Về tổ chức và hoạt động của



tải về 54.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.08.2016
Kích54.98 Kb.
#15005


UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập -Tự do - Hạnh phúc



QUY CHẾ

Về tổ chức và hoạt động của


Hội đồng tư vấn Khuyến nông tỉnh Bình Phước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2097/QĐ-UBND

ngày tháng ……năm 2006 của UBND tỉnh).

________________


Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Hội đồng Tư vấn Khuyến nông tỉnh Bình Phước là tổ chức tư vấn khuyến nông do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước thành lập. Thành viên hội đồng gồm đại diện của các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân trong tỉnh có liên quan đến công tác khuyến nông. Hội đồng chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước.

Tên giao dịch Quốc tế của Hội đồng Tư vấn Khuyến nông tỉnh Bình Phước: Agricultural Extension Advisory Council Binh Phuoc (tên viết tắt: AEAC Binh Phuoc).

Hội đồng Tư vấn Khuyến nông tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Hội đồng) được quyền sử dụng con dấu của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước để giao dịch trong phạm vi hoạt động theo chức năng, quyền hạn của Hội đồng.

Điều 2. Mục đích của việc thành lập Hội đồng nhằm thúc đẩy nhanh việc xã hội hoá công tác khuyến nông, tăng cường sự chủ động của các địa phương, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến nông và của nông dân tham gia trong việc xác định nhu cầu, các ưu tiên hoạt động khuyến nông, các tiến bộ kỹ thuật thích hợp, xây dựng định hướng và kế hoạch khuyến nông, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, phù hợp với các điều kiện đặc thù của từng địa phương.

Điều 3. Hội đồng phải đảm bảo các yêu cầu: Tập hợp được các thành phần, lực lượng có vai trò quan trọng trong việc xác định, xây dựng và thực hiện các định hướng, chương trình khuyến nông, bảo đảm có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân đại diện cho các đơn vị tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động khuyến nông trong tỉnh.

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG


Điều 4. Số lượng thành viên Hội đồng tối đa là 17 người và của Cơ quan Thường trực Hội đồng tối đa là 5 người. Trong trường hợp cần thiết thì Chủ tịch Hội đồng có thể mời thêm một số đại biểu khác tham dự phiên họp mở rộng.

Điều 5. Cơ cấu của Hội đồng gồm: 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, các uỷ viên và Cơ quan Thường trực Hội đồng. Trong đó:

1. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ tịch Hội đồng

2. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông: Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng.

3. Các uỷ viên Hội đồng gồm: Đại diện Sở kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Hội LHPN tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Báo Bình Phước, Ngân hàng Chính sách XH tỉnh, tỉnh Đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Công ty cao su Lộc Ninh, HTX Nông nghiệp Quảng Hưng, Nông dân sản xuất giỏi, Trường Đại học nông lâm Tp.HCM, Công ty Cổ phần BVTV An Giang.



Điều 6. Thường trực Hội đồng gồm 05 thành viên do Phó Chủ tịch Hội đồng trực tiếp phụ trách gồm có 01 thư ký, 01 kế toán, 02 cán bộ chuyên môn. Các thành viên của Thường trực Hội đồng là cán bộ kiêm nhiệm. Thường trực Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ giúp và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng, là đầu mối quan hệ thường xuyên với lãnh đạo tỉnh, các cơ quan có liên quan, các thành viên Hội đồng, các tổ chức đơn vị cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông.

Văn phòng của Thường trực Hội đồng đóng tại Trung tâm khuyến nông tỉnh. Trung tâm khuyến nông tỉnh có trách nhiệm bố trí phòng và các phương tiện làm việc cần thiết của Thường trực Hội đồng hoạt động.

Điều 7. Chức năng của Hội đồng:

1. Là tổ chức bán chuyên trách, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng các chiến lược, chính sách, chương trình khuyến nông và các hoạt động có liên quan đến công tác khuyến nông của tỉnh.

2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan để hoạch định chiến lược, xác định các ưu tiên đầu tư đối với các chương trình khuyến nông của tỉnh, tham gia đánh giá việc thực hiện các chương trình, hoạt động khuyến nông tỉnh.

3. Tổ chức diễn đàn cho các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ kỹ thuật trao đổi ý kiến và kinh nghiệm liên quan đến tiến bộ kỹ thuật, thông tin, huấn luyện.

4. Thúc đẩy tổ chức các nhóm nông dân cùng sở thích theo ngành nghề, các Câu lạc bộ khuyến nông, HTX, nhóm sở thích, tổ nghề…

5. Tham mưu cho hệ thống khuyến nông tổ chức mô hình về hệ thống thông tin thị trường địa phương cho nông dân.



Điều 8. Nhiệm vụ của Hội đồng:

1. Tư vấn xác định định hướng, chiến lược và các ưu tiên trong công tác khuyến nông phù hợp với địa phương, căn cứ vào các định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà nước về sản xuất nông nghiệp và khuyến nông, vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh.

2. Tư vấn xây dựng các chính sách khuyến nông cụ thể của tỉnh, đặc biệt là chính sách, cơ chế khuyến nông cho các đối tượng nghèo, phụ nữ và đồng bào dân tộc ít người, chính sách đầu tư hạ tầng kinh tế, thuỷ lợi, chuyển giao khoa học kỹ thuật…

3. Tư vấn xác định các tiến bộ kỹ thuật thích hợp cần ưu tiên chuyển giao vào sản xuất, các chương trình khuyến nông cây, con phù hợp, các cơ chế tài chính để thực hiện chương trình và các hoạt động khuyến nông.

4. Tư vấn các biện pháp tăng cường, củng cố hệ thống tổ chức khuyến nông từ tỉnh xuống huyện, thị và phường, thị trấn, xã đặc biệt xây dựng hệ thống khuyến nông viên cơ sở phường, thị trấn, xã.

5. Tư vấn trong định hướng nhu cầu đào tạo cán bộ khuyến nông theo hướng đưa kỹ năng mới như phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người nông dân (PRA), lớp học nông dân (FFS), tiếp cận thị trường, các hoạt động sau thu hoạch, phân tích tài chính trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin trong khuyến nông, mô hình tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng.

6. Tư vấn về sự tham gia của nông dân vào các hoạt động lập kế hoạch khuyến nông, tăng cường mối liên kết giữa nghiên cứu và khuyến nông, định hướng tổ chức hoạt động dịch vụ khuyến nông đa thành phần để các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể tham gia cung cấp các dịch vụ khuyến nông nhiều hơn, hiệu quả hơn, kể cả khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho sản xuất nông nghiệp, khuyến nông.

7. Tư vấn hình thành các tổ chức của nông dân (HTX, câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích, tổ chế biến, tổ thu mua …) ở cơ sở.

8. Tư vấn cho tổ chức khuyến nông về hệ thống thông tin thị trường địa phương cho nông dân.

9. Tham gia đánh giá hoạt động và kết quả công tác khuyến nông trong tỉnh, để đề xuất bổ sung hệ thống khuyến nông hiệu quả.

10. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền về công tác khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng trong toàn tỉnh, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

Điều 9. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận theo phương thức công khai giữa các thành viên của Hội đồng và quyết định theo đa số ý kiến thảo luận trong phiên họp Hội đồng.

2. Các ý kiến tư vấn, tham mưu của Hội đồng về xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, các quy định, cơ chế khuyến nông sẽ được Cơ quan Thường trực Hội đồng tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét , quyết định.

3. Các thành viên có thể bảo lưu ý kiến cá nhân trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận chung của Hội đồng.


Chương 3
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG, THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG

Điều 10. Trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng:

1. Nghiên cứu, đề xuất ý kiến, quan điểm tư vấn trong việc xây dựng chính sách, cơ chế, các hoạt động liên quan đến khuyến nông.

2. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân đang thực hiện công tác khuyến nông, trả lời các vấn đề cần làm rõ liên quan đến hoạt động khuyến nông.

3. Trường hợp Thành viên Hội đồng không thể đến họp trong phiên họp Hội đồng, có thể gửi ý kiến hoặc kiến nghị đến Hội đồng bằng văn bản. Những ý kiến này có giá trị tương đương như khi thành viên có mặt tại Hội đồng.

4. Được bảo lưu ý kiến cá nhân trong trường hợp ý kiến riêng khác với kết luận chung của Hội đồng.

5. Được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Chương trình ASDP và chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước sau khi chương trình kết thúc.



Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 10, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Điều khiển phiên họp Hội đồng theo đúng nguyên tắc làm việc của Hội đồng, khi cần thiết có thể triệu tập cuộc họp bất thường.

2. Cử thành viên Hội đồng làm thay chức danh Thư ký Hội đồng nếu Thư ký vắng mặt.

3. Thay mặt Hội đồng ký trình Chủ tịch UBND tỉnh các quyết nghị của Hội đồng.

4. Chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của Hội đồng, quan hệ của Hội đồng đối với các cơ quan liên quan và hệ thống khuyến nông tỉnh.



Điều 12. Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng:

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 10, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm đôn đốc các hoạt động của Thường trực Hội đồng.

2. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều khiển các phiên họp Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.



Điều 13. Trách nhiệm Thư ký Hội đồng

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 10, Thư ký Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Tổng hợp các hoạt động về khuyến nông trong tỉnh, các ý kiến của các thành viên Hội đồng và mọi cơ quan, cá nhân khác để trình Hội đồng.

2. Thư ký các phiên họp của Hội đồng, dự thảo các văn bản theo chỉ đạo và yêu cầu của Hội đồng, thông qua Thường trực Hội đồng trước khi trình ra các cuộc họp toàn thể Hội đồng.



Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của Thường trực Hội đồng

1. Tổ chức thực hiện các quyết định, hướng dẫn, kết luận của Hội đồng.

2. Tiếp nhận và nghiên cứu, xử lý các văn bản liên quan đến hoạt động khuyến nông.

3. Tạo mối quan hệ với cơ quan cấp trên, các cơ quan và cá nhân tham gia các hoạt động khuyến nông.

4. Giúp Hội đồng dự thảo, chuẩn bị các văn bản, tổng hợp các ý kiến tư vấn về: định hướng, chiến lược, chính sách, kế hoạch về khuyến nông để trình ra thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng. Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện cần thiết cho kỳ họp Hội đồng.

5. Triệu tập các phiên họp của Hội đồng theo quyết định của Chủ tịch.

6. Dự trù kinh phí, làm thủ tục thanh quyết toán hàng năm về các chi tiêu của Hội đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Hàng năm, Thường trực Hội đồng (được sử dụng con dấu của Trung tâm Khuyến nông) thực hiện việc lập Kế hoạch kinh phí hoạt động hàng năm của Hội đồng, trình Hội đồng xem xét để thống nhất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo dự toán được duyệt và lập báo cáo tháng và báo cáo quyết toán trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt trước khi thanh quyết toán với cơ quan có thẩm quyền và công khai tài chính trước Hội đồng.

7. Thường trực Hội đồng do Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách, có trách nhiệm thay mặt Hội đồng mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước tỉnh để thực hiện việc thanh quyết toán nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

8. Lưu trữ, quản lý toàn bộ các văn bản và hồ sơ, quản lý tài sản liên quan đến Hội đồng.



Điều 15. Chế độ hội họp và báo cáo:

1. Hàng quý, các thành viên Hội đồng phải có báo cáo về hoạt động của mình và những kiến nghị, đề xuất gửi Thường trực Hội đồng để tổng hợp xây dựng báo cáo hoạt động của Hội đồng.

2. Thường trực Hội đồng báo cáo hoạt động khuyến nông bằng văn bản cho Hội đồng xem xét và thảo luận để báo cáo với các cơ quan có liên quan theo định ký hàng quý, 6 tháng và cuối năm.

3. Hàng quý, 6 tháng và cuối năm, Hội đồng tổ chức họp sơ, tổng kết công việc và thông quy kế hoạch tiếp theo. Các cuộc họp đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.



Chương 4

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 16. Nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng:

1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng trong thời gian Chương trình ASDP đang thực hiện sẽ được cấp từ nguồn ngân sách thông qua Chương trình ASDP. Sau khi Chương trình ASDP kết thúc, UBND tỉnh đưa kinh phí hoạt động của Hội đồng vào cân đối Ngân sách hàng năm của tỉnh để đảm bảo hoạt động bền vững của Hội đồng cho hoạt động khuyến nông.

2. Ngoài kinh phí cấp từ ngân sách, Hội đồng tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động khuyến nông để bổ sung kinh phí hoạt động cho Hội đồng.

3. Hàng năm, Hội đồng Tư vấn Khuyến nông lập kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí chi tiết đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt đưa vào kế hoạch xin cấp kinh phí từ Chương trình ASDP hoặc đưa vào cân đối trong ngân sách tỉnh sau khi Chương trình ASDP kết thúc.



Điều 17. Chi phí hoạt động hàng năm của Hội đồng bao gồm:

1. Chi phí cho những cuộc họp thường kỳ hoặc bất thường của Hội đồng, cho các hội thảo, Hội nghị sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá thực tế.

2. Phụ cấp kiêm nhiệm cho các thành viên Hội đồng.

3. Công tác phí, chi phí khi tham gia các hoạt động đánh giá các Chương trình khuyến nông tại cơ sở.

4. Chi phí xăng xe đi lại trong các Chương trình tham gia đánh giá tại cơ sở.

5. Chi phí văn phòng phẩm, phương tiện đi lại làm việc thông thường, bảo dưỡng thiết bị làm việc, sửa chữa nhỏ.

6. Chi phí thực hiện Chương trình ASDP đã được phê duyệt: đào tạo, tập huấn; tăng cường năng lực; tiến bộ kỹ thuật.

7. Chi phí khác.



Điều 18. Kinh phí cho các hoạt động và điều hành Hội đồng được thực hiện theo chế độ quy định tại Quyết định số 112/2001/ QĐ-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA) vay nợ và các quy định tài chính hiện hành do nhà nước quy định.

Chương 5

TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 19. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc sửa đổi, bổ sung quy chế này do Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Khuyến nông tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH



Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 54.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương