Vai trò CỦa i-ốT ĐỐi với sức khỏE



tải về 32.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2017
Kích32.83 Kb.
#33262

VAI TRÒ CỦA I-ỐT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE





Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh nắm được :



  • Học sinh nắm được vai trò của I-ốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và duy trì thân nhiệt phát triển xương,quá trình biệt hoá và phát triển của não và hệ thần kinh

  • Hiểu được thiếu I-ốt dẫn đến hậu quả gì.

  • Biết sử dụng I-ốt thường xuyên và tuyên truyền cho mọi người biết sử dụng I- ốt hàng ngày.

Chuẩn bị:

  • Các tài liệu liên quan đến bài học

  • Tranh, ảnh minh họa

Nội dung bài học:

  1. Giới thiệu bài học

  2. Vai trò của I-ốt trong cuộc sống hàng ngày

  3. Tác hại khi thiếu muối I-ốt

  4. Các biện pháp phòng tránh thiếu muối I-ốt.

  5. Tổng kết bài học

  1. Giới thiệu bài học:



  • Theo tổng kết từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng một tỉ rưỡi người sống trong vùng thiếu I-ốt và có nguy cơ bị các rối loạn do thiếu I-ốt. Trong đó 655 triệu người có tổn thương não và 11,2 triệu người bị đần độn.Vì vậy I-ốt có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe.

  • Đọc to mục tiêu bài học
  1. Vai trò của I-ốt trong cuộc sống hàng ngày




  • Gv đưa bài 7 (trong mục phổ biến KT của chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe).

  • Hs đọc - Các bạn khác theo dõi

Hãy nêu vai trò của I-ốt đối với cơ thể con người?

  • Gv:

  • Vai trò của I-ốt iốt là rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người.I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động...)

  • Thiếu hụt I-ốt ở trẻ em có thể gây nhiều tác động xấu đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ trong tương lai.
  1. Tác hại của thiếu muối I-ốt.


Thiếu muối I-ốt dẫn đến hậu quả gì?

  • Hs trả lời, GV nhận xét, bổ sung

  • GV: Thiếu muối I-ốt sẽ dẫn đến thiếu hóc môn giáp và gây ra nhiều rối loạn khác nhau: bướu cổ, rối loạn bệnh lý khác như sảy thai, thai chết lưu, khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, đần độn, cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động...

  • Cho hs quan sát tranh bệnh bướu cổ

Hình 1


  • Gv: Đây là người bị bệnh bướu cổ do thiếu I- ốt gây nên.

Khi cơ thể thiếu I-Ốt gây bệnh gì?

  • Hs TL- Gv chốt lại: Bướu cổ, rối loạn bệnh lý như sảy thai, thai chết lưu khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, đần độn ,cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động…

Những dấu hiệu nào biết trẻ thiếu I-ốt?

  • GV: Thiếu I-ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng, bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể.

Nếu thiếu I-ốt sẽ gây tác hại gì?

  • Hs TL – Gv giảng chốt.

  • GV:

  • Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu I-ốt do nhu cầu thường tăng cao. Ở phụ nữ mang thai, nếu thiếu I-ốt người mẹ có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu trong bụng mẹ. Nếu tình trạng thiếu I-ốt nặng có thể làm cho não bộ bào thai kém phát triển, trẻ ra đời sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn và thường có những khuyết tật bẩm sinh như: điếc, lác mắt, liệt, cận thị…

  • Đối với trẻ em, thiếu I-ốt sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, dễ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của toàn cơ thể.

  • Đối với xã hội, thiếu I-ốt sẽ giảm thể lực, giảm sức lao động và trí thông minh của con người dẫn đến nền kinh tế bị trì trệ, xã hội chậm phát triển.
  1. Các biện pháp phòng tránh thiếu muối I-ốt.


Để phòng tránh thiếu I-ốt chúng ta cần phải làm gì?

  • Hs quan sát tranh hình 2 -TL N2- TL câu hỏi.

Hình 2


(Cần sử dụng muối I-ốt trong bữa ăn hàng ngày)

  • Gv:

  • Việc phòng ngừa tình trạng thiếu I-ốt ở trẻ thật sự rất dễ thực hiện, vì trên thực tế cần sử dụng muối I-ốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày

  • Ngoài ra cần chú ý bổ sung lượng I-ốt cần thiết hàng ngày cho cơ thể bằng những loại thực phẩm giàu chất I-ốt như: các loại hải sản, rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm (dền, đay, mồng tơi, rau ngót…). I-ốt cũng hiện diện trong các loại trái cây tươi, trong thịt và trong sữa.


 

Hình3


  • Cho hs quan sát tranh hình 3.

  • GV:

  • Đây là một số thức ăn tiêu biểu cho việc bổ sung lương thiếu I-ốt hàng ngày.

  • Dùng muối I-ốt thường xuyên hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng I-ốt dư sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.

Nếu thừa I-ốt sẽ gây nên hậu quả gì?

  • GV: Nếu lượng I-ốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn cầu hoặc uống thuốc chứa I-ốt thường xuyên... sẽ gây nên hội chứng cường giáp, hay gặp nhất là bệnh Grave (Basedow), ngoài ra còn có u tuyến độc giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).

Đối tượng nào hạn chế sử dụng muối I-ốt ? Hs TL

  • Gv giảng chốt: Những bệnh nhân tim và thận nên giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày để tránh nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Những người bị bệnh cường tuyến giáp không nên dùng muối I-ốt vì I-ốt sẽ khiến họ lồi mắt, run tay nhiều hơn.

Nêu cách dùng và bảo quản muối I-ốt ?- HsTL N2 –TL CH

  • Gv giảng chốt:

  • Cách sử dụng muối I-ốt cũng giống như muối thường. Muối I-ốt có thể dùng ướp thịt, cá, muối dưa cà, nêm thức ăn đang nấu trên bếp như bình thường.

  • Bảo quản: Sau khi mua về và khi sử dụng để trong lọ có nắp đậy hoặc túi nilông buộc kín. Do I-ốt là chất dễ bay hơi nên lưu ý không rang muối I-ốt , không để muối I-ốt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào. Dùng xong mỗi lần rửa lọ sạch, phơi khô xong lại dùng tiếp đợt khác.

  • Muối I-ốt không làm thay đổi mùi vị thức ăn mà hoàn toàn như muối thường, được dùng để cho vào thức ăn và làm cho thức ăn trở nên ngon hơn. Lượng I-ốt được trộn vào muối an toàn cho cả người không thiếu iốt.


  1. Tổng kết bài học


Muối I-ốt gây ra tác hại gì? Để phòng tránh bệnh do thiếu muối I-ốt chúng ta phải làm gì?

  • Gv tổng kết bài, nhận xét giờ học

  • Dặn hs về vận dụng thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.

  • Kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Để phòng bệnh do thiếu I-ốt, bạn nên làm gì?

A. Sử dụng muối có trộn I-ốt hoặc bột canh có trộn I-ốt để chế biến thức ăn hàng ngày. Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu I-ốt (như cá biển)


B. Tắm nắng
C. Ăn nhiều Vitamin C
D. Bôi cồn I-ốt vào chân

2. Các rối loạn do thiếu I-ốt là rất nặng nề, đó là:

A. Gây ra bướu cổ


B. Gây bệnh đần độn, chậm phát triển trí tuệ
C. Cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động và học tập
D. Tất cả các rối loạn trên

3. Thiếu I-ốt ở người lớn gây hậu quả gì rõ rệt nhất?

A. Gây ra bướu cổ với các biến chứng của nó như mệt mỏi, không linh hoạt và giảm khả năng lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế, xã hội.


B. Gây ra mù lòa
C. Gây ra điếc tai
D. Gây bệnh tiểu đường

4. Thiếu I-ốt ở phụ nữ có thai gây bệnh gì cho trẻ em? (Chăm sóc dinh dưỡng-Nhà Xuất bản Y học 2011, dự án HEMA)

A. Đần độn


B. Thiếu máu
C. Suy dinh dưỡng trong tử cung
D. Còi xương
Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 32.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương