Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 113/bc-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 119.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích119.24 Kb.
#4188


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

Số: 113/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Bình, ngày 24 tháng 6 năm 2015

BÁO CÁO

Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg


Thực hiện Công văn số 1208/BCĐ ngày 14/4/2015 của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động thực hiện kết luận số 04-KL/TW Bộ Tư pháp về việc báo cáo kết quả sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình báo cáo như sau:



I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động

a) Ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện

Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI), Tỉnh Ủy Quảng Bình đã ban hành 01 Công văn chỉ đạo, điều hành; UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành 03 quyết định, 14 kế hoạch; Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1133 đã ban hành 03 quyết định và 01 công văn đôn đốc thực hiện; các sở, ban, ngành, đoàn thể đã ban hành 20 kế hoạch, 05 quyết định, 20 công văn; các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành 48 kế hoạch; 04 chỉ thị; 10 công văn.

b) Việc quán triệt nội dung Chương trình hành động

Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI), UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Gọi tắt là Kế hoạch số 284/KH-UBND). Đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện tùy theo điệu kiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai phổ biến, quán triệt trực tiếp hoặc lồng ghép phù hợp với tình hình của đơn vị.

c) Việc thành lập, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký triển khai các Đề án tại Trung ương và các địa phương.

Thực hiện Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 20/3/2013, UBND tỉnh đã ban hành 03 quyết định thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký triển khai các Đề án như: Quyết định số 1417/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án “Cũng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước”; Quyết định số 1785/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 về việc thành lập Ban Điều hành triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2010-2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1133 ban hành Quyết định số 28/QĐ-BCĐ ngày 27/02/2015 về việc thành lập Tổ Thư ký Ban chỉ đạo Thực hiện Quyết định 1133/QĐ-TTg.

d) Hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng việc thực hiện Chương trình hành động

Sở Tư pháp - Cơ quan Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh giúp UBND tỉnh, Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc và ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, hàng năm Sở Tư pháp tham mưu Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, UBND tỉnh tiến hành lồng ghép công tác kiểm tra vào công tác kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh. Định kỳ 6 tháng, hàng năm các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp để tham mưu cho Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, UBND tỉnh sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, hàng năm và theo từng giai đoạn, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chương trình.

2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình hành động và các Đề án của Chương trình

a) Kinh nghiệm từ cách thức triển khai

- Trên cơ sở Kế hoạch và phát huy kết quả đã đạt được trong việc thực hiện các Đề án, các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tổ chức triển khai, thực hiện các Đề án thuộc Chương trình hành động giai đoạn 2013-2016 đảm bảo đúng kế hoạch, kịp thời, sâu rộng trong toàn tỉnh; phấn đấu thực hiện đúng mục đích, yêu cầu và các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch.

- Việc triển khai phải bảo đảm sự liên tục và tính hệ thống; đồng thời, phải tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; phát huy tính chủ động và nâng cao trách nhiệm các sở, ban, ngành, địa phương; huy động tối đa nguồn nhân lực, vật lực để tiến hành triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ và có hiệu quả trên toàn tỉnh.

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra việc triển khai thực hiện; tăng cường công tác phối hợp của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện.

- Lồng ghép vào các chương trình Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật khác cũng như các chương trình phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành và địa phương để triển khai.

b) Kết đạt được theo mục tiêu, yêu cầu đề ra của Chương trình hành động và các Đề án (ước tính tỷ lệ phần trăm kết quả triển khai thực hiện so vói mục tiêu đặt ra)

Qua 3 năm thực hiện Chương trình hành động và các Đề án của Chương trình về cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, cụ thể:



Kết quả thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2013-2016 theo Kế hoạch số 548/KH-UBND ngày 22/5/2013 triển khai thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đã triển khai sâu rộng, liên tục công tác PBGDPL, công tác PBGDPL trong các trường, cơ sở giáo dục đã được tiến hành thường xuyên, có nền nếp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, về cơ bản đã đạt được 100% mục tiêu đã đề ra. Cụ thể:

- Đạt 100% trường học thành lập Hội đồng hoặc Ban Phổ biến giáo dục pháp luật, cử cán bộ phụ trách công tác pháp chế; cán bộ phụ trách công tác pháp chế của các trường được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL; trường học có đủ giáo viên giảng dạy môn đạo đức, GDCD, GDPL; 100% giáo viên dạy môn GDCD, GDPL được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; học sinh, sinh viên các cấp học được học tập môn đạo đức, GDCD, GDPL theo chương trình chính khóa; trường học có Tủ sách pháp luật hoặc ngăn sách pháp luật, quản lý và khai thác có hiệu quả; 100% các trường thực hiện đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa; xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo; trường học đã bố trí kinh phí triển khai công tác PBGDPL, đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng nhu cầu công tác dạy và học môn đạo đức, GDCD, GDPL chính khóa.

Kết quả thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển của đất nước giai đoạn 2013 - 2016” ban hành theo Kế hoạch số 563/KH-UBND ngày 27/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình.

- Trong thời gian qua Lãnh đạo Sở Tư pháp đã tiến hành củng cố, tăng cường năng lực tham mưu cho Phòng phổ biến giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện có đủ khả năng tham mưu cho lãnh đạo Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ PBGDPL tại địa phương, so với mục tiêu đề ra đạt 80%;

- Đạt 80% mục tiêu củng cố, kiện toàn mạng lưới báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Cụ thể, trong thời gian qua, UBND tỉnh, cấp huyện đã tiến hành củng cố, kiện toàn mạng lưới báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp. Hiện nay, toàn tỉnh có 75 báo cáo viên, cấp huyện có 174 báo cáo viên và cấp xã có 1.576 tuyên truyền viên; xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền pháp luật ở thôn, bản, tiểu khu, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn; tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số, người biết tiếng dân tộc thiểu số về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra;

- Đạt 100% mục tiêu công tác hoà giải ở cơ sở được các địa phương quan tâm chú trọng, chất lượng đội ngũ cán bộ và các tổ hoà giải ở địa phương ngày càng được nâng cao. Hiện nay toàn tỉnh có 1.470 tổ hoà giải với trên 9.072 tổ viên. Trong đó thành phần của Tổ hoà giải gồm: Trưởng thôn: 1.049 người; Bí thư Chi bộ: 1.078 người; Cán bộ Mặt trận: 4.224 người; Già làng, trưởng bản: 207 người; thành phần khác: 2.514 người. Về cơ bản đội ngũ hòa giải viên đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cơ bản đáp ứng nhiệm vụ được giao. Hàng năm đạt tỷ lệ hòa giải thành từ 87 % trở lên; đảm bảo 90% trở lên các tổ hoà giải và Ban công tác Mặt Trận ở cơ sở hoạt động có hiệu quả;

- Đạt 80% về mục tiêu huy động đội ngũ luật gia, luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên pháp luật, cán bộ, công chức ngành Tư pháp và các cơ quan thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia vào đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên nhằm tiến hành các hoạt động tuyên truyền PBGDPL;

- Đạt 100% mục tiêu công tác nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ pháp luật trên địa bàn được chú trọng. Cụ thể, hiện nay trên địa bàn có trên 396 Câu lạc bộ pháp luật với các tên gọi khác nhau như: Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật, Câu lạc bộ Phụ nữ không sinh con thứ 3, Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, Câu lạc bộ phòng chống HIV-AIDS, Câu lạc bộ Thanh niên lập nghiệp, Câu lạc bộ Gia đình không vi phạm pháp luật, Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực gia đình. Trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã tiến hành tham mưu cho Ban Chỉ đạo Đề án 2 tổ chức 16 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thực pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn;

- Đạt 100% mục tiêu báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật, trợ giúp viên pháp lý, phóng viên, biên tập viên chuyên trách về pháp luật tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; giảng viên giảng dạy các môn về pháp luật của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Trường Đại học Quảng Bình, các Trường giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh, giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân trong các trường trung học; cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành tỉnh và doanh nghiệp do tỉnh quản lý; Tổ trưởng tổ hoà giải, Trưởng Ban Công tác mặt trận ở cơ sở, Công an xã, Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ pháp luật. Cụ thể, đã tổ chức 3.979 hội nghị với 404.614 lượt người tham dự cho các đối tượng nói trên;

- Riêng mục tiêu 70% trở lên các sở, ban, ngành cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước có cán bộ pháp chế chuyên trách thì hiện nay việc kiện toàn đội ngũ những người làm công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 gặp một số khó khăn vướng mắc nên chưa thể tiến hành triển khai theo mục tiêu yêu cầu đề ra. Nhưng đối với mục tiêu Báo Quảng Bình và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh có phóng viên, biên tập viên chuyên trách về pháp luật; bổ sung đủ số lượng cần thiết và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Trường Đại học Quảng Bình, các trường giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh, Giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân trong các trường trung học đến nay cơ bản đã đạt 100% theo yêu cầu đề ra.



Kết quả thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động ban hành theo Kế hoạch số 547/KH-UBND ngày 22/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình.

- Với mục tiêu năm 2013, 2014 tiến hành xây dựng kế hoạch, lập dự toán kính phí, biên soạn nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên; triển khai thí điểm nhằm rút kinh nghiệm tiến đến triển khai trên diện rộng. Năm 2015, triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung của kế hoạch đề ra thì trong 3 năm vừa qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện được 50% kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, trong 3 năm, Sở Lao động, Thương binh và xã hội đã tham mưu UBND tỉnh tiến hành xây dựng kế hoạch, lập dự toán kính phí, biên soạn nội dung chương trình và tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động theo kế hoạch đã đề ra như: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thông qua lồng ghép trong các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác lao động, việc làm tại các huyện, thị xã, thành phố; các lớp bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã, cán bộ công đoàn chuyên trách để tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến mọi đối tượng về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, chế độ tiền lương mới, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sở; thông qua việc công bố, công khai những nội dung của Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tư vấn pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật lao động, phát tờ rơi.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tiến hành tập huấn đến các đối tượng áp dụng của Bộ luật Lao động theo phạm vi quản lý ngành, theo địa bàn quản lý, gồm: Lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể; Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; Lãnh đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Tư pháp, Liên đoàn lao động các huyện, thành phố; người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác tổ chức nhân sự của các công ty Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Liên đoàn lao động tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu nội dung Bộ luật Lao động năm 2012.

Kết quả thực hiện Đề án “Tăng cường ph biến giáo dc pháp lut cho cán b, nhân dân vùng biên gii, hi đảo giai đon 2013-2016 ban hành theo Kế hoạch số 1465/KH-UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình

- Đạt 50% cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội và lực lượng dân quân tự vệ ở vùng biên giới; cán bộ, nhân dân đang cư trú, công tác ở vùng biên giới; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong các đơn vị quân đội ở vùng biên giới; Báo cáo viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở các địa phương vùng biên giới được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ PBGDPL. Cụ thể, trong 03 năm triển khai Đề án, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đại phương thực hiện đã tổ chức và phối hợp tổ chức 1.165 hội nghị tuyền truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ và nhân dân vùng biên giới, hải đảo với hơn 42.478 lượt tham dự. Tiến hành in ấn, phát hành 27.142 tài liệu sách, báo, tờ rơi, tờ gấp; 700 đĩa DVD để cấp pháp cho cho 27 xã, phường trên hai tuyến biên giới của tỉnh. Thực hiện 56 tin, bài, phóng sự, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Đạt 80% mục tiêu tiếp tục phát triển, mở rộng các hình thức PBGDPL hiệu quả thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ quân đội và lực lượng dân quân tự vệ nói chung và bộ đội ở vùng biên giới nói riêng. Cụ thể, Trong thời gian qua Đồn Biên phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, đặc biệt là phát huy triệt để công tác tuyên truyền thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là cán bộ vận động quần chúng BĐBP, giáo viên, Chi hội phụ nữ, cán bộ Tư pháp các xã, phường trên hai tuyến biên giới của tỉnh.

Kết quả thực Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật” ban hành theo Kế hoạch số 984/KH-UBND ngày 12/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình.

- Thực hiện các mục tiêu đã đề ra, thời gian qua, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện và đạt được những kết quả sau:

+ Đạt 100% mục tiêu có 70% nhân dân tại địa bàn trọng điểm được phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật gắn trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trong đó tập trung vào những nội dung pháp luật liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật, phù hợp đặc thù ở từng địa bàn. Cụ thể, đã tổ chức 7 hội nghị tuyên truyền PBGDPL cho cán bộ và nhân các vùng trọng điểm về hình sự và phòng, chống ma túy, tranh chấp đất đai, chính sách giải phóng mặt bằng, trật tự, an toàn giao thông trên tổng số 10 địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.

+ Đạt 70% mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm được trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực pháp luật liên quan;

+ Đạt 80% công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các địa bàn trọng điểm đã góp phần kiềm chế và làm giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm và đạt 100% so với mục tiêu đề ra.

+ Từng bước tiến hành xây dựng được mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật tại các xã có nhiều vi phạm pháp luật theo từng lĩnh vực để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng với mục tiêu này đạt 50% so với kế hoạch đề ra.



Kết quả thực hiện “Đề án tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016” ban hành theo Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình.

- Thực hiện các nội dung của Kế hoạch về xây dựng tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo; tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ công chức, người có thẩm quyền tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; người làm công tác; người tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo. Trong thời gian qua, Thanh tra tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương đã tổ chức 7.351 hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho 585.744 lượt người tham dự về Luật Thanh tra năm 2010, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi bổ sung năm 2012, Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ cho các đối tượng là cán bộ cấp xã, tổ trưởng tổ hoà giải, trưởng ban công tác mặt trận các thôn. Tổ chức 388 cuộc thi tìm hiểu về pháp luật với 27.125 lượt người; thành lập 614 Câu lạc bộ pháp luật với 19.287 thành viên. Tủ sách pháp luật được duy trì và phát huy hiệu quả, hiện nay có trên 3.290 tủ sách pháp luật, trong đó 323 tủ sách ở xã, phường, thị trấn; 2967 tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Phát hành in ấn 15.690 bộ tài liệu về pháp luật khiếu nại, tố cáo; 64.654 tờ gấp; 8.974 cuốn sách; phát hành 608 đĩa hình, băng đĩa tiếng và 9.679 tài liệu khác. Thực hiện 04 chuyên mục pháp luật và đời sống về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hiện 67 tin, bài về Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013 và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trên phạm vi toàn tỉnh trên Báo Quảng Bình. Nhìn chung, đạt khoảng 50% so với nội dung kế hoạch đề ra.



Kết quả thực Đề án xã hội hóa công tác PBGDPL và Trợ giúp pháp lý đến năm 2016" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” ban hành theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình.

- Thực hiện Kế hoạch, Hội Luật gia đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị địa phương tiến hành thực hiện các nội dung đã đề ra, cụ thể:

+ Đạt 50% công tác tiến hành rà soát, đánh giá nguồn nhân lực thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại Hội Luật gia các cấp, Hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; đa dạng hoá nguồn tài liệu tuyên truyền pháp luật như biên soạn, cung cấp các tài liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; tờ gấp; tài liệu pháp luật.

- Đạt 50% mục tiêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý. Cụ thể, đã tổ chức 11 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý với hơn 804 lượt người tham dự Đã tiến hành tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động kết hợp với tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo từng lĩnh vực, chuyên đề về pháp luật phù hợp với các tầng lớp nhân dân ở các xã nghèo, đặc biệt khó khăn.

c) Các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả

- Ngoại các hình thức truyên thống như tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng đã đa dạng và đổi mới hình thức mạng lại hiệu quả cao như: Tuyên truyền pháp luật thông qua các Câu lạc bộ pháp luật, Tổ Tư vấn pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức sân khấu hóa, sinh hoạt ngoại khóa...

- Mô hình “Cờ an toàn giao thông” của các trường Phổ thông trung học là một trong những mô hình tuyên truyền mới và hiệu quả. Theo đó, trên xe đạp của học sinh có gắn một lá cờ nhỏ, màu đỏ, có số hiệu an toàn giao thông, với cách làm này, mỗi khi đi xe đạp, các em ý thức hơn việc chấp hành luật lệ giao thông, dần dần các em trở thành các tuyên truyền viên về giao thông. Qua nhiều năm thực hiện, ý thức tham gia giao thông của các em học sinh và nhân dân địa phương được nâng cao.

- Một số cách làm mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như Đồn Biên phòng đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã, phường trên tuyến biên giới, cán bộ Tư pháp, Trạm kiểm, Trạm Y tế thông báo cho quần chúng nhân dân tập trung tại hội trường Ủy ban nhân dân, nhà ở Trưởng bản để tiến hành sinh hoạt và tiến hành lòng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quán triệt các chủ trương, kế hoạch, chuyên đề cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn, cấp phát các loại văn bản, tài liệu tuyên truyền.

- Mô hình “Điểm sáng chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" trong giai đoạn mới với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng “Gia đình văn hóa", "Khu dân cư tiên tiến". Các hoạt động trên đã và đang phát huy vai trò tích cực trong việc tuyền truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.

d) Hiệu quả, tác động thực tế mang lại từ các Chương trình, Đề án

- Qua 3 năm thực hiện Chương trình hành động và các Đề án của Chương trình, công tác PBGDPL đã góp phần nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương về vị trí, vai trò của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó thường xuyên có sự quan tâm chỉ đạo trong việc thực hiện công tác này. Đồng thời, đã tăng cường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả trong công tác PBGDPL nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện các Đề án đã phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống sinh hoạt, học tập của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân; đồng thời tạo điều kiện để cán bộ và nhân dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật.

- Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường đưa đến hiệu quả, tác động thiết thực, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, góp phần giữ vững an sinh xã hội. Đồng thời, việc học tập các môn học pháp luật được sinh viên chú trọng và ngày càng hứng thú hơn đối với môn học, thể hiện qua thái độ học tập của sinh viên không chỉ trong chương trình chính khóa mà còn trong các hoạt động giáo dục ngoại khóa.

e) Bài học kinh nghiệm

- Tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng; nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo của các ban, ngành, các địa phương trong công tác PBGDPL, từ đó tạo sự gắn kết giữa hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và hoạt động quản lý, điều hành của các ban, ngành, địa phương đối với công tác này

- Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL phải đảm bảo đủ về số lượng và chắc về trình độ chuyên môn; đảm bảo có cán bộ chuyên trách về PBGDPL ở các đơn vị, địa phương để làm đầu mối thực hiện nội dung hoạt động PBGDPL nói chung và của các Đề án nói riêng.

- Chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động kịp thời để các nội dung của Để án được thực hiện đảm bảo về tiến độ và chất lượng theo yêu cầu. Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn để có hướng tháo gỡ.

- Phát huy vai trò của các cơ quan chủ trì thực hiện Đề án trong việc tập hợp, phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; tạo sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện.

- Thực hiện tổng kết, đánh giá các mô hình điểm để tìm ra mô hình phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn, rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, chon lựa mô hình để nhân rộng.

- Phải biết kết hợp công tác phổ biến pháp luật với giáo dục pháp luật, gắn công tác PBGDPL với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, văn hoá, truyền thống cho cán bộ và nhân dân.

- Xác định đúng, rõ đối tượng được PBGDPL và nhu cầu pháp lý của đối tượng để lựa chọn hình thức, nội dung phù hợp, mạng lại hiệu quả cho từng đối tượng khác nhau. Đồng thời, phát huy hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng hình thức sân khấu hoá, các loại hình hoạt động văn hoá nghệ thuật thường thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

- Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên qua việc giáo dục, động viên đoàn viên, hội viên về việc chủ động tìm hiểu, tuân thủ và thi hành pháp luật, xây dựng lối sống lành mạnh; tham gia vào Câu lạc bộ “Thanh niên với pháp luật” của Nhà trường và trở thành thành viên tích cực của Câu lạc bộ.



II. ĐÁNH GIÁ VỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Về thể chế, chính sách, nhận thức, công tác phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện

- Công tác ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đôi lúc chưa kịp thời, nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương về công tác PBGDPL chưa cao. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế, ý thức pháp luật chưa cao, chưa quan tâm đến giá trị của nhận thức pháp luật. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi các quy định đó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích trực tiếp của mình đang bị xâm hại, hoặc cần bảo vệ... Dẫn đến, việc tổ chức tuyên truyền PBGDPL chưa thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân.

- Sự phối hợp giữa một số ngành, địa phương cũng như các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện các Đề án đôi lúc chưa được thường xuyên, chặt chẽ, chưa thực sự chủ động. Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa thật sự chủ động và chưa làm tốt vai trò tham mưu về công tác PBGDPL; khả năng cập nhật thông tin, văn bản pháp luật mới đang còn hạn chế.

2. Nguồn lực và các điều kiện bảo đảm để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ

- Điều kiện, nguồn lực để triển khai thực hiện còn thiếu. Việc trang bị cơ sở vật chất, máy tính cũng như đường truyền internet nhất là ở một số xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin.

- Hiện nay có nhiều chương trình, đề án trong lĩnh vực PBGDPL nhưng điều kiện, năng lực để triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, nhất là về kinh phí. Vì vậy, việc thực hiện các Chương trình, Đề án gặp nhiều khó khăn, nhất là các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, dẫn đến một số Chương trình, Đề án việc triển khai thực hiện chưa đạt kết quả như mong muốn.

3. Cách thức tổ chức thực hiện, hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các thành viên trong Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký thực hiện các Đề án đôi lúc chưa được thường xuyên, chặt chẽ, chưa thực sự chủ động trong nhiệm vụ được phân công.

- Quá trình triển các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ yếu tập trung vào xây dựng kế hoạch và hướng dẫn đơn vị cơ sở triển khai thực hiện nên phần lớn các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa triển khai rộng và sâu các hình thức PBGDPL.

4. Nguyên nhân

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác PBGDPL còn mỏng và kiêm nhiệm nên chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao. Chế độ thù lao cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên còn thấp.

- Số lượng văn bản phải tuyên truyền, phổ biến nhiều, văn bản dài, phức tập, đòi hỏi tính chuyên sâu cao nhưng tinh thần tự giác chủ động nghiên cứu tìm hiểu, tự học hỏi pháp luật của một bộ phận công chức, viên chức và nhân dân chưa cao.

- Kinh phí cấp cho công tác PBGDPL ở các cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

- Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với công tác PBGDPL, nhất là ở cơ sở, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế.

III. DỰ BÁO NHU CẦU CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Dự báo nhu cầu

- Phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật là một giai đoạn của quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, là một mắt xích quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, là cầu nối để chuyển tải và đưa pháp luật vào cuộc sống, qua đó đưa cuộc sống vào pháp luật. Do đó, nhu cầu về tìm hiểu pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật của người dân trong tất cả các lĩnh vực ngày tăng. Nên việc duy trì và tăng cường các Chương trình, Đề án là điều cần thiết.

- Xã hội ngày càng phát triển, các văn bản pháp luật được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung ngày càng nhiều nên yêu cầu về công tác phổ biến giáo dục ngày càng cao.

- Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một số cán bộ và người dân còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật ngày càng tăng, càng phức tạp nên nhu cầu về phổ biến, giáo dục pháp luật là rất cần thiết.

2. Kiến nghị, đề xuất các giải pháp

a) Tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng; nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo của các ban, ngành, các địa phương trong công tác PBGDPL, từ đó tạo sự gắn kết giữa hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và hoạt động quản lý, điều hành của các ban, ngành, địa phương đối với công tác này.

b) Phát huy tính tích cực chủ động của các cấp, các ngành, địa phương trong việc PBGDPL, trong phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ PBGDPL.

c) Phải thường xuyên rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để phát hiện và kịp thời công bố những văn bản, những quy định hết hiệu lực, kịp thời sửa đổi, bổ sung những văn bản QPPL còn chồng chéo, mâu thuẫn; có kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp với từng giai đoạn; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, nâng cao kỹ thuật lập pháp, mở rộng các hình thức nhân dân tham gia vào việc xây dựng pháp luật.

d) Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng đội ngũ làm công tác PBGDPL, trong đó đặc biệt chú trọng việc định hướng nội dung PBGDPL thường xuyên cho đội ngũ này.

đ) Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp sát thực với từng nhóm đối tượng. Hình thức phổ biến phong phú, đa dạng và vận dụng linh hoạt, khắc phục sự rập khuôn, nhàm chán; lồng ghép việc PBGDPL với các hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hoá, văn nghệ, thông qua các câu lạc bộ, các chi hội, các tổ chức cộng đồng... Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL cần chú trọng việc giáo dục cho cán bộ và nhân dân về ý thức, trách nhiệm của mình trong việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu pháp luật; ý thức tuân thủ pháp luật; gắn công tác PBGDPL với thực thi pháp luât. Cần tăng cường hơn nữa công tác hòa giải ở cơ sở. Đây là hình thức có tính PBGDPL cao vì nó không chỉ giải quyết tranh chấp mà thông qua hoạt động này để PBGDPL trong cộng đồng dân cư.

e) Nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong trường học, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và hình thức ngoại khóa pháp luật. Công tác xét xử của Tòa án cũng góp phần không nhỏ vào công tác PBGDPL và nâng cao chất lượng xét xử cũng có nghĩa là nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL.

g) Tăng cường kiểm tra công tác PBGDPL; duy trì thường xuyên chế độ thông tin, báo cáo; thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng về công tác này.

h) Bổ sung kinh phí, cơ sở vật chất để các cơ quan, đơn vị, địa phương có điều kiện thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhất là các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách như tỉnh Quảng Bình...

i) Kịp thời đăng tải các văn bản QPPL trên trang/công thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ ngành có liên quan để thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng; kịp thời đăng tải các đề cương tuyên truyền luật để các bộ, ngành, địa phương khai thác...

Trên đây là Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg Bộ Tư pháp và UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo nhằm đưa công tác này đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tiếp theo.

Nơi nhận:

- Vụ PBGDPL (Bộ Tư pháp);

- VP Tỉnh ủy;

- UBMTTQVN tỉnh;

- TT HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- VP UBND tỉnh;

- Ban Pháp chế- HĐND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;

- Các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Lưu VT, STP.




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký


Nguyễn Tiến Hoàng




Каталог: 3cms -> upload -> qbportal -> File -> VBPQ -> 2015
2015 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
2015 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
2015 -> Ubnd tỉnh quảng bình ban chỉ ĐẠO 1237
2015 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc
2015 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2015 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2015 -> Sở Lao động Thương binh và Xã hội
2015 -> VĂn phòng số: 1026 /vpubnd -tcd v/v báo cáo tình hình thi hành pháp luật về tiếp công dân CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2015 -> Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉNH
2015 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 119.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương