Ubnd tỉnh quảng ninh hộI ĐỒng khoa họC, SÁng kiếN



tải về 61.92 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích61.92 Kb.
#22707


UBND TỈNH QUẢNG NINH

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN


Số: 52 /QĐ-HĐKHSK



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Quảng Ninh, ngày 06 tháng 9 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục

xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu cấp tỉnh để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”

hoặc “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”




HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/4/2005; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 25/11/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ về ban hành điều lệ sáng kiến;

Căn cứ Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 19/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 2137/QĐ-UBND ngày 24/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh Quảng Ninh;

Xét đề nghị của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thuộc Sở Nội vụ tại văn bản số 62 /BTĐ-KT ngày 31 /8/2012,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quyết định này kèm theo Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” hoặc “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông, bà: Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thuộc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thành viên Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


N¬i nhËn:

- Ban TĐ-KT Trung ương;

- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);

- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;

- Như Điều 3;

- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh;

- V0, TH2 VP.UBND tỉnh;

- Lưu: VT, TH2 (3b).

N.100-QĐ0021LHSK


TM. HỘI ĐỒNG

CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH

Đặng Huy Hậu

UBND TỈNH QUẢNG NINH

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





QUY ĐỊNH

Về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét, công nhận sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” hoặc “Chiến sỹ Thi đua toàn quốc”
(Kèm theo Quyết định số 52 /QĐ-HĐKHSK ngày 06 /9/2012 của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh Quảng Ninh)




Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy định này áp dụng đối với các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác, lao động, sản xuất (gọi tắt là sáng kiến), mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh góp phần nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.



Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Các cá nhân (tác giả hoặc đồng tác giả có sáng kiến) thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp của tỉnh hiện đang công tác, làm việc, hoạt động trong và ngoài tỉnh.



Điều 3. Giải thích ý nghĩa, từ ngữ.

1. Về ý nghĩa:

Sáng kiến được xét duyệt công nhận theo quy định này là sáng kiến để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” hoặc “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”. Sáng kiến có thể là sáng tạo trong việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; sáng kiến trong cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ mới, cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu ..., góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Về từ ngữ:

Tác giả sáng kiến” là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình.

Đồng tác giả sáng kiến” là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến.

Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí cho tác giả, đồng tác giả mà không tham gia sáng tạo ra sáng kiến thì không được coi là tác giả, đồng tác giả.

Chương II

ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN XÉT DUYỆT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Điều 4. Điều kiện xét, công nhận sáng kiến.

1. Chỉ xét duyệt công nhận đối với các sáng kiến đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;

b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;

c) Không trùng với nội dung của đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;

d) Chưa được công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;

e) Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;

f) Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

2. Một sáng kiến được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng sáng kiến đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (ví dụ nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người).

Trường hợp những sáng kiến có cùng một nội dung do nhiều người nộp hồ sơ đăng ký công nhận sáng kiến độc lập với nhau, mà những người nộp hồ sơ không đưa ra được căn cứ sáng kiến là của mình thì người nào nộp hồ sơ trước tiên (tính từ thời điểm nhận hồ sơ hoặc tính theo dấu bưu điện) sẽ được xem xét, công nhận.



Điều 5. Tiêu chuẩn của sáng kiến.

1. Sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác là hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình làm việc, nghiên cứu có tác dụng trực tiếp thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; được Hội đồng Khoa học, sáng kiến của cơ quan, đơn vị xét duyệt, công nhận và đưa vào áp dụng.

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác có một trong các hình thức sau:

- Sáng kiến cải tiến chế độ, phương pháp làm việc của cơ quan, đơn vị.

- Sáng kiến cải tiến các quy trình nghiệp vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Sáng kiến về nâng cao hiệu quả, triệt để thực hành tiết kiệm; chống tham nhũng, lãng phí.

- Sáng kiến cải tiến về tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị.

- Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.

2. Đề tài khoa học là công trình nghiên cứu đảm bảo có giá trị khoa học, có tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến, tính cấp thiết, tính thực tiễn và tính khả thi hoặc đề tài triển khai ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả trong thực thi công việc, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

3. Ứng dụng công nghệ là việc nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh và đời sống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.



Chương IV

THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT DUYỆT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Điều 6. Thủ tục để xét, công nhận sáng kiến.

1. Tác giả có sáng kiến phải làm bản đăng ký nộp cho cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp nơi mình làm việc, công tác để được xét duyệt, công nhận sáng kiến; nội dung như sau:

- Họ và tên, chức vụ, trình độ chuyên môn, nhiệm vụ chủ yếu, đơn vị công tác của tác giả sáng kiến;

- Nêu thực trạng nhiệm vụ, công tác trước khi áp dụng sáng kiến; những yếu tố khách quan, chủ quan của những giải pháp, sáng kiến được đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ, công tác;

- Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng; mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến;

- Khả năng áp dụng, phạm vi áp dụng sáng kiến; nếu đã được áp dụng thì nêu những lợi ích mang lại hiệu quả và nhân rộng của sáng kiến;

- Ký, ghi rõ họ tên.

2. Cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp nhận đơn đăng ký sáng kiến phải ghi vào sổ đăng ký sáng kiến và thông báo cho người nộp đơn; đồng thời lập thủ tục trình Hội đồng xem xét, công nhận sáng kiến theo quy định.

Đối với những giải pháp cần tiến hành thực nghiệm hoặc áp dụng thử nghiệm trước khi quyết định công nhận hoặc không công nhận là sáng kiến thì được phép kéo dài thời hạn theo yêu cầu của thử nghiệm và phải thông báo cho tác giả bằng văn bản.

3. Những trường hợp đủ điều kiện công nhận là sáng kiến thì Hội đồng ra Quyết định công nhận sáng kiến. Những trường hợp không đủ điều kiện công nhận sáng kiến, thì có văn bản trả lời cho Cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp đề nghị công nhận.



Điều 7. Trình tự xét, công nhận sáng kiến.

Việc đánh giá, xét công nhận sáng kiến được tiến hành như sau:

1. Hội đồng Khoa học, sáng kiến của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp đánh giá, xét duyệt công nhận và trình đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh xét duyệt, công nhận. Việc xét duyệt thực hiện theo nguyên tắc cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương thì cơ quan đó trình cấp trên xem xét, công nhận.

2. Hồ sơ đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp tỉnh xét duyệt, công nhận gửi về Cơ quan Thường trực của Hội đồng (Ban Thi đua - Khen thưởng); số lượng: 03 bộ.

3. Cơ quan Thường trực Hội đồng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, phân loại hồ sơ đăng ký sáng kiến của các tác giả và sao gửi các thành viên Hội đồng nghiên cứu trước khi họp Hội đồng 05 ngày làm việc.

4. Tổ chức họp Hội đồng xét duyệt sáng kiến.

- Thành phần tham dự họp: Gồm các thành viên của Hội đồng. Tùy theo tính chất của từng cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng có thể xem xét mời đại diện các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị có liên quan và các chuyên gia trong các lĩnh vực để tham gia họp.

- Cơ quan Thường trực Hội đồng chuẩn bị chương trình, nội dung và những vấn đề liên quan khi họp xét duyệt công nhận sáng kiến.

- Thành viên Hội đồng tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá, tiến hành bỏ phiếu hoặc biểu quyết.

- Chủ tịch Hội đồng kết luận cuộc họp.

- Thư ký cuộc họp lập và thông qua biên bản kết quả cuộc họp.

Điều 8. Hồ sơ đăng ký công nhận sáng kiến.

Hồ sơ gồm có:

- Tờ trình của Cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp;

- Quyết định công nhận sáng kiến của cấp cơ sở;

- Báo cáo nội dung sáng kiến của tác giả.

- Tài liệu mô tả sáng kiến và các tài liệu có liên quan khác về sản phẩm và lợi ích thiết thực của sáng kiến hoặc giấy tờ khác có liên quan.



(Có mẫu báo cáo đính kèm theo Quy định này).

Điều 9. Thời hạn xét duyệt công nhận sáng kiến.

Để đảm bảo việc xét công nhận sáng kiến làm căn cứ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” hoặc xét, trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” theo quy định về thời gian trình, đề nghị khen thưởng thường xuyên hàng năm của tỉnh; Hội đồng tiến hành họp xét duyệt, công nhận sáng kiến 02 đợt trong năm, cụ thể:

- Đối với ngành Giáo dục - Đào tạo và một số lĩnh vực công tác khác như Thuế, Kho bạc Nhà nước: Xét duyệt vào tháng 6; thời gian tiếp nhận hồ sơ đến hết ngày 15/5 hàng năm.

- Đối với các cơ quan, đơn vị và lĩnh vực công tác khác: Xét duyệt vào tháng 11; thời gian tiếp nhận hồ sơ đến hết ngày 15/10 hàng năm.



Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị; Giám đốc các cơ quan, doanh nghiệp thuộc tỉnh căn cứ quy định này cụ thể hóa thành quy định của ngành, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp cho phù hợp để thực hiện.

Điều 11. Cơ quan Thường trực của Hội đồng (Ban Thi đua - Khen thưởng) có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy định này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Cơ quan Thường trực của Hội đồng để tổng hợp, trình Hội đồng xem xét, điều chỉnh./.



TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SÁNG KIẾN

CHỦ TỊCH
Đặng Huy Hậu

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số /QĐ-HĐKHSK ngày /8/2012 của Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh Quảng Ninh)



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


…………, ngày …… tháng …… năm 20…


BÁO CÁO

Sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu

(Để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” hoặc

Chiến sỹ thi đua toàn quốc”)





I. Sơ lược lý lịch:

- Họ và tên:

- Ngày tháng năm sinh:

- Chức vụ:

- Đơn vị:

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

II. Thành tích đạt được:

1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:

2. Sơ lược thành tích của đơn vị.

3. Đánh gia về sáng kiến:

- Nêu thực trạng nhiệm vụ, công tác trước khi áp dụng sáng kiến; những yếu tố khách quan, chủ quan của những giải pháp, sáng kiến được đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ, công tác;

- Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng; mô tả mục đích, nội dung, bản chất của sáng kiến;

- Khả năng áp dụng, phạm vi áp dụng sáng kiến;

- Hiệu quả mang lại của sáng kiến.



 Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
(ký, đóng dấu)

Người báo cáo thành tích
(ký, ghi rõ họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp xác nhận
(ký tên, đóng dấu)




tải về 61.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương