Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 285.8 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích285.8 Kb.
#27592

UBND TỈNH SƠN LA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 961/ SGDĐT – GDTrH

Về việc Quy định hồ sơ nhà trường, giáo viên





Sơn La, ngày 30 tháng 10 năm 2008


Kính gửi: - Các phòng GDĐT huyện, thành phố.

- Các trường trung học phổ thông.
Từ năm 2001 Sở GDĐT đã có công văn số 478/THPT ngày 27/7/2001 về việc quy định các loại hồ sơ, sổ sách của nhà trường và giáo viên. Thời gian vừa qua các trường đã thực hiện nghiêm túc các quy định trên. Để phù hợp với Điều lệ trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 17/2007/QĐ – BGDĐT ngày 12/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Gọi tắt là Điều lệ trường trung học). Nay Sở Giáo dục và Đào tạo quy định lại các loại hồ sơ, sổ sách của nhà trường, Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên như sau:

I. Các loại hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.

Các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục đối với nhà trường được quy định tại khoản 2 Điều 2 của Điều lệ trường Trung học bao gồm:



1

Sổ đăng bộ.

2

Sổ gọi tên và ghi điểm.

3

Sổ ghi đầu bài.

4

Học bạ hoạc sinh

5

Sổ quản lí cấp phát văn bằng chứng chỉ.

6

Sổ theo dõi phổ cập giáo dục.

7

Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến.

8

Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của hội đồng trường.

9

Hồ sơ thi đua của nhà trường.

10

Hồ sơ kiểm tra đánh giá giáo viên và nhân viên.

11

Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.

12

Sổ quản lý và lưu trữ các văn bản, công văn.

13

Sổ quản lý tài sản.

14

Sổ quản lý tài chính.

15

Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm.

16

Hồ sơ quản lý thư viện.

17

Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.

Hồ sơ, sổ sách của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng bao gồm:

1

Kế hoạch năm học của Hiệu trưởng.

2

Kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Hồ sơ tổ trưởng chuyên môn: Kế hoạch tổ chuyên môn.

Hồ sơ của giáo viên theo khoản 2 Điều 27 của Điều lệ trường Trung học bao gồm:



1

Bài soạn (Giáo án).

2

Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần.

3

Sổ dự giờ, thăm lớp.

4

Sổ chủ nhiệm (Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Về sổ điểm giáo viên phải đảm bảo cập nhật kịp thời điểm kiểm tra vào sổ điểm theo quy định (Điểm kiểm tra 15 phút sau một tuần; Điểm kiểm tra một tiết sau hai tuần, tính từ thời điểm kiểm tra).

II. Quy định sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách.

Các loại sổ sau cập nhật theo năm học: Sổ đăng bộ, Học bạ học sinh, Sổ quản lí cấp phát văn bằng chứng chỉ, Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, Sổ quản lý tài sản, Sổ quản lý tài chính, Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm, Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.

Các loại hồ sơ, sổ sách còn lại phải làm theo năm học, tuyệt đối không được sử dụng lại của những năm học trước.



Những loại hồ sơ, sổ sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo in ấn phát hành khi sử dụng phải thực hiện đầy đủ các nội dung và yêu cầu ghi trong phần hướng dẫn sử dụng của sổ đó.

Sở quy định nội dung của những hồ sơ, sổ sách mà Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa in ấn phát hành gửi kèm công văn này làm cơ sở đánh giá xếp loại khi kiểm tra, thanh tra bao gồm:

1

Kế hoạch năm học của Hiệu trưởng.

Mẫu M 1

2

Hồ sơ kiểm tra đánh giá giáo viên và nhân viên của Hiệu trưởng.

Mẫu M 2

3

Kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Mẫu M 3

4

Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của hội đồng trường.

Mẫu M 4

5

Kế hoạch tổ chuyên môn.

Mẫu M 5

6

Sổ kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

Mẫu M 6

7

Sổ dự giờ.

Mẫu M 7

8

Giáo án.

Mẫu M 8

Riêng về giáo án phải đảm bảo yêu cầu: Giáo án là kế hoạch dạy học cho một bài cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh đạt được những mục tiêu của bài học. Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy vai trò chủ thể năng động sáng tạo của học sinh.Do đó giáo án bộ môn của các ban, các khối lớp được phân công giảng dạy giáo viên phải trực tiếp soạn (theo mẫu M 8). Hình thức trình bày viết tay, hay chế bản vi tính (gọi tắt là giáo án điện tử) đều phải đóng thành quyển theo thứ tự trong phân phối chương trình. Bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin được gọi là bài giảng điện tử không được dùng để thay thế cho giáo án. Sở khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử, bổ sung phần minh hoạ kết hợp sử dụng công nghệ thông tin khi thực hiện đứng lớp. Nghiêm cấm việc giáo viên sao chép giáo án của nhau. Các nhà trường phải tiến hành kiểm tra đánh giá giáo án theo từng quý có nhận xét, xếp loại.

Về sáng kiên kinh nghiệm: Để việc xây dựng sáng kiến kinh nghiệm trong các nhà trường trong toàn tỉnh được thống nhất, phục vụ cho công tác thi đua và thi giáo viên dạy giỏi. Sở có quy định kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm (Mẫu M 9).

Về sổ đăng bộ: Để thống nhất cách ghi cho các trường Sở hướng dẫn cách ghi theo mẫu (M 10).

III. Quy định xếp loại hồ sơ, sổ sách.

Mỗi loại hồ sơ xếp theo 4 mức sau:



1. Loại Tốt:

- Bố cục hình thức rõ ràng sạch sẽ, ghi đủ các mục theo quy định.

- Nội dung hợp lí, khoa học, kịp thời có hiệu quả.

2. Loại Trung bình:

- Bố cục hình thức rõ ràng, sạch sẽ, ghi đủ các mục theo quy định.

- Nội dung có đầy đủ ít nhất hai phần của nội dung còn sơ sài mang tính chiếu lệ.

3. Loại Khá: Chưa đạt mức loại Tốt và trên loại Trung bình.

4. Loại Chưa đạt: Những trường hợp còn lại.

IV. Quy định xếp loại giáo án.

1. Xếp loại Giáo án từng tiết dạy: Xếp 2 mức đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu theo các nội dung sau:

1.1. Ghi ngày tháng soạn giảng.

1.2. Mục tiêu bài học (Các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ).

1.3. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh.

1.4. Kiểm tra bài cũ.

1.5. Dạy bài mới.

- Hoạch định rõ ràng hoạt động học tập của học sinh thích hợp cho việc nắm bắt từng đơn vị kiến thức.

- Hoạch định các hoạt động hỗ trợ của giáo viên tương ứng với mỗi loại hoạt động của học sinh và dự kiến những tình huống sư phạm có thể sảy ra.

- Tình huống học tập phù hợp với mỗi đơn vị kiến thức (Tìm hiểu cá nhân, hoạt động nhóm …).

1.6. Phân phối thời gian hợp lý cho từng phần của bài giảng.

1.7. Bài soạn đầy đủ các bước lên lớp.

- Nếu thiếu từ 2 nội dung trở lên hoặc nội dung (1.5 Dạy bài mới) không hoạch định rõ ràng hoạt động rõ ràng của trò và thầy trong việc nắm bắt từng đơn vị kiến thức thì giáo án đó sẽ xếp loại chưa đạt yêu cầu.

2. Xếp loại chung về giáo án: Nếu giáo viên dạy nhiều khối lớp, nhiều ban tiến hành xếp loại giáo án từng tiết theo quy định trên. Căn cứ tổng số giáo án của các khối lớp, các ban của giáo viên được phân công giảng dạy tính đến thời điểm kiểm tra, xếp theo 4 mức sau:



2.1. Loại Tốt:

- Không thiếu giáo án nào, trình bày sạch đẹp.

- Số giáo án đạt yêu cầu từ 90 % trở lên.

2.2. Loại Khá:

- Không thiếu giáo án nào, trình bày sạch đẹp.

- Số giáo án đạt yêu cầu từ 75 % trở lên.

2.3. Loại Trung bình:

- Không thiếu giáo án nào.

- Số giáo án đạt yêu cầu từ 50 % trở lên.

2.4. Loại Chưa đạt: Những trường hợp còn lại.

- Căn cứ đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên theo những tiêu chuẩn về đánh giá, xếp loại (công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GDĐT và công văn số 661/THPT ngày 19/9/2001 của Sở GDĐT).

Công văn này thay cho công văn 478/THPT ngày 27/7/2001 và thực hiện từ đầu học kỳ II năm học 2008 – 2009. Sở GDĐT yêu cầu các phòng GDĐT, các trường trung học phổ thông phổ biến đến tất cả các giáo viên để thực hiện. Sở GDĐT, các phòng GDĐT, các trung học phổ thông kiểm tra, đánh giá, xếp loại hồ sơ, sổ sách nhà trường và giáo viên theo quy định của công văn này./.


KT GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Trương Văn Thắm

Mẫu M1

KẾ HOẠCH NĂM HỌC



1. Đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn:

Nêu những nét chủ yếu, cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế…. sự quan tâm của cấp bộ Đảng, chính quyền đến sự nghiệp giáo dục của địa phương. Những khó khăn, thuận lợi có tính khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch của nhà trường. Trước khi lập kế hoạch cần nêu những con số đã đath được trong năm qua để có cơ sở xây dựng kế hoạch.

2. Kế hoạch: Bao gồm

a) Xây dựng đồng bộ lực lượng giáo dục:

- Đội ngũ giáo viên (Đặc điểm tình hình; Biện pháp; Chỉ tiêu)

- Tổ chủ nhiệm (Đặc điểm tình hình; Biện pháp; Chỉ tiêu)

Tổ chuyên môn (Đặc điểm tình hình; Biện pháp; Chỉ tiêu)

- Tổ chức quần chúng trong trường (Công đoàn: Đoàn thanh niênĐộiTNTP;Ban đại diện cha mẹ học sinh)

- Phổi hợp chặt chẽ với các ban ngành trong toàn huyện (Thị xã, Thành phố)

- Biện pháp chung.

b) Củng cố và làm chuyển biến chất lượng giáo dục toàn diện:

- Giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học:

+ Đối với đội ngũ giáo viên

+ Đối với học sinh

+ Biện pháp

- Giáo dục văn học; KHKT

+ Đối với đội ngũ giáo viên

+ Đối với học sinh

+ Biện pháp

- Hoạt động giáo dục hoà nhập

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất

- Xây dựng trường chuẩn quốc gia

c) Xây dựng cơ sở vật chất trường học:

- Xây dựng CSVC: (Tu sửa, xây dựng mới, bổ xung trang thiết bị)

- Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên

3. Phần những nội dung và biện pháp quản lý:

a) Lịch hoạt động:

- Trong tháng, các cuộc họp hội đồng, chuyên môn hoặc các đoàn thể tiến hành vào tuần thứ mấy của tháng.

- Các buổi phù đạo, bồi dưỡng các môn tự nhiên, xã hội, các buổi lao động, tự học được xếp vào các chiều thứ mấy trong tuần.

b) Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.
4. Đăng ký thi đua:

- Cá nhân:

- Tổ:

- Trương:



TT

Họ và tên

Chức vụ

Môn dạy

Chỉ tiêu giảng dạy các khối lớp

Danh hiệu thi đua

Cấp Bộ khen

Chữ ký

Theo dõi thự hiện

6

7

8

9

Không

Đạt

Vượt






















































































CÁC TỔ TRƯỞNG T/M CÔNG ĐOÀN T/M TRƯỜNG

Mẫu M2

SỔ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Trường: ………………...

Năm học: 20…. – 20….

(Mỗi giáo viên 1 tờ cho 1 năm học, toàn trườngg đóng thành quyển theo năm học)

Họ tên giáo viên:

Ngày, tháng, năm, sinh:

Môn:

Hệ đào tạo:



Ngày vào ngành:

Xếp loại chung về chuyên môn năm học trước:

Những nhiệm vụ chuyên môn được giao:

Nội dung kiểm tra đánh giá:

Giờ dạy:

Ngày dự: Lớp dự: Xếp loại:

Hồ sơ: Ngày kiểm tra: Xếp loại:

Giáo án: Ngày kiểm tra: Xếp loại:

Đánh giá chung:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


…………,Ngày … tháng … năm 20…

HIỆU TRƯỞNG



Mẫu M3

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
1. Đặc điểm tình hình. Những thuận lợi và khó khăn.
- Những nét cơ bản ảnh hưởng tới việc chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chuyên môn của nhà trường.

2. Kế hoạch.

- Vị trí, tầm quan trọng của công tác chuyên môn trong nhà trường.

- Nội dung, biện pháp quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch chuyên môn của nhà trường.

- Chỉ tiêu phấn đấu.

Trong phần kế hoạch phải nêu bật được:

- Trong năm học, trong từng học kì, trong từng tháng, trong từng thời điểm, hoạt động chuyên môn sẽ làm gì? giải quyết vấn đề gì? giải quyết đến đâu? biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện như thế nào?

- Các và nội dung biện pháp trong kế hoạch phải thật cụ thể, sát thực tránh chung chung.

3. Đăng kí thi đua.

Theo dõi giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch sau các đợt thi đua hoặc sau mỗi hoạ kì phải có sơ kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Từ đó rút ra được bài học, những kinh nghiệm để kịp thời chỉ đạo cho thời gian tiếp theo.




Mẫu M4

SỔ NGHỊ QUYẾT CỦA NHÀ TRƯỜNG; HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

- Ngày tháng năm 20….

- Phiên họp thứ:….

- Thành phần:………; Có mặt:………..; Vắng mặt:……….; Lý do:…….

- Nội dung cuộc họp:

- Chủ toạ:

Phần nội dung phải ghi chép được đầy đủ, chính xác, trung thực với các vấn đề được phát biểu, được nêu ra; các ý kiến tham gia của các thành viên dự họp. Sau đó ghi kết luận chung, tỷ lệ biểu quyết (nếu có).

Đặc biệt chú trọng ghi chép các phiên họp:


+ Phổ biến công tác mói;

+ Bình xét thi đua, xét kỷ luật;

Duyệt kết quả các lớp trong các đợt thi đua, trong các học kỳ và cuối năm.

Mẫu M5

TRƯỜNG.... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ................ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 201.. - 201..
- Căn cứ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 201.. – 201.. của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Sơn La, Phòng GD-ĐT.

- Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học của Trường THCS ...., Tổ ... bổ sung xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 201...-01.... như sau:



I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Bối cảnh năm học:

2. Thuận lợi:

3. Khó khăn

II. MỤC TIÊU CHUNG:

Mục tiêu 1....; Mục tiêu 2....; Mục tiêu 3....



III. CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

a) Mục tiêu 1

* Nhiệm vụ 1:

- Các chỉ tiêu:

- Các biện pháp thực hiện

* Nhiệm vụ 2:

- Các chỉ tiêu:

- Các biện pháp thực hiện:

* Nhiệm vụ 3:

-Các chỉ tiêu

- Các biện pháp thực hiện:

IV. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Thời gian: Thời gian, nội dung công việc , từ ngày…. đến..ngày…; người phụ trách



V.NHỮNG ĐỀ XUẤT…………………………

Phê duyệt của hiệu trưởng Tổ trưởng

( ký, đóng dấu) (ký tên )


Mẫu M6

SỔ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………..………

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………

Trình độ chuyên môn: ……..…………...........…………………………………………………..………

Chuyên ngành: ………………………………………...........……………………………………………

Năm học: 20 ……… - 20 ………



  1. Những nhiệm vụ được phân công:

a. Chuyên môn: Giảng dạy…………………………………………………………………………

b. Chủ nhiệm: ………………………………………………...................………………….……………….

c. Các nhiệm vụ khác: ….......…………………………………………………………………………

d. Chuyển đổi nhiệm vụ trong năm: …………........…………………………………………….



2. Điều tra cơ bản:

a. Đặc điểm tình hình bộ môn:

+ Thuận lợi: Sự quan tâm giúp đỡ của tổ bộ môn, thái độ của học sinh đối với bộ môn:………………………………………………………………



Số giáo viên cùng bộ môn:…………………………………………

+ Khó khăn: Thái độ của học sinh đối với bộ môn………………………

Số giáo viên cùng bộ môn:……………………………….

b. Điều tra học sinh:……………………………………

Địa bàn cư trú:…………………………………………..

Cụ thể:


Lớp

Tổng số học sinh

Dân tộc

Nữ

Kết quả học tập bộ môn năm học trước

Ghi Chú

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%



























































































c. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học của bộ môn:

- Lớp học, bàn, ghế:

- Sách giáo khoa, sách tham khảo:

- Đồ dùng giảng dạy, thí nghiệm:

- Phòng thí nghiệm, thực hành, vườn trường, xưởng trường, thư viện:

3. Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm:

Lớp

Tổng số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%









































































4. Chỉ tiêu phấn đấu:

- Danh hiệu cá nhân: .....................................................



- Chất lượng chuyên môn:

Lớp

Giỏi %

Khá %

TB %

Yếu %


























































5. Kiến nghị, đề nghị:

6. Kế hoạch giảng dạy bộ môn (làm hàng tuần)

a. Tuần thứ: ……. Từ ngày / / 20 đến ngày: / / 20

Thứ

Tiết

Lớp

TPPCT

Tên bài dạy


Điểm kiểm tra

15 phút

1 Tiết

G

Kh

Tb

Y

G

Kh

Tb

Y

2





















































































































































































3





















































































































































































4





















































































































































































5





















































































































































































6





















































































































































































7





















































































































































































b. Các biện pháp thực hiện trong tuần:

- Ngoại khóa:………………………………………………………………………………………………………....

- Phụ đạo:……………………………………………………………………………………………………………………..

- Kiểm tra: ……………………………………………………………………………………………………………......

- Dạy bù: …………………………………………………………………………………………………………………......

Mẫu M7

SỔ DỰ GIỜ
Họ tên:

Giáo viên dạy môn:

Năm học:

1. Ngày … tháng … năm 20… Dự giờ

Môn:…………Tiết:………………Lớp:……………..

Tên giáo viên được dự giờ:

Nội dung bài dạy:

Nhận xét của các nhân đối với bài dạy:

Ưu:


Khuyết:

Điểm bài dạy cá nhân cho:



2. Ngày … tháng … năm 200.. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Thành phần:

Chủ trì:

Ý kiến đóng góp của các thành viên dự giờ ( Nội dung , phương pháp).

Ưu:

Khuyết:


Điểm:……………………; Xếp loại…………..

Mẫu M8

GIÁO ÁN – BÀI SOẠN

I. Cấu trúc của một giáo án dạy bài mới, ôn tập.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Dạy lớp:




Ngày dạy:

Dạy lớp:

1. Mục tiêu.

a. Về kiến thức.

b. Về kĩ năng.

c. Về thái độ.



2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên.

b. Chuẩn bị của học sinh.

3. Tiến trình bài dạy.

Giáo viên tạo dựng, thiết kế, viết ra được hệ thống các hoạt động nhằm thể hiện được các nội dung chủ yếu sau.

a. Kiểm tra bài cũ (có thể kiểm tra đầu giờ hoặc lồng trong các hoạt động). Đặt vấn đề vào bài mới.

b. Dạy nội dung bài mới.

c. Củng cố, luyện tập.

d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.



* Chú ý: Theo trình tự bài giảng có thể phân chia các hoạt động thành 5 nhóm hoạt động sau:

- Nhóm hoạt động 1: kiểm tra, hệ thống, ôn lại bài cũ và chuyển sang bài mới.

- Nhóm hoạt động 2: nhằm hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề.

- Nhóm hoạt động 3: nhằm để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, quy nạp, suy diễn để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề.

- Nhóm hoạt động 4: Rút ra kết luận, tổng kết, hệ thống kết quả, hệ thống hoạt động và đưa ra kết quả giải quyết vấn đề.

- Nhóm hoạt động 5: Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để vận dụng vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống.



II. Hình thức trình bày giáo án.

1. Giáo án được đóng thành quyển(Viết tay hoặc đánh máy vi tính).

2. Hệ thống các hoạt động có thể trình bày theo các cách sau:

a. Theo thứ tự hàng ngang từ trên xuống dưới cho đến hết các hoạt động.

b. Theo hai cột: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh.

c. Theo ba cột: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh và nội dung ghi bảng.



III. Sử dụng giáo án.

1. Trước khi lên lớp, giáo viên của tất cả các môn học phải chuẩn bị giáo án theo đúng quy định về cấu trúc và hình thức trình bày giáo án đã thống nhất.

2. Khi lên lớp, bắt buộc giáo viên phải mạng giáo án do chính mình chuẩn bị, không được dùng giáo án cũ hoặc giáo án của người khác.

3. Giáo viên được sử dụng máy tính hỗ trợ việc soạn bài nếu chính người dạy biết vận dụng máy vi tính để soạn tất cả các nội dung của giáo án. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm duyệt danh sách những người được sử dụng máy tính hỗ trợ soạn giáo án trong năm học.


IV. Giáo án kiểm tra một tiết và kiểm tra học kỳ.

Ngày soạn:

Ngày kiểm tra:

Kiểm tra lớp:

1. Mục tiêu bài kiểm tra.

2. Nội dung đề (Nếu dạy nhiều lớp cùng khối phải có đề riêng cho từng lớp).

3. Đáp án (Mỗi đề có đáp án tương ứng).

4. Đánh giá, nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra (Về năm kiến thức, kĩ năng vận dụng của học sinh, cách trình bày, diễn đạt bài kiểm tra).



Mẫu M9

YÊU CẦU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Các phần chính

Ghi chú

Bìa (Tên SKKN, tác giả, địa chỉ)




Trang phụ bìa (Tên SKKN, tác giả, địa chỉ, năm)

Qua trang mới

Mục lục

Qua trang mới

Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có)

Qua trang mới

1. Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)

Qua trang mới

2. Giải quyết vấn đề (Nội dung sáng kiến kinh nghiệm)

Qua trang mới

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề




2.2. Thực trạng của vấn đề




2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề




2.4. Hiệu quả của SKKN




3. Kết luận

Qua trang mới

Tài liệu tham khảo

Qua trang mới

Phụ lục (nếu có)

Qua trang mới

Chú ý: Trong bảng trên, những phần in đậm là nội dung chính trong cấu trúc của đề tài, SKKN.

Gợi ý về nội dung các phần chính của SKKN:

- Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài)

Phần này chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thẻ cần trình bày được các ý chính sau đây:

+ Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiến giảng dạy, giáo dục, công tác đã chọn để viết SKKN.

+ Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác giảng dạy, giáo dục.

Những mâu thuấn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi…) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết

Từ những ý đó khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN.

- Giải quyết vấn đề: (hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm)

Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của SKKN nên trình bày theo 4 mục chính sau đây:

+ Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.

+ Thực trạng của vấn đề: Trình bày những thuận lợi, khó khăn đã gặp phải trong vấn đề đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn đang tìm cách giải quyết, cải tiến

+ Các biện pháp đa tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó.

+ Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý:

- Đã áp dụng SKKN ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào?

- Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu, so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ)

Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với đề tài đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu muốn trình bày trong đề tài.



- Kết luận:

Cần trình bày được:

+ Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong việc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên.

+ Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN.

+ Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.

+ Những ý kiến đề xuất (với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh đạo trường… tuỳ theo từng đề tài) để áp dụng SKKN có hiệu quả.



Mẫu M10

HƯỚNG DẪN GHI SỔ ĐĂNG BỘ

Sổ đăng bộ của nhà trường có giá trị pháp lý, lưu giữ không thời hạn phải được quản lý chặt chẽ, giữ gìn cẩn thận. Để thực hiện đugns quy định trong hướng dẫn sử dụng Sổ đăng bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo lưu ý một số điểm sau:

Cách ghi sổ: Cơ bản theo hướng dẫn quy định trong sổ đăng bộ.

* Về phần 2 mục I (Cách ghi sổ) làm như sau:

- Khoá học: Ghi năm đầu cấp – năm cuối cấp. Ví dụ:

+ Đối vối THCS: Vào lớp 6 năm học 2008-2009, ra trường năm học 2011-2012 thì Khoá học ghi 2008-2012.

+ Đối với THPT: Vào lớp 10 năm học 2008-2009, ra trường năm học 2010-2011 thì Khoá học ghi 2008-2011.

Trong cấp học mà học sinh học tại trường

- Họ tên học sinh: Mỗi học sinh ghi 01 ô (Mỗi ô có 05 dòng), dòng thứ nhất ghi năm đầu cấp, dòng tiếp theo ghi các lớp tiếp theo học sinh học tại trường của khoá học đó theo yêu cầu từ cột 3 đến cột 12.

- Danh sách học sinh xếp theo vần A, B, C và đánh số thứ tự từ 01 đến hết.

- Khi lập hết danh sách của khoá học để trống 01 trang để bổ sung học sinh chuyển đến rồi mới ghi khoá tiếp theo

* Về mục II (Trách nhiệm trong sử dụng và quản lý sổ): Hiệu trưởng chỉ ký xác nhận, đóng dấu vào trang cuối của khoá học và ghi tổng số học sinh đầu khoá học.



Mẫu M11

SỔ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG
I. Đặc điểm tình hình những thuận lợi, khó khăn.

II. Kế hoạch lao động và hướng nghiệp của nhà trường.

a. Phần lý luận chung:

Đánh giá vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tác dụng của công tác lao động sản xuất, hướng nghiệp trong nhà trường. Nhận thức của giáo viên và học sinh, xã hội về công tác này.



b. Nội dung, biện pháp và chỉ tiêu cụ thể:

- Công tác lao động tu sửa trường lớp, lao động tạo ra cơ sở vật chất. Công tac hướng nghiệp năm học này sẽ làm gì? Làm đến đau và như thế nào?

- Kết hợp với ban ngành nào? Kết hợp ra sao?

- Phấn đấu đạt ở mức độ nào?



- Kế hoạch chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đôn đốc của trường.

III. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch:

Trong từng tháng, từng quý hoặc từng học kì, phải tổ chức việc đánh giá, chỉ đoạ và thực hiện kế hoạch để có được những bài học, những kinh nghiệm quý bổ sung cho kế hoạch.
Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 285.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương