Ubnd tỉnh phú thọ Số: 1220/QĐ-ub cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.19 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.19 Mb.
#62
1   2   3   4   5   6

PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN


I - Chương trình mục tiêu an toàn lương thực, là một trong chương trình trọng tâm trong nông nghiệp giai đoạn 1997 - 2000. Thực hiện tốt mục tiêu này đòi hỏi trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Nhiệm vụ sản xuất lương thực phải được coi là nền tảng của công nghiệp hóa, tập trung đầu tư cho sản xuất lương thực, có chính sách khuyến khích và đẩy nhanh sản xuất lương thực.

II - Phân công trách nhiệm giữa các ngành, các cấp:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT có các nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn các huyện cụ thể hóa mục tiêu an toàn lương thực và bố trí tới xã trong đó vùng trọng điểm thâm canh, từ kế hoạch sản xuất đến xác định cơ cấu giống thích hợp và xác định nhu cầu giống hàng năm.

- Ban hành qui trình kỹ thuật và định mức KTKT các giống (chủ yếu lúa, ngô) hướng dẫn nông dân sản xuất thâm canh theo qui trình kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện Thông tư 02 ngày 1-3-1997 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý giống cây trồng.

- Nghiên cứu Dự án khả thi về tổ chức sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng phục vụ chương trình cấp 1 hóa giống lúa trên phạm vi toàn tỉnh. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh quản lý giống phục vụ chương trình cấp I hóa giống lúa và ngô đồng thời tổ chức sắp xếp lại hệ thống dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nghiên cứu và đề xuất chính sách khuyến khích sản xuất, nhất là đối với vùng sản xuất giống và những nơi chưa có tập quán cấp 1 hóa giống lúa và ngô lai.

- Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chương trình mục tiêu, hàng năm định kỳ tổng kết - đánh giá và đề xuất chủ trương kế hoạch năm sau trình UBND tỉnh.

- Điều phối sự hoạt động các đơn vị trong ngành, tập trung tham gia chương trình mục tiêu an toàn lưong thực, cụ thể là:

+ Công ty vật tư NLN tổ chức sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng phục vụ chương trình cấp 1 hóa giống lúa và tổng kết qui trình các giống đưa vào sản xuất và tổ chức dịch vụ giống, phân bón, thuốc trừ sâu.

+ Chi cục BVTV dự tính - dự báo sâu bệnh và cung cấp thông tin kịp thời giúp bà con nông dân phòng trừ sâu bệnh bảo vệ mùa màng hữu hiệu, đồng thời mở rộng chương trình IPM trên diện rộng, huấn luyện cho nhiều nông dân hiểu và biết cách phòng chống sâu bệnh.

- Trung tâm khuyến nông: Xây dựng mô hình trình diễn giống mới đưa vào sản xuất, thông qua hội nghị tham quan đầu bờ tập huấn cho nông dân qui trình sản xuất và thâm canh lúa, ngô phù hợp từng vùng sinh thái. Phối hợp chặt chẽ các huyện chỉ đạo các xã và xây dựng mô hình trình diễn cấp huyện, thông qua đó rút kinh nghiệm phổ biến cho các xã.



2. Sở kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ:

Nắm bắt nguồn vốn từ Trung ương và của tỉnh, v.v... Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên cơ sở kế hoạch hàng năm về sản xuất cây lương thực, tổ chức lồng ghép và điều hòa các nguồn vốn tập trung trên cùng địa bàn (trong đó ưu tiên đầu tư sản xuất giống cây và hệ thống công trình thủy lợi).



3. Sở Khoa học Công nghệ - MT: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu xác định cơ cấu giống hợp lý các vùng sinh thái. Làm điểm, mẫu rút kinh nghiệm, qua đó xây dựng các chỉ tiêu định kỳ mức kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ra diện rộng.

4. Các đơn vị: Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước... phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn hoặc cấp pháp theo chương trình mục tiêu và quản lý sử dụng vốn đúng mục đích. Tổ chức cho vay theo hướng lồng ghép các nguồn vốn và theo yêu cầu kỹ thuật của sản xuất, nhằm phát huy hiệu quả thiết thực của đồng vốn.

5. Các đoàn thể: Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức động viên đoàn viên, hội viên thâm canh làm lương thực giỏi, làm nông nghiệp giỏi để thực hiện chương trình mục tiêu an toàn lương thực có hiệu quả.

6. Uỷ ban nhân dân các huyện:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu an toàn lương thực 1997 - 2000, phân bổ đến từng xã và chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng HTX.

- Tổ chức sản xuất giống lúa cấp 1 và ngô lai quy ước phục vụ sản xuất lương thực hàng năm. Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn các hộ nông dân đại diện các cụm dân cư có đất tốt có kinh nghiệm sản xuất và hiểu biết, có khả năng tiếp thu tiến bộ ký thuật với sự hướng dẫn của Trạm khuyến nông huyện nhân giống cấp 1.

- Quản lý giống trên địa bàn và điều hành phân phối giống cấp I cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện.

- Điều phối các đơn vị của huyện trực tiép tham gia thực hiện chương trình mục tiêu an toàn lương thực như phòng Nông nghiệp - PTNT, Trạm khuyến nông v.v... Củng cố Trạm khuyến nông đủ năng lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo khuyến nông viên cấp xã và làm dịch vụ kỹ thuật cho các hộ nông dân có nhu cầu. Có chính sách đãi ngộ và động viên cán bộ khuyến nông cơ sở tích cực tham gia chương trình mục tiêu.

- Huyện quản lý Nhà nước, chỉ đạo các xã tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu hàng vụ, năm có tổng kết đánh giá đề xuất kế hoạch năm sau báo cáo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm nhân ra diện.

- Tổ chức phối hợp chặt chẽ các đoàn thể trong huyện vận động nông dân tham gia chương trình.

- Trích một phần ngân sách cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp.

7. Uỷ ban nhân dân các xã:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất lương thực hàng năm đến từng HTX, hộ gia đình, phù hợp điều kiện cụ thể và mục tiêu phấn đấu về an toàn lương thực.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức quản lý và điều hành tổ khuyến nông cơ sở làm chức năng hướng dẫn nông dân tiếp thu TBKT, hiểu và biết cách làm theo quy trình thâm canh lúa ngô... và dịch vụ kỹ thuật cho bà con nông dân. Chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệp và tập huấn cho nhiều hộ nông dân về quy trình thâm canh cây lương thực.

- Quản lý trực tiếp nhân giống và phân phối giống phục vụ sản xuất.

- Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm về các mặt (kỹ thuật và quản lý) và công tác chỉ đạo, hàng vụ và năm có báo cáo gửi cấp huyện để tổng hợp đề xuất cấp tỉnh.

- Tổ chức các hình thức câu lạc bộ lúa 10 tấn/ha trở lên. Qua đó bà con nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất thâm canh đạt năng suất lương thực cao.

III - Chương trình cụ thể hóa của dự án phát triển sản xuất lương thực: Đầu tư sản xuất giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đầu tư cơ sở vật chất cho thủy lợi, đổi mới HTX sắp xếp lại hệ thống dịch vụ nông nghiệp...

IV - ủy ban nhân tỉnh tiếp tục ban hành các chính sách về trợ giá khuyến khích phát triển sản xuất lương thực, phê duyệt những dự án chi tiết để phát triển sản xuất lương thực.

V - Tuyên truyền phỏ biến thông tin về chủ trương phát triển lương thực giai đoạn 1997 - 2000.




tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương