VỚi các nưỚc và khu vựC



tải về 1.8 Mb.
trang1/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TÌM HIỂU NHỮNG THÁCH THỨC…


Tiểu ban

QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

VỚI CÁC NƯỚC VÀ KHU VỰC



QUAN HÖ VIÖT NAM – TRUNG QuèC:
T×M HIÓU NH÷NG TH¸CH THøC TåN T¹I Vµ TIÒM ÈN

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC






GS Ramses Amer*


Mục tiêu

Báo cáo này có mục tiêu tập trung phân tích những thách thức tồn tại và tiểm ẩn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Báo cáo sẽ lấy thời điểm bắt đầu mở rộng quan hệ là năm 1991, từ khi hai nước hoàn toàn bình thường hoá quan hệ trong cả lĩnh vực chính trị và kinh tế. Quá trình kiểm soát và giải quyết những tranh chấp về biên giới sẽ được nhấn mạnh trong báo cáo này. Những thách thức được chia làm hai dạng: tồn tại và tiềm ẩn. Phân tích những thách thức còn tồn tại sẽ tập trung vào những vấn đề tranh chấp biên giới chưa được giải quyết ở Biển Đông. Cùng việc xác định và đánh giá những thách thức tiềm ẩn cho quan hệ song phương, những rủi ro và cạnh tranh kinh tế cũng như quan hệ thương mại bất đối xứng được đánh giá là những nguy cơ tiềm ẩn liên quan tới sự phát triển tác động đến sông Mê Kông.



Khái quát quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991

Quá trình bình thường hoá [1]

Quá trình bình thướng hoá quan hệ giữa hai nước bắt đầu với những cuộc tiếp xúc cấp thấp giữa thập niên 1980 và phát triển tới những cuộc gặp cấp cao từ đầu năm 1989. Đầu tháng 9/1990, một cuộc gặp cấp cao được tổ chức tại Trung Quốc. Dù cuộc gặp gỡ diễn ra nhưng quá trình bình thường hoá thiếu đà trong lĩnh vực chính trị. Tình trạng này phổ biến tới giữa năm 1991, khi quá trình bình thường hoá đạt được đà phát triển. Những cuộc gặp gỡ ngoại giao tăng lên dọn đường cho một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh diễn ra từ ngày 5 đến 10/11/1991 mà tại đó, quan hệ song phương được bình thường hoá hoàn toàn.



Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ khi bình thường hoá cuối năm 1991 [2]

Trong suốt những năm 1990, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đặc trưng với xu thế trái ngược: xu thế tích cực với việc mở rộng tiếp xúc và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, và xu thế tiêu cực với những khác biệt trước hết liên quan tới tranh chấp lãnh thổ. Xu thế tích cực nổi trội hơn trong thời kỳ này nhưng nhiều khi bị kìm hãm bởi những dao động về mức độ căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ. Xu hướng tích cực nổi trội trong thập niên 2000.

Việc hai nước mở rộng tiếp xúc trong các lĩnh vực chính trị, văn hoá, kinh tế và quân sự đã chứng minh cho xu thế tích cực trong phát triển và mở rộng quan hệ song phương. Thông thường, các đoàn cán bộ thăm viếng lẫn nhau sẽ thảo luận phương thức mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Thiện chí chính trị mạnh mẽ để tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ toàn diện giữa hai nước đã được thể hiện. Một số hiệp định song phương đã được ký kết sau khi bình thường hoá hoàn toàn quan hệ cuối năm 1991. Có thể nhận rõ sự phát triển của quan hệ kinh tế thông qua sự tăng trưởng thương mại song phương từ 32 triệu USD năm 1991 lên 692 triệu USD năm 1995; tới 1,42 tỷ USD năm 1999; khoảng 9,13 tỷ USD năm 2005 và đạt khoảng 16,35 tỷ USD năm 2007, đồng thời biến Trung Quốc thành đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam. [3] Trung Quốc cũng cho Việt Nam vay và hỗ trợ nâng cấp những nhà máy do Trung Quốc xây dựng ở miền Bắc Việt Nam. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong những năm 1990, Trung Quốc chỉ có vài dự án với số vốn khiêm tốn nhưng trong những năm gần đây, lĩnh vực đầu tư đã phát triển theo xu hướng mạnh mẽ hơn. Có thể thấy rõ điều này trong so sánh dưới đây: vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong những năm 1990 chỉ đạt 120 triệu USD, nhưng giai đoạn 2006 - 2007 đã đạt 1,2 tỷ USD. [4] Trong giai đoạn 1998 - 2008, tổng số dự án là 711 với số vốn đăng ký 2,1883 tỷ USD. [5] Nếu tính thêm cả Hồng Kông thì con số sẽ cao hơn.1

Về lĩnh vực chính trị, quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) và Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) đã được mở rộng thông qua những cuộc viếng thăm trao đổi ở nhiều cấp khác nhau trong đảng. Quan hệ giữa lực lượng vũ trang hai bên cũng được mở rộng với những cuộc thăm viếng thường xuyên.

Nhìn chung, kết quả những cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2004 - 2008 thể hiện rằng những vấn đề chủ yếu dưới đây sẽ được chính thức đề cập trong những Tuyên bố chung và Thông cáo chung của những cuộc gặp gỡ cấp cao:2 quan hệ tổng thể, quan hệ kinh tế, vấn đề biên giới, vấn đề Đài Loan – tức chính sách một Trung Quốc, và các tổ chức khu vực – quốc tế. [2]

Căng thẳng trong quan hệ song phương trước hết bắt nguồn từ những khác biệt liên quan tới tranh chấp lãnh thổ và ở mức thấp hơn là các vấn đề liên quan tới buôn lậu xuyên biên giới. Có thể nhận thấy rằng những khác biệt rõ ràng nhất liên quan tới tranh chấp lãnh thổ cũng như những tuyên bố chồng chéo liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh hải cũng như thềm lục địa ở Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ, biên giới trên bộ… đã nổi lên từ tháng 5 đến tháng 11/1992. Những tranh cãi liên quan tới việc khai thác dầu khí ở Biển Đông và việc ký kết các hợp đồng khai thác với các công ty nước ngoài nổi lên trong các giai đoạn tháng 4 – tháng 6/1994, tháng 4 – tháng 5/1996 và tháng 3 – tháng 4/1997. Năm 1998 không chứng kiến những giai đoạn căng thẳng kéo dài nhưng cũng có giai đoạn căng thẳng ngắn đáng chú ý như tháng 1 với biên giới trên bộ và tháng 4, 5, 7, 9 với vấn đề Biển Đông. Năm 1999, hai bên tập trung vào việc đạt được một giải pháp cho tranh chấp biên giới trên bộ và kết quả là một Hiệp ước biên giới trên bộ được ký kết ngày 30/12/1999. Năm 2000, hai nước tập trung giải quyết vấn đề tranh chấp Vịnh Bắc Bộ và điều này dẫn đến việc ký kết Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ vào ngày 25/12/2000. Trong suốt những năm này không có căng thẳng gì đáng kể liên quan tranh chấp ở Biển Đông. Sự phát triển trong thập niên 2000 chỉ ra rằng mô hình tương tác liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục phổ biến bằng những cuộc đối thoại liên tục và giai đoạn căng thẳng do tranh chấp ở phía Nam Trung Quốc bị giới hạn. Thêm vào đó, Hiệp ước biên giới trên bộ đã được phê duyệt vào năm 2000 trong khi Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phê duyệt vào năm 2004. Quá trình phân định cắm mốc biên giới trên đất liền đã được hoàn tất vào cuối năm 2008. [3]



Những vấn đề căng thẳng từ sau khi hoàn toàn bình thường hoá quan hệ cuối năm 1991 [4]

Sau khi quan hệ song phương được bình thường hoá hoàn toàn, những vấn đề tranh chấp lãnh thổ luôn trở thành đề tài chính của những tranh chấp nên báo cáo này chủ yếu tập trung vào những tranh chấp. Một vấn đề khác cũng chính thức được thừa nhận là việc buôn lậu hàng hoá Trung Quốc vào Việt Nam và những tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, vấn đề người Hoa vẫn tiếp tục kéo dài trong những năm 2000 và tồn tại như một nguy cơ tiềm ẩn cho những cuộc tranh cãi.



Tranh chấp lãnh thổ [5]

Căng thẳng

Như đã trình bày ở phần đầu tiên của báo cáo, những bất đồng rõ nét liên quan tới tất cả những vấn đề tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như những tuyên bố chồng chéo về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng nước và thềm lục địa tại Biển Đông cũng như Vịnh Bắc Bộ hay biên giới trên bộ bắt nguồn từ cuộc căng thẳng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11/1992. Những bất đồng liên quan tới khai thác dầu khí ở Biển Đông và ký hợp đồng thăm dò khai thác với các công ty nước ngoài dẫn tới căng thẳng suốt giai đoạn tháng 4 – tháng 6/1994, tháng 4 – tháng 5/1996 và tháng 3 – tháng 4/1007. Suốt năm 1998 không có những thêm căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, nhưng những giai đoạn ngắn đáng chú ý là tháng 1 với vấn đề biên giới trên bộ, tháng 4, 5, 7, 9 với vấn đề Biển Đông. Năm 1999 - 2000 không có những căng thẳng nghiêm trọng nào bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ. Những năm 2000 chứng kiến một mô hình phát triển tương tự với những cuộc đối thoại liên tục và những giai đoạn căng thẳng liên quan tới vấn đề Biển Đông được kiềm chế.



Kiểm soát thông qua đàm phán

Để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc và Việt Nam đã thực hiện các cuộc đàm phán và thảo luận từ cấp thấp đến cấp cao như sau: đàm phán cấp chuyên gia, đàm phán cấp chính phủ giữa các Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và đàm phán cấp cao giữa Tổng bí thư hai Đảng Cộng sản, giữa các Chủ tịch nước và Thủ tướng.

Đàm phán cấp chuyên gia và chính phủ đáng được chú ý hơn bởi những tiến bộ đạt được tính đến cuối năm 2000. Đàm phán cấp chuyên gia được khởi động từ tháng 10/1992, tới cuối năm 1995 tập trung chủ yếu vào vấn đề biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Đàm phán cấp chính phủ bắt đầu từ tháng 8/1993 và vòng đàm phán thứ 13 đã được tiến hành vào tháng 1/2007.3 Thành tựu đầu tiên là việc ký thoả thuận ngày 19/10/1993 về những nguyên tắc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Thành tựu này được đẩy mạnh hơn với sự đồng thuận thành lập một nhóm công tác chung cấp chuyên gia về hai vấn đề trên. Nhóm công tác chung về biên giới trên bộ tổ chức 16 cuộc đàm phán từ tháng 2/1994 đến khi ký Hiệp ước biên giới trên bộ tháng 12/1999. Nhóm công tác chung về Vịnh Bắc Bộ họp 17 lần, từ tháng 3/1994 đến khi ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại Vịnh Bắc Bộ tháng 12/2000. Đàm phán cấp chuyên gia về tranh chấp Biển Đông, có thể gọi là “vấn đề biển”, bắt đầu từ tháng 11/1995 và vòng đàm phán thứ 11 được tổ chức vào tháng 7/2006.4

Quá trình đàm phán dẫn tới việc ký kết Hiệp định biên giới trên bộ ngày 30/12/1999 phản ánh tiến bộ ở mức cao hơn của đàm phán biên giới trên bộ so với đàm phán về những vấn đề biên giới khác tính đến cuối năm 1999. Trong năm 2000, đàm phán về Vịnh Bắc Bộ tiếp tục với mục tiêu đạt được thoả thuận trong năm. Mục tiêu này đạt được vào ngày 25/12/2000. Nhờ đó, thời hạn chót cho việc giải quyết các vấn đề biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ đã lần lượt được thực hiện trong năm 1999 và 2000.

Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông đạt được ít tiến bộ hơn khi hai nước đều tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như những tuyên bố chồng chéo về vùng nước và thềm lục địa phía đông bờ biển của Việt Nam. Những cuộc đàm phán đã được tiến hành nhưng cả hai bên chưa đạt được một thoả thuận nào trong chương trình làm việc khi Việt Nam yêu cầu phải đàm phán về cả vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi Trung Quốc chỉ muốn đàm phán về Trường Sa. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi Trung Quốc coi tranh chấp vùng nước và thềm lục địa là một phần của xung đột liên quan tới Trường Sa, trong khi Việt Nam coi đó là những tranh chấp riêng rẽ. Nếu Việt Nam không muốn đàm phán về những vùng tranh chấp chồng chéo, điều này hoàn toàn có thể được hiểu rằng Việt Nam trao cho Trung Quốc chủ quyền ở những vùng đó.5 Do đó, trong 3 vấn đề Biển Đông mà hai nước tuyên bố, sẽ chỉ có một vấn đề được đặt vào chương trình nghị sự của các vòng đàm phán được gọi là vấn đề quần đảo Trường Sa vốn là xung đột đa phương với nhiều bên khác liên quan.

Biên giới trên bộ

Hiệp ước biên giới trên bộ là thành tựu đầu tiên trong quá trình kiểm soát và từng bước giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quá trình đàm phán với những cuộc họp thường xuyên của nhóm công tác chung về biên giới trên bộ không thể hiện quá nhiều khác biệt. Trong năm 1999, nhóm công tác chung gặp nhau và đàm phán 4 lần, thời gian mỗi cuộc đàm phán không ngắn hơn 2 tuần. Việc số lượng và thời gian các cuộc đàm phán tăng lên có thể do những áp lực chính trị rằng phải đạt được một thoả thuận chung và cung cấp cho các nhà lãnh đạo cơ sở để ký một hiệp ước về vấn đề biên giới trên bộ.

Đạt được một hiệp định không có nghĩa là đã mang lại sự định hình về vị trí địa lý cho những khu vực biên giới vốn bao gồm cả vùng núi hẻo lánh và nhiều phần biên giới là những dòng sông tạo ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bên cạnh những khó khăn khách quan của tự nhiên, sự dịch chuyển cột mốc biên giới hay hoạt động của người dân và chính quyền địa phương khiến đường biên có nhiều thay đổi. Điều này thể hiện rõ ràng trong những vấn đề nảy sinh và dẫn tới những căng thẳng cuối năm 1997, đầu năm 1998.6 Những cuộc đụng độ quân sự dọc biên giới trong suốt nửa cuối thập kỷ 1970, đặc biệt liên quan tới cuộc tấn công do Trung Quốc tiến hành vào tháng 2 – tháng 3 năm 1979 đã để lại tình trạng tranh chấp ở nhiều khu vực dọc biên giới. Trong những khu vực đáng chú ý có khoảng 300m giữa hai tỉnh Quảng Tây và Lạng Sơn đã ngăn cản việc mở lại tuyến đường sắt nối hai nước trong suốt nửa đầu thập kỷ 1990 cho tới khi một thoả thuận dần được đạt tới nhằm nối lại việc này trong tháng 2/1996.7 Khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc từ đầu năm 1979 và Việt Nam cáo buộc Trung Quốc xâm chiếm gồm cả ga cuối cùng của Việt Nam trước năm 1979.



Hiệp ước biên giới trên bộ được phê chuẩn năm 2000. Đầu tiên, Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc phê chuẩn Hiệp định ngày 29/4 và sau đó, Quốc hội Việt Nam ra quyết định thông qua ngày 9/6. Việc này được tiếp nối bằng việc hai bên trao đổi thư phê chuẩn tại Bắc Kinh và Hiệp ước có hiệu lực kể từ ngày 6/7.

Vì Hiệp ước này không bao gồm bất cứ sự phân định nào nên một quá trình phân định cần phải được thực hiện. Kết quả là hai nước thành lập một Uỷ ban hỗn hợp phân định biên giới trên bộ. Uỷ ban này làm việc phân định biên giới trên bộ và thực hiện nhiệm vụ cắm mốc biên giới. [10] Quá trình phân định biên giới được bắt đầu và cột mốc kép dọc biên giới đầu tiên được dựng lên vào ngày 27/12/2001 cùng cột mốc đơn đầu tiên được dựng ngày 4/1/2003. [11] Quá trình phân định biên giới chính thức hoàn thành cuối năm 2008. [12]

Do những lợi ích lớn trong nội dung của bản Hiệp ước biên giới trên bộ, Việt Nam đã ban hành văn bản Hiệp ước này trong tháng 8/2002 cho dù không có bất kỳ bản đồ nào.8 Tháng 9/2002, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Công Phụng đã cung cấp thông tin về bản Hiệp ước. Thứ trưởng chỉ ra những nét chính của quá trình đàm phán cũng như các cơ chế và nguyên tắc được sử dụng để giải quyết những khu vực tranh chấp dọc biên giới. Những khu vực tranh chấp chủ yếu được gọi là “những vùng C” bao gồm 164 khu vực riêng lẻ với tổng diện tích 227km2. Trong những khu vực này, 113km2 được xác định thuộc về Việt Nam và 114km2 thuộc về Trung Quốc. Thứ trưởng tuyên bố rằng kết quả của quá trình đàm phán phù hợp với nguyên tắc “bảo đảm sự công bằng và thoả mãn cho cả hai phía”.9

Vịnh Bắc Bộ

Những cuộc đàm phán thường xuyên về Vịnh Bắc Bộ không có nhiều biến động về cường độ cho đến năm 1999. Sự phát triển của các cuộc đàm phán trong năm 2002 thể hiện bằng 5 cuộc đàm phán diễn ra trong suốt năm 2000 vào các tháng 3, 5, 6, 9, 10-11 và cuối tháng 11 trong so sánh với một cuộc đàm phán duy nhất trong suốt năm 1999. Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại Vịnh Bắc Bộ được ký ngày 25/12/2000 [13] khác với Hiệp ước biên giới trên bộ ở chỗ Hiệp định đưa ra điều kiện hai nước phối hợp phân định ranh giới trên biển tại Vịnh Bắc Bộ nhưng sau đó chỉ đặt ra thời hạn cho quá trình phân định vốn đã phải được thực hiện.

Vấn đề thiết yếu là làm thế nào có thể đạt được một thoả thuận với khung có thể chấp nhận được đối với cả hai phía hoặc một cách thức phân chia vùng vịnh. Được hiển thị bằng kết quả của những cuộc đàm phán, mỗi khi một thoả thuận được thống nhất, phân định biên giới trên biển không còn là vấn đề vì đã kết nối được những sự phối hợp rõ ràng lại với nhau.

Vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết tại Vịnh Bắc Bộ là nguyên tắc nào sẽ được sử dụng để phân định vùng Vịnh. Trong bối cảnh này, tác động của các hòn đảo là vô cùng quan trọng và đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ do Việt Nam kiểm soát. Câu hỏi đầu tiên là liệu có coi các hòn đảo có vai trò theo những điều khoản được ghi trong Công ước luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc hay không. Nếu có, theo lập luận của Việt Nam, điều này sẽ được áp dụng cho toàn bộ các vùng biển và quan trọng hơn là nguyên tắc này có tác động lên đường trung tuyến phân chia nếu nó được áp dụng vào vấn đề Vịnh Bắc Bộ?

Theo logic, Việt Nam sẽ lấy vị trí đảo Bạch Long Vĩ, vì vị trí của hòn đảo này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến bất cứ thoả thuận nào liên quan đến khả năng phân định vùng Vịnh. Ngược lại, Trung Quốc tìm cách hạn chế tối đa tác động của hòn đảo này tới những thoả thuận phân định. Điều này hoàn toàn có thể được Trung Quốc thực hiện bởi Trung Quốc lập luận rằng đảo Bạch Long Vĩ không phù hợp với Công ước luật biển của Liên hợp quốc hay cho rằng nên giảm thiểu hoặc thậm chí không nên tính đến tác động của hòn đảo.10 Trung Quốc cho rằng hòn đảo này không có tác động gì lớn vì Trung Quốc đã từng kiểm soát hòn đảo này và hòn đảo này đã bị bỏ hoang trước khi được Việt Nam kiểm soát kể từ cuối những năm 1950.11

Một thoả thuận phối hợp thống nhất chỉ ra rằng tác động của đảo Bạch Long Vĩ không có giá trị hoàn toàn trong việc phân định. Tuy nhiên, Bạch Long Vĩ cũng có tác động, ví dụ như khoảng 15 hải lý kể từ hòn đảo. [14]

Một nhân tố tiềm tàng gây phức tạp thêm nữa cho các cuộc đàm phán là Hiệp ước Pháp – Thanh 1887. Việt Nam có thể dựa vào đó để phân định Vịnh Bắc Bộ vì Hiệp ước này có lợi cho Việt Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối sử dụng Hiệp ước này và lập luận rằng Hiệp ước chỉ nhằm xác định quyền kiểm soát hành chính đối với các hòn đảo chứ không áp dụng cho mặt nước và đáy biển. [15] Thoả thuận đạt được chỉ ra rằng nếu Hiệp ước Pháp – Thanh 1887 được sử dụng trong các cuộc đàm phán, cả hai bên cuối cùng vẫn sẽ thống nhất rằng Hiệp ước này không có tác động gì đến việc phân định vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ.

Việc gia tăng số lượng các cuộc đàm phán cấp chuyên gia và sau đó là cấp chính phủ trong năm 2000 là bằng chứng về sự phức tạp liên quan tới vấn đề đạt được một thoả hiệp phù hợp và chấp nhận được cho cả hai bên để tiến tới ký kết hiệp định phân định vào cuối năm 2000. Áp lực chính trị phải đạt được một thoả thuận trong năm 2000 đã thúc đẩy hoạt động nhằm đạt được mục tiêu này. Những hoạt động phối hợp đồng thuận chỉ ra rằng hai bên sẽ kết thúc đàm phán sớm với một hiệp định về đường phân giới, mặc dù có sửa đổi nhưng không tính tới những khác biệt liên quan tới câu hỏi rằng các hòn đảo có tác động như thế nào tới sự phân chia, đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ. [16]

Mặc dù vấn đề đánh bắt cá không trực tiếp liên quan tới câu hỏi về những tranh chấp biên giới nhưng vẫn đáng chú ý. Do đó, rất thú vị khi chú ý rằng hai nước đã trải qua 6 cuộc đàm phán trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 12/2000 về vấn đề đánh bắt cá. Hiệp định hợp tác nghề cá tại Vịnh Bắc Bộ ký này 25/12/2000 bao gồm những quy tắc thiết lập một khu vực đánh cá chung, hợp tác bảo tồn và khai thác bền vững nguồn hải sản trong vịnh và những quy tắc hợp tác đánh bắt cũng như nghiên cứu khoa học. [17]

Để hai hiệp định ký ngày 25/12/2000 có hiệu lực, cần thiết phải hoàn thành đàm phán về một nghị định thư bổ sung cho Hiệp định hợp tác nghề cá. Tại vòng thứ 10 đàm phán cấp chính phủ được tổ chức ở Hà Nội tháng 1/2004, hai bên tuyên bố đánh giá cao những tiến bộ đạt được trong nỗ lực giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan tới vấn đề nghề cá. Hơn nữa, hai bên “thể hiện quyết tâm hoàn tất các công việc nhằm đưa hiệp định phân định và hiệp định hợp tác nghề cá vào thực tiễn trong nửa đầu năm 2004.”12 Những tiến bộ đạt được trong đàm phán về Nghị định thư bổ sung về hợp tác nghề cá được chính thức công bố sau vòng đàm phán thứ 9 cấp thứ trưởng về vấn đề này được tổ chức tại Hà Nội các ngày 21 và 24/2/2004. [18] Thoả thuận về nghị định thư bổ sung cuối cùng được ký kết tại Bắc Kinh ngày 29/4. [19] Thoả thuận này dọn đường cho việc phê chuẩn Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 15/6/2004 [20] và được Uỷ ban thường trực Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc khoá 10 phê chuẩn tại kỳ họp thứ 10 diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 25/6/2004. [21] Cả hiệp định biên giới và hiệp định nghề cá có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2004. [22]

Việc hoàn thành quá trình phê chuẩn được tiếp nối bằng những nỗ lực tiến hành đàm phán cấp chuyên gia về phân định khu vực nằm ngoài Vịnh Bắc Bộ - tức vùng cửa ngõ vịnh. Cuộc gặp đầu tiên của nhóm chuyên gia được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 1/2006 và cuộc gặp thứ năm diễn ra tại Hà Nội trong tháng 1/2009. [23]

Biển Đông

Nếu sự tập trung chuyển sang vấn đề Biển Đông, có thể chú ý rằng những cuộc đàm phán được bắt đầu sau cũng có liên hệ với những vấn đề biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Có thể nhận thấy rằng còn rất nhiều tồn tại cần phải quyết được thống nhất khi những tranh chấp trên Biển Đông được giải quyết. Nhìn lại những giai đoạn căng thẳng trong quan hệ song phương liên quan tới những hoạt động tại Biển Đông suốt những năm 1990, hai nước cần phải nỗ lực phấn đấu thiết lập những quy chế và nguyên tắc quy định cách ứng xử trên Biển Đông để ngăn chặn sự tái xuất hiện của những giai đoạn căng thẳng.

Những cuộc đàm phán cấp chuyên gia đầu tiên trong năm 1995 là động thái rõ ràng đầu tiên hướng tới mô hình thể chế hoá quản lý xung đột liên quan tới những tranh chấp ở Biển Đông. Sự thay đổi đáng chú ý trong việc làm thế nào để đối phó với những hành động do các bên tiến hành liên quan tới tranh chấp tháng 5/1998 khi tàu khai thác của Trung Quốc hoạt động tại vùng Biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vấn đề này đã được giải quyết, không dẫn tới tình trạng căng thẳng nghiêm trọng mà có thể tạo ra những xung đột vốn bắt nguồn từ hoạt động của những chiếc tàu khai thác của Trung Quốc trong tháng 3 và tháng 4/1997.13 Khi không có nhiều tuyên bố công khai liên quan tới xung đột tháng 5/1998, thật khó để tiếp cận xem làm thế nào có thể tiến hành giải quyết những mâu thuẫn tốt hơn. Rõ ràng, việc hai nước ít công khai và tăng cường kiềm chế là nhân tổ mang tính xây dựng. Theo giải thích của quan chức Việt Nam, Việt Nam tiếp cận vấn đề bằng con đường đàm phán ngoại giao và việc kiên trì đàm phán với Trung Quốc mang lại kết quả tốt đẹp cho vụ việc tháng 5/1998.14 [24]

Một điều nữa có thể rút ra từ những tiến triển trong năm 1998 là cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã từng miễn cưỡng tham gia vào những giai đoạn cáo buộc và phản bác dài hơn liên quan tới những xung đột ở Biển Đông vốn làm quan hệ song phương trở nên căng thẳng. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa rằng hai bên kiềm chế việc công khai tuyên bố sự không hài lòng hoặc phản đối những hành động mà phía bên kia tiến hành. Vụ việc xảy ra năm 1998 khác với những vụ việc trước ở chỗ những lời phàn nàn hay cáo buộc chính thức bị hạn chế về số lượng và không có nhiều tuyên bố công khai. Điều này đã ngăn chặn việc leo thang của những cáo buộc và phản bác lẫn nhau xảy ra và do đó căng thẳng trong quan hệ song phương không nặng nề như năm 1997.

Năm 1999 chứng kiến nhiều tiến bộ đạt được trong việc giải quyết những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Việc đánh giá những tiến bộ này dựa trên mức độ căng thẳng trong khu vực năm 1999, ví dụ hành động phản đối hoặc chỉ trích công khai của các bên. Lần duy nhất Việt Nam công khai phản đối là cuối tháng 3, phản ứng lại quyết định tạm thời cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. [25] Những tuyên bố này có thể được giải thích theo hai cách. Cách thứ nhất, hai bên tôn trọng tình trạng hiện tại và kiềm chế những hành động có thể tạo ra phản ứng của phía bên kia, kết quả là căng thẳng gần như lắng xuống. Cách thứ hai, một số hành động được tiến hành và có thể gây ra căng thẳng nhưng cả hai bên chọn cách giải quyết vấn đề mà không công khai phản đối hay chỉ trích lẫn nhau. Nếu cách giải quyết thứ hai được tiến hành, đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy hai bên đã thực hiện những bước xa hơn nhằm kiềm chế và xoa dịu những tình trạng có thể dẫn tới căng thẳng trong năm 1999.

Điều này phù hợp với những điều khoản liên quan tới cách hành xử để giải quyết bất cứ tranh cãi nào về Biển Đông trong Tuyên bố chung ngày 27/2/1999 sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo phần thứ 3 trong Tuyên bố, hai bên đồng ý duy trì “cơ chế đối thoại hiện tại về những vấn đề biển”. Hai bên cố gắng tìm kiếm “những giải pháp cơ bản, lâu dài” thông qua đàm phán. Trong lúc đàm phán tìm kiếm giải pháp, hai bên sẽ thảo luận khả năng thực hiện hợp tác song phương trong những lĩnh vực như “bảo vệ môi trường, khí tượng biển và phòng tránh, kiểm soát thảm hoạ tự nhiên”. Hai bên cũng thống nhất sẽ kiềm chế “bất cứ hành động nào” có thể làm “phức tạp hoặc mở rộng hơn những tranh chấp”, hai bên đồng ý kiềm chế việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, “nhanh chóng” chỉ đạo thảo luận và giải quyết “thoả đáng” những tranh chấp để không làm ảnh hưởng tới “sự phát triển bình thường của quan hệ song phương”. [26]

Trong năm 2000, không có vụ việc nào liên quan tới Biển Đông làm căng thẳng quan hệ song phương. Thực tế, hai nước đã thúc đẩy việc nhấn mạnh phải giải quyết xung đột ở Biển Đông thông qua đàm phán liên tục, bằng cách khai thác tiềm năng hợp tác trong những lĩnh vực cùng quan tâm và tự kiềm chế. Điều này thực tế đã được thể hiện trong Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện được hai Bộ trưởng Ngoại giao ký ngày 25/12/2000. Toàn bộ phần thứ 9 nói về Biển Đông và hai bên đồng ý “duy trì những cơ chế đối thoại hiện tại về những vấn đề biển, kiên trì tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài, thoả đáng cho cả hai bên thông qua thương lượng hoà bình.” Trong khi tìm kiếm giải pháp thích hợp, hai bên sẽ tích cực khai thác những khả năng hợp tác trong việc “bảo vệ môi trường, khí tượng, thuỷ học, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai”. Hai bên đồng thuận không tiến hành “những hành động làm phức tạp hoặc căng thẳng hơn những tranh chấp”, loại trừ khả năng sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Cuối cùng, nếu tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ phải kịp thời nắm bắt được thái độ của nhau và thể hiện thái độ mang tính xây dựng khi giải quyết tranh chấp, không để tranh chấp làm tổn hại quan hệ song phương. [27]

Trong giai đoạn 2001 – 2008 có một vài vụ việc đáng chú ý. Một trong những vụ việc đáng chú ý nhất xảy ra trong năm 2004 liên quan tới những hoạt động do Trung Quốc tiến hành trên các khu vực ở Biển Đông mà Việt Nam cho rằng khu vực đó nằm trong thềm lục địa của mình. Theo Việt Nam, Trung Quốc đưa giàn khoan “KANTAN3” đi khoan thăm dò cho việc tiến hành khai thác vào ngày 19/11/2004. Việt Nam chính thức yêu cầu Trung Quốc không được tiến hành khoan thăm dò. [28] Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của Việt Nam và tuyên bố rằng việc thăm dò khai thác được thực hiện trên vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Trung Quốc. [29] Cuối cùng, Trung Quốc cũng rút giàn khoan thăm dò ra khỏi khu vực này. Gần đây nhất, vấn đề gây ra căng thẳng liên quan tới Biển Đông là việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa – theo cách gọi của Việt Nam – bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam. Cuối năm 2007, có hai sự kiện khiến Việt Nam đưa ra những phản ứng chính thức. Đầu tiên, ngày 23/11, phản ứng lại việc quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam nhắc lại tuyên bố chủ quyền của mình đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. [30] Sau đó, ngày 3/12, Việt Nam phản đối và một lần nữa tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo nhằm phản ứng lại việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa – theo cách gọi của Việt Nam – thuộc tỉnh Hải Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.15 Đầu tháng 5/2009, Việt Nam đệ trình Báo cáo quốc gia liên quan tới thềm lục địa mở rộng của Việt Nam ở “khu vực phía bắc” [31] và cùng Malaysia trình Báo cáo chung lên Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc. [32] Hai bản báo cáo này khiến Trung Quốc lên tiếng phản đối và tái khẳng định chủ quyền của họ tại Biển Đông.16 Sự việc gần đây nhất là việc tàu đánh cá Việt Nam “QNg 9503TS” và thuỷ thủ đoàn bị phía Trung Quốc bắt giữ tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đầu tháng 8/2009. [33] Việt Nam gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam yêu cầu trả tự do cho tàu và các thuỷ thủ. Ngày 11/8, Trung Quốc thông báo với Đại sứ quán Việt Nam rằng chiếc tàu và thuỷ thủ đoàn đã được thả. [34]

Mặc dù hai nước không đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử chính thức hoặc quy tắc này không cần thiết phải được thoả thuận nhưng thực tế là những nguyên tắc cơ bản vốn là các phần quan trọng trong hoàn cảnh này cần phải được cả Trung Quốc và Việt Nam thống nhất và thực hiện. Những điều khoản liên quan tới Biển Đông trong Tuyên bố chung ngày 17/2/1999 và Tuyên bố chung ngày 25/12/2000 chỉ ra rằng Trung Quốc và Việt Nam từng bước thống nhất một kế hoạch rõ ràng và cụ thể để áp dụng và tuân theo trong vấn đề Biển Đông. Tình hình Biển Đông đặc biệt nổi bật tại các cuộc họp và hội đàm cấp cao trong khoảng thời gian 2004 – 2008. [35] Từ năm 1999, số lượng các vụ căng thẳng giảm xuống rõ ràng cho thấy các thoả thuận và cơ chế trên thực tế đang được cả hai bên triển khai thực hiện và tôn trọng. Vì vậy, mặc dù không đạt được tiến triển trong những cuộc đàm phán cấp chuyên gia về “các vấn đề trên biển” nhưng hai bên đã đạt được một số tiến bộ về mặt quản lý xung đột liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.

Buôn lậu17

Mặc dù tranh chấp lãnh thổ là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng trong quan hệ song phương kể từ khi hai nước chính thức bình thường hoá hoàn toàn quan hệ cuối năm 1991 nhưng vấn đề buôn lậu hàng hoá Trung Quốc và những tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tranh cãi. Việc hàng hoá Trung Quốc được buôn lậu vào và tràn ngập thị trường Việt Nam là vấn đề tranh cãi chủ yếu trong những năm đầu thập kỷ 1990. Phía Việt Nam công khai cho rằng tình hình nghiêm trọng nhất xảy ra trong năm 1993 và sau đó lại thu hút sự chú ý vào năm 1997.

Một cái nhìn gần hơn về những hành động được tiến hành nhằm chống lại nạn buôn lậu cho thấy rằng Việt Nam đã thực hiện những biện pháp đơn phương trong năm 1993 như ban hành thuế đối với những mặt hàng nhập khẩu chính và quan trọng hơn là thắt chặt kiểm soát ở những vùng biên giới. Những động thái song phương nhằm đối phó với nạn này được đưa vào thảo luận trong những cuộc gặp gỡ cấp cao khi Thủ tướng Trung Quốc thăm Việt Nam cuối năm 1992 và trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam tới Trung Quốc cuối năm 1993 cũng như một số biện pháp là mở cửa thông thương biên giới hay nối lại tuyến đường sắt giữa hai nước.

Trong năm 1994, vấn đề buôn lậu có vẻ lắng dịu hơn, ít nhất là theo những tuyên bố và tiếp xúc chính thức. Thay vào đó, sự chú ý được chuyển sang việc tìm cách làm thế nào để thúc đẩy và mở rộng hợp tác kinh tế, ví dụ như ba hiệp định được ký nhân dịp chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc đến Việt Nam tháng 11/1994. Những hiệp định này nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại, tạo thuận lợi cho giao thông vận tải đường bộ và đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Hai bên tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực nhằm mở rộng quan hệ kinh tế và tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán qua biên giới. Việc mở rộng hợp tác kinh tế thể hiện cả ở việc mở rộng quan hệ thương mại song phương cũng như nâng cao nguồn vốn cho vay và hỗ trợ của Trung Quốc nhằm nâng cấp những nhà máy cho Trung Quốc xây dựng ở miền Bắc Việt Nam.

Mặc dù hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được mở rộng nhưng một lần nữa, nạn buôn lậu nổi lên như một vấn đề chủ yếu thu hút được sự quan tâm trong năm 1997. Điều này được thể hiện trong cuộc họp thượng đỉnh cấp cao tháng 7/1997 và trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng phụ trách những vấn đề kinh tế của Trung Quốc đến Việt Nam tháng 10/1997. Sự lo ngại về nạn buôn lậu dọc biên giới Việt – Trung có thể được liên hệ với những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh việc hạn chế buôn lậu trong năm 1997 và ưu tiên chiến dịch hiện tại của các nhà lãnh đạo. [36] Mặc dù cả Trung Quốc và Việt Nam đều tiến hành thực hiện những nỗ lực nhằm hạn chế nạn buôn lậu dọc biên giới nhưng những biện pháp này chưa chứng tỏ được nhiều hiệu quả.18 Thoả thuận tháng 10/1997 để tiến hành khởi động đàm phán nhằm đạt được một hiệp định về những quy tắc dành cho hoạt động thương mại qua biên giới chứng tỏ rằng cả hai nước rất mong muốn hợp tác nhằm kiểm soát nạn buôn lậu dọc biên giới. Những nỗ lực này cuối cùng cũng mang lại kết quả là một hiệp định chính thức về buôn bán qua biên giới giữa hai nước đã được ký ngày 19/10/1998 trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Trung Quốc. [37] Những biện pháp khác nhằm thúc đẩy thương mại và những khía cạnh khác của hợp tác kinh tế cũng được tiếp tục thực hiện trong thập niên 1990 và 2000. Những biện pháp này đã dẫn tới kết quả tăng trưởng nhanh chóng của thương mại song phương trong thập niên 1990 và 2000.

Người Hoa

Vấn đề người Hoa tiếp tục trở thành nguyên nhân xung đột trong quan hệ song phương. Trong quá trình bình thường hoá quan hệ, vấn đề trong quan hệ đôi bên dường như không liên quan gì tới người Hoa ở Việt Nam nhưng lại liên quan tới những người đã chạy về Trung Quốc trong thời kỳ cuối những năm 1970. Ít nhất là đến giữa những năm 1990, Trung Quốc khăng khăng đưa ra yêu cầu đưa những người đã về Trung Quốc quay trở lại Việt Nam trong khi Việt Nam phản đối yêu cầu đó. Việt Nam giữ quan điểm dựa trên lập trường kinh tế, ví dụ như Việt Nam không thể tiếp nhận một số lượng người lớn như vậy mà theo con số ước tính gần đây có thể lên tới 300.897 người.19 Việt Nam cũng lập luận rằng, người Hoa đã thiết lập cuộc sống ổn định và hoà nhập vào xã hội Trung Quốc, do đó việc quay trở lại Việt Nam có thể phá vỡ cuộc sống của họ.20 Việt Nam cũng có những lo ngại về an ninh khi phản đối việc người Hoa quay lại vì một số lượng người Hoa lớn như vậy đã sống dưới sự lãnh đạo và ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc kể từ cuối những năm 1970. Do tầm quan trọng của nhân tố người Hoa trong sự đổ vỡ quan hệ song phương kể từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, vấn đề này sẽ tiếp tục là thách thức tiềm ẩn có thể làm xói mòn quan hệ song phương giữa hai nước.



Những bất đồng tiềm ẩn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc21

Quan hệ kinh tế [37]

Bất đồng tiềm ẩn trong lĩnh vực kinh tế đã và đang chuyển từ nạn buôn lậu sang thâm hụt thương mại song phương. Sự phát triển của thương mại song phương cũng dẫn tới kết quả là thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng lên. Xu thế này có thể được nhận thấy rõ ràng khi so sánh giá trị hàng hoá Việt Nam nhập từ Trung Quốc và giá trị hàng Việt Nam xuất đi Trung Quốc. Năm 1999, Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc với tổng giá trị 673,1 triệu USD và hàng xuất sang Trung Quốc đạt giá trị 746,4 triệu. Năm 2002, Việt Nam nhập khẩu với tổng giá trị 2,1588 tỷ USD và xuất khẩu đạt 1,1583 tỷ USD. Năm 2003, những con số tương ứng là 3,1386 và 1,8831 tỷ USD. Năm 2004, nhập khẩu tăng lên mức 4,5951 tỷ trong khi xuất khẩu đạt mức 2,8991 tỷ USD. Xu thế này tiếp tục trong năm 2005 với 5,8997 tỷ USD nhập khẩu và 3,2281 tỷ USD xuất khẩu. Xu hướng tăng mạnh hơn về giá trị nhập khẩu tiếp tục trong năm 2006 khi giá trị hàng nhập khẩu lên mức 7,3913 tỷ USD trong khi giá trị hàng xuất khẩu tăng vừa phải, lên mức 3,2428 tỷ USD. Năm 2007, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 12,710 tỷ và xuất khẩu tiếp tục tăng khiêm tốn lên mức 3,6461 tỉ. Những con số của thời kỳ đầu năm 2008 tiếp tục thể hiện đà tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc với giá trị lên tới 15,5621 tỷ USD và giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 4,5357 tỷ USD.

Những chỉ số thương mại chỉ ra rằng quan hệ thương mại song phương đã tăng mạnh mẽ trong những năm 2000. Điều thú vị là, Việt Nam đã đạt thặng dư thương mại với Trung Quốc trong năm 1999 nhưng thập niên 2000 lại chứng kiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng. Năm 2002, thâm hụt thương mại của Việt Nam vào khoảng 1 tỷ USD. Thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng mạnh từ năm 2005 với 2,6716 tỷ USD tới năm 2008 với 11,0264 tỷ USD. Điều này thể hiện rằng việc mở rộng quan hệ thương mại song phương trong thời kỳ này chỉ đơn thuần là giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh.

Vấn đề thâm hụt thương mại đã được đề cập đến trong những cuộc gặp gỡ song phương cấp cao và hai bên đồng ý rằng tình trạng mất cân bằng thương mại cần phải được giải quyết. Hai bên tuyên bố thúc đẩy quan hệ kinh tế cả hai bên cùng có lợi với kết quả là “cùng thắng”. [38] Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt thương mại nặng nề của Việt Nam cho thấy rằng hai nước cần phải chấp nhận nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo rằng mục tiêu “cùng thắng” có thể đạt được.



Sông Mê Kông

Những dự án phát triển của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông là một vấn đề Việt Nam lo ngại bởi vựa lúa chính của Việt Nam là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những công trình đập thuỷ điện của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông khiến Việt Nam lo ngại về những ảnh hưởng có thể xảy ra với mực nước ở hạ nguồn. Thực tế, bất cứ hành động nào dọc sông Mê Kông làm giảm nguồn cung nước ở hạ nguồn có thể bị coi là nguyên nhân khiến Việt Nam lo ngại. Do đó, những hoạt động ở Trung Quốc bị coi là gây tổn hại to lớn tới lợi ích của Việt Nam và những hành động như vậy có thể tạo ra căng thẳng trong quan hệ song phương nếu bị coi là có tác động tới sông Mê Kông và gây tổn hại cho Việt Nam.

Vấn đề sông Mê Kông chưa bao giờ xuất hiện trong chương trình nghị sự của các cuộc gặp cấp cao. Tuy vậy, Việt Nam đã đưa ra vấn đề về sông Hồng và sông Mê Kông cùng việc quản lý nguồn nước trong những cuộc gặp gỡ đàm phán với các đại diện tỉnh Vân Nam của Trung Quốc trong những năm gần đây. [39]

Kết luận

Trong suốt thập niên 1990, hai xu thế đối lập đã định hình cho quan hệ Việt Nam – Trung Quốc với xu thế tích cực là mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực và xu thế khác, ít tích cực hơn là sự dao động của những căng thẳng trong quan hệ song phương liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, trong những năm cuối của thập niên 1990 và năm 2000, hai bên đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc quản lý tranh chấp lãnh thổ dẫn tới việc chính thức hoàn tất phân định biên giới trên bộ năm 1999 và Vịnh Bắc Bộ năm 2000, đồng thời thiết lập thêm những cơ chế kiềm chế căng thẳng ở Biển Đông. Xu thế này tiếp tục trong thập niên 2000, mặc dù những tranh chấp ở Biển Đông chưa hề được giải quyết.

Mối bận tâm chính của Việt Nam đầu những năm 1990 là vấn đề một khối lượng hàng hoá khổng lồ của Trung Quốc được buôn lậu vào Việt Nam tràn ngập thị trường và buộc nhiều doanh nghiệp của Việt Nam phải đóng cửa. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhắm tăng cường quan hệ kinh tế chính thức và kết quả là sự phát triển của quan hệ thương mại song phương trong suốt những năm 1990 và 2000. Hai bên đã đạt được nhiều thoả thuận nhằm hạn chế hoạt động buôn lậu trong những năm 1990. Điều quan trọng là cả hai nước không chỉ cố gắng mở rộng hợp tác kinh tế mà còn liên tục thực hiện những nỗ lực một cách hiệu quả nhằm chống lại nạn buôn lậu.

Trong thập niên 2000, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mở rộng tương tác kinh tế đã mang lại kết quả là một mối quan hệ song phương ổn định, giải quyết những tranh chấp lãnh thổ có hiệu quả hơn từ cuối những năm 1990 và điều này dự báo mối quan hệ Việt – Trung ổn định lâu dài. Các cuộc đàm phán và thảo luận tiếp theo về những tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại ở Biển Đông tiếp tục chỉ ra tầm quan trọng của việc giải quyết và tránh căng thẳng. Những nỗ lực không ngừng là cần thiết. Việc phân định biên giới trên bộ gần như đã hoàn thành và là vấn đề thiết yếu cho sự ổn định lâu dài của quan hệ song phương cũng như cho việc tiếp tục mở rộng hợp tác nhiều mặt giữa các tỉnh biên giới của hai nước. Về Vịnh Bắc Bộ, thành công trong việc hoàn tất đàm phán phân định vùng cửa vịnh rất quan trọng. Nỗ lực tiếp theo với Hiệp định nghề cá cũng mang tính thiết yếu. Hợp tác nhằm duy trì trật tự trong vịnh thông qua những cuộc tuần tra chung nên được mở rộng. Ở Biển Đông, cần thiết phải tránh những xung đột trong tương lai, không chỉ cho quan hệ song phương mà cho cả tình hình ổn định trong khu vực. Điều cần thiết là phải thúc đẩy việc giải quyết xung đột song phương và đa phương đạt được tiến bộ. Mặc dù trong tình hình hiện nay, việc chính thức giải quyết những tranh chấp gần như là không thể nhưng vẫn có chỗ cho sự tiến triển của cả hợp tác song phương và đa phương. Ở cấp song phương, nếu Việt Nam và Trung Quốc có thể thống nhất về khu vực và những vấn đề tranh cãi, đó sẽ là một bước quan trọng khi tạo ra một chương trình làm việc thực tế cho các cuộc đàm phán cấp chuyên gia và cũng sẽ đóng góp cho những nỗ lực đa phương. Điều này không nên được hiểu là các bên từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; hơn nữa, hai bên nên nhận ra rằng họ đang có những tuyên bố chồng chéo lên nhau và tình hình này cần phải được giải quyết. Ở cấp đa phương, Việt Nam và Trung Quốc là những bên tham gia vào Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông được ASEAN và Trung Quốc thông qua ngày 4/11/2002. [40] Cả Trung Quốc và Việt Nam có thể đóng góp tích cực trong việc thực hiện thành công Tuyên bố này và cũng góp phần vào quá trình thúc đẩy những cơ chế giải quyết xung đột cần thiết để duy trì ổn định, tránh tình trạng căng thẳng và đối đầu ở Biển Đông.

Liên quan đến hai vấn đề xung đột tiềm ẩn, Việt Nam và Trung Quốc nên nỗ lực đảm bảo rằng: mở rộng quan hệ kinh tế mang lại lợi ích cho cả hai nước và rằng hai bên thực hiện một mô hình hợp tác có thể đóng góp cho kết quả “cùng thắng” về lợi nhuận trong quan hệ kinh tế. Về quản lý những tranh chấp tiềm ẩn trong việc sử dụng các dòng sông, đặc biệt là sông Mê Kông, các chính sách phát triển của Trung Quốc được thực hiện có sự cân nhắc về những lo ngại chính đáng của Việt Nam. Hai bên có thể phát triển cơ chế đối thoại gần gũi hơn nữa để quản lý vấn đề này. Liên quan tới dòng sông Mê Kông, hai nước có thể tận dụng những nỗ lực ban đầu của khu vực, ví dụ như hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), nhằm giải quyết nhiều vấn đề khác nhau đang nổi lên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Về phân tích lý thuyết của quá trình bình thường hoá trong việc giải quyết xung đột, xem thêm Ramses Amer, “Explaining the Resolution of the China-Vietnam Conflict: How Relevant is Zartman’s “Ripeness Theory”?”, Asian Journal of Political Science, tập 12, số 2 (12/2004), tr.109-125. Về phân tích chi tiết quá trình bình thường hoá trong bổi cảnh quan hệ từ 1975, xem thêm Ramses Amer, “Sino-Vietnamese Normalization in the Light of the Crisis of the Late 1970s”, Pacific Affairs, tập 67, số 3 (mùa thu 1994), tr,. 357-383 (từ đây viết tắt là Amer, Sino-Vietnamese Normalization).

[2] Nói cách khác, có những thông tin nêu trong phần này có nguồn gốc từ Amer, Sino-Vietnamese Normalization; tr.66-68; Amer. Sino-Vietnamese Relations, tr.74-98; Amer, Assessing Sino-Vietnamese, tr.321-323; và Ramses Amer, The Sino-Vietnamese Approach to Managing Boundary Disputes, Maritime Briefing, tập 3, số 5 (Durham: International Boundaries Research Unit, University of Durham, 2002), tr.8-35 (sau đây gọi là Amer, The Sino-Vietnamese Approach).

[3] Tổng giá trị thương mại song phương năm 1995, 1999, 2005 và 2007 được trích


từ website của Tổng cục Thống kê Việt Nam với các bài viết “Imports of goods
by country group, by country and territory”, http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=472&idmid=3&ItemID=9130 (ngày 25/8/2009); và “Exports of goods by country group, by country and territory” http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=472&idmid= 3&ItemID=9134 (ngày 25/8/2009).

[4] Bđd.


[5] Số liệu lấy từ “Foreign direct investment projects licensed from 1988 to 2008 by main counterparts”, website của Tổng cục Thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=471&idmid=3&ItemID=8708 ngày 25/8/2009.

[6] Những vấn đề này được mô tả và bàn luận chi tiết trong Amer, Vietnam’s Relationship With China. Những tài liệu tham khảo chủ yếu: Thông cáo chung từ chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới Hà Nội ngày 6-7/10/2004, “China-Vietnam Issues a Joint Communiqué”, website Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zzjg/gjlb//2792/2793/t163759.htm) ngày 3/6/2008; Thông cáo chung sau chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đức Lương tới Trung Quốc ngày 18 - 22/7/2005, “Vietnam and China issue joint statement” từ website của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ ns050726144049) ngày 26/7/2005; thông cáo chung sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh tới Trung Quốc, ngày 22-26/8/2006, “Vietnam-China joint communiqué” từ website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/250806/domestic_commu.htm) ngày 26/6/2008; Tuyên bố chung sau chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam ngày 15 - 17/11/2006, “Vietnam-China Joint Statement” từ website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/171106/domestic_vnchi.htm) ngày 26/11/2007, Thông cáo báo chí chung sau chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tới Trung Quốc ngày 15 - 18/5/2007, “Vietnam and China issue joint press communiqué” từ website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/190507/ domestic_pr.htm) ngày 26/9/2007; Tuyên bố chung sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ngày 30/5-02/6/2008, “Vietnam and China issue joint statement” từ website Báo Nhân Dân http://www.nhandan.com.vn/english/news/020608/ domestic_Việt Nam.htm ngày 4/6/2008; Tuyên bố chung sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngày 22 - 25/10/2008, “Vietnam, China reach awareness to enrich partnership” từ website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ns081027154132) ngày 27/10/2008.

[7] “Joint Statement: On the completion of the demarcation and markers placement on the entire land border line between Vietnam and China” từ website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/ cn_vakv/ca_tbd/nr040818094447/ns090106100042) ngày 8/1/2009. Xem thêm “China-Vietnam, Land Boundary Survey Work Completed 2008/12/31” từ website Bộ Ngoại giao Trung Quốc (http://www.fmprc.gov.cn/eng/zxxx/t530192.htm) ngày 8/1/2009; và “Vietnam and China fulfil land border demarcation”, website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.com.vn/english/news/life/010109/ life_biengioi.htm) ngày 8/1/2009.

[8] Cách tiếp cận được sử dụng trong phần này được lấy từ Amer, Sino-Vietnamese Relations, tr.108-114.

[9] Với những phân tích chi tiết về những sự kiện liên quan tới tranh chấp lãnh thổ trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ cuối năm 1991 đến cuối năm 2000, tham khảo them Amer, The Sino-Vietnamese Approach, các tr.8-35 và 49-58. Những thông tin khác lấy từ nguồn trên, các tr.8-58.

[10] BBC/FE/4016 G/3 ngày 6/12/2000. Tin từ website của Đài Tiếng nói Việt Nam (bản tiếng Việt). Tham khảo thêm “Vietnam and China meet on borderline demarcation” từ website Thông tấn xã Việt Nam (VNA) ngày 1/12/2000 (http://www.anagency.com.vn/Asp/Readnews4.asp?FileN=) ngày 2/12/2000.

[11] “First single marker planted on Vietnam-Chinese border line”, website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http;//www.mofa.gov.vn:8080/Web%20server/ForeignPolicy.nsf/ f6f55a44edc7e3b4c7) ngày 4/42003.

[12] TLTK 8.

[13] Tham khảo Nguyễn Hồng Thao, “The Gulf of Tonkin: A case Study of Dispute Settlement”, Management and Resolution of Inter-State Conflicts in Southeast Asia, Kamarulzaman Askandar biên tập Penang: Southeast Asian Conflict Studies Network, 2003), tr.207-214 (từ đây sẽ gọi tắt là Nguyễn Hồng Thao, The Gulf of Tonkin) và Nguyễn Hồng Thao, “Maritime Delimitation and Fishery Cooperation in the Tonkin Gulf”, Ocean Development and International Law, tập 34, số 1 (quý 1 năm 2004), tr.25-44 (từ đây sẽ gọi tắt là Nguyễn Hồng Thao, Maritime Delimitation). Xem thêm Zou Keyuan, “The Sino-Vietnamese Agreement on Maritime Boundary Delimitation in the Gulf of Tonkin”, Ocean Development and International Law, tập 34, số 1 (quý 1 năm 2005), tr.13-24.

[14] Nguyễn Hồng Thao, The Gulf of Tonkin, tr.210-213.

[15] Với tranh luận về các đường tương tự với các đường song song được vẽ ra theo “đường Breviée” năm 1939 tại Vịnh Thái Lan, tham khảo thêm Zou, bđd, tr.238-240.

[16] Với tranh luận liên quan tới tính công bằng của kết quả đàm phán, tham khảo thêm Nguyễn Hồng Thao, The Gulf of Tonkin, tr.210.

[17] Thông tin lấy từ bài “Bac Bo Gulf Demarcation Agreement Satisfies both Viet Nam and China, Says Foreign Ministry Spokeswoman”, website Thông tấn xã Việt Nam (http://www.anagency.com.vn/Asp/Readnews4.asp?FileN=frac0401.012) ngày 5/1/2001 và “L’accord de délimitation du Golfe du Bac Bo est une solutions equytable et satisfaisante” [The Agreement on the Delimitation of the Gulf of Tonkin is an Equytable and Satisfactory Solution], website Thông tấn xã Việt Nam (http://www.anagency.com.vn/Asp/ Readnews4.asp?FileN=frac0401.011) ngày 5/1/2001. Tham khảo thêm “Bac Bo Gulf demarcation agreement satisfies both Vietnam and China: FM spokeswoman”, Bản tin (tiếng Anh), số 409, ngày 5/1/2001; website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.vn/english/20010105/bai-news1.html) ngày 30/1/2001. Về Hiệp định nghề cá, tham khảo thêm Zou Keyuan, “Sino-Vietnamese Fishery Agreement for the Gulf of Tonkin”, The International Journal of Marine and Coastal Law, tập 17, số 1 (tháng 1/2002), tr.127-148.

[18] “Vietnam, China continue fishing co-operation talks”, Bản tin tiếng Anh, mục Kinh tế, website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.vn/english/20040225/economy.html) ngày 15/9/2004.

[19] “Protocol on China-Vietnam agreement on fishery cooperation in Beibu Bay signed”, People’s Daily Online (bản tiếng Anh) (http://english.people.com.cn/200404/30/eng20040430_142001.html) ngày 4/10/2004; và “Vietnam, China ink deal on fisheries in Tokin Gulf” (ngày 1/5/2004), website Thông tấn xã Việt Nam (http://vietnamnews.wnagency.com.vn/2004-04/30/Stories/07.htm)

[20] “NA endorses landmark Tonkin Gulf agreement”, (17/6/2004), website Thông tấn xã Việt Nam (http://vietnamnews.vnagency.com.vn/2004-06/16/Stories/05.htm) ngày 3/10/2004.

[21] “China’s legislature approves Beibu Gulf demarcation agreement between China, Vietnam”, website People’s Daily Online (bản tiếng Anh) (http://english.people.com.cn/200406/26/eng20040626_ 147587.html) ngày 4/10/2004.

[22] “Vietnam, China exchange documents ratifying Tonkin Gulf demarcation agreement” từ website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.Việt Nam/english/news/010704/domestic_vietnamchina.htm) ngày 19/7/2004; và “Two China-Vietnam Beibu Gulf agreements take effect” từ website People’s Daily online (bản tiếng Anh) (http://english.people.com.cn/200407/01/eng20040701_148157.html) ngày 3/10/2004. Tham khảo thêm “Vietnam – China gulf pact to enhance relations”, Vietnam Law & Legal Forum, tập 10, số 118 (tháng 6/2004), tr.8-10. Về phân tích luận điểm của bài viết về hiệu lực của hai bản Hiệp định, tham khảo thêm Nguyễn Hồng Thao, Maritime Delimitation, tr.25-44.

[23] Về bước đầu đàm phán, xem thêm “Vietnam and China hold talks on sea delineation”, website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.com.vn/engligs/news/200106/domestic­_vnandchin.htm) ngày 23/1/2006; và “Viet Nam, China meet for talks on shared sea border”, website Thông tấn xã Việt Nam (http://vietnamnews.vnagency.com.vn/showarticle.php?num=01POL200106) ngày 22/1/2006. Về những cuộc đàm phán mới nhất, tham khảo “Vietnam, China discuss water demarcation off Tonkin Gulf”, website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/ nr040807104143/nr040807105001/ns090108101946) ngày 8/1/2009.

[24] Bđd, 3496 B/4 ngày 30/3/1999. Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam.

[25] “Vietnam-China Joint Declaration”, đăng tại Vietnam Law & Legal Forum, tập 5, số 54 (tháng 2/1999), trr. 13.

[26] “Declaration Vietnam-Chine sur la coopération au nouveau siècle” [Vietnam-China Declaration on the Co-operation in the New Century] ngày 25/12/2000, từ website Thông tấn xã Việt Nam (AVI) (http://www.vnagency.com.vn/Asp/Redanewse4.asp?FileN=frac2612.001) ngày 27/12/2000); và “Joint Viet Nam-China Statement for Comprehensive Cooperation (take two)” ngày 26/12/2000, website Thông tấn xã Việt Nam (VNA) (www.vnagency.com.vn/Asp/ Redanewse4.asp?FileN=frac2612.004) ngày 27/12/2000. Tham khảo thêm “Vietnam, China sign joint statement”, Bản tin (tiếng Anh), số 399 ngày 26/12/2000, từ website Báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.vn/english/20001226/bai-news2.html) ngày 28/12/2000.

[27] “Nanhai 215 Vessel has hauled oil drilling platform KANTAN 3 of China to the continental shelf of Vietnam”, website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns041119160109) ngày 22/3/ 2005.

[28] “China rejects Vietnam’s request to cease oil exploration” từ website China Daily (http://www2.chinadaily.com.cn/english/doc/12004-11/23/content_394139.htm) ngày 10/1/ 2005.

[29] “China’s military exercise in the Hoang Sa archipelago is a violation of Vietnam’s sovereignty”, website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ ns071126152905) ngày 4/9/2009.

[30] “Submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf pursuant to Article 76, paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982. Partial Submission in respect of Vietnam’s extended continental shelf: North area (VNM). Part I – Executive Summary. VNM-N-ES-DOC April 2009” từ website của Liên hợp quốc (http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm2009n_executivesummary.pdf) ngày 14/7/2009.

[31] “Joint Submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf pursuant to Article 76, paragraph 8 of the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 in respect to the southern part of the South China Sea. Part I: Executive Summary. Malaysia, Socialist Republic of Vietnam, May 2009” từ website của Liên hợp quốc (http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/mys_vnm2009excutivesummary.pdf) ngày 14/7/2009.

[32] “Requesting the Chinese side to immediately release 13 fishermen and their boat QNg 95031TS. Ministry of Foreign Affairs’ Spokesman Mr. Le Dzung answers question on 5 August 2009” từ website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns090805154551) ngày 25/8/2009.

[33] “China announced the release of ship QNg 95031 and all Vietnamese fishermen. Ministry of Foreign Affairs’ Spokesman Mr. Le Dzung answers question on 11st August 2009” từ website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns090812104005) ngày 25/8/2009.

[34] Xem TLTK số 7.

[35] Về những nỗ lực ưu tiên nhằm chống lại nạn buôn lậu cuối năm 1997, tham khảo thêm “PM Khai orders an all-out war against smugglers”, Viet Nam News (ngày 18/10/1997), tr.1; “Smuggling, fraud still rampant in 1997”, Bđd., tr.3; và “Ministry to intensify smuggling fight”, Bđd., (ngày 13/11/1997), tr.2.

[36] BBC/FE/3363 G/1 (ngày 21/10/1998) theo tin đã đưa bởi Tân hoa xã và bđd., 3364 G/1 (ngày 22/10/1998) theo tin đã đưa bởi Thông tấn xã Việt Nam.

[37] Số liệu về giá trị thương mại Vietnam – Trung Quốc được lấy từ “Imports of goods by country group, by country and territory”, website của Tổng cục Thống kê Việt Nam ngày 25/8/2009 (http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=472&idmid=3&ItemID=9130) và “Exports of goods by country group, by country and territory” website của Tổng cục Thống kê Việt Nam ngày 25/8/2009 (http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=472&idmid= 3&ItemID=9134).

[38] Xem TLTK số 7.

[39] Trong chuyến thăm Hà Nội tháng 4/2004, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Qin Guangrong đã gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng đề xuất với quan chức Trung Quốc về vấn đề “hợp tác sử dụng nguồn nước sông Hồng và sông Mê Kông”. (“PM urges cooperation between border provinces and Yunnan”, website của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/nr040807105001/ns070405094302) ngày 3/6/2008. Sau đó, khi Thủ tướng Việt Nam thăm tỉnh Vân Nam vào ngày 29/10/2007, Thủ tướng đề nghị “địa phương cùng hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác nguồn nước sông Hồng và sông Mê Kông cho sự phát triển của mỗi bên” (“PM asks Yunnan to cooperate in using river water”, website của Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/nr040807104143/ nr040807105001/ns071030081930) ngày 3/6/2008)



tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương