Và phát triển động vật rừng hoang dã, quí hiếm. ỦY ban nhân dân tỉnh an giang



tải về 251.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích251.17 Kb.
#24098


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 640/1998/QĐ.UB Long Xuyên, ngày 01 tháng 4 năm 1998




QUYẾT ĐỊNH

Ban hành bản quy định về quản lý, bảo vệ


và phát triển động vật rừng hoang dã, quí hiếm.





ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 12/8/1991.

- Căn cứ Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định danh mục thực vật rừng động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý bảo vệ.

- Căn cứ Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã;

- Căn cứ Nghị định số 77/CP, ngày 29/11/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

- Theo đề nghị của Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm An Giang và Giám đốc Sở Tư pháp An Giang.



QUYẾT ĐỊNH



Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng hoang dã, quý hiếm.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lức kể từ ngày ký, các văn bản trước đây trái với bản quy định ban hành kèo theo quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm phối hợp tổ chức triển khai, hướng dẫn thi hành quyết định này.
Điều 4: Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các cấp căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách n hiệm thi hành quyết định này.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Như Điều 6 PHÓ CHỦ TỊCH

- Lưu.
(Đã ký)

Nguyễn Minh Nhị

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc






Long Xuyên, ngày 01 tháng 4 năm 1998


QUY ĐỊNH

Về quản lý bảo vệ và phát triển


động vật rừng hoang dã, quý hiếm

(Ban hành kèm theo Quyết định số 640/1998/QĐ.UB

ngày 01/4/1998 của UBND tỉnh An Giang)



Động vật rừng hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của đất nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng, góp phần quan trọng trong việc tào nên sự cân bằng sinh thái trong thiên nhiên, đảm bảo môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong việc quản lý bảo vệ và phát triển động vật rừng hoang dã, đặc biệt là những loài động vật quý hiếm, UBND tỉnh quy định việc quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng hoang dã, quý hiếm trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:

Chương I


NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Động vật rừng hoang dã và quý hiếm được nêu ra trong bản quy định này bao gồm các loài thú, các loài chim và động vật bò sát có nguồn gốc tự nhiên hoang dã (không bao gồm các loài gia súc, gia cầm, vật nuôi trong nhà, chuột).

- Động vật rừng hoang dã được xếp thành 03 nhóm (có danh mục kèm theo), tùy theo tính chất và mức độ quý hiếm của chúng.



Nhóm 1: Gồm những loài động vật đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học kinh tế, có số lượng, trữ lượng ít, đang có nguy cơ bị diệt chủng.

Nhóm 2: Gồm những loài động vật có giá trị kinh tế cao, đang bị khai thác, săn bắt quá mức, dẫn đến tình trạng cạn kiệt.

Nhóm 3: Gồm một số loài phổ biến sống hoang dã ở địa phương. Do khai thác, săn bắt quá mức, có nhiều loại bị cạn kiệt ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái trong thiên nhiên.

Điều 2: Việc bảo vệ và phát triển động vật rừng hoang dã, quý hiếm là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và của mọi người dân.

- Nghiêm cấm việc săn bắt dưới mọi hình thức đối với tất cả các loài động vật sống hoang dã trên toàn địa giới hành chính tỉnh An Giang.



Điều 3: UBND tỉnh An Giang là cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển động vật rừng hoang dã trong toàn tỉnh.

- UBND huyện, thị xã, xã - phường - thị trấn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các hoạt động bảo vệ và phát triển động vật rừng hoang dã trên địa bàn thuộc quyền quản lý của mình theo pháp luật chính sách, chế độ của Nhà nước ban hành.



Điều 4: Cơ quan Kiểm Lâm là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, chịu trách nhiệm giúp UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà nước đối hoạt động săn bắt, kinh doanh, mua bán, gây nuôi, bảo vệ và phát triển động vật rừng hoang dã, quý hiếm trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 5: Khuyến khích, hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân trong vệic bỏ vốn gây nuôi, phát triển động vật rừng (hoang dã và quý hiếm).

Điều 6: Mọi hành vi vi phạm các quy định trong bảng quy định này và các văn bản pháp luật bảo vệ động vật rừng hoang dã, quý hiếm tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương II


CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ - BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

ĐỘNG VẬT RỪNG HOANG DÃ, QUÝ HIẾM
Điều 7: Việc khai thác, sử dụng động vật rừng hoang dã, quý hiếm được quy định như sau:

- Đối với nhóm 1: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng dưới mọi hình thức, trong trường hợp đặc biệt, cần thiết sử dụng (Nghiên cứu khoa học, quan hệ quốc tế) phải được Chính phủ cho phép.

- Đối với nhóm 2: Chỉ được bẫy bắt trong trường hợp thật cần thiết sử dụng như: Tạo giống gây nuôi, phục vụ nghiên cứu khoa học, trao đổi quốc tế về giống hoặc phục vụ những yêu cầu cần thiết khác, nhưng phải được Bộ Lâm nghiệp cho phép.

- Đối với nhóm 3: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng phải làm đơn xin săn bắt, bẩy, vận chuyển, trong đó nói rõ mục đích sử dụng, chủng loại, số lượng, địa điểm, thời gian, có xác nhận của cơ quan địa phương, trình Chi Cục kiểm lâm xét cấp phép.

Điều 8: Việc gây nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm động vật rừng có nguồn gốc sống từ tự nhiên hoang dã, quý hiếm phải có đủ các điều kiện sau:

a. Trường hợp nuôi với mục đích kinh doanh:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề nuôi động vật rừng của cơ quan chuyên ngành cấp.

- Đảm bảo được động vật rừng nuôi có nguồn gốc hợp pháp.

- Lập lý lịch theo dõi về tình trạng sức khỏe của từng con, rừng đàn, từng loài và sổ theo dõi biến động tăng, giảm của đàn, số lượng con là thế hệ ông, bà, cha, mẹ và các con trong đàn.

- Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Chi Cục Kiêm lâm, Chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản (đối với ĐVR có dòng đời sống duới nước) và Chi Cục Thú y (đối với ĐVR có dòng đời sống trên đất liền).



b. Trường hợp nuôi với mục đích sản xuất giống:

(Theo quy định ở Nghị định số: 14/CP, ngày 19-03-1996 của Chính phủ).

- Có Số lượng giống nhất định đảm bảo cơ cấu đàn để nhân giống.

- Có đủ điều kiện về diện tích mặt bằng chuồng trại, mặt nước phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nuôi cho từng loài con giống, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh chăn nuôi, thú y và môi sinh – môi trường.

- Các cơ sở nuôi đàn giống gốc, đàn giống ông, bà phải có người quản lý chuyên trách kỹ thuật, phải có trình độ nghiệp vụ chuyên ngành chăn nuôi và phải có giấy phép của Bộ cấp.

- Các cơ sở nuôi đàn giống bố, mẹ phải có người quản lý chuyên trách kỹ thuật, phải có trình độ nghiệp vụ chuyên ngành chăn nuôi và phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.



c. Trường hợp nuôi với mục đích nghiên cứu:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học phải được cơ quan quản lý khoa học có thẩm quyền xác nhận về nhu cầu đó.

- Làm văn bản cụ thể trình bày rõ mục đích sử dụng về tên loài động vật rừng (tên phổ thông, tên khoa học) số lượng, địa điểm và có ý kiến xác nhận của Chi Cục Kiểm lâm, để làm cơ sở báo cáo Bộ Nông nghiệp & PTNT xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Khi lấy sản phẩm từ động vật rừng để sử dụng phải thực hiện đúng giấy phép và các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng, phải báo cáo cho Chi Cục Kiểm lâm lập biên bản kiểm tra đối với sản phẩm lấy ra và phải nộp thuế tài nguyên theo quy định hiện hành.



d. Trường hợp nuôi với mục đích làm vật cảnh, thú chơi:

- Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng với mục đích làm cảnh, thú chơi phải khai báo với Chi Cục Kiểm lâm để Chi Cục xem xét cấp giấy chứng nhận nuôi và lập lý lịch theo dõi.



Điều 9: Đối với động vật rừng hoang dã, quý hiếm ngoài danh mục I, II (của danh mục kèm theo). Nếu nuôi với mục đích kinh doanh phải thực hiện theo mục

a- Điều 8 của bảng quy định này.



Điều 10: Đối với động vật rừng hoang dã, quý hiếm nuôi trước ngày ban hành quyết định này nhưng không đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định thì phải được UBND xã (phường) hoặc đơn vị chủ quản xác nhận và có biên bản kiểm tra, xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại (đối với các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) các huyện thị còn lại do Đội Kiểm lâm Cơ động kiểm tra, xác nhận cho đăng ký làm thủ tục nuôi.

Điều 11: Việc chuyển nhượng, mua bán động vật rừng hoang dã, quý hiếm nhóm I và nhóm II đã được cấp giấy chứng nhận nuôi trong phạm vi tỉnh An Giang phải kèm theo hồ sơ con vật gồm:

a- Giấy chứng nhận vật nuôi của Chi Cục Kiểm lâm tỉnh.

b- Lý lịch theo dõi (đối với loài phải lập lý lịch)

c- Biên lai thu thuế mua bán (theo quy định của Nhà nước) đồng thời chủ sở hữu mới phải đăng ký nuôi với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh.



Điều 12: Các cơ sở, nhà hàng, khách sạn, tiệm ăn của cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh buôn bán, quảng cáo, chế biến các món ăn từ động vật rừng hoang dã (kể cả sản phẩm của chúng) đều phải làm đơn xin phép kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền cấp. Đồng thời phải đảm bảo các điều kiện sau.

a. Động vật rừng hoang dã do gây nuôi mà có và phải chỉ rõ nuôi hoặc nguồn cung cấp.

b. Phản đăng ký danh mục các mặt hàng kinh doanh, các món ăn đặc sản từng loài động vật rừng tại Chi Cục Kiểm lâm.

c. Phải cam kết không thu mua những động vật rừng hoang dã trôi nổi bất hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân săn bắt ngoài thiên nhiên.

d. Chịu sự giám sát của Chi Cục Kiểm lâm, Chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản (đối với ĐVR có dòng đời sống dưới nước) Chi Cục Thú y (đối với ĐVR có dòng đời sống trên đất liền) và cơ quan chức năng khác của tỉnh.

Điều 13: Việc vận chuyển động vật rừng hoang dã, quý hiếm và các sản phẩm của chúng từ các tỉnh thành vào hoặc ra khỏi tỉnh An Giang phải kèm theo các giấy tờ sau:

a- Hóa đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành (trường hợp mua, bán, trao đổi).

b- Biên bản kiểm tra xác nhận của đơn vị Kiểm lâm sở tại hoặc Đội Kiểm lâm Cơ động (ở những nơi không có Hạt Kiểm lâm).

c- Giấy nộp tiền hoặc biên lai thu thuế tài nguyên do Tổng Cục Thuế phát hành (trừ trường hợp phát mải sau khi xử lý tịch thu).

d- Giấy phép vận chuyển của Chi Cục Kiểm lâm sở tại cấp.

Điều 14: Việc xuất khẩu động vật rừng hoang dã, quý hiếm phải theo đúng quy định sau đây:

a- Đối với động vật hoang dã cấm xuất khẩu nhóm I. Trong trường hợp đặc biệt cần xuất khẩu (số lượng ít, phi thương mại) về mục đích nghiên cứu khoa học, trao đổi các vườn thú, giống gây nuôi phải trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

b- Đối với động vật hoang dã được phép xuất khẩu có kiểm soát (nhóm II) chỉ được phép xuất khẩu từ thế hệ O2 (F2) trở đi.

c- Động vật hoang dã được phép xuất khẩu phải thực hiện theo những quy định ở điều 12 và 13 của bảng quy định này.



Chương III


XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15: Các tổ chức, cá nhân đang chăn nuôi, kinh doanh động vật rừng hoang dã, quý hiếm (kể cả các sản phẩm của chúng) phải khai báo tại Chi Cục Kiểm lâm và tiến hành lập thủ tục xin giấy phép hành nghề và kinh doanh trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành quyết định này. Nếu chậm trễ thời gian nói trên tuỳ theo từng trường hợp vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 16: Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bản quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm đều bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 17: Đối với động vật rừng hoang dã, quý hiếm thu giữ được qua kiểm tra, phải được cứu hộ và trước khi thả trở lại môi trường sống của chúng hoặc giao cho các đơn vị, cơ sở nhà nước có chức năng và điều kiện nuôi dưỡng phải được Thú Y hoặc Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản kiểm dịch.

Chương IV


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18: Sở Tư pháp An Giang và Chi Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền rộng rãi bảng quy định này và các văn bản có liên quan.

Điều 19: Chi Cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp & Pháp triển nông thôn, Sở Thương mại – Du lịch, Cục Hải quan, Công an tỉnh, Chi Cục Quản lý thị trường, Chủ tịch UBND các cấp cùng với các cơ quan ban, ngành có liên quan trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, quý hiếm trên địa bàn tỉnh An Giang.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Như Điều 18 - 19 PHÓ CHỦ TỊCH

- Bộ NN&PTNT.

- Cục KL.

- TT.TU – TT.HĐND Tỉnh (Đã ký)

- Các thành viên UBND tỉnh.

- Viện KSND tỉnh

- Các báo, đài PT Nguyễn Hoàng Việt

- VP.UB: CPVP, các tổ.

- Lưu


DANH MỤC ĐỘNG VẬT RỪNG QUÝ HIẾM


NHÓM I

- Ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992,

phụ lục I CITES Quốc tế và Quyết Định số 640/1998/QĐ.UB

ngày 01/4/1998


TT

TÊN VIỆT NAM

TÊN KHOA HỌC

GHI CHÚ













1

Tê giác 1 sừng

Rhinoceros sondaicus




2

Bò tót

Bos gaurus




3

Bò xám

Bos sauveli




4

Bò rừng

Bos banteng




5

Trâu rừng

Bubalus bubalis




6

Voi

Elephas maximus




7

Cà tong

Cervus eldi




8

Hươu vàng

Cervus porcinus




9

Hươu sạ

Moschus moschiferus




10

Hổ

Panthera tigris




11

Báo hoa mai

Panthera pardus




12

Báo gấm

Neofelis nebulosa




13

Gấu chó

Helarctos malayanus




14

Voọc xám

Trachypithecus phayrei




15

Voọc mũi hếch

Rhinopithecus avunculuc




16

Voọc ngũ sắc:










- Voọc quần đùi đỏ

Pygathrix nemueus







- Voọc ngũ sắc Nam bộ

Pygathrix nigripes




17

Voọc đen:










- Voọc đen má trắng

Prebytis Francoisi Francoisi







- Voọc đầu trắng

Presbytis Francoisi poliocephalus







- Voọc mông trắng

Presbytis Francoisi delacouri







- Voọc Hà Tỉnh

Presbytis Francoisi hatinhensis







- Voọc đen Tây Bắc

Presbytis Francoisi sp




18

Vượn đen:










- Vượn đen

Hylobates concolor concolor







- Vượn đen má trắng

Hylobates concolor leucogensis







- Vượn tay trắng

Hylobates lar







- Vượn đen má trắng Nam bộ

Hylobates concolor gabriellae




19

Cày mực

Arctictis binturong




20

Cày vằn

Chrotogale owstoni




21

Cày gấm

Prionodon pardicolor




22

Chồn dơi

Galeopithecus temmimski




23

Cày vàng

Martes flavigula




24

Culi lùn

Nycticebus pigmaeus




25

Sóc bay:










- Sóc bay sao

Petaurista elegans







- Sóc bay trâu

Petaurista lylei




26

Sóc bay:










- Sóc bay nhỏ

Belomys







- Sóc bay bông tay

Belomys pearsoni




27

Sóc Tây nguyên

Canis aureus




28

Công

Pavo muticus




29

Gà lôi:










- Gà lôi

Lophura diardi diardi







- Gà lôi lam màu đen

Lophura imperialis Delacouri







- Gà lôi lam màu trắng

Lophura diardi Bonoparte




30

Gà tiền:










- Gà tiền

Polyplectron bicalcaratum







- Gà tiền mặt đỏ

Polyplectron germani




31

Trĩ sao

Rheinar ctia ocellata




32

Sếu cổ trụi

Grus antigol




33

Cá sấu nước lợ

Crocodylus porosus




34

Cá sấu nước ngọt

Crocodylus siamensis




35

Hổ mang chúa

Ophiogus hannah




36

Các cóc Tam đảo

Paramesotriton deloustali




37

Gấu chó

Helarctos malayanus




38

Gấu ngựa

Selenarctos thibetanus




39

Rái cá thương

Lutra lutra




40

Cầy gấm

Prionodon pardicolor




41

Mèo rừng

Felis bengalensis




42

Mèo gấm

Felis marnorata




43

Sao la

Pseudoryx nghetinhensis




44

Mang lớn

Megamuntiacus vuquangensis




45

Sơn dương

Capricornus sumatraensis




46

Cá heo

Lipotes vexillifer




47

voi xanh

Balaenopteramusculus




48

Các ông sư

Neophocaena phocaenoides




49

Cá nàng tiên

Dugong dugon




50

Cóc biển bụng trắng

Fregata andrewsi




51

Cò lạo xám

Mycteria cinerea




52

Ngan cánh trắng

Cairina scutulata




53

Đại bàng đầu nan

Aquila heliaca




54

Cát lớn

Falco peregrinus




55

Gà lôi lam mào đen

Lophura imperialis




56

Sếu xám

Grus nigricollis




57

Ô tác

Lupodotis bengalensis




58

Choắc mỏ vàng

Triga guttifer




59

Niệc cổ hung

Aceros nipalensis




60

Hồng hoàng

Buceros bicornis




61

Bồ câu Nicoba

Caloenas nicobarica




62

Rùa da

Dermochelys coriacea




63

Đồi mồi

Eretmochelys imbricata




64

Cá sấu hoa cà

Crocodylus porosus




65

Cá sấu xiêm

Crocodylus siamensis




66

Trăn đất

Python molurus




67

Đồi mồi dứa

Chelonia mydas




68

Cá formo

Seleropages formosus




69

Cá sóc

Probarbus jullieni




70

Cá tra đất

Pangasianodon gigas





DANH MỤC ĐỘNG VẬT RỪNG QUÝ HIẾM


NHÓM II

- Ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992,

phụ lục I CITES Quốc tế và Quyết Định số 640/1998/QĐ.UB

ngày 01/4/1998

TT


TÊN VIỆT NAM

TÊN KHOA HỌC

GHI CHÚ













1

Nhen

Dendorogela murina




2

Dơi

Tupaia glis




3

Dơi ngựa bé

Preropus hypomelamus




4

Dơi ngựa Thái Lan

P. lylei




5

Dơi ngựa lớn

P.vampyrus




6

Cu li lớn

Nycticebus coucang




7

Cu li nhỏ

N.pygmaeus




8

Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides




9

Khỉ mốc

M.assamensis




10

Khỉ đuôi dài

M. fascicularis




11

Khỉ vàng

M. mulatta




12

Khỉ đuôi lợn

M. nemestrina




13

Voọc bạc

Prebytis cristata




14

Voọc đen

Trachypithecus francoisi




15

Voọc xám

Trachypithecus phayrei




16

Sói đỏ

Cuon alpinus




17

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinerea




18

Rái cá lông mượt

Lutra perspicillata




19

Rái cá lông mùi

L. sumatrana




20

Cày Vân Nam

Hemigulus derbyanus




21

Cày nước

Cynogale beanettii




22

Mèo ri

Felis chaus




23

Mèo cá

Felis viverrina




24

Tê tê Java

Manis javanica




25

Tê tê vàng

M. pentadactyla




26

Sóc nâu bạc

Ratufa affinis




27

Sóc đen

R. bicolor




28

Sóc dương

Capricornis sumatraensis




29

Rùi núi vàng

Indotestudo clongata




30

Cò đen

Ciconia nigra




31

Vịt mồng

Sarkidiomis melanotos




32

Diều mào

Aviceda leuphotues




33

Diều an ong

Pernis ptilorhychus




34

Ưng Ấn Độ

Accipiter trivigalus




35

Ưng xám

A. badius




36

Ưng lưng xám

A. soloensis




37

Phượng hoàng đất

Buceros bicornis




38

Ưng mày trắng

A. nisus




39

Ưng bụng hung

A. virgatus affinis




40

Ưng Nhật Bản

A. viguralis




41

Diều mướp

Circus melanoleucos




42

Diều đầu trắng

C. aeruginosus




43

Diều lửa

Haliasttus indus




44

Diều xám

Butastur liventer




45

Diều Ấn độ

B. indicus




46

Diều đầu nâu

Spizaetus cirrhatus




47

Đại bàng nâu

Aquila rapax




48

Đại bàng đen

A. clanga




49

Đại bàng má trắng

Hieraaetus fasciatus




50

Đại bàng bụng hung

H. kienerii




51

Đại bàng Mã Lai

Ictiunaetus malayensis




52

Đại bàng bụng trắng

Haliacctus leucogaster




53

Đại bàng đuôi trắng

H. leucoryphus




54

Diều cá lớn

Ichthyophaga ichthyactus




55

Diều cá bé

I. nana plumbea




56

Diều ngón ngắn

Circaetus gallicus




57

Diều hoa Miến Điện

Spilornis cheela burmanicus




58

Đại bàng trọc đầu

Aegyius monachus




59

Kên kên Ấn Độ

Gyps indicus




60

Kênh kênh Băng Gan

G. bengalensis




61

Ó cá

Pandion haliaetus




62

Cát bụng hung

Falco severus




63

Cát bụng xám

F. columbarius




64

Cát bụng hung

F. tinunculus




65

Cát Ấn Độ

F. biarmicus jugger




66

Cát nhỏ bụng hung

Mocrohierax coerulescens




67

Các nhỏ bụng trắng

M. malanoleucos




68

Công

Pavo mutieus




69

Gà Sao

Polypletron bicalcaratum




70

Gà tiền mặt vàng

P. b. ghigii




71

Gà tiền mặt đỏ

P. Germani




72

Sếu cổ trụi

Grus antigone sharpii




73

Vẹt má vàng

Psittacula eupatria




74

Vẹt đầu hong

Psittacula roscata juncac




75

Vẹt đầu xám

P. hymalayana finschii




76

Vẹt ngực đỏ

P. alexandri fasciata




77

Vẹt đuôi dài

P. longicauda longicauda




78

Vẹt lùn

Loriculus vernalis




79

Các loài trong bộ Cú

Strigiformes spp




80

Heo rừng

Sus scrofa (suidae)

Động vật đặc

81

Cheo cheo

Tragulus javanicus (họ Tragulidae)

thù của Tỉnh.

82

Nhím

Hystricidae (Nhím bờm Acanthion–suberistatum)



83

Nai, Mang (Mển)

Họ Cervidae và Moschidae



84

Chồn (các loài)

Galeopithecus temminoki, Fling lemur



85

Thỏ rừng






86

Rắn hổ (các loài)

Elapidae, Hydrophiidae, Viperidae



87

Rắn lục (các loài)

Trimeresurus



88

Kỳ đà

Varanus bengalensis nebulonus, V.salvator



89

Tắc kè (các loài)

(Gekko gecko) Gekkonidae



90

Rùa đầm lầy, Rùa núi

Emydinidae, Testudinidae



91

Trăn (các loài)

Boidae (Python)



92

Chim, Cò (các loài)

Ciconiidae, Pelecanidae, Anetidae



93

Dơi quạ

Megoerop ecaudatus



94

Cua đinh (ba ba)

Trionyx cartilagneus



95

Chồn mướp

Paradoxurus



96

Cồng cọc (cốc đen)

Phalacrocoraxniger



97

Chồn, cáo, mèo

Felis viverrinae




NHÓM III
Gồm các loài động vật không thuộc nhóm I, nhóm II và không phụ thuộc phụ lục I và phụ lục II của CITES Quốc tế.

****



Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 251.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương