho ngành Thiếu trở lên. Do Hội Ðồng Ðoàn lập ra để khen thưởng đặc biệt cho các HÐS xuất sắc, hoặc giải quyết các vấn đề vi phạm kỷ luật trầm trọng có phương hại đến phong trào mà một vài cá nhân trưởng không thể quyết định được. Hội Ðồng Ðoàn có thể lập Hội Ðồng Minh Nghĩa bất cứ lúc nào thấy cần thiết.
Bên Tảng Ðá Hội Ðồng (The Meeting at Council Rock):
Ðây là một nghi thức của Bầy Sói. Sói già Akela và các nhân vật rừng có thể triệu tập một cuộc họp Bầy bên Tảng Ðá Hội Ðồng, làm những công việc giống như một Hội Ðồng Minh Nghĩa của các ngành khác. Ðồng thời Bên Tảng Ðá Hội Ðồng cũng là dịp cho Akela chia mồi cho các Sói trong những ngày trọng đại.
Lễ Trao Khăn Quàng:
Sau một thời gian sinh hoạt, đồng phục đầy đủ, các tân sinh sẽ được trao khăn quàng. Trưởng sẽ thông báo, mời tân sinh lên trước đoàn, hoặc liên đoàn, để trao khăn. Sau khi ngắn gọn trình bày ý nghĩa màu khăn, Trưởng (hoặc phụ huynh) sẽ quàng khăn và chúc mừng cho tân sinh.
B- TẬP TỤC:
- Lửa Dặm Ðường: Là một sinh hoạt lửa của ngành Tráng, dịp cho các Tráng sinh tâm tình, chia xẻ kinh nghiệm với nhau.

- Lấy Tên Rừng: Là một tập tục dành cho ngành Tráng. Những ai có tên rừng sẽ hiểu rõ tập tục này để tổ chức cho người sau. Muốn lập hội đồng Rừng phải có ít nhất là ba thú rừng. Ðây là một tập tục làm cho mình nhớ mãi. Bất ngờ và nhiều kỷ niệm.


- Con Ðường Tinh Thần Hướng Ðạo (The Scout Spirit Trail): Thường được tổ chức trước khi vào một buổi lửa trại. Mọi người chia ra thành từng nhóm (có thể theo từng đội) im lặng đi qua một con đường có lúc bằng phẳng, có lúc gồ ghế, trên đó lời hứa và luật HÐ được ghi lại bên lề đường. Mỗi nhóm sẽ đứng lại nơi có lời hứa và luật HÐ, tự nhắc thầm trong lòng mình lời hứa và điều luật đó rồi tiếp tục đi cho hết đoạn đường này. Ðiểm cuối của con đường là về chỗ sẽ tổ chức lửa trại. Thỉnh thoảng nên thức hiện sinh hoạt này để nhắc nhở nhau rằng con đường HÐ có lúc dễ dàng mà cũng lắm lúc khó khăn.


TẬP HỌP - ÐỘI HÌNH
A- HIỆU LỊNH TẬP HỌP:

Thông thường HÐ dùng tiếng còi để làm hiệu lịnh tập họp. Mỗi đoàn, trong một kỳ trại có thể đặt một hiệu lịnh riêng. Sau đây là những hiệu lịnh mà các đơn vị HÐVN thường dùng:



  • Tập họp Ðội trưởng: Một tiếng tè ( _ ) báo hiệu rồi còi như đánh Morse chữ V ( ..._ ).

  • Tập họp đoàn: Một tiếng tè ( _ ), thổi còi như đánh Morse 4 chữ I liên tiếp ( .. .. .. .. )

  • Tập họp Bầy Sói sẽ không dùng còi. Người tập họp hô: Sói, Sói, Sói, Sói; các Sói nghe tiếng sẽ trả lời: Ya U, Ya U, Ya U, rồi theo thủ hiệu đội hình mà tập họp.


B- THỦ HIỆU VÀ CÁC ĐỘI HÌNH:
Người ra thủ hiệu hai chân luôn đứng thế nghiêm.

  • Thủ hiệu (ra hiệu bằng tay) nghỉ, nghiêm: Tay phải dùng làm hiệu đưa thẳng lên trời là ra hiệu thế nghỉ. Tay phải giật mạnh xuống là ra hiệu thế nghiêm.

  • Thủ hiệu đội hình vòng tròn: Người ra hiệu hai tay khoanh trước ngực. các HÐS sẽ dẫn các đội chạy vòng quanh làm thành vòng tròn mà tâm là người ra hiệu.

  • Thủ hiệu đội hình chữ U: Người ra hiệu đưa cánh chỏ phải ra song song với mặt đất, phần còn lại đưa lên trời, thẳng góc với cánh chỏ. Các đội sẽ tập họp thành chữ U trước mặt người ra hiệu, hai người đứng đầu hai cánh chữ U cách tầm ngang người ra hiệu chừng ba bước chân.

  • Thủ hiệu đội hình hàng dọc: Người ra hiệu đưa tay phải thẳng về phía trước, song song với mặt đất. Các đội sẽ tập họp thành từng hàng dọc trước mặt và cách người ra hiệu chừng ba bước chân.

  • Thủ hiệu đội hình hàng ngang: Người ra thủ hiệu đưa tay phải ngang ra song song với mặt đất. Các đội làm thành những hàng ngang trước mặt người ra hiệu, và hàng ngang đầu cách người ra hiệu chừng ba bước chân.

  • Hiệu lịnh đứng, ngồi: Người điều khiển vòng sinh hoạt đang ngồi, muốn cho mọi người đứng sẽ ra hiệu lịnh như sau:
    - Trời ta.
    Mọi người sẽ hô to:
    - Ta đứng (đồng đứng dậy).
    Người điều khiển vòng sinh hoạt đang đứng, muốn cho mọi người ngồi sẽ ra hiệu lịnh như sau:
    - Ðất ta.
    Mọi người sẽ hô to:
    - Ta ngồi (đồng ngồi xuống).

Riêng ngành Ấu (Sói Con) thì hiệu lịnh đứng ngồi sẽ dùng như sau:
Muốn cho các em ngồi thì hô to:
- Baloo.
Các em sẽ hô to:
- Bùm (đồng ngồi xuống).
Muốn cho các em đứng thi hô to:
- Bagheera.
Các em sẽ hô to:
- A (đồng đứng dậy).

Ghi chú: Khi nghe hiệu lịnh tập họp, mọi người ngưng ngay sinh hoạt mình và hướng về nơi phát ra hiệu lịnh để biết người ra hiệu lịnh muốn mình theo đội hình nào rồi dẫn đội chạy về nơi ấy và theo thủ hiệu nhanh chóng tập họp cho đúng đội hình


(Tài liệu HĐTƯ)
Каталог: web -> data -> File -> BaiDocThem
web -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
web -> CỦa Chính phỦ SỐ 35/2003/NĐ-cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 Quy đỊnh chi tiẾt thi hành mỘt sỐ điỀu cỦa LuẬt Phòng cháy và chỮa cháy
BaiDocThem -> Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu
data -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lạng sơN Độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
data -> QuyếT ĐỊnh của chủ TỊch hộI ĐỒng bộ trưỞng số 253-ct ngàY 7-7-1990 VỀ BỔ sung quỹ HỌc bổng cho học sinh, sinh viên cáC trưỜng sư phạm và HỌc sinh, sinh viên miền núI
data -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
data -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 499/kh-bgdđT
data -> ĐỀ Án ngoại ngữ quốc gia 2020 trưỜng đẠi học hà NỘI

tải về 47.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương