Ubnd tỉnh quảng trị CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 278.74 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích278.74 Kb.
#9331
  1   2   3


UBND TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1591/SGDĐT-VP Quảng Trị, ngày 15 tháng 10 năm 2014

V/v Hướng dẫn công tác Nghiên cứu khoa học

và Sáng kiến kinh nghiệm

Kính gửi:

- Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố;

- Các đơn vị, trường học trực thuộc Sở.

Hoạt động Nghiên cứu khoa học, Sáng kiến kinh nghiệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, có tác dụng thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để công tác Nghiên cứu khoa học và Sáng kiến kinh nghiệm thực sự có chất lượng và mang lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Nghiên cứu khoa học (NCKH), Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) như sau:



I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao năng lực, kĩ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; tập dượt cho học sinh làm quen với công tác nghiên cứu, thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn ngành.

Cải tiến phương pháp làm việc, phát huy năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng mục tiêu đổi mới của ngành.

Hiệu quả, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng của sáng kiến, đề tài khoa học là căn cứ quan trọng để xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.



2. Yêu cầu

Các đơn vị, trường học thực hiện đầy đủ hướng dẫn công tác NCKH, SKKN của Sở, tránh việc làm hình thức, đối phó; tập trung hướng nghiên cứu vào việc đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục; tăng cường phổ biến, áp dụng SKKN, NCKH vào thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi để công tác SKKN, NCKH thực sự có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Bản SKKN được viết và chấm các cấp là sản phẩm trí tuệ của từng cá nhân. Ngành không công nhận các SKKN của nhiều tác giả. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học có sự tham gia của nhóm tác giả, cần làm rõ nhiệm vụ và đóng góp của từng thành viên trong quá trình thực hiện đề tài để Hội đồng Khoa học có đủ cơ sở đánh giá, thẩm định.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu

Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các đơn vị tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học sư phạm ứng dụng nhằm tìm ra các biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý, giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ khác của đơn vị và của ngành.

Trên cơ sở những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học sinh, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp ngành, cấp trường; khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia NCKH.

Tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học phù hợp với cấp học và độ tuổi như phương pháp bàn tay nặn bột, cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, thi sáng tạo trẻ dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng...; phân công giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh NCKH.

Các đề tài NCKH phải phù hợp với chủ trương và yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phải đi sâu giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục tại đơn vị cơ sở, đáp ứng được mục đích, yêu cầu của các cuộc thi trong nước và quốc tế.

Nội dung đúc rút, tổng kết thành SKKN của cá nhân hoặc đề tài NCKH có thể tập trung vào những vấn đề sau:

- Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động trong nhà trường. Nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành.

- Tổ chức khai thác, sử dụng các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập. Phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm và thiết bị dạy học hiện đại trong dạy và học.

- Ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy, các phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực giáo dục; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm quản lý, hỗ trợ giảng dạy.

- Hoạt động tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, giáo viên. Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể và các hoạt động đoàn thể.

- Các lĩnh vực khoa học cơ bản.

2. Đăng ký đề tài NCKH, SKKN

Các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc phòng đăng ký đề tài NCKH, SKKN với UBND huyện/thị xã/thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở đăng ký đề tài NCKH, SKKN với Sở GD&ĐT. Kinh phí thực hiện đề tài khoa học cấp cơ sở và cấp ngành do cá nhân, đơn vị tự chủ. Kinh phí đề tài NCKH cấp tỉnh do UBND tỉnh phê duyệt, mức cấp kinh phí tuỳ theo nội dung nghiên cứu của từng đề tài.

Hồ sơ đăng ký đề tài cấp ngành gồm: Công văn đăng ký thực hiện đề tài NCKH, SKKN của đơn vị; đối với mỗi đề tài NCKH nộp 01 bản đề cương nghiên cứu có ý kiến thẩm định, phê duyệt của Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp cơ sở (Lưu ý: Chỉ nộp đề cương đối với đề tài NCKH; SKKN không nộp đề cương). Thời gian nộp hồ sơ: Đề tài cấp tỉnh thực hiện theo công văn hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ; đề tài cấp ngành nộp hồ sơ cho Hội đồng Khoa học Sở trước ngày 30 tháng 12 hàng năm. Đơn vị nào không nộp hồ sơ đăng ký đề tài cấp ngành (để xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng) đúng thời hạn quy định, Sở không đưa vào danh sách xét thi đua cuối năm học.

Tên SKKN, đề tài KH viết gọn, rõ, sử dụng không quá 30 từ, phản ánh được bản chất và phạm vi vấn đề nghiên cứu.



3. Triển khai kế hoạch nghiên cứu

Xây dựng đề cương nghiên cứu: Cấu trúc đề cương NCKH gồm các phần cơ bản, tối thiểu như sau: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dàn ý nội dung (dự kiến về nội dung của công trình, được trình bày cụ thể theo chương, mục và các tiểu tiết), dự kiến kế hoạch thực hiện đề tài, dự trù kinh phí và cộng tác viên (nếu có), danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu có). Sau khi được sơ duyệt và chỉnh sửa sẽ nhân bản theo yêu cầu của Hội đồng khoa học và tiến hành bảo vệ đề cương trước Hội đồng Khoa học.

Triển khai kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng, thiết kế giải pháp thay thế để giải quyết vấn đề, đo lường kiểm chứng thực nghiệm, phân tích dữ liệu và rút ra kết quả nghiên cứu, kiến nghị đề xuất. Trong quá trình thực hiện đề tài NCKH, SKKN đề nghị các đơn vị, trường học, tổ nhóm chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tích cực cho cá nhân thực hiện quy trình nghiên cứu.

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu đúng quy cách để truyền đạt ý nghĩa của nghiên cứu. Cấu trúc đầy đủ của một báo cáo NCKH, SKKN cấp cơ sở và cấp ngành có nhiều điểm khác nhau cơ bản, được quy định tại Phụ lục 4 và Phụ lục 5 của công văn này. Trọng tâm đề tài NCKH, SKKN cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, giải pháp đề ra phải có tính đột phá và sáng tạo, phần đánh giá hiệu quả của đề tài bằng các phương pháp so sánh, thống kê, sử dụng công cụ đo để đánh giá trước và sau tác động cần có sự thuyết phục về tính thực tiễn. Riêng cấu trúc báo cáo đề tài cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn của Hội đồng Khoa học cấp tỉnh.



4. Đánh giá, xếp loại đề tài NCKH, SKKN

Thành lập Hội đồng thẩm định đề cương NCKH, SKKN và Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài ở cơ sở. Sở GD&ĐT thành lập Hội đồng khoa học, sáng kiến thẩm định, đánh giá các đề tài cấp ngành. Quyết định thành lập Hội đồng do Thủ trưởng đơn vị ký. Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết). Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp cơ sở và cấp ngành có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, xếp loại đề tài NCKH, SKKN theo đúng tiến độ và quy trình. Yêu cầu tối thiểu mỗi sáng kiến, đề tài KH phải được 02 thành viên chấm. Biên bản chấm từng đề tài, sáng kiến phải được 02 thành viên chấm ký, đồng thời có chữ ký của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chấm.

Tiêu chí, biểu điểm chấm đề tài KH, SKKN cấp cơ sở và cấp ngành được quy định tại Phụ lục 7 và Phụ lục 8, trong đó đề tài xếp loại A (Xuất sắc) đạt từ 9 đến 10 điểm, xếp loại B (Khá) đạt từ 7 đến cận 9 điểm, xếp loại C (Trung bình) từ 5 đến cận 7 điểm, đề tài dưới 5 điểm xếp loại D (Yếu). Không xếp loại đối với những đề tài vi phạm có tính nguyên tắc trong hoạt động NCKH như sao chép thành tựu nghiên cứu của đề tài khác (đạo văn), đề tài không có tính mới, cấu trúc và trình bày báo cáo không theo quy định của Sở…

Sau khi công bố kết quả chấm, Thủ trưởng đơn vị tổ chức việc lấy ý kiến tư vấn độc lập nếu Hội đồng không thống nhất về kết quả đánh giá nghiệm thu hoặc có khiếu nại tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của Hội đồng trước khi quyết định công nhận kết quả và công bố chính thức. Đối với các đề tài được Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp ngành xếp loại A và B đủ điều kiện xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.

Ngoài ra, cá nhân có thể gửi hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến lên Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh theo hướng dẫn số 02/HĐSK-TTr ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh trực thuộc UBND tỉnh.

5. Công tác lưu trữ, phổ biến, ứng dụng kết quả SKKN, NCKH

Các đơn vị tiếp tục quan tâm đẩy mạnh việc xây dựng kế hoạch và triển khai công tác SKKN; tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả NCKH và SKKN vào thực tiễn hoạt động của đơn vị. Sở GD&ĐT đánh giá hoạt động phổ biến, ứng dụng kết quả NCKH, SKKN là một trong những hoạt động trọng tâm cần tập trung thực hiện có hiệu quả, tránh việc làm hình thức, đối phó.

Các đơn vị có thể áp dụng phối hợp các hình thức phổ biến ứng dụng sau: Tổ chức hội nghị, hội thảo các chuyên đề NCKH, SKKN; báo cáo, phổ biến trao đổi thảo luận về SKKN theo qui mô toàn đơn vị, tổ, nhóm chuyên môn; tổ chức thử nghiệm các hoạt động quản lý, giảng dạy mới; chủ động lưu trữ tại thư viện các SKKN, đề tài KH được xếp loại trước khi nộp lên Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT.

Sở GD&ĐT tổ chức biên tập các đề tài NCKH, SKKN có chất lượng cao theo từng ngành học, môn học để phổ biến trong toàn ngành.



6. Quy định sử dụng kết quả chấm SKKN, đề tài khoa học

Những đề tài có chất lượng được Hội đồng sáng kiến, khoa học các cấp công nhận là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại lao động của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, đồng thời là cơ sở để đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

Việc xem xét, công nhận mức độ ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng của sáng kiến, đề tài KH do Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng Thi đua, Khen thưởng từng cấp thực hiện được quy định cụ thể tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013:

- Sáng kiến, đề tài khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc, là một trong những tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

- Sáng kiến, đề tài khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, là một trong những tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

- Sáng kiến, đề tài khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong cơ quan, đơn vị là một trong những tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

- Cá nhân có thời gian 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở được xét tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

- Cá nhân có sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở, là một trong những tiêu chuẩn để xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Cá nhân có sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, là một trong những tiêu chuẩn để xét tặng Huân chương Lao động các loại và Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

7. Khen thưởng công tác SKKN, NCKH

Cá nhân có SKKN, đề tài NCKH được Hội đồng xét duyệt cấp ngành xếp loại A hoặc cá nhân là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp ngành, cấp tỉnh có kết quả nghiệm thu với số điểm từ 9,5 trở lên sẽ được Sở GD& ĐT xem xét khen thưởng.

Đơn vị tổ chức tốt công tác SKKN và NCKH có nhiều đề tài chất lượng, thực hiện đúng quy trình chấm tại đơn vị, triển khai tốt các hoạt động phổ biến, áp dụng kết quả NCKH và SKKN giáo dục tiên tiến ở đơn vị sẽ được Sở GD& ĐT xem xét khen thưởng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hướng dẫn này được áp dụng từ năm học 2014-2015.

Sở GD&ĐT đề nghị lãnh đạo Phòng GD& ĐT các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai quán triệt văn bản này tới cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn đơn vị; tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác SKKN và NCKH.

Các đơn vị, trường học trực thuộc Sở giao nộp hồ sơ sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học chấm cấp ngành trước ngày 10 tháng 6 hàng năm. Sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học nộp chấm cấp ngành là đề tài đã đăng ký tại Sở, được Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp cơ sở thẩm định, đánh giá, xếp loại khá trở lên. Hồ sơ sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học chấm cấp ngành nộp về Văn phòng Sở GD&ĐT thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 3.

Báo cáo kết quả triển khai hoạt động SKKN, NCKH của đơn vị lồng ghép trong báo cáo tổng kết năm học, gửi về Sở GD&ĐT theo thời gian quy định./.



Nơi nhận:

- Như trên (để thực hiện);

- Ban Giám đốc Sở (để chỉ đạo);

- CĐGD tỉnh (để phối hợp);

- Phòng, ban Sở (để thực hiện);

- Website của Sở (để đăng web);

- Lưu VT, VP.


GIÁM ĐỐC

(Đã ký)
Hoàng Đức Thắm


PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC,

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC



Phụ lục 01

Những yêu cầu cần thực hiện khi giao nộp sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học chấm cấp ngành

Phụ lục 02

Phân loại lĩnh vực sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học theo cấp học (Dùng để ghi tên lĩnh vực tại trang bìa sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học)

Phụ lục 03

Mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học

Phụ lục 04

Hướng dẫn đề cương sáng kiến kinh nghiệm

Phụ lục 05

Hướng dẫn đề cương nghiên cứu khoa học

Phụ lục 06

Hướng dẫn cách trích dẫn Tài liệu tham khảo và lập danh mục Tài liệu tham khảo

Phụ lục 07

Mẫu phiếu chấm đề tài Nghiên cứu khoa học hoặc sản phẩm Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Phụ lục 08

Mẫu phiếu chấm Sáng kiến kinh nghiệm

Phụ lục 09

Mẫu bảng tổng hợp kết quả chấm sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học tại cơ sở



PHỤ LỤC 1


NHỮNG YÊU CẦU CẦN THỰC HIỆN KHI GIAO NỘP SKKN,

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CHẤM CẤP NGÀNH

Hồ sơ SKKN, đề tài KH gửi lên Sở GD&ĐT gồm:
1. Bảng tổng hợp kết quả chấm SKKN, đề tài NCKH tại cơ sở (gửi bằng văn bản và file điện tử, theo mẫu đính kèm - Phụ lục 9).

2. Phiếu chấm SKKN, đề tài NCKH có đủ các thông tin: 2 thành viên chấm ký, có chữ ký của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng chấm (theo mẫu đính kèm - Phụ lục 7 và 8), kẹp vào trang đầu của mỗi SKKN, đề tài NCKH.

3. Bản SKKN, đề tài NCKH được in, đóng quyển theo đúng quy định. Nếu có phụ lục kèm theo (VD: đĩa CD có nội dung minh họa cho SKKN, đề tài KH (không phải đĩa chứa tệp nội dung SKKN, đề tài KH), sản phầm, mô hình...) cần ghi rõ và đóng gói cẩn thận và gắn cùng quyển SKKN, đề tài KH để tránh thất lạc. Số lượng bản: 01 bản chính (nếu đề nghị danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở"); 02 bản chính (nếu đề nghị danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh"); 03 bản chính (nếu đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

Lưu ý: Cuối mỗi bản SKKN, đề tài NCKH có chữ ký của Tác giả và lời cam đoan theo mẫu sau:


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quảng Trị, ngày tháng năm

Tôi xin cam đoan đây là SKKN (hoặc đề tài NCKH) của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.



(Ký và ghi rõ họ tên)



tải về 278.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương