Ubnd tỉnh quảng ngãi sở giao thông vận tảI



tải về 77.86 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích77.86 Kb.
#10596


UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI







CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 115/BC-SGTVT





Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 5 năm 2015


BÁO CÁO

Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP của Chính phủ

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2146/UBND-CNXD ngày 13/5/2015 và chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 5108/BGTVT-ATGT ngày 23/4/2015 về việc sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP của Chính phủ; trên cơ sở báo cáo sơ kết 01 năm của Công an tỉnh Quảng Ngãi tại văn bản số 1104/BC-CAT-PC11(PC67) ngày 06/4/2015, Sở GTVT Quảng Ngãi báo cáo kết quả sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:



I. Tình hình và kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP:

1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện:

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh đã chỉ đạo quán triệt lực lượng thanh tra giao thông và công an làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt theo đúng quy định; đồng thời, cử cán bộ, chiến sỹ, thanh tra viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP để nắm vững và thực hiện đúng quy trình, quy định.



2. Công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến nội dung của Nghị định và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Tổ chức thực hiện 1.076 lượt tuyên truyền lưu động, 456 lượt tuyên truyền tập trung; hướng dẫn pháp luật về an toàn giao thông cho 79.836 lượt nhân dân, học sinh, sinh viên, lái xe, phụ xe. Đồng thời, tổ chức cho 10.227 người dân ký cam kết chấp hành pháp luật về TTATGT; tổ chức kiểm điểm trước dân 1.066 đối tượng thường xuyên vi phạm TTATGT.

- Xây dựng và phát sóng 12 mục “An toàn giao thông” trên chuyên mục “An ninh Quảng Ngãi”; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đăng tải 389 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác trật tự an toàn giao thông, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

- Làm 50 băng rôn để treo trên các tuyến giao thông và khu vực đông dân cư; in và cấp phát 28.180 tờ rơi, 87 đĩa CD, 05 băng catset; xây dựng 19 panô, 12 bảng tin để phục vụ cho công tác tuyên truyền về TTATGT trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức 03 Hội nghị phổ biến, quán triệt, hướng dẫn việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự vận tải cho hơn 106 lượt doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh; 01 Hội thi tuyên truyền về an toàn giao thông.

3. Kết quả thực hiện:

a) Số liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (theo 02 biểu mẫu kèm theo).

b) Đánh giá tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt của người tham gia giao thông.

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171 được ban hành đã phần nào đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước, phù hợp với thực tế khách quan. Cụ thể như:

- Việc quy định chế tài xử phạt rõ ràng, nghiêm minh hơn đã nâng cao được nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Vì vậy, tình trạng vi phạm hành lang đường bộ và xâm hại công trình giao thông đường bộ đã giảm hẳn so với những năm trước đây; tình hình trật tự vận tải hành khách đã từng bước đi vào nề nếp, chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng được nâng cao góp phần bảo vệ tốt kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đi qua địa bàn tỉnh.

- Việc áp dụng mức xử phạt tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng, là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT và làm hư hỏng các công trình giao thông đã làm chuyển biến đáng kể ý thức chấp hành của người tham gia giao thông; giảm mạnh các hành vi vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng. Tỷ lệ vi phạm từ 80% những ngày trước đây đến nay chỉ còn 10-15%; các phương tiện tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe để chở quá tải đã tự tháo dỡ phần tự ý cơi nới trái quy định.

- Việc quy định lộ trình thực hiện xử phạt một số hành vi vi phạm; giới hạn các trường hợp kiểm tra, xử phạt (xử phạt đối với chủ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm: không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định, chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ TNGT nghiêm trọng trở lên và qua công tác đăng ký xe)… được người dân đồng tình ủng hộ.

c) Đánh giá những hành vi, nhóm hành vi vi phạm tăng, giảm trong thời gian qua và nguyên nhân.

Nhìn chung mức phạt được quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP tăng rất cao, nhất là nhóm các hành vi về quả tải, quá khổ nên đã đủ sức răn đe đối với các tổ chức và cá nhân tham gia giao thông. Vì vậy, số vụ vi phạm giảm nhiều so với thời gian trước khi Chính phủ ban hành hai Nghị định này. Bên cạnh kết quả đạt được, việc quy định mức phạt quá cao này lại chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cản trở, chống đối người thi hành công vụ ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong khi đó, mức phạt đối với hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ lại quy định còn thấp, chưa đủ sức răn đe .

d) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của người thực thi công vụ.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, các lực lượng thanh tra giao thông và công an trên địa bàn đã thường xuyên tổ chức, quán triệt chấp hành và thực hiện đúng thẩm quyền được quy định theo Luật xử phạt vi phạm hành chính và các quy định của pháp luật. Do đó trong thời gian qua toàn bộ cán bộ, chiến sỹ, thanh tra viên thực thi nhiệm vụ luôn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác xử lý vi phạm hành chính, không để xảy ra sai phạm và khiếu nại của người vi phạm.

II. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

1. Khó khăn, vướng mắc do các quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, Nghị định số 107/2014/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về TTATGT thường xuyên thay đổi. Trong khi đó, hướng dẫn thực hiện ban hành chậm, nhất là hướng dẫn thực hiện quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn tước giấy phép lái xe… chưa rõ ràng, thống nhất nên khi áp dụng còn lúng túng; ban hành biểu mẫu phục vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính chưa được kịp thời.

- Một số hành vi vi phạm quy định mức phạt tiền còn thấp, không quy định hình thức xử phạt bổ sung nên tính răn đe, giáo dục chưa cao.

- Nhiều hành vi phát sinh trên thực tế nhưng không được quy định như hành vi bốc dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định…

- Trong quy định về thẩm quyền xử phạt của Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, một số hành vi liên đới của tổ chức có mức phạt vượt thẩm quyền của thủ trưởng các cơ quan chức năng xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Giám đốc Công an tỉnh, Chánh thanh tra Sở), do đó khi xử phạt những tổ chức vi phạm vượt thẩm quyền phải thực hiện nhiều thủ tục để trình Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định, kéo dài thời gian xử phạt vi phạm hành chính. Mặc khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính:“Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó”, như vậy thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở đối với 01 hành vi vi phạm của cá nhân là 20.000.000 đồng và của tổ chức là 40.000.000 đồng; Tuy nhiên tại Điểm b khoản 5 Điều 70 và Điểm b khoản 2 Điều 71 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP lại quy định thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở giao thông vận tải và Giám đốc Công an cấp tỉnh là 20.000.000 đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt là không phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm.

- Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xâm hại công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông gặp rất nhiều khó khăn, đối tượng vi phạm chủ yếu là người dân lao động nghèo, mức xử phạt cao đi kèm với hình thức phạt bổ sung là tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc xây dựng vi phạm nên người dân thường chống đối và không chấp hành quyết định xử phạt.

2. Khó khăn, vướng mắc do điều kiện để đảm bảo thi hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP

- Một số hành vi vi phạm có quy định và thực tế có xảy ra nhưng không thể xử lý được, vì thiếu thiết bị kỹ thuật hỗ trợ phát hiện vi phạm như hành vi liên quan đến khí thải, độ ồn, âm lượng còi…

- Lực lượng thanh tra giao thông thực hiện nhiệm vụ tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động chiếm gần 1/3 quân số của Thanh tra Sở nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuần tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trên các tuyến giao thông và địa bàn được giao.

- Số lượng cân xách tay phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm tra hành vi chở quá tải, quá khổ còn thiếu làm ảnh hưởng đến công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

- Do yêu cầu công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính để bảo vệ công trình giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải thường xuyên 24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần (kể cả ngày Lễ, Tết) nên hầu hết các cán bộ, thanh tra viên và nhân viên trong lực lượng Thanh tra giao thông và Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động đều vượt thời gian làm ngoài giờ hành chính theo quy định của Bộ Luật Lao động. Do đó Kho bạc Nhà nước không thanh toán khoản tiền làm việc ngoài giờ hành chính (thứ 7, Chủ nhật, Lễ, Tết…) vượt 300 giờ/năm làm ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của công chức trực tiếp thi hành công vụ.

III. Kiến nghị, đề xuất:

1. Khó khăn, vướng mắc do các quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP:

Để các lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông, răn đe, giáo dục những trường hợp có hành vi vi phạm, kiến nghị:

- Hướng dẫn rõ hơn về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định quy định trong thời hạn 7 ngày, trong khi Thông tư hướng dẫn thời hạn chung là 7 ngày); trường hợp thời hạn ngày ra quyết định trùng vào các ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn ra quyết định tính từ ngày nào; cách tính thời hạn tước giấy phép lái xe đối với những trường hợp bị tước giấy phép lái xe nhưng khi lập biên bản không tạm giữ được giấy phép lái xe; các trường hợp bị tước giấy phép lái xe nhưng giấy phép lái xe có ghi nhiều hạng giấy phép lái xe được điều khiển.

- Hướng dẫn cụ thể việc sử dụng biểu mẫu Quyết định xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì sử dụng biểu mẫu quy định theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC hay sử dụng biểu mẫu Quyết định ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BCA ngày 15/8/2014 của Bộ Công an quy định về các biểu mẫu để sử dụng khi xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền CAND.

- Hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không thực hiện đúng quy định về biển số, kẻ chữ trên thành thùng xe và cửa xe đối với xe cá nhân mâu thuẫn với quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe.

- Trang bị các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hỗ trợ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: máy đo khí thải, máy đo âm lượng còi, độ ồn…

- Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP như sau:



STT

Nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung

Điểm - Khoản - Điều

Lý do

Ghi chú

1

Tăng mức phạt tiền đối với người đang điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy “sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (tai nghe) và người ngồi trên xe sử dụng ô” từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng lên 2.000.000 đến 3.000.000 đồng

h-1-6

Hậu quả do hành vi này này gây ra rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông khi xảy ra sự cố bất ngờ, không thể làm chủ được phương tiện

Chuyển hành vi sang khung phạt ở khoản 6 Điều 6

2

Tăng mức phạt tiền, tăng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm “không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông” từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX 01 tháng lên 10.000.000 đến 15.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX 2 tháng; đồng thời, bổ sung hình thức xử phạt bổ sung tạm giữ phương tiện

e-4-5


Để nâng cao tính răn đe, giáo dục đối với người cố tình thực hiện hành vi vi phạm, hạn chế tình trạng đối tượng vi phạm cố tình chống đối như báo chí phản ánh nhiều trong thời gian qua

Chuyển hành vi sang khung phạt ở khoản 8 Điều 5

3

Tăng mức phạt tiền, tăng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hành vi vi phạm “không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông” từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX 01 tháng lên 5.000.000 đến 7.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX 4 tháng; đồng thời, bổ sung hình thức xử phạt bổ sung tạm giữ phương tiện

m-4-6


Để nâng cao tính răn đe, giáo dục đối với người cố tình thực hiện hành vi vi phạm, hạn chế tình trạng đối tượng vi phạm cố tình chống đối như báo chí phản ánh nhiều trong thời gian qua

Chuyển hành vi sang khung phạt ở khoản 7 Điều 6

4

Bổ sung hình thức xử phạt bổ sung tạm giữ phương tiện đối với hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy và điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô

l-3-5

o-3-6


Đảm bảo phù hợp tính chất nguy hiểm của hành vi, hạn chế tái phạm




5

Tăng mức xử phạt đối với hành vi “Tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe, tự ý lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm trên xe vận chuyển khách” từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; đồng thời, bổ sung hình thức xử phạt liên đới đối với chủ phương tiện đối hành vi này

đ-3-16

Đây là hành được thực hiện nhằm mục đích để có thể thực hiện được hành vi chở quá tải vì vậy cần phài tăng mức phạt để ngăn ngừa, hạn chế hành vi chở quá tải

Chuyển hành vi sang khung phạt ở khoản 6 Điều 16

6

Bổ sung xử phạt hành vi sử dụng phù hiệu, biển hiệu giả như sau “Sử dụng Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, phù hiệu, biển hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy (kể cả rơ moóc và sơ mi moóc)”

đ-5-16

Trong thực tế, tuần tra, kiểm tra phát hiện nhiều xe tham gia kinh doanh vận tải, nhất là chở khách nhưng sử dụng phù hiệu, biển hiệu giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp để qua mặt cơ quan chức năng và lực lượng tuần tra kiểm soát




7

Bổ sung xử phạt liên đới đối với chủ phương tiện tại Khoản 5 Điều 30 với hành vi: “Giao xe cho người điều khiển phương tiện chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết hạn.”




Gắn trách nhiệm của chủ xe khi đưa xe ra kinh doanh vận tải, hạn chế thấp nhất rủi ro, nhất là tai nạn chết người có thể xảy ra do đưa xe không đủ điều kiện tham gia kinh doanh vận tải hành khách vì lợi nhuận




8

Bổ sung xử phạt hành vi sử dụng Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ đã hết hạn như sau: “Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hoặc có nhưng đã hết hạn ra tham gia giao thông”

b-6-30

Gắn trách nhiệm của chủ xe khi đưa xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn ra tham gia giao thông, hạn chế hành vi phạm có thể xả ra




9

Bỏ từ “cho phép” trong cụm từ “tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe”

Điều 33

Không hợp lý vì thực tế có nhiều đối tượng hiểu là quy định như vậy tức là cho phép tham gia giao thông với mức vượt được quy định chứ không phải là không được chở vượt mức được quy định




10

Đề xuất quy định mức tiền xử phạt đối với hành vi chở hàng vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông theo khối lượng (tấn) hàng quá tải. Cụ thể: xử phạt lái xe 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng/01 tấn hàng đối với xe có trọng tải đến 2 tấn, xử phạt lái xe 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng/01 tấn hàng đối với xe có trọng tải đến 4 tấn, xử phạt lái xe 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng/01 tấn hàng đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên; đồng thời quy định mức phạt chủ xe đối với các hành vi gấp đôi lái xe.

Điều 24, Điều 30

Nhằm tạo sự công bằng đối với các phương tiện khi tham gia kinh doanh vận tải và bị xử phạt khi thực hiện hành vi vi phạm




11

Tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm điểm c khoản 3 Điều 33 từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối đối tổ chức lên mức 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 24.000.000 đồng đến 28.000.000 đồng đối đối tổ chức

Khoản 5 - Điều 30

Để đảm bảo công bằng, tương ứng với tỷ lệ vượt của hành vi chở hàng vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông

Chuyển hành vi sang khung phạt ở khoản 8 Điều 30

12

Bổ sung quy định tước quyền sử dụng GPLX đối với chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện mà hành vi đó được quy định tước quyền sử dụng GPLX đối với lái xe.

Điều 74

Để nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính, hạn chế tình trạng chủ phương tiện lợi dụng chấp nhận chịu phạt tiền để trốn tránh hình thức xử phạt bị tước giấy phép lái xe




13

Bổ sung một số nội dung khi tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải không thực hiện niêm yết bị xử phạt gồm: biển số xe, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại đường dây nóng

b-3-28

Đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ




14

Bổ sung quy định xử phạt hành vi “Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ không đóng phí bảo trì đường bộ” với mức phạt “từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xe có dung tích xy lanh đến 100 cm3, từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với xe có dung tích xy lanh trên 100 cm3




Hiện nay, việc xử phạt hành vi vi phạm về khai, thu, nộp phí bảo trì đường bộ được quy định tại các văn bản QPPL của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trên thực tế đối với xe mô tô tham gia giao thông đường bộ thiếu tính khả thi, phần lớn xe tham gia đều không đóng phí (Riêng xe ô tô đã được kết hợp thu qua hoạt động kiểm định của các Trung tâm đăng kiểm). Vì vậy, nên bổ sung hành vi này trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để các lực lượng chức năng kết hợp kiểm tra xử phạt trong quá trình tuần tra, kiểm soát, dần dần tạo ý thức tự giác chấp hành nộp phí bảo trì đường bộ trong nhân dân




15

Quy định thẩm quyền xử phạt của thủ trưởng các cơ quan có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Giám đốc Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Sở) theo đúng quy định Khoản 1 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính

Điều 70, Điều 71

Để đảm bảo các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được đồng bộ; đồng thời, đảm bảo cho công tác xử lý vi phạm chính nhanh chóng, kịp thời, không kéo dài thời gian xử phạt vi phạm hành chính




2. Kiến nghị, đề xuất khác:

Xem xét đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành quy định về chế độ, chính sách đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thi hành nhiệm vụ kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và lực lượng làm việc tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động để đảm bảo sức khỏe phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Kính báo cáo Bộ Giao thông vận tải tổng hợp./.

Nơi nhận:

- Bộ GTVT (b/cáo);

- UBND tỉnh (b/cáo);

- Công an tỉnh;

- Lãnh đạo Sở;

- Thanh tra Sở;



- Lưu: VT, VT&PC(Nga).




KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Đỗ Tiến Đạt














tải về 77.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương