Về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Chờ



tải về 55.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích55.27 Kb.
#26302

powerpluswatermarkobject3


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH BẮC NINH


Số: 836/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 26 tháng 7 năm 2013


QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Chờ

và phụ cận, huyện Yên Phong đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.



CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 75/BCTĐ-SXD ngày 28/6/2013 về việc thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận, huyện Yên Phong đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận, huyện Yên Phong đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:

I. Phạm vi nghiên cứu, ranh giới, quy mô quy hoạch

1. Phạm vi nghiên cứu và ranh giới quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch: Thị trấn Chờ (845,0 ha) và phụ cận gồm các xã: Yên Phụ (554,0 ha), Đông Tiến (542,0 ha), Trung Nghĩa (777,0 ha), có ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp Sông Cầu;

- Phía Nam giáp các xã Văn Môn, Đông Thọ và thị xã Từ Sơn;

- Phía Đông giáp xã Long Châu, Yên Trung;

- Phía Tây giáp huyện Đông Anh, Hà Nội;



2. Quy mô lập quy hoạch

- Quy mô diện tích: Khoảng 2.718,0 ha.

- Quy mô dân số:

+ Hiện trạng năm 2013: Dân số trong phạm vi quy hoạch (bao gồm: Thị trấn Chờ, các xã Trung Nghĩa, Đông Tiến và Yên Phụ).

+ Dự báo dân số đến năm 2020; và đến năm 2030.

II. Mục tiêu và quan điểm

1. Quan điểm

- Quy hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận phù hợp với đường lối chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quy hoạch phát triển thị trấn Chờ và phụ cận theo định hướng mô hình đô thị sinh thái, phát triển kiến trúc hiện đại có bảo tồn và phát huy kiến trúc truyền thống, đồng thời gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu

- Xây dựng thị trấn Chờ và phụ cận là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao của huyện Yên Phong, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trở thành huyện Công nghiệp vào năm 2015 và phấn đấu đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại IV.

- Xây dựng thị trấn Chờ cùng với hệ thống đô thị của tỉnh phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.

- Quy hoạch xây dựng thị trấn Chờ có hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ, tạo môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng dân cư trong đô thị.



III. Tính chất đô thị

Thị trấn Chờ và phụ cận là đô thị huyện lỵ của huyện Yên Phong nằm trên hành lang Đô thị - Công nghiệp dọc trục QL18, có những tính chất sau:

- Là trung tâm hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao của huyện Yên Phong.

- Là đô thị vệ tinh của đô thị lõi Bắc Ninh; “Cửa ngõ” phía Tây tỉnh Bắc Ninh kết nối với Thủ đô Hà Nội.

- Là đầu mối giao thông, vận chuyển hàng hóa nhằm khai thác tiềm năng kinh tế trên hành lang QL18 và QL3.

IV. Cơ cấu kinh tế

Dựa trên định hướng cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh trong từng giai đoạn để dự báo lộ trình chuyển dịch cơ cấu lao động đô thị như sau:

- Giai đoạn 2015-2030: Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ.

- Giai đoạn 2030-2050: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.



V. Các chỉ tiêu cơ bản

Tính toán theo tiêu chuẩn đô thị loại IV quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ.



VI. Nội dung nhiệm vụ và yêu cầu nghiên cứu

1. Khảo sát, phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế - xã hội

a. Khảo sát, đánh giá hiện trạng: Kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; kiến trúc cảnh quan; hạ tầng kỹ thuật, xã hội; chuẩn bị kỹ thuật đất đai, hiện trạng môi trường.

b. Rà soát đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt, các dự án đầu tư.

c. Tổng hợp, đánh giá hiện trạng, điều kiện tự nhiên: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức; các vấn đề cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chung điều chỉnh.

d. Đánh giá tổng hợp đất xây dựng: Phân tích đánh giá đất xây dựng theo các mức độ thuận lợi; lập bản đồ đánh giá đất đai và bảng tổng hợp các loại đất theo các mức độ thuận lợi.

2. Luận chứng các cơ sở hình thành và phát triển đô thị

a. Phân tích, đánh giá và xác định các mối quan hệ:

- Thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); thuộc vùng Thủ đô và có những tác động ảnh hưởng lớn của Thủ đô Hà Nội và Bắc Giang, nghiên cứu sự ảnh hưởng và kết nối với các đô thị Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội), các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên (Bắc Giang) bằng hệ thống giao thông nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vùng.

- Thị trấn Chờ hiện tại với các xã lân cận qua hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Nghiên cứu sự tác động của thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du (định hướng là đô thị lõi theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh) tới khu vực lập quy hoạch nhằm khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt cần bảo tồn và phát huy dải hành lang xanh sông Cầu - chiến tuyến sông Như Nguyệt, là nhân tố quan trọng phát triển dịch vụ du lịch của huyện Yên Phong.

b. Luận chứng xác định tính chất, động lực phát triển và dự báo các chỉ tiêu về quy mô dân số, lao động, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:

- Xác định tính chất và động lực phát triển đô thị.

- Dự báo quy mô dân số, phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính, cơ cấu dân số, lao động.

- Tính toán nhu cầu và cơ cấu sử dụng đất.

- Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản trên cơ sở quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

3. Định hướng phát triển không gian đô thị

a. Các khu chức năng cấp vùng:

- Các trung tâm thương mại dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của huyện và hướng tới phục vụ cho cấp vùng tỉnh và liên vùng, bao gồm cả các khu vực lân cận như: khu vực đô thị lõi; các huyện Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội); Hiệp Hòa, Việt Yên (Bắc Giang). Tập trung nghiên cứu chức năng này ở khu vực phía Bắc đường QL 18 gắn với các trục giao thông chính.

- Khu vui chơi giải trí, kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, khai thác vành đai xanh sông Cầu - phòng tuyến Như Nguyệt phục vụ liên vùng, vùng tỉnh và đô thị.

- Nghiên cứu đề xuất vị trí quy hoạch cảng ICD có quy mô lớn, đặc biệt tại nút giao của QL18 với QL3 để khai thác lợi thế về địa lý của đô thị.

b. Các khu chức năng:

- Khu công cộng: Trung tâm hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, vui chơi giải trí cấp huyện và cấp thị trấn.

- Khu cây xanh, công viên, hồ điều hòa: Nghiên cứu, đề xuất các công viên lớn trong đô thị kết hợp với hồ điều hòa tạo môi trường sinh thái cho đô thị.

- Khu nhà ở: Nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở mới kết hợp với các khu nhà ở hiện trạng. Đề xuất xây dựng các khu vực nhà ở cao tầng, nhà ở xã hội kết hợp dịch vụ thương mại đa chức năng.

c. Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian đô thị:

- Hướng phát triển đô thị: Lấy đô thị thị trấn Chờ là trung tâm, phát triển khu phụ cận theo các hướng: Phía Nam, Đông Nam là xã Trung Nghĩa; phía Bắc là xã Đông Tiến; phía Đông, phía Tây là xã Yên Phụ.

- Các phương án chọn đất xây dựng (tối thiểu 2 phương án).

- Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển.

- Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực nêu trên.

d. Nghiên cứu đề xuất cải tạo, nâng cấp các khu đô thị, khu cụm công nghiệp cũ theo hướng hiện đại, bền vững và gắn với định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.

4. Thiết kế đô thị

- Nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các trục đường chính, đặc biệt các nút giao giữa các trục đường: QL3, QL18, các ĐT: 286, 287, 276, 285B, 277, 295.

- Xác định các vùng kiến trúc cảnh quan đặc trưng trong đô thị; nguyên tắc tổ chức không gian cho các trung tâm, cửa ngõ đô thị, các tuyến phố chính, các trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước và các điểm nhấn đô thị.

- Quy định chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu công trình trong các khu chức năng.

- Xây dựng các yêu cầu về quản lý kiến trúc đô thị theo nội dung của đồ án quy hoạch chung xây dựng để quản lý kiến trúc cảnh quan chung toàn đô thị.

5. Quy hoạch sử dụng đất đô thị:

a. Đề xuất quy hoạch sử dụng đất toàn đô thị và từng khu vực giai đoạn đến năm 2020 và đến năm 2030.

b. Xác định các phân khu chức năng, hệ số sử dụng đất, dân số, mật độ xây dựng của từng loại đất:

- Đất xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cây xanh - TDTT và đất giao thông, hạ tầng.

- Đất các khu chức năng ngoài khu dân cư, gồm: Đất xây dựng công nghiệp, kho tàng, giao thông đối ngoại, các cơ quan ngoài đô thị, các trung tâm chuyên ngành, an ninh quốc phòng, di tích văn hoá lịch sử, đất tôn giáo, đầu mối hạ tầng và bảo vệ môi trường.

- Các loại đất khác: Vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn thiên nhiên, vùng dự trữ phát triển.

- Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị.

c. Lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 và đến năm 2030.



6. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội:

- Định hướng cải tạo và phát triển nhà ở.

- Định hướng cải tạo và phát triển hệ thống dịch vụ công cộng.

- Định hướng quy hoạch không gian xanh.



7. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Nghiên cứu hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

7.1. Giao thông đô thị:

- Phù hợp quy định một số nội dung về thiết kế và quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Dự báo nhu cầu vận tải và xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, cơ cấu phương tiện.

- Xác định quy hoạch hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông đô thị và giao thông công công; mặt cắt các tuyến đường cải tạo, xây dựng mới; vị trí, quy mô, số lượng các công trình đầu mối như ga đường sắt, tầu điện ngầm, cảng sông, bến ô tô khách liên tỉnh, các bãi, điểm đỗ xe công cộng, các nút giao thông, hệ thống cầu vượt, hầm đường bộ và hầm cho người đi bộ.

- Nghiên cứu đấu nối với hệ thống giao thông: QL18, QL3, các ĐT: 287, 285B, 276, 277, 295; đề xuất các nút giao khác mức, hầm chui QL18 và QL3.

7.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

- Đánh giá, xác định các loại đất theo điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi, cấm xây dựng hoặc hạn chế xây dựng.

- Xác định cốt xây dựng từng khu vực, toàn đô thị và các trục giao thông chính đô thị; dự báo khối lượng san nền; dự kiến nguồn đất đắp và khu vực tập kết vật liệu xây dựng phế thải.

- Xác định các lưu vực thoát nước chính, hệ thống cống thoát nước chính, các hồ dự kiến xây dựng và các công trình đầu mối.

- Đề xuất giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

7.3. Cấp nước:

- Chỉ tiêu cấp nước đô thị.

- Dự báo nhu cầu dùng nước của đô thị.

- Xác định nguồn cấp, vị trí, quy mô công suất các công trình cấp nước. Đề xuất mạng lưới đường ống, công nghệ xử lý nước. Biện pháp bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước.

7.4. Cấp điện và chiếu sáng đô thị:

- Chỉ tiêu cấp điện.

- Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện, nhu cầu điện năng phục vụ chiếu sáng công cộng.

- Xác định các giải pháp cụ thể về nguồn cấp, lưới điện, nguồn sáng cũng như đề xuất các giải pháp hiện đại phù hợp.

7.5. Thoát nước bẩn, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:

a. Thoát nước bẩn:

- Chỉ tiêu thu gom nước thải đô thị phải đạt tối thiểu 90% tiêu chuẩn cấp nước đô thị.

- Lựa chọn hệ thống thu gom và xử lý nước thải.

- Xác định hướng, vị trí, kích thước mạng thoát nước thải.

- Xác định vị trí, quy mô các nhà máy xử lý nước thải.

b. Quy hoạch xử lý chất thải rắn:

- Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn.

- Xác định chỉ tiêu thu gom chất thải rắn.

- Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn; đề xuất công nghệ xử lý thích hợp.

c. Nghĩa trang:

- Xác định lộ trình đóng cửa và di chuyển các nghĩa trang trong đô thị.

- Dự báo nhu cầu táng cho toàn đô thị, các yêu cầu về quỹ đất sử dụng, lựa chọn hình thức táng.

- Cụ thể hoá định hướng quy hoạch nghĩa trang của đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh về quy mô, vị trí.

7.6. Thông tin liên lạc:

- Xác định chỉ tiêu và các nhu cầu, quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị.

7.7. Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch hệ thống các công trình ngầm trong đô thị. 8. Đánh giá môi trường chiến lược

- Nghiên cứu, xác định các nguồn gây ô nhiễm trong đô thị và các khu vực có nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường.

- Đề xuất tổ chức các khu cách ly, bảo vệ (công viên, khu vực di sản, lưu vực nguồn nước, khu cách ly sản xuất) và các khu nhạy cảm môi trường khác.

9. Quy hoạch xây dựng ngắn hạn đến 2020

a. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật ngắn hạn (5 năm).

b. Đề xuất các chương trình dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện:

- Xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư theo đồ án quy hoạch đô thị.

- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và các giải pháp huy động vốn.

c. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.



10. Dự thảo quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch

a. Dự thảo quy định quản lý xây dựng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận, huyện Yên Phong.

b. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận, huyện Yên Phong đến năm 2030.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn UBND huyện Yên Phong tổ chức lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo chất lượng và tiến độ. Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND huyện Yên Phong, UBND thị trấn Chờ và UBND các xã, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.

Nơi nhân:

- Như Điều 3;

- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Lưu: HCTN,CN.XDCB, PVP.CNXDCB, CVP.



KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Nguyễn Tiến Nhường




Каталог: documents -> 20182
20182 -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1256/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
20182 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1284/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
20182 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1298/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
20182 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh số: 1357/qd-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
20182 -> V/v khắc phục những bất cập trong tổ chức giao thông trên tuyến ql18 và tl. 295B
20182 -> V/v chuẩn bị nội dung làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải
20182 -> TL. chủ TỊch chánh văn phòNG
20182 -> TL. chủ TỊch kt. Chánh văn phòng phó Chánh văn phòNG
20182 -> V/v tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01
20182 -> Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-cp ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

tải về 55.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương