Vũ Thị Mai Giới tính: Nữ Ngày tháng/năm sinh: 05/9/1986



tải về 1.15 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.15 Mb.
#33469
  1   2   3   4   5   6   7   8


PHẦN I

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng điện tử E-Learning.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bài giảng E-Learning.

3. Tác giả:

Họ và tên: Vũ Thị Mai - Giới tính: Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 05/9/1986

Trình độ chuyên môn: Đại học Công nghệ thông tin.

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Tân Trường.

Điện thoại: 0978.243.001


HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Đề tài đã nêu được một số khái niệm; giáo án điện tử, bài giảng điện tử, với bài giảng E- Learning, và chỉ rõ ra được sự khác biệt cũng như sự vượt trội về bài giảng E-Learning với giáo án điện tử , bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử, đề tài còn nêu thêm một số loại hình E- learning khác mà trên thế giới đang sử dụng, ngoài ra đề tài còn chỉ rõ được các yếu tố tích cực khi sử dụng bài giảng E-learning và các chức năng hỗ trợ hoạt động dạy và học của bài giảng E- learning đối với giáo viên, đối với học sinh.

Đặc biệt trong đề tài đã nêu ra được quy trình các bước thực hiện thiết kế một bài giảng E-learning và đưa ra được một số kinh nghiệm rất quý báu trong quá trình biên tập bài giảng E-learning như: Xử lí âm thanh và nghi hình, kỹ thuật chèn video hoặc Audio vào bài giảng và đồng bộ âm thanh với văn bản và chỉ ra được thế mạnh của phần mềm Adobe Presenter đó là chèn các câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp trong bài giảng như: Câu hỏi nhiều lựa chọn, Câu hỏi đúng sai, Câu hỏi dạng điền khuyết, Câu hỏi dạng ghép lối, Câu hỏi có trả lới gắn với ý kiến của mình, câu hỏi điều tra thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu.

Ngoài ra đề tài còn nêu ra được một số kinh nghiệm thiết lập về hiển thị, thống kê và xuất bản bài giảng dưới các dạng khác nhau.

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

1. Khái niệm giáo án điện tử:

Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ dạy học đó đã được Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.



2. Khái niệm bài giảng điện tử:

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy-học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy vi tính tạo ra.

- Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường này, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), phim video (video clip)…

- Đặc trưng của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học được số hoá (để lưu vào máy tính) dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, đồng thời kịch bản của quá trình dạy học (trình tự logic và phương pháp truyền thụ kiến thức) cũng được cài đặt vào quá trình trình diễn trong môi trường Multimedia thông qua một phần mềm. Nhờ đó mà kiến thức truyền tải tới học sinh theo các kênh và các kiến thức khác nhau.

Như vậy cùng với máy tính bài giảng điện tử thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực trên nhiều phương diện do hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.



3. Khái niệm bài giảng E-learning:

Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC

- Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi.



- Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp.




Hình 1. Mô hình E - learning

Trong đó:

- Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng được tạo bởi các phần mềm như Reload, eXe…

- Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học sinh bằng e-mail, học sinh học trên website, học qua đĩa CD - Rom multimedia…

- Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet...

- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng,…

4. Một số hình thức E-Learning:

1) Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

2) Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

3) Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): Là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

4) Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...

5) Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.



5. Những yếu tố tích cực khi sử dụng bài giảng E-learning:

- Các hiện tượng tác động vào giác quan như film ảnh, âm thanh,… đến người học thì cảm giác của học sẽ được hình thành.

- Đảm bảo một người thiết kế có thể cho nhiều người sử dụng.

- Cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học.

- Lấy người học là trung tâm.

- Mang lại lợi ích thực tế, đào tạo hiệu quả

- …

6. Các chức năng hỗ trợ hoạt động dạy và học của bài giảng E-learning:

a) Đối với hoạt động dạy của giáo viên:

Bài giảng điện tử là một phương tiện đã hỗ trợ rất có hiệu quả trên nhiều mặt trong hoạt động của dạy và học của giáo viên. Sử dụng bài giảng điện tử giáo viên đã được giải phóng khỏi hầu hết những công việc chân tay bình thường. Từ việc ghi chép nội dung bài học lên bảng, trình bày các tranh ảnh, bảng biểu, biểu đồ, hướng dẫn các thao tác thực hành, theo dõi và điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng, đến việc ghi nhớ các nội dung cần phải thuyết trình và giảng giải, những công thức, những số liệu, những phép tính từ đơn giản đến phức tạp, tóm tắt nội dung bài học… Ưu việt hơn nữa, với bài giảng E_Learning với nhiều tính năng nổi trội và mở ra một phương pháp học tập hiện đại nhưng rất hiệu quả trong tương lai, giáo viên có thể theo dõi học sinh dễ dàng. E_Learning cho phép dữ liệu được tự động lưu lại trên máy chủ, thông tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập vào khóa học. Giáo viên có thể đánh giá các học sinh thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời những câu hỏi đó. Điều này cũng giúp giáo viên đánh giá một cách công bằng học lực của mỗi học sinh.



b) Đối với hoạt động học của học sinh:

Có thể nói rằng những gì mà bài giảng điện tử đã hỗ trợ cho hoạt động dạy của giáo viên, thì cũng có nghĩa là nó đã hỗ trợ được cho hoạt động học của học sinh. Điều này thật dễ hiểu vì các phương tiện dạy học giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thụ thì cũng chính nó sẽ có tác dụng làm dễ dàng cho quá trình nhận thức của học sinh.

Hệ thống E - learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên học viên có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. Học viên có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn. Kích thích được hứng thú, tạo được động cơ học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, tăng cường độ bền của trí nhớ, sự sâu sắc của tư duy…); hỗ trợ tốt cho việc tự học, tự đánh giá, ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức (nhờ hệ thống các bài tập luyện tập, kiểm tra, sự liên kết giữa các thư viện, giữa các tài liệu điện tử trực tiếp trên Internet nói chung và trang website học trực tuyến nói riêng… Và với nhiều ưu điểm mà hệ thống mang lại như đã nêu ở trên.

II. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E_LEARNING CHO BÀI HỌC


  1. Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter

Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp.

(Kinh nghiệm: Nên tạo bài mới để thực hiện dễ dàng hơn nhất là đối với những giáo viên có kỹ năng tương tác với phần mềm còn hạn chế)



Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình.

(Tất cả đều sử dụng các công cụ của Adobe Presenter)



Bước 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng.

Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng



  1. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter

    1. Thiết lập ban đầu cho bài giảng:

Nhấn vào nút lệnh sẽ cho màn hình sau:

Đặt title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback



Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất)



Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng nút lệnh . Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website khác).


Click vào đây để lựa chọn đối tượng cần chèn thêm.


tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương