Ubnd tỉnh lâM ĐỒng sở NỘi vụ Số: 605 /snv-cchc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 73.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích73.82 Kb.
#23726



UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

SỞ NỘI VỤ

Số: 605 /SNV-CCHC


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Lâm Đồng, ngày tháng 8 năm 2012


V/v hướng dẫn xây dựng báo cáo CCHC theo định kỳ


Kính gửi:

- Các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh Lâm Đồng;

- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố.


Thực hiện công văn số 725/BNV-CCHC ngày 01/3/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch cải cách hành chính và báo cáo cải cách hành chính hàng năm; Để thực hiện Quyết định 920/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành kế họach cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Sau khi thống nhất với các sở, ngành được phân công chủ trì triển khai, theo dõi thực hiện một số nhiệm vụ về cải cách hành chính theo kế họach cải cách hành chính của UBND tỉnh (gồm: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin – Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ), Sở Nội vụ hướng dẫn các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Lâm đồng việc xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính (CCHC) định kỳ như sau:



1. Về nội dung báo cáo cải cách hành chính:

- Báo cáo cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Lâm đồng phải bám sát tình hình triển khai thực hiện kế hoạch CCHC hàng năm của cơ quan, đơn vị mình và theo đề cương hướng dẫn lập báo cáo kèm theo công văn này .

- Đối với các sở, ngành được phân công chủ trì triển khai, theo dõi thực hiện một số nhiệm vụ về CCHC, ngoài nội dung báo cáo việc triển khai thực hiện công tác CCHC tại đơn vị mình, đề nghị các sở ngành bổ sung thêm một mục lớn để báo cáo rõ việc triển khai, tham mưu UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công chủ trì trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác CCHC chung của tỉnh và các biểu mẫu kèm theo (nếu có), cụ thể:

+ Sở Nội vụ: Báo cáo tổng hợp chung tình hình thực hiện kế họach CCHC của tỉnh và tổng hợp báo cáo cụ thể các nội dung về: thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ CBCCVC và tổng hợp các biểu mẫu 03- MCMCLT, 08a - TCBM, 08b – TCBM, 09a – CBCCVC, 09b – CBCCVC kèm theo;

+ Sở Tư pháp: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện công tác cải cách thể chế và tổng hợp biểu mẫu 01a – CCTC, 01b – CCTC, 01c - CCTC kèm theo.

+ Văn phòng UBND tỉnh: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện công tác kiểm sóat thủ tục hành chính và tổng hợp biểu mẫu 02a – KSTTHC, 02b – KSTTHC, 02c – KSTTHC, 02d - KSTTHC kèm theo công văn nay và mẫu 04, mẫu 07 kèm theo công văn số 3979/VPCP-KSTT ngày 04/6/2012 của Văn phòng Chính phủ.

+ Sở Tài chính: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện công tác cải cách tài chính công và tổng hợp biểu mẫu 10 - TCC kèm theo.

+ Sở Y tế: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện xã hội hóa lĩnh vực y tế và kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ y tế hàng năm và tổng hợp biểu mẫu 11 – CLDVCYT kèm theo.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện xã hội hóa lĩnh vực giáo dục và kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục hàng năm và tổng hợp biểu mẫu 12 – CLDVCGD kèm theo.

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong họat động quản lý hành chính và tổng hợp biểu mẫu 13 – UDCNTT kèm theo.



+ Sở Khoa học và Công nghệ: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện ứng dụng ISO trong các cơ quan hành chính nhà nước và tổng hợp biểu mẫu 14 - UDISO kèm theo.

+ Sở Kế họach và Đầu tư: Báo cáo kết quả thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và trang thiết bị của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.



- Ghi chú:

+ Đối với báo cáo năm đề nghị các cơ quan, đơn vị thống kê đầy đủ các số liệu theo quy định.

+ Đối với các báo cáo quý, 6 tháng: Báo cáo kỳ sau mà các số liệu thống kê không có sự thay đổi so với các báo cáo kỳ trước thì không cần báo cáo biểu mẫu đó.

2. Các loại báo cáo, thời gian và trách nhiệm gửi báo cáo:

- Các lọai báo cáo, có 03 lọai gồm: Báo cáo quý, báo cáo 6 tháng và báo cáo năm.

- Thời gian và trách nhiệm gửi báo cáo:

+ Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện gửi báo cáo quý trước ngày 05 của tháng cuối quý (05 tháng 3 và 05 tháng 9); báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 05 tháng 6 hàng năm; báo cáo năm gửi trước ngày 30 tháng 11 hàng năm. Báo cáo của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện phải gửi một bản giấy (có chữ ký và đóng đóng dấu) cho Sở Nội vụ, đồng thời gửi file qua hộp thư công vụ cho các sở, ngành được UBND tỉnh phân công chủ trì triển khai, theo dõi thực hiện một số nhiệm vụ về CCHC của tỉnh (như đã nêu trên). Địa chỉ email công vụ của các đơn vị như sau: Sở Nội vụ snv-cchc@lamdong.gov.vn ; Văn phòng UBND tỉnh vpubnd@lamdong.gov.vn; Sở Tư pháp stp@lamdong.gov.vn, Sở Tài chính stc@lamdong.gov.vn; Sở Thông tin – Truyền thông stttt@lamdong.gov.vn; Sở Khoa học và Công nghệ skhcn@lamdong.gov.vn .

+ Các sở, ngành được UBND tỉnh phân công chủ trì triển khai, theo dõi thực hiện một số nhiệm vụ về CCHC của tỉnh (như đã nêu ở phần trên) tổng hợp kết quả thực hiện nội dung do sở ngành mình phụ trách, gửi báo cáo về Sở Nội vụ với thời gian như sau: Báo cáo quý trước ngày 08 của tháng cuối quý (08 tháng 3 và 08 tháng 9 hàng năm); báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 08 tháng 6 hàng năm, báo cáo năm gửi trước ngày 04 tháng 12 hàng năm.

+ Sở Nội vụ (cơ quan thường trực CCHC của tỉnh) tổng hợp, trình UBND tỉnh với thời gian như sau: Báo cáo quý trước ngày 12 của tháng cuối quý (12 tháng 3 và 12 tháng 9 hàng năm); báo cáo 6 tháng trước ngày 12 tháng 6 hàng năm, báo cáo năm gửi trước ngày 07 tháng 12 hàng năm.

+ Nếu sau thời gian quy định trên Sở Nội vụ mới nhận được báo cáo của các đơn vị thì coi như không có báo cáo.

+ UBND tỉnh xem xét ký duyệt để báo cáo Chính phủ và Bộ Nội vụ theo thời gian quy định như sau: Báo cáo quý trước ngày 15 của tháng cuối quý (15 tháng 3 và 15 tháng 9 hàng năm); báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15 tháng 6 hàng năm, báo cáo năm gửi trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

- Số liệu trong các báo cáo định kỳ được tổng hợp thống nhất như sau: Báo cáo quý I tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết tháng 02 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết tháng 5 của năm báo cáo; Báo cáo quý III tính từ ngày 01 tháng 6 của năm báo cáo đến hết tháng 8 của năm báo cáo; Báo cáo năm tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết tháng 11 của năm báo cáo.

Trên đây là hướng dẫn của Sở Nội vụ về việc lập các báo cáo CCHC theo định kỳ. Văn bản này thay thế các văn bản trước đây của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn lập báo cáo CCHC. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ (Phòng CCHC) điện thoại 0633.833.306 để được hướng dẫn hoặc cập nhật chỉnh sửa cho phù hợp./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ Nội vụ;

- UBND tỉnh;

- Lưu VT, CCHC.


KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
Đã ký
Đàm Minh Tuấn

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO

Công tác cải cách hành chính qúy, 6 tháng và năm

(Kèm theo Công văn số 605/SNV-CCHC ngày 02 tháng8 năm 2012 của sở Nội vụ)

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Về kế hoạch cải cách hành chính

- Việc xây dựng, ban hành kế hoạch CCHC năm của cơ quan, đơn vị.

- Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, trong đó nêu rõ mức độ đạt được trong thực hiện các nội dung của kế hoạch trong kỳ báo cáo.

2. Về tổ chức chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

- Việc theo dõi thực hiện, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về CCHC.

- Việc tổ chức các cuộc họp chuyên đề về công tác CCHC.

- Công tác thi đua, khen thưởng gắn với thực hiện nhiệm vụ CCCH tại cơ quan, đơn vị.

- Những sáng kiến, giải pháp trong triển khai thực hiện công tác CCHC.

- Các nội dung khác có liên quan.



3. Về kiểm tra cải cách hành chính

- Việc ban hành Kế hoạch kiểm tra CCHC (hoặc kiểm tra chuyên ngành gắn với kiểm tra CCHC) hàng năm.

- Kết quả kiểm tra, trong đó nêu rõ số đơn vị được kiểm tra, tên đơn vị, thời gian, nội dung kiểm tra, kết quả kiểm tra, việc xử lý các vấn đề đặt ra sau khi tiến hành kiểm tra…

4. Về công tác tuyên truyền CCHC

- Việc xây dựng, ban hành kế hoạch và việc thực hiện tuyên truyền về CCHC.

- Kết quả thực hiện kế hoạch tuyên truyền, trong đó nêu rõ mức độ hoàn thành kế hoạch.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cải cách thể chế:

1.1. Xây dựng và ban hành văn bản QPPL của địa phương:

Tình hình thực hiện việc tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản QPPL thuộc lĩnh vực sở, ban, ngành mình phụ trách (đối với sở, ban, ngành) và ban hành văn bản QPPL (đối với UBND cấp huyện): Nêu rõ số lượng văn bản ban hành trong kỳ báo cáo, việc tuân thủ quy trình xây dựng, chất lượng văn bản QPPL theo quy định, nhất là việc đánh giá tác động của TTHC trong các văn bản có quy định TTHC theo quyết định số 62/2011/QĐ-UBND, ngày 11/11/2011 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 21/10/2010.

1.2. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật:

Tình hình triển khai kế hoạch rà soát định kỳ các văn bản QPPL thuộc lĩnh vực sở, ngành mình phụ trách hoặc các văn bản QPPL của địa phương mình ban hành (đối với cấp huyện). Nêu những văn bản kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung và kết quả xử lý các vấn đề phát hiện trong quá trình rà soát.

1.3. Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các văn bản QPPL:

- Tình hình triển khai thực hiện các VB QPPL: Nêu rõ số văn bản phải triển khai thực hiện tại sở ngành, địa phương theo quy định; số văn bản đã được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định.

- Tình hình kiểm tra việc thực hiện các VB QPPL: Nêu rõ số văn bản QPPL được kiểm tra thực hiện so với tổng số văn bản QPPL phải được kiểm tra; xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra.

Các sở ngành, địa phương báo cáo theo các yêu cầu nêu trên và các biểu mẫu 01a – CCTC, 01b – CCTC, 01c – CCTC kèm theo công văn này gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, đồng thời gửi cho Sở Nội vụ để theo dõi chung.

2. Cải cách thủ tục hành chính:

2.1. Công tác kiểm sóat thủ tục hành chính:

a) Kiểm soát việc ban hành mới các TTHC thuộc thẩm quyền của địa phương của cơ quan, đơn vị: Báo cáo việc ban hành các văn bản QPPL có quy định TTHC và việc đánh giá tác động TTHC của các văn bản đó.

b) Về rà soát, đánh giá và thực hiện các quy định về đơn giản hóa TTHC.

- Việc ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC tại cơ quan, đơn vị mình theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC hằng năm của UBND tỉnh.

- Kết quả thực hiện kế hoạch, trong đó nêu rõ mức độ hoàn thành kế hoạch, việc xử lý các vấn đề phát hiện sau rà soát.

- Việc thực hiện các phương án đơn giản hoá TTHC theo quy định của Chính phủ; trong đó nêu rõ kết quả sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ TTHC và các quy định liên quan đến TTHC tại cơ quan, đơn vị mình.

- Việc công bố, cập nhật thủ tục hành chính.

- Việc công khai thủ tục hành chính

- Kết quả giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị.

- Kết quả thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC.

Các sở ngành, UBND cấp huyện báo cáo theo các yêu cầu nêu trên và các biểu mẫu: biểu mẫu 02a – KSTTHC; biểu mẫu 02b – KSTTHC; biểu mẫu 02c – KSTTHC; biểu mẫu 02d - KSTTHC kèm theo công văn này và mẫu 05 hoặc 06, mẫu 07 kèm theo công văn số 3979/VPCP-KSTT ngày 04/6/2012 của Văn phòng Chính phủ (gửi đính kèm) gửi về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, đồng thời gửi về Sở Nội vụ để theo dõi.

2.2 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:

Nêu tình hình triển khai và kết quả thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, một cửa hiện đại (nếu có) tại đơn vị, trong đó làm rõ các vấn đề sau:

- Việc ban hành các quy định, quy trình trong thực hiện.

- Việc bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan, đơn vị: Về cơ sở vật chất Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bố trí cán bộ, cập nhật sổ sách theo dõi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…

- Về số cơ quan, đơn vị áp dụng thực hiện cơ chế một cửa: …/tổng số cơ quan, đơn vị.

- Về số lượng các TTHC thực tế được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông: …/ Tổng số TTHC của đơn vị theo quy định của UBND tỉnh (trong đó, TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa? TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông?)

Các sở ngành, UBND cấp huyện báo cáo theo biểu mẫu 03 – MCMCLT kèm theo công văn này gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp, theo dõi.



3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:

3.1. Thực hiện các quy định của trung ương về tổ chức bộ máy:

- Tình hình thực hiện các quy định mới của trung ương, của tỉnh về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ (nếu có); đánh giá mức độ tuân thủ theo quy định của cấp trên.

- Tình hình thực hiện biên chế hành chính, sự nghiệp: số biên chế được giao, số đã thực hiện, số chưa thực hiện, số hợp đồng chưa được tuyển dụng.

- Thực trạng về bộ máy: Số phòng, ban, chi cục, đơn vị trực sự nghiệp công lập trực thuộc (Nội dung này chỉ cần thể hiện trong báo cáo năm).

3.2. Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ:

Chức năng nhiệm vụ phù hợp, thực hiện thông suốt? những chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo (nêu cụ thể chồng chéo như thế nào)? những chức năng, nhiệm vụ còn bỏ sót hoặc chưa rõ cơ quan thực hiện? Đánh giá chung kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

3.3. Về thực hiện phân cấp quản lý:

- Nêu cụ thể tình hình thực hiện các quy định phân cấp của ngành mình, cấp mình cho các đơn vị cấp dưới theo quy định; công tác kiểm tra, đánh giá đối với các nhiệm vụ phân cấp; việc xử lý các vấn đề phân cấp sau kiểm tra.

- Tình hình thực hiện các quy định phân cấp quản lý của cấp trên cho cấp mình thực hiện (kết quả thực hiện, những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị).

3.4. Tình hình thực hiện việc xây dựng quy chế, quy trình quản lý quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân (Nội dung này sẽ báo cáo khi có văn bản triển khai của tỉnh).

3.5. Tình hình thực hiện các nội dung khác theo kế họach năm của đơn vị.

Các sở ngành, UBND cấp huyện báo cáo theo các yêu cầu nêu trên và các biểu mẫu 08a – TCBM, 08b - TCBM kèm theo công văn này gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp, theo dõi.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

4.1. Xây dựng và thực hiện cơ cấu công chức theo vị trí việc làm: số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có cơ cấu công chức được duyệt; tình hình thực hiện theo cơ cấu công chức được duyệt (Nội dung này sẽ báo cáo khi có văn bản triển khai của tỉnh).

4.2. Thực hiện các quy định về quản lý CBCCVC:

Báo cáo số lượng thực hiện các họat động quản lý như: tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu, kỷ luật, đánh giá CBCCVC… và đánh giá chung mức độ chấp hành các quy của pháp luật về quản lý CBCCVC.

4.3. Về công chức cấp xã (dành cho báo cáo của UBND cấp huyện)

Thực tế số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, trong đó nêu rõ số lượng (hoặc tỷ lệ %) công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định; số lượng (hoặc tỷ lệ %) số CBCC cấp xã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn trong năm; việc thực hiện chỉ tiêu đạt chuẩn công chức cấp xã hàng năm theo quy định.

4.4. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

Tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của đơn vị. Số lượng CBCCVC qua đào tạo, bồi dưỡng tại kỳ báo cáo.

Các sở ngành, UBND cấp huyện báo cáo theo các nội dung nêu trên và các biểu mẫu 09a – CBCCVC, 09b - CBCCVC kèm theo công văn này gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp, theo dõi.

5. Cải cách tài chính công:

Tình hình và kết quả triển khai thực hiện các văn bản về cải cách tài chính công theo về thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định số 43/2006/NĐ-Chính phủ ngày 24/4/2006, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-Chính phủ, trong đó nêu rõ: Số lượng cơ quan, đơn vị đã thực hiện, đánh giá hiệu quả, tồn tại, vướng mắc…

Các sở ngành, địa phương báo cáo theo các nội dung nêu trên và biểu mẫu 10 - TCC kèm theo công văn này gửi Sở Tài chính để tổng hợp, đồng thời gửi cho Sở Nội vụ để theo dõi chung.

6. Hiện đại hóa nền hành chính:

6.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:

- Việc xây dựng và ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị.

- Tình hình thực hiện và mức độ hoàn thành kế hoạch

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị. Trong đó thống kê số cơ quan, đơn vị ứng dụng phần mềm quản lý văn bản; số cơ quan, đơn vị sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) trong trao đổi công việc; tỷ lệ CBCC sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi công việc.

- Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến: những dịch vụ công (thủ tục hành chính) đã thực hiện trực tuyến, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế…

- Số lượng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện có trang thông tin điện tử.

- Việc thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại: những sản phẩm (thủ tục) thực hiện, kết quả thực hiện…

Các sở ngành, địa phương báo cáo theo các nội dung nêu trên và biểu mẫu 13 - UDCNTT kèm theo công văn này gửi Sở Thông tin và Truyển thông để tổng hợp, đồng thời gửi cho Sở Nội vụ để theo dõi chung.

6.2. Về áp dụng ISO trong hoạt động của cơ quan hành chính:

- Việc triển khai áp dụng, số lượng các cơ quan, đơn vị trực thuộc áp dụng (được cấp chứng chỉ ISO).

- Các lĩnh vực thực hiện quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

- Đánh giá chung về hiệu quả những hạn chế trong quá trình áp dụng.

Các sở ngành, địa phương báo cáo theo các nội dung nêu trên và biểu mẫu 14 - ADISO kèm theo công văn này gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, đồng thời gửi cho Sở Nội vụ để theo dõi chung.

6.3. Tình hình triển khai xây dựng trụ sở cơ quan hành chính:

- Tình hình đầu tư xây dựng trụ sở, và trang thiết bị của cơ quan, đơn vị.



III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

  1. Ưu điểm

  2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CCHC TRONG THỜI GIAN TỚI.

Nêu khái quát phương hướng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác CCHC trong thời gian tới.



V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Nêu những kiến nghị, đề xuất đối với Trung ương, tỉnh về công tác CCHC.



VI. NHIỆM VỤ CCHC DO ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ: (dùng cho các sở chủ trì như đã nêu ở công văn hướng dẫn trên)



tải về 73.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương