VỀ việc ban hành quy đỊnh về Đo vẽ BẢN ĐỒ ĐỊa chất và ĐIỀu tra tài nguyên khoáng sản tỷ LỆ 1: 50



tải về 371.66 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích371.66 Kb.
#32819
  1   2   3   4

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------

Số: 13/2008/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỶ LỆ 1:50.000



BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngay 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về đo vẽ bản đổ địa chất và điều tra tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1:50.000.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 56/2000/QĐ-BCN ngày 22 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy chế tạm thời về lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000).

Điều 3. Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, KHCN, PC, ĐCKS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Cường


QUY ĐỊNH

VỀ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỶ LỆ 1:50.000


(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu nội dung, kết quả và trình tự của công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 (sau đây viết tắt là BĐĐCKS-50) trên phần đất liền và các hải đảo trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.



Điều 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm

1. Mục tiêu của đo vẽ BĐĐCKS-50 là lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000, phát hiện, dự báo triển vọng tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên địa chất khác; xác định hiện trạng môi trường địa chất và dự báo các tai biến địa chất.

2. Nhiệm vụ của đo vẽ BĐĐCKS-50

a) Nghiên cứu thành phần vật chất, khoanh định diện phân bố và làm rõ quan hệ của các thể địa chất, cấu trúc, lịch sử phát triển địa chất của vùng đo vẽ;

b) Phát hiện, khoanh định các diện tích có triển vọng khoáng sản; dự báo tiềm năng tài nguyên khoáng sản; xác lập quy luật phân bố các loại tài nguyên khoáng sản và những tiền đề, dấu hiệu phát hiện chúng;

c) Xác định vị trí, quy mô, nguyên nhân và dự báo khả năng xảy ra các tai biến địa chất, các dị thường địa chất, địa hóa, địa vật lý trong môi trường địa chất; các diện tích chứa khoáng sản độc hại;

d) Phát hiện, khoanh định các diện tích có đặc điểm địa chất thuận lợi để tàng trữ, vận chuyển nước dưới đất;

e) Điều tra, khoanh định các điểm, khu vực có ý nghĩa bảo tồn địa chất, có khả năng trở thành di sản địa chất;

g) Ở những khu vực quy hoạch xây dựng các công trình kinh tế, quốc phòng, phân bố dân cư, công tác đo vẽ BĐĐCKS-50 kết hợp với điều tra địa chất thủy văn, địa chất công trình làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý.

3. Sản phẩm đo vẽ BĐĐCKS-50 gồm các tài liệu nguyên thủy và báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra tài nguyên khoáng sản thể hiện đầy đủ, trung thực và khoa học các kết quả đo vẽ.



Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phức hệ xâm nhập là tổ hợp cụ thể các đá xâm nhập và các đá sinh kèm tạo nên các thể đá xâm nhập, phân bố trong không gian địa chất xác định, có chung các đặc điểm về thành phần, cấu trúc, quan hệ với môi trường vây quanh chứng tỏ chúng được hình thành trong bối cảnh địa kiến tạo xác định trong quá trình phát triển thống nhất của xâm nhập magma.

2. Phức hệ núi lửa là tổ hợp cộng sinh cụ thể các đá núi lửa (phun trào, vụn núi lửa, xâm nhập nông) tạo nên các thể địa chất (lớp phủ phun trào, họng núi lửa, thể á núi lửa) phân bố trong không gian địa chất xác định và thành tạo trong một khoảng thời gian địa chất xác định.

3. Phức hệ các đá biến chất không phân tầng là tập hợp các đá biến chất không phân biệt được đặc điểm phân lớp nguyên thủy, hình thành trong các điều kiện khác nhau, có các đặc điểm chung về tuổi thành tạo và thành phần phân biệt được với các phức hệ khác.

4. Các trầm tích Đệ tứ là các tích tụ bở rời có nguồn gốc được xác định bởi đặc điểm thạch học, tổ hợp cổ sinh đặc trưng, chỉ tiêu hóa lý môi trường, có tuổi và vị trí phân bố xác định.

5. Nhóm trầm tích Đệ tứ là các trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc khác nhau, có cùng vị trí tuổi và có mối liên quan chuyển tướng.

6. Mỏ khoáng là tập hợp tự nhiên các khoáng sản, có số lượng tài nguyên, chất lượng và đặc điểm phân bố đáp ứng yêu cầu tối thiểu để khai thác, chế biến, sử dụng trong điều kiện công nghệ, kinh tế hiện tại hoặc trong tương lai gần.

7. Biểu hiện khoáng sản là tập hợp tự nhiên các khoáng chất có ích trong lòng đất, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về chất lượng quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này, nhưng chưa rõ về tài nguyên và khả năng khai thác, sử dụng, hoặc có tài nguyên nhỏ chưa có yêu cầu khai thác trong điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại.

8. Biểu hiện khoáng hóa là tập hợp tự nhiên các khoáng chất có ích trong lòng đất nhưng chưa đạt yêu cầu tối thiểu về chất lượng hoặc chưa làm rõ được chất lượng của chúng.



Điều 5. Diện tích và đối tượng đo vẽ

1. Diện tích đo vẽ gồm một nhóm tờ, từng tờ riêng lẻ hoặc một vùng lãnh thổ được xác định theo đặt hàng của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

2. Tùy thuộc mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, diện tích đo vẽ được phân chia thành các vùng đơn giản, trung bình, phức tạp và rất phức tạp theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.

3. Đối tượng đo vẽ ở các diện tích đo vẽ BĐĐCKS-50 là các thành tạo địa chất, các loại tài nguyên lộ trên mặt và phân bố trong vỏ trái đất, các quá trình địa chất đã và đang xảy ra.



Điều 6. Quy định về nền địa hình và định điểm

1. Nền địa hình đo vẽ BĐĐCKS-50 là bản đồ địa hình hệ quy chiếu Quốc gia VN 2000 tỷ lệ 1:50.000 hoặc lớn hơn.

2. Các điểm lộ địa chất tự nhiên hoặc nhân tạo, các công trình khoan, khai đào, vị trí lấy mẫu các loại, các điểm hóa thạch, các điểm có khoáng sản, biểu hiện khoáng hóa phải xác định tọa độ bằng máy định vị GPS hoặc theo các yếu tố địa hình, mô tả đặc điểm địa hình và đường đi đến. Sai số định vị mặt phẳng không lớn hơn 50m.

3. Khu vực các mỏ khoáng, các diện tích điều tra chi tiết phải xác định tọa độ các điểm khép góc.



Điều 7. Đo vẽ bổ sung

Đối với một số vùng trước đây đã tiến hành đo vẽ BĐĐCKS-50, nhưng hiện nay tài liệu không đáp ứng các yêu cầu để đánh giá triển vọng khoáng sản của vùng hoặc các yêu cầu khác của xã hội thì phải tiến hành đo vẽ bổ sung. Nhiệm vụ điều tra bổ sung BĐĐCKS-50 thực hiện theo quyết định phê duyệt của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.



Chương 2.

YÊU CẦU NỘI DUNG ĐO VẼ ĐỊA CHẤT VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

MỤC 1. YÊU CẦU NỘI DUNG ĐO VẼ ĐỊA CHẤT

Điều 8. Yêu cầu chung về đo vẽ các thành tạo địa chất

1. Khi đo vẽ BĐĐCKS-50, phải phân chia các thành tạo địa chất thành các phân vị địa chất theo thành phần vật chất, tuổi thành tạo và điều kiện sinh thành, xác định khối lượng và thể hiện sự phân bố của chúng trên bản đồ địa chất.

2. Tuổi của các thành tạo địa chất phải được xác định bằng các phương pháp địa chất, cổ sinh, đồng vị phóng xạ, cổ từ hoặc so sánh với các thành tạo tương tự ở vùng lân cận đã có tài liệu xác định tuổi chắc chắn.

3. Ranh giới giữa các thể địa chất phải được quan sát trực tiếp tại vết lộ hoặc ở giữa hai vết lộ tự nhiên, công trình khoan, khai đào cách nhau không lớn hơn 300m hoặc phân định, luận giải bằng tư liệu viễn thám, địa vật lý và các tài liệu khác.

4. Ranh giới các thể địa chất, các tầng đánh dấu, các đứt gãy phải được theo dõi theo phương bằng các lộ trình cách nhau không quá 3,0 km; không dưới 50% so với tổng chiều dài của ranh giới.

Điều 9. Yêu cầu nội dung đo vẽ các trầm tích Đệ tứ

1. Mô tả và phân chia các trầm tích Đệ tứ thành nhóm trầm tích và các trầm tích hoặc hệ tầng theo thành phần, độ hạt, đặc điểm phân lớp, tuổi, nguồn gốc, các môi trường tích tụ. Mức độ phân chia chi tiết chúng phụ thuộc vào nhiệm vụ đo vẽ địa chất cụ thể và triển vọng phát hiện các khoáng sản liên quan.

2. Xác định đặc điểm phân bố và mối liên quan của các trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc khác nhau với các dạng địa hình cổ và hiện tại, với các chuyển động tân kiến tạo.

3. Điều tra khoáng sản liên quan với trầm tích Đệ tứ, xác định các tầng chứa hoặc có khả năng chứa khoáng sản, dự kiến các tầng chứa nước.

4. Khoanh định diện phân bố các tầng đất yếu, không thuận lợi đối với xây dựng các công trình.

Điều 10. Yêu cầu nội dung đo vẽ các đá phân tầng

1. Đo vẽ và phân chia các đá phân tầng (trầm tích, trầm tích – núi lửa và trầm tích biến chất còn bảo tồn sự phân tầng nguyên sinh) thành các loạt, hệ tầng, tập, tầng hoặc lớp đánh dấu theo Quy phạm địa tầng Việt Nam.

2. Khoanh định diện phân bố của các loạt, hệ tầng, tập, các tầng và lớp đánh dấu, tầng sản phẩm, các lớp và tập thuận lợi cho việc tập trung khoáng sản.

3. Thu nhập đầy đủ và có hệ thống các di tích cổ sinh nhằm xác định tuổi và điều kiện cổ địa lý cho các phân vị địa tầng; thu nhập và nghiên cứu thành phần vật chất để xác định điều kiện thành tạo trầm tích.

4. Đo vẽ, xác định quan hệ giữa thành tạo trầm tích với các thể xâm nhập, các thể đá núi lửa, các đá bị biến đổi.

Điều 11. Yêu cầu nội dung đo vẽ các đá biến chất

1. Đo vẽ và phân chia các đá biến chất không phân tầng thành các phức hệ, tổ hợp đá theo thành phần thạch học, đặc điểm cấu tạo, kiến trúc các loại đá, quan hệ và đặc điểm phân bố của các đá trong mặt cắt.

2. Xác lập lại thành phần nguyên thủy, kiến trúc và cấu tạo nguyên sinh của các đá biến chất; xác định đặc điểm phân tầng và quan hệ của phân dải với phân lớp nguyên sinh.

3. Xác định các đới, tướng biến chất, các giai đoạn biến chất, siêu biến chất; mối quan hệ giữa quá trình biến chất với các hoạt động xâm nhập, kiến tạo.

4. Đánh giá vai trò hoạt động biến chất trong việc thành tạo và biến đổi các mỏ khoáng.

Điều 12. Yêu cầu nội dung đo vẽ các đá núi lửa

1. Đo vẽ và phân chia các đá núi lửa không phân tầng thành các phức hệ, pha, tướng núi lửa theo thành phần thạch học, đặc điểm địa hóa, đặc điểm cấu tạo, kiến trúc các loại đá, xác định quy luật phân bố trong không gian và vị trí tuổi của chúng.

2. Khôi phục lại cấu trúc núi lửa, xác định mối liên quan của chúng với các cấu trúc kiến tạo chủ yếu.

3. Xác định mối liên quan của các thành tạo núi lửa phân tầng với các thành tạo á núi lửa và xâm nhập.

4. Phát hiện mối quan hệ giữa các giai đoạn hoạt động núi lửa, tướng và cấu trúc núi lửa với các đá biến đổi, phá hủy kiến tạo và khoáng sản liên quan.

5. Đối với vùng phát triển núi lửa bazan Cenozoi, ngoài những yêu cầu nêu trên, cần xác định các miệng núi lửa. Ở những khu vực có vỏ phong hóa dày phải kết hợp nghiên cứu vỏ phong hóa để lập bản đồ địa chất – vỏ phong hóa của các thành tạo này.



Điều 13. Yêu cầu nội dung đo vẽ các đá xâm nhập

1. Đo vẽ và phân chia các đá xâm nhập thành các phức hệ, pha, tướng, thể đá xâm nhập theo thành phần thạch học, địa hóa.

2. Xác định cấu tạo nguyên sinh và các khe nứt, khối nứt, Dự kiến hình dạng của các khối theo chiều sâu, độ sâu hình thành và mức độ bóc mòn.

3. Xác định quá trình hình thành các khối xâm nhập và các biến đổi sau magma, quan hệ với các đá vây quanh, biến đổi tiếp xúc, quan hệ với uốn nếp và đứt gãy, mối liên quan của chúng với khoáng sản.

4. Xác định thành phần khoáng vật, đặc điểm cấu tạo, kiến trúc, đặc điểm thạch hóa, nguyên tố vi lượng, phân tán, và địa hóa đồng vị của các khối, dự kiến bối cảnh kiến tạo hình thành các thể và phức hệ xâm nhập; vị trí tuổi của chúng.

5. Xác định đặc điểm địa hóa, sinh khoáng của các thể xâm nhập.



Điều 14. Yêu cầu nội dung đo vẽ cấu trúc địa chất

1. Đo vẽ, xác định vị trí, quy mô, hình dạng, đặc điểm hình thái của các đứt gãy, đớt đứt gãy; dự kiến tuổi thành tạo và thời gian hoạt động.

2. Đo vẽ các thành tạo địa chất nguồn gốc kiến tạo.

3. Đo vẽ, xác định vị trí, đặc điểm hình thái các nếp uốn, cấu trúc uốn nếp; phân chia các giai đoạn, các pha uốn nếp, biến dạng và dự kiến tuổi thành tạo.

4. Xác định các yếu tố cấu trúc – kiến tạo thuận lợi để hình thành và tích tụ khoáng sản.

Điều 15. Yêu cầu nội dung đo vẽ vỏ phong hóa

1. Khoanh định diện phân bố, xác định bề dày phong hóa của các đá thuộc các thành tạo địa chất khác nhau theo các yếu tố địa chất, địa mạo khác nhau; thành phần và tính chất cơ lý của vỏ phong hóa; tính phân đới của vỏ phong hóa.

2. Xác định các loại khoáng sản và đặc điểm phân bố của chúng trong vỏ phong hóa.

Điều 16. Yêu cầu nội dung đo vẽ địa mạo

1. Phân chia, mô tả các bề mặt địa hình, các biểu hiện hoạt động tân kiến tạo. Đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố địa mạo, kiến tạo với các biểu hiện tai biến địa chất, các tích tụ và phá hủy khoáng sản, khoanh định các diện tích có khả năng xảy ra các tai biến địa chất.

2. Khoanh định, mô tả các bề mặt địa hình có khả năng chứa khoáng sản.

3. Đánh giá ý nghĩa và giá trị của các bề mặt địa hình.



MỤC 2. YÊU CẦU NỘI DUNG ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Điều 17. Các yêu cầu chung

1. Đánh giá triển vọng toàn diện các loại khoáng sản rắn và nước nóng – nước khoáng; làm rõ mối liên quan của khoáng sản với các thành tạo và cấu trúc địa chất; xác định các yếu tố khống chế sự phân bố khoáng sản và các điều kiện địa chất thuận lợi để tích tụ khoáng sản; khoanh định các diện tích có triển vọng, phát hiện mỏ khoáng mới hoặc khả năng tăng tài nguyên ở các vùng mỏ đã biết.

2. Điều tra tài nguyên khoáng sản thực hiện theo trình tự sau:

a) Điều tra tài nguyên khoáng sản sơ bộ;

b) Điều tra tài nguyên khoáng sản chi tiết.

3. Kết quả điều tra tài nguyên khoáng sản phải được thể hiện bản đồ địa chất, bản đồ dự báo tài nguyên khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 và trong báo cáo kết quả điều tra tại từng diện tích, kèm theo các tài liệu thực tế, địa chất, khoáng sản và các bản vẽ công trình khai đào, vết lộ có quặng, sơ đồ luận giải các tài liệu địa vật lý, địa hóa và các tài liệu khác ở diện tích đó. Tỷ lệ thể hiện các bản đồ, sơ đồ, bình đồ được lựa chọn tùy thuộc vào diện tích điều tra, đặc điểm cấu trúc địa chất, kích thước, hình dạng thân khoáng sản.



Điều 18. Điều tra tài nguyên khoáng sản sơ bộ

1. Điều tra tài nguyên khoáng sản sơ bộ phải thực hiện trên toàn diện tích nhằm phát hiện các khu vực có tiền đề địa chất thuận lợi, dấu hiệu khoáng sản trực tiếp và gián tiếp, bao gồm các điểm lộ quặng, các vành phân tán trọng sa, các dị thường địa vật lý và địa hóa, dị thường địa chất theo các tư liệu viễn thám, các khu vực có đá biến đổi gần quặng hoặc có tiền đề địa chất thuận lợi cho tạo khoáng.

2. Khi phát hiện các khu vực có tiền đề địa chất thuận lợi và có dấu hiệu khoáng sản, phải tăng mật độ khảo sát lên 1,2 – 1,5 lần so với mật độ trung bình của vùng đo vẽ; áp dụng các phương pháp địa vật lý, trọng sa, địa hóa, khai đào để làm rõ bản chất địa chất của các dị thường; phát hiện các biểu hiện khoáng sản; lấy, phân tích các loại mẫu để đánh giá triển vọng các biểu hiện khoáng sản đó và xác lập các yếu tố khống chế, tập trung quặng hóa; khoanh định và sơ bộ đánh giá triển vọng tất cả các loại khoáng sản.

Điều 19. Điều tra tài nguyên khoáng sản chi tiết

1. Các diện tích điều tra tài nguyên khoáng sản chi tiết được lựa chọn sau khi đã đo vẽ địa chất và điều tra tài nguyên khoáng sản sơ bộ, trên cơ sở các tiền đề địa chất thuận lợi, các dấu hiệu, biểu hiện khoáng sản tin cậy và có triển vọng, kiểu khoáng hóa có triển vọng.

2. Trên các diện tích điều tra tài nguyên khoáng sản chi tiết phải đan dày mạng lưới khảo sát để đạt mật độ tối thiểu 15 điểm khảo sát/km2; thi công các phương pháp địa vật lý, trọng sa, địa hóa, viễn thám, khoan, khai đào để làm rõ bản chất địa chất của các dị thường, phát hiện các biểu hiện khoáng sản, các thân khoáng sản; lấy, phân tích các loại mẫu.

3. Kết quả điều tra phải đánh giá được triển vọng của biểu hiện khoáng sản, mức độ triển vọng của diện tích chứa quặng; đánh giá sơ bộ chất lượng khoáng sản, khả năng sử dụng khoáng sản theo các chỉ tiêu tối thiểu về chất lượng khoáng sản; dự báo tài nguyên khoáng sản và phân loại tiềm năng khoáng sản.

Các chỉ tiêu tối thiểu về chất lượng khoáng sản và cơ sở phân loại tiềm năng tài nguyên khoáng sản quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 kèm theo Quy định này.

Điều 20. Điều tra chi tiết một số nhóm khoáng sản

1. Tại các khu vực có triển vọng khoáng sản nguồn gốc trầm tích, trầm tích – biến chất, có các thân khoáng sản dạng tầng, vỉa, phải xác định diện phân bố khoáng sản, phương và mức độ kéo dài, thế nằm và bề dày của các thân khoáng chính bằng một số tuyến tìm kiếm; xác định các yếu tố khống chế thân khoáng; làm rõ đặc điểm tướng trầm tích và dự kiến điều kiện thành tạo khoáng sản. Dự báo tài nguyên cấp 333 - 334a.

2. Tại các khu vực có triển vọng khoáng sản kim loại nguồn gốc nội sinh, các khoáng chất công nghiệp, phải xác định diện tích phân bố các đới khoáng hóa, kiểu hình thái và khả năng kéo dài của đới khoáng hóa; phát hiện ít nhất một thân quặng trong các đới khoáng hóa, đo vẽ chi tiết cấu trúc địa chất, xác định các yếu tố khống chế khoáng hóa, các dấu hiệu khoáng sản, các đá biến đổi gần quặng, dự kiến mô hình địa chất, điều kiện thành tạo khoáng sản; dự báo tài nguyên cấp 334a - 334b.

3. Tại các khu vực có triển vọng sa khoáng phải xác định diện tích chứa sa khoáng, trên một số tuyến xác định bề dày của tầng sản phẩm và trầm tích phủ, hàm lượng các khoáng vật có ích, làm rõ yếu tố địa chất, địa mạo thuận lợi cho tích tụ sa khoáng, dự báo tài nguyên cấp 334a - 334b tùy theo mức độ phức tạp của sa khoáng.

4. Tại các khu vực có triển vọng khoáng sản liên quan tới vỏ phong hóa phải xác định diện tích phân bố vỏ phong hóa, cấu trúc và mặt cắt địa hóa của vỏ, hàm lượng thành phần có ích hoặc chất lượng khoáng sản; làm rõ yếu tố địa chất, địa mạo thuận lợi để hình thành vỏ phong hóa và khoáng sản; dự báo tài nguyên cấp 334a – 334b.

5. Tại các khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng, phải xác định diện phân bố và chất lượng khoáng sản, khả năng khai thác, định hướng sử dụng, dự báo tài nguyên cấp 333 - 334a.

6. Tại các khu vực có khoáng sản chứa nguyên tố phóng xạ, ngoài các nội dung điều tra phát hiện khoáng sản phải điều tra môi trường phóng xạ; đối với các khu vực có khoáng sản độc hại, phải khoanh định các diện tích phân bố, phát tán các thành phần độc hại trong môi trường địa chất.

7. Điều tra và ghi nhận đầy đủ các điểm nước nóng – nước khoáng, làm rõ tính chất hóa, lý, thành phần các nguyên tố vi lượng trong nước, lưu lượng nước, phân loại nước, hiện trạng khai thác sử dụng.

8. Tại các khu vực có mỏ khoáng đã thăm dò hoặc đang khai thác thì cần điều tra chi tiết ở phần ngoại vi mỏ để dự báo khả năng tăng tài nguyên khoáng sản.

MỤC 3. YÊU CẦU NỘI DUNG ĐIỀU TRA CHUYÊN ĐỀ

Điều 21. Điều tra tai biến địa chất

1. Điều tra tai biến địa chất phải bảo đảm thu thập thông tin, ghi nhận các hiện tượng và các dấu hiệu tai biến địa chất; xác định các dấu hiệu và biểu hiện hoạt động kiến tạo; xác định đặc điểm các đứt gãy hoạt động trong Đệ tứ; khoanh định các diện tích có nguy cơ xảy ra các loại tai biến địa chất; đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động của tai biến địa chất, các dị thường địa vật lý, địa hóa.

2. Tại các diện tích có khả năng xảy ra tai biến địa chất hoặc diện tích có các công trình xây dựng lớn, các cụm dân cư tập trung, phải điều tra với mật độ khảo sát không ít hơn 7 điểm/km2 nhằm làm rõ các yếu tố địa chất, yếu tố địa mạo, tân kiến tạo, các yếu tố tự nhiên khác, các yếu tố nhân sinh tạo điều kiện thuận lợi để gây ra các tai biến địa chất.

Điều 22. Điều tra môi trường địa chất

1. Điều tra môi trường địa chất phải bảo đảm khoanh định cụ thể các diện tích có các dị thường địa hóa, địa vật lý, diện tích có chứa các nguyên tố độc hại trong môi trường địa chất gây tác động tiêu cực đến môi trường sống.

2. Tại các diện tích nêu trên phải có mật độ điều tra không ít hơn 7 điểm khảo sát/km2; áp dụng tổ hợp các phương pháp hợp lý để làm rõ quy mô dị thường, các yếu tố tự nhiên và nhân sinh tạo điều kiện gây ra dị thường, khả năng phát tán dị thường và đề xuất các biện pháp phòng tránh.

Điều 23. Điều tra địa chất thủy văn

1. Điều tra địa chất thủy văn phải xác định được diện phân bố các tầng, đới có đặc điểm thuận lợi tàng trữ, vận chuyển nước dưới đất, các tầng nghèo nước, đặc điểm thủy địa hóa và đánh giá ý nghĩa địa chất thủy văn của chúng.

2. Trên diện tích các vùng đô thị hoặc khu vực thiếu nước sinh hoạt, công tác đo vẽ địa chất thủy văn được tiến hành cùng với điều tra địa chất, khoáng sản và được thiết kế cụ thể trong dự án.

Điều 24. Điều tra địa chất công trình

Trên các diện tích được giao nhiệm vụ kết hợp điều tra địa chất công trình trong dự án cụ thể, phải phân chia và khoanh định diện phân bố của các phức hệ thạch học và xác định các đặc trưng cơ lý của chúng.



Điều 25. Điều tra các điểm, khu vực có ý nghĩa bảo tồn địa chất

Ghi nhận và mô tả chi tiết các điểm, khu vực có các đặc điểm lý thú về địa chất, địa mạo và các tài nguyên địa chất khác; dự kiến khả năng trở thành các di sản địa chất, khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc có các giá trị sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau.



MỤC 4. YÊU CẦU VỀ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP

Điều 26. Lộ trình địa chất

1. Lộ trình địa chất đo vẽ BĐĐCKS-50 phải đo vẽ, mô tả các thể địa chất và cấu trúc địa chất, vị trí và mối quan hệ của chúng trong không gian, lấy các loại mẫu vật, kiểm tra các kết quả giải đoán tư liệu viễn thám, địa vật lý, làm rõ bản chất các dị thường địa vật lý, địa hóa, khoáng vật, phát hiện khoáng sản trên toàn diện tích, khoanh định các diện tích đã xảy ra, có khả năng xảy ra tai biến địa chất, và giải quyết các vấn đề cụ thể khác.

2. Mật độ lộ trình trung bình trên toàn diện tích đo vẽ BĐĐCKS-50 phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

a) Đối với cấu trúc địa chất đơn giản: 0,4 – 0,6 km/km2;

b) Đối với cấu trúc địa chất trung bình: 0,6 – 0,8 km/km2;

c) Đối với cấu trúc địa chất phức tạp: 0,8 – 1,2 km/km2;

d) Đối với cấu trúc địa chất rất phức tạp: 1,2 – 1,4 km/km2;

3. Việc bố trí mạng lưới các lộ trình có thể thay đổi, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các thể địa chất, khả năng luận giải tư liệu viễn thám, địa vật lý, các dị thường địa hóa và khoáng vật, mức độ phong phú và triển vọng khoáng sản nhưng phải bảo đảm mật độ lộ trình trung bình và giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.

4. Tùy thuộc đặc điểm địa hình và khả năng khảo sát của từng diện tích cụ thể, khoảng cách giữa các điểm khảo sát theo lộ trình có thể được lựa chọn cho phù hợp nhưng không lớn hơn 500m. Trên các diện phân bố các trầm tích Đệ tứ, khoảng cách giữa các điểm có thể lớn hơn 500m.

5. Tại các vùng núi phải có ít nhất 75% số điểm khảo sát tại các diện lộ đá gốc. Tại các vùng không đủ vết lộ đá gốc, để bảo đảm yêu cầu độ chính xác về ranh giới địa chất, phải khai đào hoặc khoan để thu thập tài liệu. Tại các vùng đồng bằng phân bố các trầm tích Đệ tứ phải thay thế ít nhất 30% số điểm khảo sát bằng các công trình khoan, khai đào.

6. Trên tuyến lộ trình phải quan sát liên tục. Mô tả địa chất phải bảo đảm tính toàn diện và tin cậy của thông tin địa chất.

7. Tại các diện tích có cấu trúc địa chất phức tạp hoặc điển hình, có triển vọng khoáng sản hoặc các diện tích có các biểu hiện tai biến địa chất, dị thường về môi trường địa chất cần tăng mật độ lộ trình lên 1,2 đến 1,5 lần so với mật độ trung bình của vùng đo vẽ và phải lập các mặt cắt chi tiết.



Каталог: uploads -> laws -> file
file -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
file -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
file -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
file -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
file -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Ubnd tỉnh cao bằNG
file -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn

tải về 371.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương