Ubnd tỉnh phú thọ Số: 1220/QĐ-ub cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.19 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.19 Mb.
#62
  1   2   3   4   5   6

UBND TỈNH PHÚ THỌ


********

Số: 1220/QĐ-UB


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


________________________________

Việt trì, ngày 20 tháng 8 năm 1997



QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ

V/v: Ban hành chương trình phát triển sản xuất lương thực 1997-2000

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21-6-1994

- Căn cứ Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 26-5-1997 của Ban thường vụ tỉnh ủy về phát triển sản xuất lương thực 1997 - 2000.

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.


QUYẾT ĐỊNH


Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này chương trình phát triển sản xuất lương thực 1997 - 2000 của tỉnh Phú Thọ

Điều 2: Giao cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường, Sở Tài chính vật giá và các đơn vị: Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh; các đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên và UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện quyết định này

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ quyết định thi hành.
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Đình Thành

(Đã ký)

MỞ ĐẦU


Phú Thọ là tỉnh miền núi, tổng diện tích tự nhiên 346.502ha, trong đó đất nông nghiệp 93.279ha (ciếm 26,92%), đất có rừng 74.517 ha (chiếm 21,5%). Địa giới hành chính có 10 huyện, thị (trong đó 70% số huyện là miền núi) với 269 xã - phường (trong đó 75,4% số xã là miền núi). Dân số 1.286.075 người, hơn 90% dân số là khu vực nông thôn. Bình quân đất nông nghiệp đầu người 0,07ha (trong đó đất canh tác 0,04ha) sản xuất lương thực năm cao nhất đạt 24 - 25 vạn tấn, bình quân đầu người đạt 191 kg/người/năm. Trong những năm gần đây, sản xuất lương thực tỉnh ta đã thu được thành tích đáng kể. Từ sau năm 1993, công tác khuyến nông hình thành, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp đến người sản xuất được phát triển, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng sản xuất lương thực. Song sự chuyển biến trên mới chỉ là bước đầu chủ yéu là ở vùng đồng bằng và vùng thấp, vùng núi chuyển biến còn chậm. Từ khi Phú Thọ được tái lập, vấn đề an toàn lương thực được đặt ra là bức bách và cần thiết. Nhân tố điển hình về thâm canh cây lương thực và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ở một số vùng, cộng voíw thành tự trồng ngô lai trên đất lầy thụt mở ra triển vọng lớn về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, mở rộng và tăng diện tích cây lương thực. Đó là con đường tiến tới an toàn lương thực của Phú Thọ.

PHẦN I: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC

A - Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất lương thực

I - Khí hậu thời tiết:

Theo phân vùng khí hậu của Đài khí tượng thủy văn, Phú Thọ chia ra 4 tiểu vùng có đặc điểm sau:






Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Tiểu vùng 4

Phạm vi vùng

Thanh Sơn

Yên Lập


Hạ Hòa, Đoan Hùng, phía Bắc Thanh Ba và Sông Thao

Nam Thanh Ba và Sông Thao Bắc Phong Châu

Tam Thanh, Nam Phong Châu, Việt Trì

Nhiệt độ trung bình

Tổng diện tích ôn năm



22,4

6000oC <  < 8000oC



23,2

6000oC <  < 8000oC



23,2

 > 8000oC



23,3

 > 8000oC



Lượng mưa TB năm

Số ngày mưa (ngày/năm) phân bố mưa



1.700 -1.900 mm

100 - 140

Không đều, mưa lớn nhất tháng 8, ít nhất tháng 12 đến tháng 1


1.800 - 2050 mm

120 - 140

Tương đối đều


1.500 - 1.750 mm

110 - 130

Không đều


1.400 - 1550 mm

= 100


Không đều

Lượng bốc hơi TB/năm

700 - 800 mm

750 - 850 mm

850 - 1050 mm

1.100 - 1.200 mm

Một số đặc trưng khác

- Đủ ẩm, mùa dông khô hạn 10 - 15 ngày có giờ nóng (lúc 13 giờ, to>34oC)

- Số ngày có sương mù 24 ngày



- Đủ ẩm, mùa đông đỡ khô hạn 9 - 10 ngày có gió nóng

- Số ngày sương mù 9 - 10 ngày



- ít ẩm 10 - 12 ngày gió nóng

- Số ngày sương mù 10 ngày



- ít ẩm, mùa đông khô hạn kéo dài 9 - 12 ngày gió nóng

- Số ngày có sương mù 8 - 9 ngày



Tiểu vùng 3 và 4 là vùng giàu nhiệt tạo khả năng quang hợp, tích lũy chất, cho năng suất lúa cao. Một số nơi như tiểu vùng 4 mùa đông khô hạn kéo dài, chú ý biện pháp tưới cho cây trồng. Tiểu vùng 2 có lượng mưa lớn nhất, mùa mưa thường gây ngập úng.

II - Đất đai - thổ nhưỡng

Theo tài liệu đất và bản đồ tỷ lệ 1/50.000 xây dựng 1987 - 1988 đất sản xuất lương thực gồm 3 loại chính:

1. Đất phù sa được bồi hàng năm của 3 dòng sông lớn (Hồng - Đà - Lô) (ký hiệu pb) diện tích 5.008ha, phân bổ chủ yếu ở Phong Châu, Đoan Hùng, Tam Thanh, Sông Thao. Đất phù sa do sông Hồng và Đà bồi đắp có trữ lựơng phù sa lớn và giàu dinh dưỡng, phù sa do sông Lô bồ đắp hàm lượng dinh dưỡng kém hơn. Tập quán nhân dân sử dụng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

2. Đất phù sa không được bồi hàng năm của 3 sông (Hồng - Đà - Lô) có diện tích 8.557ha, phân bổ chủ yếu ở Phong Châu, Sông Thao, Tam Thanh, Thanh Ba, Việt Trì... loại này nằm trên địa hình tương đối cao, tầng canh tác dày 15 - 20 cm. Nó là loại đất tốt, đại đa số địa hình bằng, thành phần cơ giới trung bình đạm tổng số trung bình đến khá, nghèo lân và kali. Tập quán sử dụng đất này chủ yếu trồng lúa 2 vụ và là vùng có điều kiện thâm canh.

3. Đất chiêm chũng úng nước vào mùa mưa, diện tích 10.927 ha, chủ yếu phân bố ở Phong Châu, Sông Thao, Tam Thanh, Thanh Ba, Hạ Hòa... đất hình thành chủ yếu do phù sa và một phần sản phẩm tích tụ của đồi núi. Thành phần cơ giới thịt nặng và bị glôy mạnh, độ phì tiềm tàng khá, giàu mùn và đạm, lân nghèo. Tập quán nhân dân chủ yếu trồng 1 vụ lúa. Một số nơi như Phong Châu đã hoàn chỉnh thủy lợi - tiêu vụ mùa đã nâng lên 2 vụ, một số nơi như Việt Trì chuyển thành 1 vụ lúa - 1 vụ cá, một số nơi khác chỉ cấy vụ chiêm, vụ mùa bị ngập úng.

Ngoài ra còn các loại đất khác như dốc tụ, bậc thanh... diện tích ít, phân bố rải rác và xen kẽ.

Nhìn chung tập quán canh tác còn lạc hậu, nặng về độc canh cây lúa, chủ yếu khai thách tiềm năng sẵn có của đất, việc bồi dưỡng tăng độ phì cho đất hạn chế.

III - Nguồn nước

Phú Thọ có 3 sông lớn: Hồ - Đà - Lô, ngoài ra còn có hệ thống sông - suối nhỏ tạo nên mạng lưới phân bố giữa các vùng tương đối đều, nguồn nước dồi dào và chất lượng nước tốt thuận lợi khai thác phục vụ sản xuất.

Đặc điểm hệ thống sông trên địa bàn Phú Thọ dốc, lòng sâu, thủy chế thất thường mùa mưa thường gây lũ lụt. Phù sa của các dòng sông này được bồi tụ ngay 2 bên bờ tạo thành dải phù sa hẹp ven sông suối hoặc len lỏi vào các thung lũng, đồi - gò.

Khai thác nguồn nước: ở nơi rộng đất tập trung tạo thành cánh đồng lớn đã có hệ thống thủy nông tương đối hoàn chỉnh khai thách nguồn nước sắn có tương đối tốt, nơi khác sử dụng nguồn sông suối nhỏ, xây dựng công trình vừa và nhỏ để phục vụ tưới và tiêu.

Chế độ thủy văn của 3 sông lớn đặt ra vấn đề quan trọng là tiêu về mùa mưa (nhất là trên đất chiêm trũng), nguyên này dẫn tới hạn chế tăng diện tích vụ mùa.



B - Tình hình sản xuất lương thực qua các năm:

Sản xuất lương thực qua các năm (nhất là 3 năm gần đây) đã thu được thành tựu đáng kể, sản xuất phát triển và đầu tư thâm canh bước đầu được chú trọng (chi tiết xem phụ biểu số 3 C.B)



1. Sản xuất lúa: (Chi tiết xem biểu số 4 C.B; 5 C.B; 6 C.B)

Diện tích qua các năm có xu hướng giảm, 1996 so 1990 giảm 11,6% và 96 so 95 giảm 8,91%. diện tích vụ mùa giảm nhiều hơn vụ chiêm xuân. Nguyên nhân chính do bị ngập lũ hàng năm (nhất là vụ mùa); mặt khác diện tích đất canh tác lúa giảm, trong 3 năm (1994 - 1996) giảm 1,382ha (tương ứng 2,8%) do một số nơi sử dụng chưa hợp lý, chuyển đất sản xuất sang đất xây dựng và sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ còn chậm.

Năng suất lúa cả năm tăng với tốc độ tương đối nhanh, 96/90 tăng 40% và so với 95 tăng 2%, tăng bình quân năm 5,7%. Năng suất vụ mùa cao hơn vụ chiêm xuân, như vật việc đầu tư thâm canh đưa tiến bội kỹ thuật vào sản xuất đã có sự chuyển biển (nhất là vùng thấp) điển hình năng suất lúa cả năm cao như: (Phong Châu, Việt Trì, Tam Thanh, Sông Thao, Thanh Ba, Phú Thọ).

Sản lượng lương thực 96 so với năm cao nhất (1995) giảm 7,2% và so với năm 1990 tăng 23,9%. Vụ chiêm xuân tương đối ổn định, riêng vụ chiêm xuân năm 1991 do thiên tai cuối vụ nên nhiều diện tích thất thu. Vụ mùa thường bị ngập úng (nhất là 3 năm gần đây) nên sản lượng tăng giảm bấp bênh.



2. Ngô: (Chi tiết xem biểu 7 C.B)

Ngô là cây màu lương thực chủ yéu (sau lúa). Qua các năm diện tích ngô phát triển: Năm 1996/1990 tăng 42%, 96/95 tăng 4,4%. Năng suất bình quân 18 - 22 tạ/ha. Sản lượng 96/90 tăng 75,8% và 96/95 tăng 31,8%. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vụ mùa thường bị ngập úng, khả năng tăng diện tích lúa mùa gặp khó khăn, thì cây ngô đóng vai trò quan trọng. chỉ trong 3 năm (93 - 96) cây ngô đông với giống lai đã đẩy năng suất - sản lượng tăng nhanh ở các huyện: Tam Thanh, Phong Châu, Đoan Hùng, Hạ Hòa. Thành công ngô đông trồng trên đất lầy, thụt, mở ra triển vọng về tăng diện tích ngô vụ đông, đây cũng là hướng đi để tăng nhanh sản lượng lương thực. Song nhìn chung diện tích ngô so với cây lương thực chiếm tỷ lệ thấp, năng suất chưa cao, cây ngô đông mới thâm nhập vào Phú Thọ từ 95 trở lại đây và phân bố chủ yếu các xã vùng thấp. Ngô đông chưa trở thành vụ sản xuất chính.



3. Màu lương thực khác: (Chi tiết xem biểu 8 C.B)

Cây lương thực khác chủ yếu là khoai lang và sắn. Cây khoai lang, qua các năm diện tích tăng giảm bấp bênh, năng suất và sản lượng tăng chậm. Cây sắn diện tích tương đối ổn định 8 - 10 ngàn ha, năng suất - sản lượng ổn định. Những huyện trồng sắn - khoai lang chủ yếu là: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoanh Hùng, Hạ Hòa, Phong Châu, Sông Thao, trình độ thâm canh chưa cao nên khả năng tăng năng suất - sản lượng chậm.



4. Kết quả sản xuất lương thực:

Sản xuất lương thực có chiều hướng phát triển, sản lượng lương thực 96 so 90 tăng 26,3% và so với 95 giảm 2,8%. Từ sau những năm 1993 công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất có sự chế biến, nhất là các xã vùng thấp trình độ thâm canh khá hơn khu vực miền núi nên sản lượng lương thực tăng nhanh hơn kỳ trước 1992. Song sự phát triển chưa ổn định, tốc độ phát triển còn chậm, vùng cao vẫn còn tình trạng canh tác lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp. Nguyên nhân chủ yếu do trình độ dân trí chưa cao, việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật hạn chế, đời sống còn gặp khó khăn, thiếu vốn - kiến thức, dẫn tới trình độ thâm canh tăng năng suất - sản lượng lương thực phát triển chậm.



III - Đánh giá việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật chủ yếu

1. Về thủy lợi:

Hệ thống thủy nông phần lớn chủ yếu phục vụ cho những cánh đồng lớn tập trung (như đồng bằng Phong Châu, Việt Trì, Hạ Hòa, Thanh Ba...), hệ thống kênh mương ở những khu vực này tương đối hoàn chỉnh. Khu vực khác, tưới - tiêu bằng công trình vừa và nhỏ và một số diện tích tưới tiêu nhờ nước trời. Theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 1996, diện tích được tưới bằng công trình chiếm 65,28% so diện tích gieo cấy và diện tích được tiêu bằng công trình chiếm 74,36% so diện tích giao cấy. Diện tích tưới tiêu nhờ nước trờ và bằng các phai đập giữ nước mùa mưa phục vụ tưới tiêu chiếm 34,7% và tiêu 25,6% so diện tích tích gieo cấy (chi tiết xem biểu 2 C.B). Hệ thống thủy nông lớn phục vụ tưới 9.743 ha (chiếm 17,8% so diện tích được tưới, tiêu 2.483 ha (chiếm 16,9% so diện tích được tiêu).

Nhìn chung, hệ thống công trình thủy lợi mới đảm bảo tưới, còn việc tiêu gặp khó khăn dẫn tới khả năng tăng diện tích mở rộng diện tích 1 vụ lên 2 vụ hạn chế. So với năng lực thiết kế, hiệu suất sử dụng mới đạt 50 - 60%. Điều này đặt ra cần hoàn chỉnh hệ thống kênh nội đồng tăng khả năng sử dụng năng lực thiết kế các công trình, đồng thời đầu tư hoàn chỉnh - đồng bộ thiết bị tăng năng lựch tiêu đảm bảo an toàn vụ mùa.

2. Kỹ thuật nông nghiệp:

a) Giống:

Tiến bộ kỹ thuật về giống bước đầu đã thâm nhập và sản xuất, nhất là từ sau năm 1993, công tác khuyến nông phát triển, việc tuyên truyền chuyển giao kiến thức, xây dựng mô hình trình diễn, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất đã thu được kết quả bước đầu, mở ra triển vọng thâm canh đạt hiệu quả cao.

- Về cây lúa: Chương trình lúa cao sản, đưa giống lai và giống lúa thuần cao sản của Trung Quốc và Việt Nam vào sản xuất. Các giống có tiềm năng cho năng suất cao và khả năng thích ứng rộng như ải hòa thành, tạp giao 5, DT13, CR203 thuần đã đưa vào các khu vực có kết quả. Qua mô hình mẫu với giống tạo giao 5 ở Thanh Ba đạt 34 - 35 tạ/ha. ải hòa thành ở một số điểm đạt trên 40 tạ/ha. Đến nay mọt số vùng (nhất là đồng bằng và vùng thấp), giống địa phương năng suất thấp dần được thay thế bằng giống có năng suất cao và tỷ trọng diện tích giống mới khá (nam Phong Châu, Thanh Ba, Tam Thanh, Đoan Hùng, Phú Thọ, Việt Trì), kết quả những khu vực này năng suất lúa bình quân cả năm đạt 27 - 30 tạ/ha/vụ. Các huyện miền núi (như Thanh Sơn, Yên Lập...), tỷ lệ giống mới thích hợp, có năng suất cao đưa vào sản xuất còn chiếm tỷ trọng thấp, nhân dân còn sử dụng giống địa phương dài ngày nhiều, năng suất lúa bình quân chỉ đạt dưới 25 tạ/ha.

Nhìn chung việc đưa tiến bộ về giống lúa vào sản xuất còn chậm, cấp I hóa giống lúa đến cuối 1996 đạt dưới 30%. Đó là một trong những nguyên nhân hạn chế năng suất và sản lượng lúa.



- Đối với cây ngô: Từ năm 1995 nhân dân Phú Thọ chưa có tập quán làm ngô đồng, giống chủ yếu là giống địa phương, năng suất thấp. Năm 1995 trở lại đây, hình thành trồng ngô với giống lai nhiều như Tam Thanh, Phong Châu, Thanh Ba, Đoan Hùng... Giống ngô lai chủ yếu như P11, biosed, P60, DK999, LVN10, LVN20,... năng suất đạt bình quân trên 30tạ/ha. Qua tổng kết ngô trên đất lầy thụt và giống lai P11 năng suất 30 - 40 tạ/ha ở Đoan Hùng đã mở ra triển vọng lớn có thể tăng gấp 2 lần diện tích ngô hiện nay.

b) Biện pháp canh tác:

- Tập quán canh tác ở một số vùng đã có nhiều tiến bộ (nhất là vùng thấp) luân canh cạn - nước, chân ruộng độc canh lúa sau mỗi vụ thu hoạch cày phơi ải, gieo cấy đúng thời vụ đầu tư giống, phân bón... Đảm bảo yêu cầu cây trồng.

- Những năm gần đây nhân dân nhiều nơi đã có tập quán sử dụng phân lân cải tạo đất. Song vẫn còn tình trạng một số nơi trình độ thâm canh thấp, bừa chùi cấy chay.

c) Phòng trừ dịch bệnh:

Màng lưới bảo vệ thực vật đã phủ kín 10 huyện thị, công tác dự tính - dự báo sâu bệnh đã kịp thời giúp người sản xuất phòng trừ sâu bệnh bảo vệ rừng sâu bệnh bảo vệ mùa màng. Song hình thức tổ chức hiện nay nhiều HTX không còn đội bảo vệ thực vật chuyên, việc tổ chức phòng trừ sâu bệnh không đồng loạt trên cùng địa bàn dấn tới hiệu quả bảo vệ cây trồng chưa cao.



3. Dịch vụ phục vụ sản xuất:

Mạng lưới dịch vụ phục vụ sản xuất trong một vài năm gần đây tương đối phát triển. Tỉnh có Công ty vật tư NLN và Công ty BVTV với hệ thống cửa hàng dục vụ toíw các huyện, thị và cụm KTKT cung ứng giống, phân bón thuốc trừ sâu cho các vùng. HTX chuyển sang làm dịch vụ, theo số liệu điều tra hiện có 74,5% số HTX dịch vụ tưới tiêu, 65% số HTX có dịch vụ BVTV, 41,9% số HTX có dịch vụ cung ứng vật tư cho sản xuất... Vật tư kỹ thuật được đưa tới tay người sản xuất thuận tiện, hạn chế qua tư thương trung gian. Song, ở vùng sâu - vùng xa do dân cư phân tán, giao thông đi lại khó khăn nên việc tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật đến tay người sản xuất còn hạn chế.



I - Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm

1. Đánh giá chung:

Sản xuất lương thực qua các năm có nhiều chuyển biến, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 5 TW và các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đã đi vào cuộc sống, phát huy quyền tự chủ sử dụng đất, khuyến khích sản xuất phát triển. Chủ trương chính sách phát triển sản xuất của Nhà nước nói chung và của tỉnh nói riêng đã có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển. Kết quả sản xuất lương thực bước đầu thu được thắng lợi đáng kể, từ chỗ trước 1991 đạt dưới 20 vạn tấn, đến nay đã đạt trên 24 vạn tấn. Tiến bộ kỹ thuật và dịch vụ phục vụ sản xuất có chiều hướng phát triển. Tập quán canh tác lạc hậu dần dần được thay thế bằng tập quán tiến bộ, đưa giống mới có năng suất cao, phẩm cấp tốt vào sản xuất. Đầu tư thâm canh (nhất là vùng thấp) bước đầu được chú trọng. Nhân dân một số nơi (như các xã Nam Phong Châu, một số xã ở Việt Trì, Tam Thanh...) đã có tập quán kinh nghiệm thâm canh, năng suất lúa 2 vụ bình quân đạt trên 40 tạ/ha/vụ và ngô đông 30 - 40 tạ/ha/vụ. Một số xã miền núi như Minh Phú (Đoan Hùng), Thượng Long (Yên Lập)... thay thế giống địa phương bằng giống mới, chăm sóc đúng thời vụ và đầu tư thâm canh đã làm tăng năng suất lúa bình quân từ 70 - 80 kg/sào (tương ứng 19 - 22 tạ/ha) lên 120 kg/sào (tương ứng 33 tạ/ha). Nhân tố mới đại diện các vùng mở ra triển vọng thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển với tốc độ nhanh hơn và có hiệu quả. Song nhìn chung trong những năm qua trên địa bàn Phú Thọ kết quả sản xuất lương thực chưa cao, bình quân lương thực đầu người còn quá thấp, chưa đảm bảo điều kiện cho nông dân làm kinh tế đồi rừng có hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu tình trạng trên là:

- Đặc điểm của Phú Thọ ruộng đất phân tán trình độ dân trí chưa cao, đời sống nhân dân nhất là các xã miền núi, còn gặp khó khăn, bình quân ruộng đất thấp, điều kiện sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên, ruộng đất manh mún, thiếu vốn và kiến thức. Tiếp thu tiến bộ ký thuật canh tác và đầu tư thâm canh mới chuyển biến ở vùng thấp và một số nơi vùng cao (có sự hỗ trợ của các chương trình), còn phần lớn vẫn giữ tập quán canh tác lạch hậu. Giống mới có năng suất cao, phẩm cấp tốt đưa vào sản xuất chiếm tỷ lệ thấp. Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ tăng diện tích gieo trồng cây lươntg thực còn chậm.

Theo thống kê đến nay toàn tỉnh mới có 4000 - 5000 ha đất 3 vụ (2 vụ lúa - 1 vụ màu). Cây ngô đông chưa trở thành vụ chính phổ biến. Sản xuất lương thực chưa được đầu tư thâm canh cao.

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật:

+ Về thủy lợi: Đầu tư khá, nhưng phục vụ sản xuất còn hạn chế, diện tích bấp bênh còn chiếm 30% diện tích gieo cấy lúa. Hệ thống kênh mương nội đồng chưa hoàn chỉnh hạn chế khai thác năng lực thiết kế các công trình thủy lợi. Đầu tư hệ thống công trình thủy lợi chưa đồng bộ, nhất là khâu tiêu về về mùa mưa chưa được chú trọng. Đầu tư thủy lợi chưa tương xứng. Phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi chưa hợp lý, hạn chế phát huy năng lực phục vụ tưới - tiêu của các công trình.

Cơ sở sản xuất và dịch vụ cung ứng giống cây lương thực: Từ năm 1996 trở về trước trung tâm giống cây lương thực Vĩnh Phú sản xuất và dịch vụ giống lúa chủ yếu phục vụ đồng bằng, phục vụ các xã miền núi còn ít. Giống ngô những năm qua nhập nội chủ yếu chuyển giao cho vùng đồng bằng. Trên địa bàn Phú Thọ không có cơ sở sản xuất giống. Giống thuần chủng đưa vào sản xuất với khối lượng không ít nhưng do quản lý sử dụng chưa tốt, gây lãng phí; chẳng hạn như Phong Châu đưa 45 tấn giống nguyên chủng vào sản xuất, nhưng mới cấp I hóa được 65% diện tích gieo cấy và năng suất lúa đạt tới 3 tấn/ha là quá thấp. Nguyên nhân do khâu chỉ đạo sản xuất giống lúa cấp I chưa tốt hoặc chưa đánh giá đúng tiềm năng sản xuất của giống. Giống mới chú trọng đối với lúa, còn ngô năm 1996 mới có chuyển biến.

- Sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền cũng còn hạn chế, có lúc thiếu tập trung.

- Sự phối hợ giữa các ngành các cấp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu lương thực chưa đồng bộ. Sự chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình lương thực của ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều hạn chế và thiết sót. Phân công trách nhiệm các đơn vị trực tiếp tham gia tổ chức và thực hiện chương trình mục tiêu ở mỗi cấp chưa rõ ràng, chưa gắn chức năng nhiệm vụ của đơn vị với thực hiện mục tiêu chương trình lương thực. Công tác chỉ đạo chưa thông qua tổng kết rút kinh nghiệm từ các mô hình để nhân ra diện.

- Tổ chức hệ thống dịch vụ: Cung ứng vật tư - kỹ thuật chỉ tập trung ở nơi thuận tiện giao thông, những vùng sâu - vùng xa giao thông đi lại khó khăn dịch vụ vật tư đến tay người sản xuất còn hạn chế, dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn rút kinh nghiệm phổ biến ra diện rộng làm chưa được nhiều. Nhìn chung tổ chức hệ thống dịch vụ còn cắt khúc, chưa đồng bộ.

Hệ thống khuyến nông mới hình thành ở cấp tỉnh và huyện và một phần cấp cơ sở một số huyện chưa có tổ khuyến nông cấp xã. Đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp cơ sở năng lực chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất.

- Chính sách hỗ trợ và khuyến khích người sản xuất chưa đồng bộ và cho nông dân vay vốn mở rộng sản xuất lãi suất còn cao.

Bên cạnh một số khó khăn, tồn tại về sản xuất lương thực, tỉnh ta có những thuận lợi nhất định. Thông qua kinh nghiệm và tập quán sản xuất ở các điển hình ở một số vùng cộng với công tác khuyến nông chuyển giao kiến thức, nhân điển hình, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đồng thời với chủ trương chính sách đổi mới của Nhà nước khuyến khích người sản xuất, tỉnh ta có khả năng khắc phục khó khăn để thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển. tiến tới an toàn lương thực.

2. Bài học kinh nghiệm:

- Phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân đối với sản xuất lương thực. Đồng thời phải thể chế hóa những chủ trương của Đảng thành những chính sách nhằm khuyến khích mọi người, mọi đơn vị phát triển sản xuất lương thực.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm, khai thác hết khả năng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có một cách có hiệu quả.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đặc biệt là khâu giống. Đồng thời tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích cây lương thực.

- Củng cố và tăng cường hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện và cơ sở, xây dựng các mô hình mẫu, thông qua đó phổ cập kiến thức tới người sản xuất.

PHẦN 2. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC



I - Phướng hướng nhiệm vụ và mục tiêu:

1. Căn cứ:

- Dự báo nhu cầu lương thực: Dân số năm 1996 có 1.286.075 người, với tốc độ tăng dân số 1,7% năm và phấn đấu mức bình quân 230 - 240 kg lương thực/người/năm, nhu cầu năm 2000 cần có: 32 - 33 vạn tấn/ năm.

- Triển vọng ứng dụng tiến bộ KHKT và kết quả nghiên cứu nghiên cứu thử nghiệm đưa giống lúa năng suất cao và ngô lai trên địa bàn Phú Thọ:

- Căn cứ vào khả năng tưới - tiêu (chiêm - mùa và vụ đông) của hệ thống công trình thủy lợi.

- Khả năng dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật vụ sản xuất.

- Hệ thống khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo, phổ biến đến người sản xuất làm thay đổi hẳn tập quán canh tác lạc hậu.



2. Quan điểm phát triển sản xuất lương thực:

- Phân đấu một cách tích cực cho sản xuất lương thực, đảm bảo an toàn tại chỗ từ tỉnh đến huyện và tới hộ gia đình, gắn phát triển lương thực với xóa đói giảm nghèo.

- Nắm vững khâu then chốt, tập trung đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, đưa giống có năng suất cao phẩm chất tốt phù hợp với từng vùng sinh thái. Tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích cây lương thực (chủ yếu lúa và ngô).

- Sản xuất lương thực phải gắn với phát triển chăn nuôi và chế biến, tạo đà phát triển sản xuất lương thực.

- Sản xuất lương thực phải gắn với hiệu quả kinh tế, không phải sản xuất lương thực với bất cứ giá nào.

3. Phương hướng mục tiêu:

Từ các căn cứ trên xác định phương hướng:

- Tăng nhanh sản lượng lương thực trên cơ sở đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ tăng diện tích gieo trồng cây lương thực, chú trọng đầu tư chiều sâu vùng trọng điểm thâm canh (2 vụ ăn chắc). Phát triển sản xuất lương thực toàn diện (trong đó chú trọng lúa ngô).

- Xây dựng cơ cấu giống phù hợp từng vùng sinh thái và đưa giống năng suất cao phẩm chất tốt thay thế dần giống cũ - thoái hóa năng suất thấp.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, canh tác theo quy trình sản xuất thâm canh các cây chủ yếu (lúa, ngô).

- Đầu tư cơ sở và vật chất (nhất là khâu giống), tổ chức tại hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất và đổi mới quản lý HTX theo tinh thần Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy.

- Mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 sản lượng lương thực đạt 31 - 32 vạn tấn, trong đó thóc 22 - 23 vạn tấn và màu lương thực 9 - 10 vạn tấn. Phấn đất đạt bình quân lương thực đầu người 230 - 240 kg/người/năm.

II - Bố trí sản xuất lương thực 1997 - 2000

Căn cứ vào khả năng đất đai sản xuất lương thực, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (chủ yếu là thủy lợi, cơ sở sản xuất giống và hệ thống dịch vụ v.v...) và triển vọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, dự kiến:

- Đối với cây lúa

Trên đất phù sa không được bồi hàng năm, đất tương đối tốt tạo thành cánh đồng tập trung lớn dọc 2 bên ven sông Hồng (thuộc các huyện Phong Châu, Việt Trì, Phú Thọ, Tam Thanh, Sông Thao, Hạ Hòa, Thanh Ba), có hệ thống thủy nông đảm bảo tưới tiêu chủ động, nhân dân nhiều nơi đã có tập quán kinh nghiệm thâm canh đạt năng suất lúa khá, có kế hoạch khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật nhanh, bố trí 2 vụ lúa, 1 vụ màu (chi tiết xem biểu 11B/KH). Đây là vùng trọng điểm đầu tư thâm canh đạt năng suất lúa cao của tỉnh.

Khu vực khác, trên cơ sở khai thác năng lực tưới tiêu hệ thống công trình thủy lợi trồng 2 vụ lúa ăn chắc, vùng trũng thường ngập úng mùa mưa, khoanh vùng chuyển sang 1 vụ lúa - 1 vụ cá.

Nơi ruộng đất phân tán, sản xuất phụ thuộc nước trời, đắp phai đập ngăn nước, tạo thành hồ chứa giữ nước tưới cuối vụ đông xuân để tăng vụ.

- Đối với cây ngô phấn đấu đưa ngô đông thành vụ sản xuất chính:

Vùng thâm canh trọng điểm lúa, đảm bảo tiêu thoát nước tăng vụ 3, trồng ngô đông thâm canh. Đồng thời đẩy mạnh trồng ngô trên đất lầy thụt.

Nơi khác, chân vàn, đảm bảo giữ ẩm, vụ đông trồng ngô

- Khoai lang ổn định 5 - 6 ngàn ha và sắn 7 - 8 ngàn ha



Tổng hợp diện tích; năng suất sản lượng




Đơn vị

Hiện trạng

1997

1998

1999

2000




tính




Tổng số

T.Đ vùng thâm canh

Tổng số

T.Đ vùng thâm canh

Tổng số

T.Đ vùng thâm canh

Tổng số

T.Đ vùng thâm canh

I. Diện tích CLT

Ha

87.430

92.775

26.709

95.025

26.709

97.475

26.709

98.775

26.709

1. Lúa cả năm

-

63.337

66.755

17.806

66.755

17.806

66.755

17.806

66.755

17.806

+ Đ.X

-

34.158

35.278

8.903

35.278

8.903

35.278

8.903

35.278

8.903

- Mùa

-

29.179

31.477

8.903

31.477

8.903

31.477

8.903

31.477

8.903

2. Ngô

-

10.536

12.980

8.903

14.770

8.903

16.720

8.903

18.020

8.903

3. Khoai lang

-

4.702

5.200




5.500




6.000

-

6.000

-

4. Sắn

-

8.855

7.840




8.000




8.000

-

8.000

-

II. Năng suất

Tạ/h




























- Lúa cả năm

-

28

29,2

37

31,1

40,3

32,6

43,7

34,2

47,7

+ Đ.X

-

27,34

28,6

36,2

30,7

39,6

32,2

43,1

33,8

47,1

+ Mùa

-

28,89

29,8

37,9

31,6

40,9

33,1

44,4

34,7

48,4

- Ngô

-

22,5

25

28,1

26,4

34,3

27,0

34,3

31,3

37,3

- Khoai lang

-

42,3

40,7




50




50

-

50

-

- Sắn

Tấn

104,0

104




105




105

-

105




III. Sản lượng LT

-

241.347

262.033

82.116

284.419

91.678

301.221

101.820


323.196

115.861

- Thóc

-

177.686

195.206

66.056

210.123

71.793

218.056

77.970

228.750

85.091

- Màu q.thóc

Kg

63.661

66.827

16.060

76.296

19.885

83.165

23.850

94.446

30.770

+ B.q Đ. người




191

200




214




223

-

235




Năm định hình diện tích cây lương thực 98.775 ha (tăng 13% so với hiện trạng), trong đó diện tích lúa cả năm bình quân 66.755 ha, ngô 18.020ha, màu khác 14.000 ha; sản lượng lương thực 323.196 tấn; vùng trộng điểm thâm canh 8.903 ha canh tác, trồng 3 vụ (2 lúa, 1 ngô đông), phấn đất đạt sản lượng lương thực 115.861 tấn (chiếm 36% sản lượng lương thực toàn tỉnh)

III - Các giải pháp chủ yếu

1. Giải pháp kỹ thuật:

a) Giống:

- Đẩy mạnh tiến độ cấp I hóa giống lúa và ngô lai.

+ Lúa: Vụ mùa 1997 cấp 1 hóa 30% diện tích, 1998 là 70%, 1999 trở đi cấp I hóa 100% (nhu cầu giống lúa các loại xem biểu 16/KH phần phụ biểu). Vùng trọng điểm thâm canh vụ mùa năm 1997 cấp I hóa 80% và năm 1998 trở đi cấp I hóa 100%. Những năm trước mắt mạnh dạn đưa giống lai vào các xã miền núi, từng bước tiến tới cấp I hóa giống lúa 100%.

+ Ngô: Năm 1997 đưa diện tích ngô lai lên 50% và 1998 trở đi đưa lên 90% (nhu cầu giống ngô lai xem chi tiết biểu 16/kế hoạch). Vùng trọng điểm thâm canh sử dụng 100% giống ngô lai.

- Xác định cơ cấu giống và đưa giống có năng suất cao, phẩm cấp tốt thích hợp từng vùng sinh thái. Giống chủ lực từng vùng chiếm 70 - 80%, giống hai 20%, còn lại là giống khác.

- Biện pháp tổ chức sản xuất cung ứng giống lúa và ngô

+ Trước mắt trạm giống cây lương thực của tỉnh đang giai đoạn đầu tư xây dựng, nhập giống nguyên chủng, sau năm 1998 trở đi sản xuất giống siêu nguyên chủng và chỉ đạo các điểm vệ tinh sản xuất giống nguyên chủng, tiến tới đáp ứng nhu cầu giống nguyên chủng cho toàn tỉnh.

+ Giống cấp 1: Giao cho huyện tổ chức sản xuất, quản lý, sử dụng giống cấp I trên địa bàn huyện. Thông qua tổ chức khuyến nông với sự hướng dẫn kỹ thuật của trạm giống để sản xuất giống cấp 1 đảm bảo tiêu chuẩn và phẩm cấp, mỗi xa, mỗi cụm dân cư chọn một số hộ có ruộng đất tốt, có kinh nghiệm sản xuất, nhận giống nguyên chủng của tỉnh để tiến hành nhân giống cấp I cung cấp cho các hộ.

+ Giống ngô: vụ mùa 1997 nhập giống ngô nước ngoài và các giống ngô lai trong nước, những năm tiếp theo giao cho trạm giống xây dựng, chỉa đạo các điểm vệ tinh nhân giống hai.

+ Để đảm bảo đưa tiến bộ kỹ thuật giống vào sản xuất theo tiến độ kế hoạch cấp 1 hóa giống lúa và ngô, UBND tỉnh ban hành bản quy định về quản lý giống cây lương thực (thực hiện theo Thông tư từ 02/NN/NNKLTT ngày 1-3-1997 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

b) Biện pháp canh tác:



- Đối với chân ruộng thoát nước, tưới tiêu chủ động thực hiện luân canh: + Lúa chiêm xuân + lúa mùa + vụ đông (chủ yếu ngô) bằng các giống ngắn ngày. Chân 2 vụ lúa sau mỗi vụ thu hoạch tháo nước cạn, cày phơi ải. Cày bừa làm đất kỹ phù hợp yêu cầu cây trồng. Thực hiện đầu tư thâm canh, cung cấp phân bón đáp ứng yêu cầu cây trồng:




N. suất

Phân bón (kg/ha)




cây trồng

Phân hữu cơ

Đạm

Lân

Kali







Vùng T.C

Nơi khác

Vùng T.C

Nơi khác

Vùng T.C

Nơi khác

Vùng T.C

Nơi khác

- Lúa mùa

> 30

12.000

10.000

200

150

200

150

80

60

- Lúa C.X

> 30

14.000

10.000

250

200

300

200

80

60

- Ngô

> 30

12.000

10.000

250

200

150

100

80

60

- Khoai lang

70 - 100

-

10.000

-

100

-

200

-

200

- Sắn

> 100




10.000

-

120

-

100

-

200

Nhu cầu phân bón: Phân hữu cơ trên cơ sở phát triển chăn nuôi, tăng chất độn, giải quyết tại chỗ. Phân vô cơ hàng năm thông qua hệ thống dịch vụ cung ứng 18 - 23 ngàn tấn đạm, 14 - 19 ngàn tấn lân và 7 - 9 ngàn tấn kali (chi tiết xem biểu 17/kế hoạch)

- Gieo cây và chăm bón đúng thời vụ theo quy trình sản xuất từng cây (có hướng dẫn riêng)

c) Phòng trừ sâu bệnh:

- Củng cố và tăng cường mạng lưới BVTV đủ năng lực dự tính dự báo sâu bệnh, thông tin kịp thời giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả.

- Chương trình IPM mở rộng lên các huyện miền núi và vùng sâu, vùng xa, đào tạo nông dân hiểu và biết cách nhận biết và phòng chống sâu bệnh bảo vệ mùa màng.

- Tổ chức tốt công tác dịch vụ bảo hiểm cây trồng và cung ứng thuốc BVTV đáp ứng yêu cầu sản xuất.



2. Mở rộng diện tích trồng cây lương thực:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tăng nhanh diện tích trồng cây lương thực. Vùng trọng điểm thâm canh nằm trong vùng hệ thống tưới - tiêu chủ động của hệ thống thủy nông lớn, chuyển 2 vụ ăn chắc thành 3 vụ (2 lúa, 1 vụ ngô đông). Chân vàn làm 1 vụ chiêm xuân hoặc chân đất cát (như đất bãi, đất lầy thụt) đảm bảo giữ được ẩm vụ đông và chủ động tiêu nước tăng thêm một vụ màu (chủ yếu trồng ngô).

- Tuyên truyền chủ động viên các hộ chuyển ghép đất đai tạo thành vùng tập trung, chống manh mún.

- Tiết kiệm sử dụng đất, nghiêm cấm sử dụng đất cây lương thực vào các mục đích khác.



3. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật:

a) Thủy lợi

- Củng cố hệ thống đê, kè, cống phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn cho xu lương thực. Gia cố tu bổ thân đê, nền đê, các cống qua đê và giải tỏa hành lang đê. Nghiên cứu xử lý hậu quả lũ sông Đà sau thủy điện Hòa Bình ở ngã 3 sông Đà và sông Hồng.

- Đối với vùng tập trung thâm canh lúa, ngô: Củng cố hệ thống thủy nông, kiên cố hóa hệ thống kênh mương chính, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng, đảm bảo tăng năng lực sử dụng công suất thiết kế các trạm bơm. Tu bổ nâng cấp hệ thống tiêu tự chảy. Đồng thời đầu tư trang thiết bị một cách đồng bộ cho một số hệ thống thủy nông để tăng khả năng tiêu về mùa mưa.

- Khu vực khác: Xây dựng hệ thống bơm điện cố định và di động đảm bảo tưới cho chân ruộng 2 vụ lúa ăn chắc thuộc các xã ven sông Bứa, một số xã Tam Thanh và ven sông Hồng (thuộc Sông Thao, Hạ Hòa) và ven sông Lô (thuộc Đoan Hùng, Phong Châu). Các huyện trung du - miền núi, nơi ruộng đất phân tán, xây dựng hệ thống hồ, liên hồ, đập dâng (như Thanh Sơn, Yên Lập, Sông Thao, Hạ Hòa, Đoan Hùng...) giữ nước phục vụ tưới và sinh hoạt.

- Phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi một cách hợp lý, phát huy năng lực phục vụ sản xuất.

b) Sản xuất giống:

Đầu tư xây dựng trạm giống cây lương thực đến năm 2000 đủ năng lực sản xuất 7 - 8 tấn giống lúa siêu nguyên chủng các loại và nhân giống ra 200 - 220 tấn nguyên chủng cung cấp cho các huyện sản xuất giống cấp I đảm bảo cấp I hóa 100% diện tích gieo cấy lúa. Đồng thời sản xuất giống ngô lai 150 tấn/năm (vào năm 2000)

c) Bảo vệ thực vật:

Đầu tư trang thiết bị cho hệ thống BVTV đáp ứng yêu cầu dự tính, dự báo sâu bệnh bảo vệ mùa màng.



4. Chuyển giao kiến trúc và đào tạo.

- Củng cố hệ thống khuyến nông từ tỉnh xuống đến cơ sở, nhất là cấp xã, mỗi xã có một tổ khuyến nông cơ sở. Cán bộ khuyến nông tỉnh và huyện phải được đào tạo lại có khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới, cấp huyện hướng dẫn và đào tạo cho cấp xã.

- Xây dựng mô hình mẫu về đưa giống mới (lúa, ngô và biện pháp kỹ thuật đại diện các vùng sinh thái. Qua đó tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ phổ biến cho nhiều người học tập. Huyện xây dựng 2 - 3 điểm mẫu rút kinh nghiệm phổ biến và đào tạo khuyến nông viên cấp xã. Khuyến nông viên xã chỉ đạo làm mẫu ở một số hộ gia đình để phổ biến và tập huấn cho các hộ nông dân trong xã.

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn biên soạnh tài liệu và tổ chức đào tạo lực lượng khuyến nông viên nòng cốt cho cấp huyện. Củng cố và tăng năng lực trường Trung học Nông lâm nghiệp Khải Xuân đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho cơ sở.

- Thông qua báo và đài phát thanh truyền hình tổng kết và giới thiệu các mô hình thâm canh lúa, ngô có hiệu quả và tuyên truyền kinh nghiệm tốt về sản xuất.

5. Tổ chức hệ thống dịch vụ:

- Tổ chức lại mạng lưới dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất theo hướng dịch vụ tổng hợp.

+ Công ty vật tư nông - lâm nghiệp cung ứng giống, phân bón các loại và thuốc trừ sâu cho các huyện và cụm kinh tế kỹ thuật.

+ Đổi mới quản lý HTX theo Luật HTX, Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ (kế hoạch đầu tư, Nông nghiệp và PTNT). Các HTX phải vươn lên làm tổng hợp. Dịch vụ cung ứng đến tay người sản xuất vật tư cần thiết. Phối hợp chặt chẽ với Công ty vật tư NLN để xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư hàng năm đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Các xí nghiệp thủy nông phối hợp chặt chẽ với Phòng nông nghiệp - PTNT huyện và các HTX, cung cấp nước theo qui trình sản xuất lúa và ngô, kịp thời vụ.

6. Chính sách:

- Trợ giá giống lúa và ngô cho những nơi có tập quán cấp 1 hóa lúa và ngô lai

- Trợ giá đối với những hộ nhân giống cấp I và thực hiện đầy đủ các chính sách hiện hành (trợ giá cước miền núi, trợ giá giống...)

- Giống thu mua ngoài vùng của các đơn vị làm dịch vụ miễn thuế doanh thu...



- Có chính sách đãi ngộ, khuyến khích đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, nhằm động viên họ tích cực tham gia tuyên truyền phổ cập kiến thức, hướng dẫn cho nhiều hộ nông dân hiểu và biết các sử dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.

IV - Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội

1. Ước tính vốn đầu tư:

(Đơn vị tính: Triệu đồng)




Tổng số

Chia ra







1997

1998

1999

2000

I. Tổng số

290.637,7

11.523,7

71.814

99.956

107.344

1. Thủy lợi

286.985

10.300

70.435

99.200

107.050

- Đê điều

22.000

4.200

6.000

5.000

6.800

- X.D các công trình

116.785

4.900

27.435

38.700

45.750

- Thủy lợi nhỏ

8.200

1.200

2.000

3.000

2.000

- Bê tông hóa K.M

140.000

-

35.000

52.500

52.500

2. Đầu tư trạm giống

3.452,7

1.173,7

1.279

706

294

- Xây dựng cơ bản

1.516,2

789,2

515

212




- Thiết bị

772,5

142,5

430

200




- Đầu tư khác

1.164

242

334

294

294

3. Trang thiết bị BVTV

200

50

100

50




II. Phân bổ nguồn vốn
















1. TW cấp thẳng + qua tỉnh

109.508

7.600

24.048

36.210

41.650

2. N. sách tỉnh

46.392,7

2.923,7

12.179

15.256

15.034

3. Huy động dân

134.737




35.587

48.490

50.660

* Vốn Trung ương cấp thẳng và qua tỉnh là đầu tư cho hệ thống đê điều và một số công trình thủy lợi trọng điểm

2. Hiệu quả kinh tế

- Thực hiện cấp I giống lúa và ngô, góp phần thúc đẩy sản lượng lương thực từ 24 vạn tấn (năm 1996) tăng lên 32 vạn tấn (năm 2000) tăng trên 32%, nâng bình quân lương thực từ 191 lên 235 kg/người/năm.

- Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ sản xuất giống đến chuyển giao kỹ thuật nâng cao trình độ dân trí, tăng khả năng tiếp nhận tiến bộ ký thuật, đi vào đầu tư chiều sâu và sản xuất thâm canh.

- Năm định hình tự sản xuất được giống câu lương thực phục vụ nhu cầu trong tỉnh góp phần tiết kiệm chi phí nhập giống từ bên ngoài.




tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương