Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 104.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích104.42 Kb.
#11878

UBND TỈNH LẠNG SƠN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 1835/SGDĐT-KT&KĐ

V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

năm học 2013-2014 đối với công tác

khảo thí và kiểm định CLGD


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Lạng Sơn, ngày 11 tháng 09 năm 2013

Kính gửi: - Các đơn vị trực thuộc;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, Thành phố.


Thực hiện Chỉ thị số 3004/CT-BGĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013- 2014; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 23/8/2013 của UBND tỉnh Lạng Sơn về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục và đào tạo năm học 2013 - 2014; Quyết định số 754/QĐ UBND ngày 4/6/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với công tác Khảo thí- Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐ CLGD) như sau:

A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi, kiểm tra đánh giá năm học 2013- 2014 theo tinh thần Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

2. Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi theo hướng phát huy năng lực, sở trường học tập của học sinh, giúp học sinh tự tin và hứng thú với các hoạt động học tập, đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực kết quả dạy và học.

3. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục.

4. Tiếp tục thực hiện tự đánh giá các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên; thực hiện đánh giá ngoài đối với các đơn vị có đủ điều kiện theo quy định.

B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Công tác khảo thí

1. Đối với phòng GDĐT các huyện, thành phố

- Lãnh đạo các đơn vị thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục trong chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi.

- Ban hành văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra đánh giá, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, hướng dẫn tổ chức các kỳ thi học kỳ, thi học sinh giỏi đối với các đơn vị trực thuộc.

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn tổ chức các kì thi của Bộ GDĐT, Sở GDĐT; tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để phát hiện, khắc phục kịp thời những thiếu sót, xử lí nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc:

+ Tăng cường phổ biến quy chế thi, tập huấn, thực hành nghiệp vụ làm thi để 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các kỳ thi nắm vững và thực hiện đúng quy chế thi.

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân chủ trương tiếp tục tổ chức các kỳ thi theo tinh thần “Hai không” đồng thời hỗ trợ chuẩn bị mọi điều kiện tổ chức các kỳ thi.

+ Chỉ đạo các trường THCS tiến hành phân tích phổ điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 làm cơ sở đánh giá công tác quản lý của nhà trường, chất lượng dạy học của giáo viên; rút kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng làm bài cho học sinh đồng thời điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp dạy học.

+ Chỉ đạo các đơn vị xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho học sinh lớp 9 chuẩn bị cho học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Làm tốt công tác xét tốt nghiệp THCS đảm bảo chính xác, đúng quy chế. Tích cực tham mưu uỷ ban nhân dân huyện thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường phổ thông DTNT THCS.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức, quản lí, xử lý số liệu, dữ liệu thi chặt chẽ, khách quan, khoa học. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, công tác thống kê, lưu trữ hồ sơ thi, tuyển sinh các lớp đầu cấp theo quy chế và các văn bản hiện hành.

+ Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ của học sinh, hướng dẫn và có những biện pháp tích cực giúp học sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để được hưởng diện ưu tiên và cộng điểm khuyến khích trong các kỳ thi.

- Chỉ đạo các trường tổ chức kì thi khảo sát chất lượng, thi học kì, thi chọn học sinh giỏi cấp trường. Tổ chức thi chọn học sinh giỏi lớp 8, 9 THCS cấp huyện, thành phố. Thành lập và bồi dưỡng đội tuyển thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh các bộ môn văn hóa; giải toán trên máy tính cầm tay; thi giải toán, Tiếng Anh trên Internet. Đối với môn Tiếng Anh, triển khai thi các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và sử dụng ngôn ngữ trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện để chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp Tỉnh.

- Chủ động biểu dương, khen thưởng học sinh có thành tích cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi tuyển sinh vào lớp 10, các thầy cô giáo và tập thể có nhiều đóng góp trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi; xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ khuyến học, khuyến tài của đơn vị.

- Quản lí hồ sơ cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/6/2007 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Sổ gốc cấp phát bằng THCS được lưu giữ không thời hạn tại đơn vị.

- Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo các văn bản hướng dẫn các cấp học. Tiếp tục triển khai xây dựng, quản lý thư viện câu hỏi thi, sử dụng phần mềm trong quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tạo đề thi; cung cấp thư viện câu hỏi, đề kiểm tra để giáo viên, học sinh sử dụng, tham khảo trong dạy học, kiểm tra đánh giá.

2. Đối với các trường THPT, TT GDTX

- Lãnh đạo các trường THPT, TT GDTX thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục trong chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi.

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn tổ chức các kì thi của Bộ GDĐT, Sở GDĐT; tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để phát hiện, khắc phục kịp thời những thiếu sót, xử lí nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, thi cử.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc:

+ Tăng cường phổ biến quy chế thi, tập huấn, thực hành nghiệp vụ làm thi để 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, thí sinh tham gia các kỳ thi nắm vững và thực hiện đúng quy chế thi.

+ Chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội đối với chủ trương tiếp tục tổ chức các kỳ thi theo tinh thần “Hai không” đồng thời hỗ trợ chuẩn bị mọi điều kiện tổ chức kỳ thi (lực lượng, phương tiện, an ninh trật tự, thông tin liên lạc, điện, y tế, cơ sở vật chất, hỗ trợ thí sinh…).

+ Tiến hành phân tích phổ điểm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi tốt nghiệp lớp 12 làm cơ sở đánh giá công tác quản lý của nhà trường, chất lượng dạy học của giáo viên; rút kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng làm bài cho học sinh đồng thời điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp dạy học.

+ Xây dựng kế hoạch chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, tâm lý làm bài thi tốt nghiệp cho học sinh 12 từ đầu năm học. Đổi mới cách thức tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp THPT nhằm nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp loại khá giỏi và tăng số học sinh thi đỗ vào các trường đại học có chất lượng cao. Tiếp tục tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị thi tuyển sinh vào lớp 10.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức, quản lí, xử lý số liệu, dữ liệu thi chặt chẽ, khách quan, khoa học. Nhằm đảm bảo chế độ thông tin báo cáo trong các kỳ thi, các đơn vị thành lập tổ cán bộ phụ trách phần mềm quản lý thi; bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên có trình độ tin học nắm vững cách sử dụng các phần mềm quản lý thi để có thể tiếp cận công việc khi cần thiết.

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, công tác thống kê, lưu trữ hồ sơ thi, hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp theo quy chế và các văn bản hiện hành.

+ Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ của học sinh ngay từ đầu cấp học, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ học sinh, hướng dẫn và có những biện pháp tích cực giúp học sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để được hưởng diện ưu tiên và cộng điểm khuyến khích trong mỗi kỳ thi. Việc tiếp nhận hồ sơ học sinh cần được quy định chặt chẽ, có sổ giao nhận, không để thất lạc hồ sơ học sinh.

- Quản lí hồ sơ cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/6/2007 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06/3/2012 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Sổ gốc cấp phát bằng THPT được lưu giữ không thời hạn tại đơn vị.

- Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi: Thực hiện theo Thông tư số 56/2011/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2011 của Bộ GDĐT và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT. Các đơn vị từng bước triển khai thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; thi các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và sử dụng ngôn ngữ đối với môn Tiếng Anh trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11, 12 cấp trường, Trung tâm để chuẩn bị cho kỳ thi cấp Tỉnh.

- Chủ động biểu dương, khen thưởng học sinh có thành tích cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi, tuyển sinh đại học, cao đẳng; các thầy cô giáo và tập thể có nhiều đóng góp trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi; xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ khuyến học, khuyến tài của đơn vị.

- Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo các văn bản hướng dẫn các cấp học. Tiếp tục triển khai xây dựng, quản lý thư viện câu hỏi thi, sử dụng phần mềm trong quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tạo đề thi; cung cấp thư viện câu hỏi, đề kiểm tra để giáo viên, học sinh sử dụng, tham khảo trong dạy học, kiểm tra đánh giá.

II. Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục

1. Đối với phòng GDĐT các huyện, thành phố

- Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ cốt cán kiểm định CLGD cấp huyện, thành phố; xây dựng kế hoạch và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác KTKĐ CLGD năm học 2013 - 2014.

- Cung cấp đầy đủ các văn bản về công tác kiểm định CLGD hiện hành cho các trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học (TH), Mầm non (MN).

- Tiếp tục tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức đúng về công tác kiểm định CLGD; phổ biến, đánh giá kết quả kiểm định chất lượng giáo dục gắn với các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tiếp tục tổ chức tập huấn về công tác kiểm định cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường; tạo điều kiện để các trường trao đổi học tập kinh nghiệm với các đơn vị làm tốt công tác kiểm định CLGD.

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, thanh tra các trường MN, TH, THCS làm tốt công tác tự đánh giá, đăng ký kiểm định CLGD; giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng.

- Chỉ đạo điểm công tác tự đánh giá một số đơn vị, thành lập đoàn kiểm tra công tác tự đánh giá các đơn vị được chỉ đạo điểm, thành phần đoàn gồm: Lãnh đạo phòng GDĐT, lãnh đạo hội đồng tự đánh giá của các trường cùng cấp học trên địa bàn. Mục đích đoàn kiểm tra: Tư vấn, giúp đỡ đơn vị được kiểm tra hoàn thành công tác tự đánh giá đồng thời các thành viên học hỏi kinh nghiệm, thống nhất thực hiện công tác tự đánh giá tại đơn vị.

- Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2013- 2014 đối với các phòng GDĐT:

+ 100% các trường MN, TH, THCS hoàn thành công tác tự đánh giá.

+ Chỉ đạo điểm công tác tự đánh giá 3-4 trường/1 cấp học; tiến hành kiểm tra kỹ thuật công tác tự đánh giá, thẩm định, hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá ngoài của các đơn vị được chỉ đạo điểm.

+ Đề nghị Sở GDĐT đánh giá ngoài tối thiểu 6 trường/1 phòng GDĐT (2 trường /1 cấp học).

- Rà soát danh sách các trường đã được đánh giá ngoài về thời hạn được công nhận tiêu chuẩn chất lượng để tiếp tục hoàn thành hồ sơ đề nghị đánh giá ngoài chu kỳ tiếp theo.

- Chỉ đạo các trường phổ thông chưa đủ điều kiện đăng ký kiểm định CLGD theo quy định tại Điều 22 - Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 thực hiện công tác tự đánh giá để đăng ký đánh giá ngoài khi đủ điều kiện.

- Cuối học kỳ, cuối năm học, rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch KĐCLGD để điều chỉnh kịp thời biện pháp quản lý, chỉ đạo.

- Báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố; sở GDĐT về tình hình công tác kiểm định CLGD, thực trạng quản lý chất lượng các nhà trường và các hoạt động liên quan đến kiểm định CLGD.

- Riêng đối với giáo dục mầm non:

+ Chỉ đạo các trường MN hoàn thành công tác tự đánh giá và phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 làm cơ sở thực hiện dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non”; trong kế hoạch thực hiện công tác kiểm định của phòng GDĐT cần nêu rõ biện pháp, giải pháp để thực hiện chỉ tiêu đến năm 2014 có 100% các trường mầm non hoàn thành tự đánh giá và đến 2015 có 50% số trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1 trở lên.

+ Cử 01 cán bộ phòng GDĐT phụ trách phần mềm quản lý kiểm định CLGD MN. Chỉ đạo các trường mầm non đảm bảo trang thiết bị, đường truyền internet để sử dụng phần mềm quản lý kiểm định CLGD MN từ đầu năm học 2013-2014.

+ Đôn đốc kiểm tra việc nhập dữ liệu đến hết năm học 2012-2013 vào phần mềm quản lý của các trường MN; chỉ đạo việc cập nhật, xử lý dữ liệu tự đánh giá rút gọn, báo cáo tự đánh giá, báo cáo đánh giá ngoài và các thông tin liên quan khác trong các năm học tiếp theo.

2. Đối với các trường MN, TH, THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học, THPT, TT GDTX

- Thành lập, rà soát, kiện toàn hội đồng Tự đánh giá của trường, trung tâm.

- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch kế hoạch KĐCLGD (trong kế hoạch nêu cụ thể kế hoạch tự đánh giá, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, thời điểm đăng ký đánh giá ngoài).

Riêng đối với các trường đã được đánh giá ngoài: Đồng thời với nhiệm vụ trên đây, rà soát thời hạn được công nhận tiêu chuẩn chất lượng để tiếp tục hoàn thành hồ sơ đề nghị đánh giá ngoài chu kỳ tiếp theo.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và những hiểu biết cần thiết về công tác Kiểm định CLGD cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thực hiện tự đánh giá hoặc rà soát, hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục do Bộ GDĐT ban hành:

+ Trường Mầm non:

Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ GDĐT v/v quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non và các văn bản liên quan: Thông tư 45/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011; văn bản số 7886/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/11/2011; số 1007/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 21/12/2011; số 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 24/4/2012.


+ Trường TH, THCS, PTCS, THPT, trung tâm GDTX:

Thông tư số 42/2012/TT - BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Văn bản số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/12/2012 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Văn bản số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 15/01/2013 của Bộ GDĐT về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học

Văn bản số 430/KTKĐCLGD-KĐPT ngày 04/5/2013 của Bộ GDĐT về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên.

+ Kinh phí chi cho công tác kiểm định CLGD: Theo văn bản số 3881/BGDĐT-KHTC ngày 21/6/2012 của Bộ GDĐT về hướng dẫn nội dung, mức chi đối với hoạt động KĐCLGD mầm non, phổ thông và thường xuyên và văn bản số 4642/BGDĐT-KHTC ngày 19/7/2012 về việc đính chính văn bản số 3881/BGDĐT-KHTC.

- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt tập huấn về công tác kiểm định CLGD do Sở, phòng GDĐT tổ chức; triển khai tập huấn cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị làm tốt công tác tự đánh giá, các đơn vị đã được đánh giá ngoài.

- Tuyên truyền, phổ biến kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục với các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Cuối học kỳ, cuối năm học, rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch KĐCLGD để tiếp tục phát huy những điểm mạnh, kịp thời khắc phục những điểm yếu trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo.

- Riêng đối với các trường mầm non:

+ Hoàn thành công tác tự đánh giá và phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 làm cơ sở thực hiện dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non”.

+ Cử cán bộ, giáo viên phụ trách phần mềm quản lý kiểm định CLGD MN; đảm bảo trang thiết bị, đường truyền internet để sử dụng phần mềm quản lý kiểm định CLGD MN từ đầu năm học 2013-2014.

+ Nhập dữ liệu đến hết năm học 2012-2013 vào phần mềm quản lý trường MN; cập nhật, xử lý dữ liệu tự đánh giá rút gọn, báo cáo tự đánh giá, báo cáo đánh giá ngoài và các thông tin liên quan khác trong các năm học tiếp theo.

III. Kế hoạch tổ chức các kỳ thi: (Phụ lục đính kèm)

VI. Chế độ thông tin báo cáo

Thời hạn hoàn thành báo cáo định kỳ công tác khảo thí và kiểm định:

+ Báo cáo sơ kết học kỳ I: Trước ngày 10/1/2014

+ Báo cáo tổng kết cả năm: Trước ngày 20/5/2014

Các báo cáo được gửi về Sở GDĐT - Phòng KTKĐ qua đường văn bản và email.

Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm và cụ thể đối với công tác khảo thí và kiểm định CLGD, Sở GDĐT yêu cầu lãnh đạo các đơn vị phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; xây dựng kế hoạch và nghiêm túc triển khai thực hiện./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- GĐ, các PGĐ Sở;

- Các phòng cơ quan Sở;

- Trang TTĐT Sở;

- Lưu: KT&KĐ, VT.



KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)



Hà Thị Khánh Vân

LỊCH TỔ CHỨC CÁC KÌ THI NĂM HỌC 2013-2014

(Kèm theo công văn số 1835 /SGDĐT-KT&KĐ ngày 11 /9/2013 của Sở GDĐT)

Năm 2013

Tháng

Tuần

Ngày

Nội dung hoạt động

Ghi chú

9

2-3

 

Thi HSG lớp 12 THPT - GDTX cấp Trường

 

10

2

8

Thi HSG lớp 12 THPT - GDTX cấp Tỉnh

 

10

4

24-30

Thi chọn đội tuyển HSG Quốc gia lớp 12

 

11

3-4

 

Thi HSG giải toán trên máy tính cầm tay cấp Huyện, TP (lớp 9); cấp trường (lớp 12 THPT-GDTX)

 

12

4

20

Thi chọn HSG giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh (lớp 9, lớp 12 THPT - GDTX)




12

4

26

Thi HSG giải Toán trên Internet cấp trường

 

Năm 2014

1

1

 2,3,4

Thi HSG Quốc gia lớp 12

 

1

3

 16

Thi chọn đội tuyển HSG giải toán trên máy tính cầm tay tham gia kì thi Quốc gia (lớp 9, lớp 12)




1

4




Tết Nguyên đán: 31/1/2014 (1/1/2014 Âm lịch)




2

3-4

 

Thi HSG cấp huyện, TP lớp 9, cấp trường lớp 11 THPT - GDTX

 

3

 

 

Thi HSG giải toán trên MTCT Quốc gia

 

3




6; 20

Thi HSG giải Toán trên Internet cấp huyện




3

3

18

Thi HSG cấp Tỉnh 9, 11 THPT - GDTX

 

4

1

2; 4

Thi HSG giải Toán trên Internet cấp tỉnh




4

2-3

 

Hội nghị thi tốt nghiệp (S1)

 

4




 

Thi Tin học trẻ cấp huyện, TP, cấp trường

 

4

4

25

Thi HSG giải Toán trên Internet cấp QG




5

3

 

Hội nghị thi tốt nghiệp (S2)

 

6

1

2-4

Thi tốt nghiệp THPT lớp 12

 

6

2-3

 

Chấm thi TN lớp 12 THPT

 

6

4

 

Phúc khảo tốt nghiệp lớp 12 THPT, duyệt KQ TN

 

7







Hội thi tin học trẻ cấp Tỉnh



* Kỳ thi Sáng tạo kỹ thuật, thi giải Toán, Tiếng Anh trên Internet: Thực hiện theo lịch của Ban tổ chức Quốc gia







tải về 104.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương