Về việc Phê duyệt “Chương trình Khuyến công tỉnh An Giang, giai đoạn 2008 -2012 chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh an giang



tải về 226.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích226.66 Kb.
#11115

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH AN GIANG

______

Số: 1766 /QĐ-UBND




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



______________________

Long Xuyên, ngày 03 tháng 08 năm 2008


QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt “Chương trình Khuyến công tỉnh An Giang,

giai đoạn 2008 -2012"


CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ -TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Khuyến công quốc gia đến năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 71/2007/QĐ –TTg ngày 22/5/2007 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 356/TTr-SCT ngày 05 tháng 8 năm 2008.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Chương trình Khuyến công tỉnh An Giang, giai đoạn 2008 -2012".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.




Nơi nhận:

- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh (để b/c);

- Bộ Công Thương;

- Cục CN địa phương – Bộ CT;

- Ngân hàng Nhà nước CN An Giang

- Sở ban ngành tỉnh để thực hiện (Công Thương; Kế hoạch & Đầu tư; Khoa học & Công nghệ;

Lao động & TBXH; Nội vụ; Nông nghiệp &

PTNT; Tài chính; Tài Nguyên & Môi trường;

Văn hóa thể thao & Du lịch; Trung tâm Xúc tiến

thương mại-Đầu tư-Du du lịch);

- UBND các huyện, thị, thành phố (để t/h);

- Báo AG, Đài PTTHAG, Phân xã AG – p. biến

- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;

- Đoàn thể, hiệp hội (Thanh niên, Phụ nữ, Liên minh

HTX, HH Doanh nghiệp

- Lưu: VT, KT, TH, NC.




KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Phạm Kim Yên








ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

_______________ ______________________________

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH AN GIANG

GIAI Đ0ẠN (2008- 2012)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-UBND

ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

_______




PHẦN I

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 1996 - 2007

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Chương trình khuyến công giai đoạn (1996 – 2007) đạt được một số kết quả như sau:

- Trong 11 năm qua, đã giải ngân hỗ trợ vốn đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN cho 14.851 dự án với số tiền là 18.665 tỷ đồng; trong đó có 1.762 dự án vay vốn trung hạn 757 tỷ đồng., đã kích thích khai thác nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và tiền nhàn rỗi trong dân vào đầu tư phát triển sản xuất.

- Khuyến khích phát triển thành lập mới 6.560 cơ sở sản xuất CN-TTCN, thu hút 46.820 lao động, vốn đầu tư 1.719 tỷ đồng (trong đó lĩnh vực chế biến thủy sản chiếm 48% về vốn và 21% về lao động); 3.326 cơ sở đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ và đầu tư mở rộng sản xuất với vốn đầu tư 2.749 tỷ đồng, giải quyết viêc làm thêm cho 15.862 lao động. Tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh của tỉnh như: chế biến thuỷ sản, xay xát- lau bóng gạo, sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, may XK, sản xuất vật liệu xây dựng, in, bao bì …

- Tổ chức 48 lớp tập huấn ngắn hạn, trang bị các kiến thức về kỹ thuật công nghệ và quản trị kinh doanh cho 2.929 chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tổ chức 936 lớp dạy nghề tiểu thủ công cho 24.489 lao động ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh theo phương châm "Học nghề xong phải có việc làm ngay, kết hợp hỗ trợ vốn với việc học nghề”, học viên có việc làm chiếm tỷ lệ trên 80%.

- Phối hợp với các tổ chức VCCI, GTZ, ILO triển khai Chương trình "Kinh tế học trên sóng phát thanh" cho 240 doanh nghiệp; đào tạo "Khởi sự doanh nghiệp"; tập huấn “Các biện pháp giảm chi phí sản xuất và thân thiện với môi trường - GHK”. Các lớp đào tạo tập huấn này đã trang bị kiến thức cho các nhà doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ biết cách làm ăn trong nền kinh tế thị trường, từ đó tạo thêm nhiều việc làm mới ở địa phương.

- Khôi phục và phát triển mô hình kinh tế hợp tác, làng nghề: hiện có 30 làng nghề TTCN (20 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận) và 49 địa bàn có nghề TTCN với 11.740 hộ, giải quyết việc làm cho 30.693 lao động. Một số làng nghề truyền thống được hỗ trợ khôi phục và phát triển như: dệt thổ cẩm Khmer xã Văn Giáo (Tịnh Biên); dệt thổ cẩm Chăm xã Châu Phong (Tân Châu); rèn, bánh phồng TT Phú Mỹ, bó chổi xã Phú Bình (Phú Tân); bánh tráng xã Mỹ Khánh, lưỡi câu xã Mỹ Hoà, se nhang phường Bình Đức, dầm chèo phường Mỹ Thạnh (Long Xuyên). Ngoài ra, có 7/11 hợp tác xã TTCN hoạt động với 277 xã viên, thu hút 2.315 lao động, vốn điều lệ 2,6 tỷ đồng; gồm các ngành nghề: thêu may, dệt thổ cẩm, dệt chiếu, đan đát, mỡ bôi trơn, phân vi sinh, rèn nông cụ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…

- Hình thành 6 Câu lạc bộ doanh nghiệp với 286 hội viên; hoạt động của các CLB khá phong phú, đa dạng như: tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tổ chức các lớp khởi sự doanh nghiệp, tham gia hội chợ triển lãm, trao đổi thông tin, hỗ trợ vốn...Đến năm 2005, các doanh nghiệp vận động thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang, họat động khá hiệu quả, đại diện cho doanh nghiệp đề xuất với các ngành, các cấp giải quyết các nhu cầu bức xúc cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ ngành nghề TTCN phục vụ du lịch đầu tư các khung dệt cho các HTX dệt người dân tộc ở Tịnh Biên và Tân Châu; đầu tư nhà xưởng, khung dệt chiếu, bó chổi ở Phú Tân; đầu tư nghiên cứu công nghệ lò nung gạch kiểu đứng ở Châu Thành nhằm nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Thực hiện "Đề tài nghiên cứu sản xuất thử các sản phẩm phục vụ du lịch”; thành lập “Nhóm Tư vấn sáng tác, sản xuất và mua bán các sản phẩm phục vụ du lịch”; hợp tác với Trường Mỹ thuật Bình Dương và các cơ sở SX hàng TTCN phục vụ du lịch ở Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh, hợp đồng nghệ nhân nghiên cứu, sáng tác các mẫu mã hàng lưu niệm mang đặc trưng quê hương An Giang; cùng với Sở Du lịch (nay là Sở Văn hóa - Thông tin - Du lịch) khảo sát các làng nghề TTCN truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch để hình thành tuyến điểm du lịch kết hợp với làng nghề.

- Hằng tuần, hàng tháng thực hiện các thông tin chuyên đề công nghiệp trên Báo An Giang, Đài PT-TH An Giang. Quảng bá giới thiệu các thành tựu, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh An Giang trên các trang Web: Công nghiệp Việt Nam, tỉnh An Giang, Công nghiệp An Giang và Bản tin Công nghiệp An Giang để kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức 35 đợt tham quan cho 778 chủ cơ sở, doanh nghiệp học tập các mô hình SX kinh doanh, các làng nghề có hiệu quả trong và ngoài tỉnh, nhằm liên kết sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và gia công sản phẩm. Tuy vậy, hiệu quả vẫn còn thấp, các doanh nghiệp sau khi tham quan học tập các mô hình SXKD về, đã chậm tổ chức triển khai, ứng dụng.



- Thường xuyên hỗ trợ cho các cơ sở, DN của tỉnh tham gia các kỳ hội chợ trong ngoài và ngoài tỉnh như: Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế tại Cần Thơ, Hội chợ Quốc tế Công nghiệp TP. HCM, Hội chợ Việt - Cam tổ chức tại Campuchia, Hội chợ Việt- Trung tại Lào Cai., HTX thêu may Kim Chi và HTX Thủ công mỹ nghệ tham gia Hội chợ Heimtexit chuyên ngành vải sợi tổ chức tại Frankfurt (Đức), nhằm phát triển và mở rộng thị trường mới. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở, DN tham gia trên trang Website của tỉnh và của ngành để tự giới thiệu cơ sở và sản phẩm của mình trên mạng Internet nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

II. Các hạn chế và tồn tại:

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh còn hạn chế: hệ thống đường giao thông xấu, cầu đường (kể cả QL.91) chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá, nhất là xe container; điện cung cấp không ổn định; việc tạo quỹ đất, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm CN-TTCN vẫn còn chậm là cản trở lớn cho công nghiệp nông thôn phát triển. …

- Phần lớn các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém; phát triển chưa đồng đều cả về ngành nghề và giữa các địa phương. Tính tư hữu, bảo thủ nghề của từng gia đình, dòng họ được ưa chuộng hơn là việc tổ chức, phân công hợp tác sản xuất; thiếu sự liên kết về tổ chức, kinh tế (vốn đầu tư), công nghệ, kỹ thuật, đã hạn chế khả năng phát triển. Các mô hình kinh tế tập thể như HTX, tổ hợp tác, hiệp hội ngành nghề dù có nhiều nỗ lực trong việc vận động liên kết tổ chức sản xuất nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung trở thành những đơn vị mạnh phát huy tiềm năng sẵn có của mình.

- Việc khôi phục và phát triển làng nghề trong thời gian qua, tiến độ còn chậm do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, nhất là tính chủ động của địa phương và người lao động tại các làng nghề.

- Về vốn tín dụng: các cơ sở sản xuất TTCN vẫn rất khó tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức tín dụng; mặt khác vốn hỗ trợ cho cơ sở sản xuất TTCN nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chưa thúc đẩy đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến do thiếu tài sản thế chấp, nên chỉ giải quyết cho vay đối với loại hình tổ sản xuất, hợp tác xã hoặc cơ sở sản xuất mang tính đặc thù với mức cho vay thấp, theo mức bình quân. Vì thế, vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu từ các nguồn vốn tự có của các cơ sở, vốn vay từ các nguồn khác (người thân, vay bên ngoài...).

- Vốn vay trung hạn còn thấp, các ngân hàng thương mại chưa triển khai rộng rãi các hình thức thuê mua tài chính, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, nên cũng đã hạn chế các doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Mặt khác, Tỉnh chưa hình thành được nguồn Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN, Quỹ Khuyến công nhằm hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn hiệu quả hơn.

- Về trình độ công nghệ, ngoài ngành chế biến thủy sản, xay xát - lau bóng gạo được đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, các ngành nghề khác đều có thiết bị công nghệ cũ kỹ lạc hậu. Các cơ sở công nghiệp nông thôn chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất; sản phẩm còn đơn điệu, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém; chưa đa dạng hóa mẫu mã và chậm cải tiến kiểu dáng theo nhu cầu của khách hàng; thị trường sản phẩm chưa ổn định. Hoạt động thiếu linh hoạt, sợ rủi ro; trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; thiếu mạnh dạn vươn lên trong nền kinh tế thị trường.

- Công tác đào tạo dạy nghề TTCN chưa có nhiều lớp dạy nghề mới phát triển; lao động được học nghề theo lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất dựa trên cơ sở kinh nghiệm, dẫn đến hiệu quả đào tạo thấp, rất ít được học qua các trường dạy nghề chính quy và hiện nay An Giang rất thiếu cán bộ mỹ thuật và kỹ thuật cao. Ngoài ra, khi học xong có việc làm cho là thu nhập thấp hoặc không thích ứng với điều kiện xa nhà, tác phong làm việc công nghiệp nên nhiều lao động đã bỏ việc.

- Việc tổ chức các lớp tập huấn kiến thức quản trị kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở còn ít do nội dung chưa phù hợp, thời gian tổ chức dài, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm trong việc cử học viên tham dự theo quy định.



- Khả năng tiếp cận thị trường của các cơ sở sản xuất CN-TTCN còn hạn chế, ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ nhu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Mặt khác, chưa có hệ thống hỗ trợ nhà nước để doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước (cung cấp các thông tin về nhu cầu, giá cả và thị hiếu của người tiêu dùng); đồng thời việc tiếp cận thông tin khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết bị cũng còn nhiều khó khăn.

- Về môi trường, tình trạng phổ biến là các cơ sở sản xuất CN-TTCN thường nằm xen lẫn trong các khu dân cư; sử dụng nhà ở làm xưởng sản xuất; khi phát trỉển quy mô sản xuất tăng lên hoặc có sử dụng thiết bị, hoá chất, việc xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do những hạn chế về công nghệ, thiết bị sản xuất, trình độ quản lý, ... và không có sự quan tâm đến các biện pháp xử lý môi trường các ngành nghề ô nhiễm đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề.

- Về tổ chức triển khai thực hiện các họat động khuyến công, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Tỉnh đã thành lập Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp nhưng hoạt động còn rất hạn chế do nhân lực thiếu (biên chế có 5 người). Mặt khác, không có cán bộ quản lý TTCN ở cấp cơ sở xã, thị trấn nên hoạt động khuyến công thông qua các Phòng Kinh tế/Công Thương cấp huyện; mà Phòng Kinh tế/Công Thương phải chịu sự quản lý nhà nước của nhiều Sở ngành; việc triển khai các hoạt động đến cơ sở, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Do kinh phí hạn hẹp nên nhiều hoạt động khuyến công hỗ trợ cho cơ sở, doanh nghiệp chưa thực hiện đồng bộ như: việc tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, tham quan các hội chợ triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, tổ chức các hội thảo chuyên đề…Ngòai ra, việc tư vấn cho doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; công tác thông tin tuyên truyền khuyến công tuy đã tạo thành nề nếp thường xuyên nhưng hiệu quả chưa thật tương xứng với yêu cầu đặt ra.



PHẦN II

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

Chương trình khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN (gọi tắt là Chương trình khuyến công) đã được UBND tỉnh An Giang ban hành tại Quyết định số 476/QĐ-UB ngày 02/5/1996, với mục đích phát huy nội lực, khai thác các thế mạnh của địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN, đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giai đoạn (1996-2007), Chương trình khuyến công An Giang với những nội dung hoạt động phong phú, hỗ trợ tích cực cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, về mặt tổng thể vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như đã nêu ở mục II, Phần I, nên chương trình khuyến công giai đoạn 2008-2012 cần có các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập vào WTO với môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi Chương trình khuyến công An Giang phải có những giải pháp và chính sách khuyến công mang tính chiều sâu, để tư vấn hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN địa phương (trong đó đa số các cơ sở nông thôn) đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, cải tiến quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường để có thể tồn tại và đứng vững trong quá trình hội nhập.



II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ -TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Khuyến công quốc gia đến năm 2012.

Căn cứ Quyết định 476/QĐ-UB ngày 02/5/1996 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Chương trình khuyến khích phát triển sản xuất CN-TTCN tỉnh An Giang.

Căn cứ Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2010, có định hướng 2015.

Căn cứ Quyết định số 2925/QĐ-UB ngày 29/10/ 2007 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch phát triển CN-TTCN tỉnh AG giai đoạn 2007-2010.



III. MỤC TIÊU:

1. Huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN và các dịch vụ khuyến công. Phát triển các ngành CN-TTCN có lợi thế sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông, thủy sản; các ngành nghề: chế biến thủy sản, chế biến lương thực - thực phẩm, cơ khí sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng…, các ngành nghề nông thôn và khôi phục phát triển các làng truyền thống; góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại nông thôn.

2. Xây dựng hệ thống giải pháp về: vốn đầu tư; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; đào tạo dạy nghề; đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ mới gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thương hiệu; phát triển thị trường; cung cấp thông tin, tìm kiếm đối tác kinh doanh; giới thiệu quảng bá các sản phẩm …nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN một cách bền vững, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với quá trình hội nhập.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN đầu tư phát triển các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.

- Củng cố, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, đầu tư phát triển ngành nghề với thiết bị phù hợp, kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến.

- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng các khu, cụm, điểm CN-TTCN và làng nghề; hình thành các điểm TTCN nhỏ hay làng nghề ở các cụm dân cư sản xuất cùng một ngành nghề.



IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi của Chương trình:

a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất CN-TTCN vào các ngành nghề sau đây được hưởng chính sách khuyến công:

- Công nghiệp chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy sản.

- Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may và hàng thủ công mỹ nghệ.

- Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước.

- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp.

- Thủy điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000 KW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

- Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

b) Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và yêu cầu công tác khuyến công trong từng năm; Sở Công Thương trình UBND tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công.

2. Đối tượng của Chương trình:

a) Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện thị, thành; bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh; hộ sản xuất gia đình, các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn.

b) Các tổ chức dịch vụ khuyến công, gồm: Trung tâm Khuyến công, cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học công nghệ, doanh nghiệp có hoạt động tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.

PHẦN III

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG

I. ĐÀO TẠO NGHỀ, TRUYỀN NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ:

- Điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của các cơ sở CN-TTCN, các huyện, thị, thành để lập kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo nghề TTCN nông thôn; tập trung đào tạo các ngành nghề TTCN và các làng nghề như: đan đát, lục bình, bó chổi, chằm nón, nấu đường thốt nốt, rập chuột, rèn, dệt thổ cẩm, … và đào tạo nâng cao tay nghề; đào tạo các thợ giỏi, nghệ nhân trong lĩnh vực TTCN.

- Đối với các địa phương đã có nghề, đào tạo truyền nghề và phát triển nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương; đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động tại các cơ sở sản xuất CN-TTCN giúp họ nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tiếp cận các kỹ thuật, công nghệ mới, sản phẩm mới; đào tạo mới để mở rộng sản xuất nhằm thu hút nhiều lao động CN-TTCN.

- Đối với các địa phương chưa có nghề, dựa trên tiềm năng lợi thế của địa phương, xây dựng các đề án đào tạo nghề theo hướng phát triển các hình thức gia công vệ tinh, hướng đến phát triển thành lập cơ sở sản xuất CN-TTCN tại chỗ hoặc hình thành lực lượng lao động dự bị cho đội ngũ công nhân lành nghề kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu về lao động cho các khu, cụm, điểm công nghiệp.

- Đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi về kỹ năng sư phạm, thẩm mỹ, thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, sử dụng công nghệ - vật liệu mới để hình thành đội ngũ giáo viên đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề phục vụ các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn và góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề TTCN truyền thống của địa phương.

- Phối hợp với các Viện, Trường, Trung tâm dạy nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho lao động công nghiệp nông thôn

Dự kiến thực hiện đào tạo nghề TTCN ngắn hạn cho 300 LĐ/năm; đào tạo nghề TTCN nâng cao cho 200LĐ/năm; đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân cho 50LĐ/năm; đào tạo nghề cho DN, KCN 3.000 LĐ/năm và biên soạn giáo trình, chương trình 10 nghề TTCN.

II. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN:

- Hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp công nghiệp nông thôn phát triển.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức, tạo sự quan tâm, thúc đẩy việc chuyển từ hình thức kinh doanh hộ cá thể sang hình thức: DNTN, công ty TNHH, HTX, …cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nhằm tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; nguồn lực sản xuất và thị trường.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị kinh doanh, trang bị kiến thức và nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn.

- Tổ chức các hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh về các chuyên đề như: marketing, quản trị nhân sự, quản lý sản xuất, tài chính - kế toán, quản lý công nghệ, công nghệ kỹ thuật mới, môi trường, hội nhập kinh tế quốc tế, … và một số chuyên đề khác phù hợp với nhu cầu thực tế và trình độ của đối tượng là các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn.

- Tổ chức, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tham gia các khóa học, hội thảo, tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm của các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình tiên tiến trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển tại địa phương, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp lý hóa sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế.

- Phát triển và nâng cao năng lực của các tổ chức dịch vụ khuyến công để có đủ năng lực tham gia các hoạt động tư vấn, đào tạo; đặc biệt là các hoạt động tư vấn, hỗ trợ về: lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh và một số nội dung khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Dự kiến thực hiện: thành lập mới 1.500 doanh nghiệp, giải quyết việc làm mới 45.000 lao động; đào tạo khởi sự doanh nghiệp 1.500 lượt người; tổ chức 1 hội thi lập kế hoạch kinh doanh, ý tưởng kinh doanh; đào tạo nâng cao năng lực quản lý 500 lượt người; tổ chức 10 hội thảo giới thiệu, trao đổi kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp; hỗ trợ 5 đoàn với 75 cơ sở tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm. Sau quá trình đào tạo, có 80% số cơ sở tham gia khóa đào tạo áp dụng các kinh nghiệm phù hợp vào sản xuất kinh doanh.



III. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT:

- Điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản phẩm mới, cần phổ biến nhân rộng, danh mục công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao.

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn trong sản xuất TTCN để khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống; xây dựng các mô hình trình diễn về sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ nông nghiệp, cơ khí tiêu dùng; chế biến nông, thủy sản; các mô hình chế biến nguyên liệu, đặc biệt là quy mô nhỏ tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến, TTCN; các mô hình trình diễn kỹ thuật mới, sản phẩm mới; ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong xử lý nguyên liệu, sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; ứng dụng trang thiết bị kỹ thuật, máy móc thiết bị mới nhằm tăng tính đồng đều của sản phẩm; đầu tư dây chuyền khép kín từ khâu nhập, xử lý nguyên liệu, sản xuất, đóng gói nâng cao chất lượng sản phẩm …

- Khuyến khích, thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà khoa học, các doanh nghiệp có quy mô lớn chia sẽ thông tin về công nghệ, thiết bị, quy trình sản xuất thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo chuyên đề, tham gia các chương trình nghiên cứu.

Dự kiến thực hiện: 05 mô hình trình diễn kỹ thuật; 10 hội thảo giới thiệu công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ tư vấn chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 25 DN và tư vấn đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 10 DN.

IV. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN:

- Cùng với địa phương và các làng nghề lựa chọn, xác định sản phẩm tiêu biểu, đặc sản truyền thống, các mặt hàng TCMN hỗ trợ, tạo điều kiện các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao uy tín, tạo dựng thương hiệu, cải tiến công nghệ, cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói … để tạo ra những sản phẩm đạt được cao cấp hơn, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, nâng dần chất lượng hoạt động các làng nghề, gắn các tuyến du lịch tham quan kết hợp với làng nghề; trưng bày tiêu thụ sản phẩm tại các khu, điểm du lịch, các chợ trung tâm, các siêu thị và gian hàng giới thiệu sản phẩm của tỉnh.

- Tham gia các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh giới thiệu thành tựu phát triển ngành Công Thương của tỉnh và tổ chức, tạo điều kiện các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, quảng bá thương hiệu.

- Triển khai thực hiện Dự án phát triển sản xuất TTCN cho người dân tộc Khmer, Chăm giai đoạn 2008-2012.

- Triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN tỉnh An Giang.

Dự kiến thực hiện: 05 hội chợ triển lãm hàng năm và hỗ trợ 100 cơ sở, DN tham gia hội chợ triển lãm; hỗ trợ 200 cơ sở, DN giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ 250 cơ sở, DN xây dựng thương hiệu; tổ chức 2 hội thi sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ; xây dựng 4 mô hình làng nghề gắn với du lịch.



V. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, CUNG CẤP THÔNG TIN:

a). Tư vấn:

- Tổ chức các hoạt động tư vấn tại cơ sở: tư vấn hoặc hỗ trợ thuê tư vấn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuộc đối tượng được hưởng chính sách khuyến công theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

- Tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, làng nghề trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN; thẩm định thiết bị máy móc, thiết kế kỹ thuật công nghệ; đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; các dự án về xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề; đầu tư sản xuất gắn với vùng nguyên liệu tập trung; định hướng hoạch định hoạt động sản xuất CN-TTCN, đưa ra chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách tốt nhất.

b) Cung cấp thông tin:

- Hằng tháng, thực hiện chuyên mục Công Thương trên các phương tiện truyền thông như: Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình, Phân xã An Giang; hằng qúy, thực hiện Bản tin Công Thương An Giang và tăng cường thông tin về hoạt động sản xuất CN-TTCN, hoạt động khuyến công, quảng bá các sản phẩm CN-TTCN trên Website Công Thương An Giang; quảng bá các sản phẩm làng nghề, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng đặc sản của tỉnh trên các brochure, tờ bướm.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đăng tải những thông tin về sản phẩm, giá cả, năng lực sản xuất kinh doanh, mẫu mã, kiểu dáng mới,…và một số thông tin khác lên trang website Công Thương An Giang.

Dự kiến thực hiện 6.000 bản tin, 10.000 tờ bướm- tờ rơi, 2.640 Bản tin Công Thương gửi đến các địa phương; hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin cho 250 cơ sở; duy trì và phát triển 01 trang hoạt động khuyến công trên website Sở Công Thương An Giang nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn; thực hiện 60 chuyên đề trên Đài Phát thanh & Truyền hình AG, 120 chuyên đề trên Báo An Giang.



VI. HỖ TRỢ LIÊN DOANH, LIÊN KẾT, HỢP TÁC KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP:

- Hỗ trợ, tạo điều kiện các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn hình thành các hiệp hội, hội ngành nghề nhằm tạo sự liên kết và hỗ trợ nhau trong sản xuất, liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mô hình liên kết sản xuất hàng TCMN truyền thống với các doanh nghiệp du lịch; tiến tới hình thành các điểm, cụm liên kết để hỗ trợ và hợp tác với nhau về: thông tin, nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, thị trường và các làng nghề nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tư vấn lựa chọn nhà tư vấn, soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục đề nghị hỗ trợ theo quy định để hình thành các mối liên kết, lập quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp địa phương tại những địa bàn khó khăn, công nghiệp chậm phát triển.

- Hỗ trợ thành lập thêm 02 Hội ngành nghề công nghiệp nông thôn; hình thành và phát triển 50 cơ sở, DN công nghiệp nông thôn trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp quy mô lớn; 12 cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành dệt may, cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề.



VII. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG:

- Nghiên cứu, đề xuất trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn hoạt động khuyến công trong toàn tỉnh.

- Kiện toàn bộ máy, hình thành mạng lưới cán bộ từ tỉnh đến huyện, xã; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về hoạt động khuyến công tại Sở Công Thương.

- Đầu tư con người và cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm xây dựng và quản lý thực hiện tốt các đề án khuyến công; liên kết với các cơ quan, Viện, Trường, doanh nghiệp và cá nhân có khả năng thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vấn kỹ thuật tại cơ sở.

- Tập huấn, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công và kỹ năng hướng dẫn, tư vấn cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến công và cộng tác viên. Dự kiến tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến công và cộng tác viên: 200 lượt người; học tập kinh nghiệm giữa các huyện khác 5 lượt.

- Tăng cường quan hệ với các tổ chức hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn tài trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho hoạt động khuyến công.

- Tăng cường công tác trao đổi, cung cấp thông tin về khuyến công từ Trung ương đến địa phương.



VIII. HỖ TRỢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CN-TTCN:

- Phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn; UBND huyện, thị, thành thực hiện Kế họach vốn đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN hàng năm (tăng bình quân 25%/năm); đặc biệt chú trọng đến nguồn tín dụng trung-dài hạn đầu tư đổi mới thiết bị, tín dụng xuất khẩu, nguồn Quỹ xã hội hóa của tỉnh, ngân hàng Chính sách Xã hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

- Hỗ trợ, các cơ sở, DN có nhu cầu vay vốn lập dự án đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN và giới thiệu tiếp cận đến các ngân hàng thương mại để xem xét cho vay vốn; đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, cải tiến quy trình quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh để có thể tồn tại và đứng vững trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

- Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết và hỗ trợ nhau trong sản xuất; phát triển các mô hình: công ty liên doanh, công ty TNHH, công ty cổ phần, HTX... nhằm tạo sức mạnh về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, thị trường..., tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

- Tổ chức nhiều hình thức khai thác tốt vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tiềm tàng trong dân và vốn của các ngân hàng thương mại; xây dựng các cơ chế chính sách để huy động vốn, tạo ra môi trường thuận lợi để kích thích phát triển các ngành CN-TTCN, mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút vốn đầu tư.

PHẦN IV

KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh An Giang giai đoạn (2008-2012) là 57.659 triệu đồng (xem chi tiết biểu bảng), trong đó:

- Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia : 2.940 triệu đồng

- Nguồn kinh phí khuyến công địa phương : 6.709 triệu đồng

- Nguồn huy động : 47.960 triệu đồng



*Phân theo nguồn thực hiện hằng năm:

ĐVT: triệu đồng

NỘI DUNG

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng cộng

KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA

310

645

675

655

655

2.940

1. Đào tạo, truyền nghề phát triển nghề

80

275

275

225

225

1.080

2. Nâng cao sức cạnh tranh cho DN

80

190

220

250

250

990

3. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

150

150

150

150

150

750

4. Nâng cao năng lực họat động KC

0

30

30

30

30

120

KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHUƠNG

1.158

1.413

1.380

1.430

1.330

6.709

1.Đào tạo, truyền nghề phát triển nghề

270

270

270

270

270

1.350

2. Nâng cao sức cạnh tranh cho DN

60

60

60

60

60

300

3. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

25

50

50

50

50

225

4. Phát triển SP nông thôn tiêu biểu

290

490

390

490

390

2.050

5. Tư vấn , cung cấp thông tin

113

113

180

130

130

664

6. Liên kết, liên doanh.

40

70

70

70

70

320

7. Nâng cao năng lực họat động KC

360

360

360

360

360

1.800

NGUỒN KHÁC

7.490

8.705

9.605

10.605

11.605

47.960

1.Vốn tín dụng

4.500

5.500

6.500

7.500

8.500

32.450

2. Đào tạo, truyền nghề phát triển nghề

2.700

2.700

2.700

2.700

2.700

13.500

3.Nâng cao sức cạnh tranh cho DN

225

425

325

325

325

1.625

4. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

15

30

30

30

30

135

5. Liên kết, liên doanh.

50

50

50

50

50

250

TỔNG CỘNG

8.958

10.763

11.660

12.690

13.590

57.659

* Phân theo các nội dung thực hiện:

ĐVT: triệu đồng

NỘI DUNG

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng cộng

1. Vốn tín dụng

4.500

5.500

6..000

7.500

8.500

32.450

2. Đào tạo, truyền nghề phát triển nghề

3.050

3.245

3.245

3.195

3.195

15.930

3. Nâng cao sức cạnh tranh cho DN

365

675

605

635

635

2.915

4. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

190

230

230

230

230

1.110

5. Phát triển sản phẩm nông thôn tiêu biểu

290

490

390

490

390

2.050

6. Tư vấn, cung cấp thông tin

113

113

180

130

130

664

7. Liên kết, liên doanh.

90

120

120

120

120

570

8. Nâng cao năng lực họat động KC

360

390

390

390

390

1.920

TỔNG CỘNG

8.958

10.763

11.660

12.690

13.590

57.659

2. Hằng năm, căn cứ vào nội dung của Chương trình, Sở Công Thương ( Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp) xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện để UBND tỉnh bố trí và cân đối trong dự toán toán ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.

Ngoài nguồn do ngân sách tỉnh cân đối hàng năm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp hướng dẫn, tư vấn các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn xây dựng các đề án có sử dụng nguồn kinh phí khác như: nguồn xúc tiến thương mại; nguồn sự nghiệp khoa học, nguồn của các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn đầu tư của doanh nghiệp…

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tranh thủ tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ, và đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, và các nguồn vốn khác để thực hiện hoạt động khuyến công.

PHẦN V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH:

- UBND tỉnh điều hành Chương trình khuyến công thông qua các kế hoạch, đề án, dự án.

- Giao Sở Công Thương là đơn vị quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công. Giám đốc Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan và huyện, thị xã, thành phố phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Chương trình; đồng thời phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương thực hiện các đề án khuyến công quốc gia trên địa bàn.

II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:

1. Sở Công Thương:

- Hằng năm, xây dựng kế hoạch, đề án khuyến công theo các nội dung của chương trình; trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh về tình hình thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và huyện, thị, thành xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến công của địa phương.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tổ chức triển khai các kế hoạch, đề án khuyến công theo các nội dung của chương trình được UBND tỉnh và Bộ Công Thương phê duyệt.

- Kiện toàn về bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đáp ứng với chức năng nhiệm vụ trong xu thế hội nhập và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến công huyện, thị, thành.

- Phối hợp với các cơ quan đoàn thể như Phụ nữ, Thanh Niên tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh tham gia các hiệp hội ngành nghề trên địa bàn.

* Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp:

- Phối hợp với các cơ quan chức năng; Phòng Kinh tế/Công Thương huyện thị thành; UBND xã, phường và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án khuyến công địa phương và quốc gia được phê duyệt.

- Theo dõi, kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện, định kỳ báo cáo về tình hình thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công.

2. UBND huyện, thị, thành:

- UBND huyện, thị, thành điều hành Chương trình khuyến công trên địa bàn huyện, thị, thành theo sự hướng dẫn của Sở Công Thương.

- UBND huyện, thị, thành phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phụ trách kinh tế trực tiếp điều hành Chương trình khuyến công trên địa bàn.

- Chỉ đạo Phòng Kinh tế/Công Thương phối hợp với các ngành chức năng và các cấp tại địa phương lựa chọn và xây dựng thực hiện các kế hoạch, đề án, dự án khuyến công trên địa bàn và tổ chức thực hiện khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Tạo điều kiện cho các Phòng Kinh tế/Công Thương về nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và biên chế con người thực hiện các hoạt động khuyến công.

* Phòng Kinh tế/ Công Thương huyện, thị, thành:

- Phòng Kinh tế/Công Thương là bộ phận thường trực giúp UBND huyện, thị, thành điều hành Chương trình khuyến công trên địa bàn.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình và tổ chức triển khai kế hoạch, đề án, dự án khuyến công trên địa bàn.

- Định kỳ báo cáo về tình hình thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công trên địa bàn cho Sở Công Thương và UBBND huyện, thị, thành.



* UBND xã, phường, thị trấn:

- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình khuyến công trên địa bàn theo sự chỉ đạo của UBND huyện, thị, thành và kế hoạch của Chương trình khuyến công của tỉnh hằng năm.

- UBND xã, phường, thị trấn bố trí phân công 01 cán bộ quản lý TTCN có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho UBND xã, phường, thị trấn trong việc triển khai thực hiện Chương trình và trực tiếp theo dõi các dự án, đề án khuyến công trên địa bàn.

3. Các Sở, Ban ngành:

Các Sở; Ban ngành chức năng trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của từng đơn vị phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án khuyến công thuộc Chương trình khuyến công để triển khai thực hiện:



* Sở Tài chính:

Cân đối kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động khuyến công và hướng dẫn lập, quản lý sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương đạt hiệu quả.



* Sở Nội vụ:

- Tăng cường biên chế bộ máy Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đảm bảo hoạt động theo chức năng nhiệm vụ hoạt động khuyến công.

- Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng đề án tăng cường cán bộ không chuyên trách phụ trách khuyến công và quản lý điện trên địa bàn phường, xã, thị trấn, hưởng phụ cấp từ nguồn kinh phí địa phương.

* Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Thực hiện quy chế “một cửa” liên thông trong hỗ trợ hồ sơ, thủ tục đầu tư theo Quyết định số 90/2007/QĐ-UBND ngày 9/02/2007 và Quyết định số 75/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh.

- Cụ thể hóa văn bản có có liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn của TW và địa phương, các chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn, triển khai và phổ biến đến các doanh nghiệp; đồng thời, rà soát các văn bản đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu phát triển.

* Ngân hàng Nhà nước tỉnh:

- Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN theo kế hoạch hằng năm.

- Tham mưu đề xuất UBND tỉnh thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chỉ đạo hướng dẫn các Ngân hàng thương mại tham gia góp vốn điều lệ để hình thành Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn:

- Thực hiện hỗ trợ vốn các dự án sản xuất CN-TTCN khả thi, hiệu quả; cải tiến và đơn giản hóa thủ tục vay vốn; áp dụng rộng rãi hình thức thuê mua thiết bị, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay; tham gia góp vốn điều lệ để hình thành Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.



* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến.

- Phối hợp Sở Công Thương thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ–CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án khai thác lợi thế mùa nước nổi, trong đó tập trung phát triển các ngành nghề TTCN khai thác lợi thế mùa nước nước nổi; đề xuất chính sách mới để phát triển ngành nghề nông thôn.

* Sở Khoa học và Công nghệ:

- Hỗ trợ thực hiện các chính sách về chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo điều kiện các doanh nghiệp ứng dụng đổi mới công nghệ, trang thiết bị tiên tiến vào quá trình sản xuất, xử lý nguyên vật liệu, hoàn thiện sản phẩm và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế theo quy định.



- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và sở hữu trí tuệ.

* Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội:

Thẩm định kế hoạch đào tạo nghề, truyền nghề; thông báo định mức kinh phí các lớp dạy nghề TTCN truyền thống nông thôn để tổ chức triển khai thực hiện từ nguồn kinh phí của tỉnh hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn hằng năm.



Các Trường, Trung tâm dạy nghề đóng trên địa bàn :

Phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương, rà soát nắm danh sách các đối tượng được hỗ trợ tham gia học nghể; tổ chức đào tạo mới và nâng cao tay nghề cho lao động cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN, các khu, cụm CN- TTCN.



* Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:

- Phối hợp với Sở Công Thương khảo sát và đánh giá, tổ chức hoạt động của làng nghề phục vụ sản xuất và phục vụ du lịch; gắn kết các sản phẩm du lịch cộng đồng với làng nghê truyền thống đặc trưng của tỉnh.

- Phối hợp với UBND huyện, thị, thành chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Ban quản lý các khu, cụm, điểm du lịch, các di tích trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc thù phục vụ khách tham quan du lịch và tuyên truyền hoạt động khuyến công trên địa bàn.

* Sở Tài nguyên và Môi trường:

Hỗ trợ các cơ sở áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm, giảm chi phí sản xuất; và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt



* Trung tâm Xúc tiếnThương mại - Đầu tư - Du lịch:

Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn xúc tiến thị trường, tham gia các kỳ hội chợ trong nước và nước ngoài, quảng bá hình ảnh sản phẩm tiêu biểu của công nghiệp nông thôn của tỉnh và trưng bày sản phẩm tại Phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm.



* Liên minh Hợp tác xã tỉnh:

Phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch, đề án, dự án khuyến công đối với các HTX CN-TTCN.



* Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang, Báo An Giang, Phân xã An Giang:

Phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thực hiện các phóng sự chuyên đề về lĩnh vực công nghiệp và thương mại phục vụ cho hoạt động khuyến công.



* Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Các Câu lạc bộ doanh nghiệp:

Cầu nối giữa doanh nghiệp và các ngành; đề xuất các cấp thẩm quyền tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong họat động sản xuất kinh doanh và cùng hỗ trợ và hợp tác với nhau về thông tin, nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, thị trường và các cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.



KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH


(Đã ký)

Phạm Kim Yên
Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 226.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương