Về việc phê duyệt dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2012-2020 chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hòa bìNH



tải về 36.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích36.31 Kb.
#11716

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HOÀ BÌNH

––––––––


Số: 1819/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––––



Hòa Bình, ngày 26 tháng 11 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2012-2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của Liên Bộ Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020";

Căn cứ Công văn số 491/TB-BKHCN ngày 08/3/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thông báo kết quả phiên họp thứ nhất, Ban Điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Công văn số 2885/BKHCN-TĐC ngày 12/10/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc nhận xét góp ý dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hòa Bình từ nay đến năm 2020”.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu t­­ư tại Tờ trình số 406/TTr-SKHĐT ngày 16/11/2012,



QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2012-2020, như sau:

1. Tên của dự án: Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2012-2020.

2. Cơ quan chủ trì dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

3. Cơ quan quản lý dự án: Sở Khoa học và Công nghệ.

4. Sự cần thiết của dự án:

Tỉnh Hòa Bình có 2.019 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 95%, chuyên sản xuất các loại mặt hàng, sản phẩm chủ yếu. Việc khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh đã được Tỉnh thực hiện từ nhiều năm nay. Song, do là tỉnh miền núi còn nghèo nên việc hỗ trợ còn hạn chế. Hiện tại, thực trạng tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, năng suất và chất lượng chưa ổn định, gặp nhiều khó khăn về quản lý chất lượng, quản lý nhân lực, quản lý quá trình sản xuất,... Vì vậy, nhu cầu thực hiện đầu tư dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 là cần thiết.

Từ thực tế về năng suất và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay, để thực hiện có hiệu quả Quyết định của Thủ tướng chính phủ về triển khai thực hiện dự án năng suất chất lượng quốc gia, thì việc thực hiện dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020” cần đặt ra trên cơ sở các quan điểm:

- Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa trên cơ sở thực hiện các giải pháp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ.

- Các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp một số hoạt động về đào tạo, chứng nhận và đánh giá chất lượng sản phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn và công cụ nâng cao năng suất, cung cấp thông tin… Doanh nghiệp chủ động phối hợp, xây dựng dự án và kinh phí trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp mình.

- Dự án nâng cao năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp được lồng ghép với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.



5. Nội dung cơ bản của dự án:

a) Mục tiêu của dự án.

* Mục tiêu chung.

- Tạo bước chuyển biến về năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trọng điểm, chủ lực), từng bước cải thiện chất lượng, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm tạo động lực tăng trưởng kinh tế và nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TPF).

- Xây dựng phong trào năng suất chất lượng thông qua việc xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng kết hợp với áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng hiện đại, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu.

- Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trên địa bàn về năng suất và chất lượng.

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia về năng suất chất lượng và các tổ chức đánh giá sự phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia dự án thực hiện các hoạt động năng suất chất lượng.

* Các chỉ tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2012 – 2015:

+ Có 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực xây dựng và thực hiện dự án năng suất chất lượng.

+ Có 100% sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, hợp đồng chất lượng của khách hàng), 100% sản phẩm hàng hóa thuộc diện áp dụng quy chuẩn kỹ thuật được chứng nhận và công bố hợp quy, 20 Sản phẩm hàng hóa được chứng nhận và công bố hợp chuẩn, 08 doanh nghiệp tham gia và đạt giải thưởng chất lượng quốc gia, hỗ trợ 20 doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

+ Đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về năng suất chất lượng 20 người, xây dựng 01 tổ chức có chức năng tư vấn về năng suất chất lượng, xây dựng mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan (các sở chuyên ngành, các chi cục) để thúc đẩy phong trào và hỗ trợ thực hiện Dự án năng suất chất lượng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

+ Xây dựng 02 phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn, kiểm định có đủ năng lực và được công nhận (đạt chuẩn ISO 17025), để tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp và được chỉ định phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.

+ Nâng cao chỉ tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số: Tăng trưởng doanh nghiệp, mở rộng thị trường, tăng trưởng GDP của tỉnh và chỉ số cạnh tranh chung của tỉnh.

+ Nâng tỉ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh lên 30% vào năm 2015.

- Giai đoạn 2016 – 2020:

+ Duy trì 20 doanh nghiệp ở giai đoạn trước và mở rộng thêm 50 doanh nghiệp (tổng số 70 doanh nghiệp) sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực xây dựng và thực hiện các dự án năng suất chất lượng, lựa chọn 05 doanh nghiệp để xây dựng mô hình điểm về việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp để nâng cao năng suất chất lượng.

+ 100% sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, hợp đồng chất lượng của khách hàng); 100% Sản phẩm hàng hóa thuộc diện áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia được chứng nhận và công bố hợp quy, hợp chuẩn; Từ 15-20% doanh nghiệp tham gia dự án đạt giải thưởng chất lượng quốc gia, giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương; Hỗ trợ 30 doanh nghiệp xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

+ Đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về năng suất chất lượng 50 người; xây dựng 02 - 03 tổ chức có chức năng tư vấn về năng suất chất lượng; củng cố và xây dựng mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ trợ các cơ quan để thúc đẩy phong trào và hỗ trợ thực hiện dự án năng suất chất lượng thuộc ngành, lĩnh vực.

+ Duy trì 02 phòng thử nghiệm được công nhận giai đoạn 2012-2015 và xây dựng 01 phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn, kiểm định có đủ năng lực và được công nhận (đạt chuẩn ISO 17025), để tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp và được chỉ định phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, mở rộng thêm một số lĩnh vực, phạm vi, tổ chức khi có nhu cầu.

+ Tiếp tục nâng cao chỉ tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số: Tăng trưởng doanh nghiệp, mở rộng thị trường, tăng trưởng GDP của tỉnh và chỉ số cạnh tranh chung của tỉnh (xếp loại PCI của VCCI);

+ Nâng tỉ trọng đóng góp của TFP vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh lên 35% vào năm 2020.

b) Các nội dung hoạt động chính của dự án.

* Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp:

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Mở 20 lớp thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về công tác tiêu chuẩn hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp.

- Tăng cường năng lực kỹ thuật và thực hiện các hệ thống quản lý hoạt động đo lường thử nghiệm để đảm bảo sự chính xác trong đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

* Hỗ trợ xây dựng áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến để nâng cao năng suất chất lượng của các doanh nghiệp.

- Thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và các doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng quốc gia, giải thưởng Châu Á Thái Bình Dương.

* Đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020.

- Đổi mới công nghệ, thiết bị dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện dây truyền công nghệ, dây chuyền sản xuất.

- Chuyển giao công nghệ mới và tiên tiến.

- Chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm chủ đạo.

* Hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ.

- Thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn và phổ biến kiến thức về phát triển tài sản sở hữu trí tuệ.

- Điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng trong các doanh nghiệp, các làng nghề, các vùng cây, con đặc sản nhằm đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, làng nghề xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ.

* Xây dựng đội ngũ chuyên gia đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm hàng hoá, đo lường năng suất chất lượng địa phương.

- Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia về đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm, hàng hoá; đo lường năng suất.

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đào tạo, tập huấn về các chỉ tiêu đánh giá, nội dung và kỹ năng đánh giá cho các chuyên gia năng suất của tỉnh.

- Thực hiện thống kê, đánh giá các chỉ tiêu về năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp các ngành.

- Tổng hợp, phân tích và công bố kết quả đánh giá trước, trong và khi kết thúc dự án.

6. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 27.370.000.000 đồng.

Trong đó:

- Vốn ngân sách Nhà nước: 14.466.000.000 đồng.

- Vốn của doanh nghiệp: 12.904.000.000 đồng.



7. Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2012-2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công thương, Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn- Đo lường-Chất lượng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Dũng


tải về 36.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương