Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? Trình bày chiến dịch: diễn biến, kết quả và ý nghĩa



tải về 20.25 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích20.25 Kb.
#13392

Hệ thống câu hỏi tự học tự rèn THÁNG 10 GV: ThS. Nguyễn Thị Bích Chi


Câu 1: Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? Trình bày chiến dịch: diễn biến, kết quả và ý nghĩa

* Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

+ Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng nhất ở miền Nam.

+ Đây là nơi địch có sở hở trong chiến lược phòng ngự: do địch nhận định sai hướng tiến công của ta, địch ít chú ý phòng thủ Tây Nguyên, mà chú trọng vùng chung quanh Sài Gòn và khu vực Huế – Đà Nẵng. Lực lượng địch ở Tây Nguyên có Quân đoàn 2, nhưng phải chia ra chiếm giữ nhiều vị trí. Địch ở Tây Nguyên bố phòng sơ hở, chú trọng Kontum, không chú ý phòng thủ Buôn Ma Thuột.

+ Là nơi ta có nhiều lợi thế: địa hình thuận lợi cho việc mở chiến dịch tiến công lớn, có cơ sở hậu cần vững mạnh, đồng bào Tây Nguyên rât trung thành với cách mạng.

* Diễn biến:

+ 4/3/1975, quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó.

+ Ngày 10/3/1975, ta mở cuộc tấn công vào Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi.

+ Ngày 12/3/1975, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.

+ Sau 2 đòn đau nói trên, hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.

+ Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ lực lượng khỏi Tây Nguyên, về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên dường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24/3/1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.

* Ý nghĩa:

+ Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của quân đội và chính quyền Sài Gòn.

+ Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.



Câu 2: Chiến thắng nào của quân dân ta ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trực tiếp đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của chiến thắng đó.

* Hoàn cảnh lịch sử :

- Trong 2 năm 1970 - 1971, ta đã giành nhiều thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Cách mạng miền Nam đã có những điều kiện và thời cơ thuận lợi cho một cuộc tiến công chiến lược mới

* Diễn biến và kết quả

- Ngày 30/3/1972, quân ta tấn công vào Quảng Trị, Từ đó mở rộng tiến công ra khắp chiến trường miền Nam và kéo dài trong năm 1972.

- Trong năm 1972, Quân ta đã tấn công địch trên quy mô lớn với cường độ mạnh và ở hầu hết các địa bàn chiến lược quan trọng của địch; chọc thủng 3 tuyến phòng thủ mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Trong 3 tháng đầu, quân ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 20 vạn quân ngụy, giải phóng một vùng lãnh thổ rộng lớn với hơn 1 triệu dân.

- Sau đòn tấn công bất ngờ của ta, quân ngụy được sự yểm trợ của không quân và hải quân Mĩ đã phản công mạnh, gây cho ta nhiều thiệt hại. Đồng thời, Mĩ cũng tiến hành ném bom và bắn phá miền Bắc trở lại.



* Ý nghĩa.

- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, giáng đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định”…

- Buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).

Câu 3: Vì sao năm 1954-1975 đảng ta đồng thời tiến hành 2 cuộc cách mạng cùng 1 lúc?


Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm: Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội đối lập nhau. Miền Bắc đã có hoà bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang bắt đầu xây dựng một xã hội mới. Miền Nam vẫn còn dưới ách đô hộ, áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Con đường phát triển của cách mạng nước ta lúc này được Đảng ta xác định là phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc của cả nước.
Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Như vậy, đặc điểm lớn nhất, nét độc đáo của cách mạng Việt Nam thời kỳ này là một Đảng thống nhất lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược. Tuy mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cách mạng miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Cách mạng miền Nam giữ vị trí quan trọng, tác động trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của của cách mạng Việt Nam, cùng với mục tiêu độc lập dân tộc, mục tiêu chủ nghĩa xã hội được đặt ra trực tiếp

Câu 4: Sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?

Ngày 23/01/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí tắt; và ngày 27/01/1973 bản hiệp định được chính thức kí kết.



1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24h00 ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì phải rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước, hủy bỏ hết các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu hay can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.n

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.



2. Ý nghĩa của Hiệp định Pari

- Hiệp định Pari về VN là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta trên cả hai miền đất nước. Buộc Mĩ phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.



- Với hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, với thắng lợi này buộc Mĩ phải rút khỏi Việt Nam. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên “ đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước


Каталог: data -> news -> 2013
2013 -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
2013 -> Trung tâm công tác xã HỘi thanh niên tp tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2013 danh sách tình nguyện viêN
2013 -> BÁo cáo hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tháng 3/2013
2013 -> LỊch làm việc của ban thưỜng vụ thành đOÀN
2013 -> Số: 162/tm-đTN
2013 -> Của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
2013 -> TIẾng mõ nam lâN
2013 -> THÔng báo về việc triển khai thực hiện các nội dung trong
2013 -> THÔng báo huy động lực lượng tham gia Hội trại truyền thống “Tiếng mõ Nam Lân” năm 2013
2013 -> TỰ HỌc tự RÉn tháng 10 Câu So sánh cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10/1930? Nêu nguyên nhân sự khác nhau?

tải về 20.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương