Ubnd tỉnh hải dưƠNG



tải về 163.5 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích163.5 Kb.
#23889

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG


LIÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI - TÀI CHÍNH


Số: 619 /HD-LN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





Hải Dương, ngày 27 tháng 4 năm 2012



HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn



2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”

- Căn cứ Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND tỉnh Hải Dương, về việc phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”;

- Căn cứ Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của UBND tỉnh Hải Dương, về việc phê duyệt cơ chế hỗ trợ “Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương” là mặt đường bê tông xi măng,

Liên ngành Giao thông vận tài - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:


Phần I

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, QUẢN LÝ

VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
I. Quy hoạch giao thông nông thôn.

1. Đường giao thông nông thôn (GTNT) gồm các loại:

1.1. Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận.

1.2. Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận.

1.3. Đường thôn: Là đường nối từ đường xã trở lên đến các xóm hoặc đường nối các thôn với nhau (không thuộc đường xã), là các trục giao thông trong thôn (không bao gồm nhánh rẽ).

1.4. Đường xóm: Là đường nối từ đường thôn trở lên đến các hộ gia đình hoặc đường nối các xóm với nhau (không thuộc đường thôn).

1.5. Đường ra đồng, ra rừng: Là đường trục chính nối từ đường xóm trở lên với cánh đồng, cánh rừng hoặc giữa các cánh đồng, cánh rừng với nhau.

1.6. Đường nội đồng: Là đường nối từ đường ra đồng với các thửa ruộng và đường trong nội đồng.

1.7. Đường lô rừng: Là đường được hình thành trong nội bộ cánh rừng.

2. Yêu cầu đối với quy hoạch GTNT:

Quy hoạch GTNT nằm trong quy hoạch nông thôn mới cấp xã, phải bảo đảm các yêu cầu sau:

2.1. Phù hợp với các quy hoạch chung của huyện, tỉnh; kế thừa và phát triển mạng lưới đường GTNT hiện có, phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai;

2.2. Chọn tuyến đường phải ngắn, thẳng, ít dốc, bảo đảm liên hệ thuận tiện với hệ thống đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ; kết nối giữa khu trung tâm xã với các khu dân cư, nối liền khu dân cư với khu sản xuất và giữa các điểm dân cư với nhau tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh; kết hợp chặt chẽ việc bố trí đường GTNT với bố trí hệ thống thủy lợi, các công trình hạ tầng kỹ thuật khác và các công trình xây dựng hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;

2.3. Phù hợp với các loại phương tiện vận chuyển trước mắt cũng như trong tương lai;

2.4. Tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thiểu đền bù giải phóng mặt bằng, khối lượng đào đắp và các công trình phải xây dựng trên tuyến;

2.5. Quy mô phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã và yêu cầu kỹ thuật đường GTNT. Quy mô quy hoạch đường GTNT tối thiểu được quy định tại Phụ lục 5 “Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương” (sau đây gọi chung là Đề án). Khuyến khích quy hoạch và xây dựng đường GTNT theo quy mô sau:

- Đường huyện: Cấp IV tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005, chiều rộng nền đường (Bn = 9,0m); chiều rộng mặt đường (Bm = 7,0m + 1,0m gia cố lề).

- Đường xã: Cấp V tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005, chiều rộng nền đường (Bn = 7,5m); chiều rộng mặt đường (Bm = 5,5m + 1,0m gia cố lề).

- Đường thôn, xóm; đường ra đồng, ra rừng: Cấp VI tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005, chiều rộng nền đường (Bn = 6,5m); chiều rộng mặt đường (Bm = 3,5m + 1,5m gia cố lề).

- Đường nội đồng, lô rừng: Loại A theo tiêu chuẩn 22 TCN 210 - 1992, chiều rộng nền đường (Bn = 5,0m); chiều rộng mặt đường (Bm = 3,5m) hoặc loại B chiều rộng nền đường (Bn = 4,0m); chiều rộng mặt đường (Bm = 3,0m).

Đối với đường huyện và đường xã, đoạn qua khu dân cư nên bố trí vỉa hè rộng từ 3,0 - 5,0m; các đoạn qua các khu trung tâm xã (trụ sở UBND, trường học, trạm y tế, khu di tích...) mở rộng mặt đường tối thiểu 2,0m. Đối với đường thôn, đường xóm; đường ra đồng, ra rừng; đường nội đồng, lô rừng từ 300 - 500m phải bố trí một điểm tránh xe có chiều rộng, diện tích tối thiểu là 2,5m và 100m2.

Để đảm bảo an toàn giao thông, tại các nút giao phải tính toán, quy hoạch bảo đảm các yêu cầu về thiết kế tầm nhìn theo quy định tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005;

2.6. Các công trình cầu, cống; hệ thống thoát nước mặt đường, thoát nước sinh hoạt phải được bố trí đồng bộ trong quy hoạch đường GTNT;

2.7. Ngoài ra, cần tận dụng hệ thống sông ngòi, kênh rạch để tổ chức giao thông đư­ờng thuỷ phục vụ vận chuyển hàng hoá và đi lại hàng ngày của ng­ười dân. Chiều rộng mặt cắt ngang phải xác định trên cơ sở kích th­ước phư­ơng tiện giao thông, l­ưu lượng giao thông, chiều dài luồng, các điều kiện khí t­ượng, thuỷ văn. Đối với các luồng tàu thông thư­ờng, chiều rộng chuẩn đ­ược lấy theo chiều dài lớn nhất của phương tiện giao thông đ­ược sử dụng phổ biến trên kênh, rạch;

2.8. Đất dành cho đường GTNT và hạ tầng kỹ thuật: Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn (QCVN 14:2009/BXD) ban hành kèm theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ≥ 5m2/người;

3. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch GTNT:

3.1. Lập quy hoạch GTNT: Quy hoạch GTNT nằm trong Quy hoạch nông thôn mới phải do đơn vị Tư vấn có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, nội dung quy hoạch phải tuân thủ các quy định hiện hành và các yêu cầu nêu tại điểm 2 mục này;

3.2. Việc lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt, công bố và quản lý quy hoạch GTNT: Thực hiện theo quy định hiện hành, các điểm đấu nối đường GTNT với đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ phải xin ý kiến thoả thuận của UBND huyện, Sở Giao thông vận tải và Bộ Giao thông vận tải.

II. Xây dựng đường GTNT

Đường GTNT đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước lớn hơn 30% trở lên phải thực hiện đúng các quy định hiện hành; các công trình sử dụng nguồn vốn ODA thực hiện theo cơ chế của từng dự án. Khuyến khích áp dụng các quy định về đầu tư xây dựng công trình vào quản lý xây dựng đường GTNT nhằm nâng cao chất lượng các công trình xây dựng.

Mục này hướng dẫn xây dựng đường GTNT bằng bê tông xi măng theo hình thức nhân dân tự làm. Khi xây dựng đường GTNT là mặt đường nhựa, phải có đơn vị Tư vấn đủ năng lực và kinh nghiệm khảo sát thiết kế, việc thi công phải do đơn vị có đủ năng lực thực hiện.

Các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các đơn vị thi công có thể tham khảo Hướng dẫn này trong quá trình xây dựng đường GTNT.

1. Một số nội dung về thiết kế:

1.1. Khảo sát, xác định tuyến xây dựng.

- Xác định đoạn tuyến đường cần đầu tư xây dựng (xác định điểm đầu, điểm cuối), dùng thước thép hoặc thước dây đo chiều dài tuyến.

- Xác định hướng tuyến và đóng cọc định vị tim đường bằng cọc tre hoặc cọc gỗ, khoảng cách tối đa 50m/cọc. Việc xác định hướng tuyến và định vị tim đường phải bảo đảm yêu cầu: Đoạn tuyến tương đối thẳng, không quá nhiều đường cong, không có đường cong nhỏ; tại đường cong không bị vướng tầm nhìn, không vướng nhà cửa và công trình hai bên. Mặt khác, phải tận dụng tối đa nền, mặt đường cũ hiện có để giảm kinh phí đầu tư xây dựng.

- Đo đạc, ghi chép những đoạn có độ dốc lớn cần đào hạ thấp hoặc đắp nâng cao nền đường; những vị trí nền đường bị cao su, ổ gà.

- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình cầu, cống nếu hư hỏng cần tiến hành cải tạo, sửa chữa xong trước khi xây dựng đường;

1.2. Lựa chọn quy mô nền, mặt đường và chuẩn bị xây dựng.

a) Lựa chọn bề rộng nền, mặt đường: Phải phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu phân kỳ đầu tư cần xác định bề rộng nền, mặt đường hoàn chỉnh theo quy hoạch và cho từng giai đoạn.

Chiều rộng nền, mặt đường tối thiểu được quy định tại Phụ lục số 5 của Đề án, tuy nhiên để được hỗ trợ thì chiều rộng nền, mặt đường phải bảo đảm chiều rộng tối thiếu quy định tại điểm 3.1 mục II phần II của Đề án.

Các kích thước cắt ngang đường:


- Chiều rộng nền đường (Bn), chiều rộng mặt đường (Bm) và chiều rộng lề đường: Theo quy hoạch được duyệt và quy định tại Phụ lục số 5 của Đề án. Đối với những đoạn tuyến qua khu dân cư, rãnh thoát nước dọc có thể xây dựng trong phạm vi lề đường.

- Trị số mái ta luy: Thông thường 1/1,5 đối với nền đường đắp bằng đất sét và 1/2 đối với nền đường đắp bằng đất cát.

- Dốc ngang mặt đường 2 bên (i): Thông thường 3% đối với mặt đường nhựa và 2% đối với mặt đường bê tông xi măng.

- Dốc ngang lề đường (j): Thông thường 4% đối với mặt đường nhựa và 3% đối với mặt đường bê tông xi măng.

- Kích thước rãnh thoát nước dọc (bxh): 0,3x0,4m.

b) Căn cứ kết quả khảo sát, đo đạc hiện trường và quy mô nền, mặt đường đã lựa chọn, tính toán khối lượng, lập dự toán và chuẩn bị kinh phí để đầu tư xây dựng.

2. Xây dựng.

2.1. Thi công nền đường:

Chiều cao nền đường đắp phải bảo đảm mép của nền đường cao hơn mực nước đọng thường xuyên ít nhất 50cm đối với nền đất sét và 30cm đối với nền đất cát (mực nước đọng thường xuyên là khi nước đọng quá 20 ngày). Nền đắp trên sườn dốc thiên nhiên có độ dốc lớn hơn 20% thì trước khi đắp phải đánh cấp, trong mọi trường hợp, nền đắp trên sườn dốc phải làm rãnh thoát nước chảy từ trên cao xuống. Nền đường phải trồng cỏ trên mái ta luy đắp bằng đất để chống xói bảo vệ nền đường. Trường hợp nền đường không đào không đắp, nền đường qua khu dân cư phải xây rãnh thoát nước mặt ở hai bên đường.

Khi thi công nền đường đắp bằng đất sét pha cát, cát pha sét, đất cát phải đắp thành từng lớp dày từ 15cm đến 20cm và đầm chặt bằng thủ công hoặc lu lèn. Đối với nền đường cũ phải xử lý triệt để các vị trí cao su bằng cách đào bỏ thay tối thiểu bằng 20cm cát đen + 20cm đá hộc, đầm lèn chặt.

2.2. Thi công lớp móng:

Để giảm giá thành công trình có thể sử dụng lớp móng bằng vật liệu cấp phối đá dăm dày từ 10 - 15cm. Các vị trí ổ gà, các đoạn mặt đường vênh phải rải dày hơn để bảo đảm sau khi thi công xong lớp móng, mặt đường phải bằng phẳng, dốc ngang đạt yêu cầu.

Khi thi công rải cấp phối đá dăm cần lưu ý: Cấp phối đá dăm phải đủ độ ẩm trước khi rải (nếu khô phải tưới nước ủ đống vật liệu), thi công san bằng thủ công không được để vật liệu phân tầng (san cự ly ngắn), tiến hành bù ngay những vị trí thấp và san bớt những vị trí cao, lu lèn chặt chẽ;

2.2. Thi công mặt đường:

a) Công tác chuẩn bị.

- Chuẩn bị lớp móng: Trước khi thi công mặt đường, lớp móng phải hoàn thành ít nhất 150m, quan sát bề mặt bằng phẳng không đọng nước, dốc ngang mặt đường đúng yêu cầu.

- Đóng cọc tim đường: Bằng cọc gỗ hoặc cọc tre với khoảng cách 10m/cọc, trên cọc đo và đánh dấu vị trí mặt đường bê tông xi măng sau khi đổ xong.

- Tập kết vật liệu (xi măng, đá, cát và nước), máy móc (máy trộn bê tông, máy đầm tay, đầm bàn), ván khuôn và các dụng cụ (xô, cuốc, xẻng, thước 3m, bàn xoa...) đến vị trí thi công.

- Chỉ đổ bê tông vào những ngày nắng, khô ráo và độ ẩm nền đất thấp.

b) Lắp đặt ván khuôn.

Có thể sử dụng ván khuôn gỗ hoặc ván khuôn thép, tuy nhiên để bảo đảm ổn định khi đổ bê tông nên dùng ván khuôn thép. Yêu cầu ván khuôn phải chắc chắn, không được cong vênh và phải phù hợp với chiều dày lớp mặt đường bê tông xi măng cần đổ, ván khuôn phải được làm sạch và bôi dầu trước khi đổ.

Từ tim đường dùng thước đo xác định mép đường, đóng cọc mép đường đoạn chuẩn bị thi công, căng dây dọc 2 bên mép đường. Tiến hành dựng mép trong của ván khuôn đúng vị trí dây dọc 2 bên mép đường và vuông góc với mặt đường, liên kết các đoạn ván khuôn với nhau bằng các chốt có sẵn, đóng cọc định vị tối thiếu mỗi đoạn ván khuôn dài 3m đóng 3 cọc bằng cọc thép hoặc cọc tre, gỗ.

Sau khi lắp dựng xong phải kiểm tra bề rộng 2 mặt trong ván khuôn bảo đảm đúng chiều rộng mặt đường, căng dây dọc mép trên ván khuôn để kiểm tra độ bằng phẳng của các đoạn ván khuôn và kiểm tra các liên kết, các cọc định vị ván khuôn nếu chưa chắc chắn cần đóng bổ sung cọc.

Sau ít nhất 12 giờ kể từ khi đổ bê tông mới được tháo dỡ ván khuôn.

c) Thi công đổ bê tông mặt đường.

- Thành phần hỗn hợp bê tông làm móng, mặt đường GTNT: Gồm xi măng, đá dăm (cốt liệu thô), cát (cốt liệu mịn) và nước, tỷ lệ từng loại cho 1m3 bê tông như sau:



Thành phần

Đơn vị

Mác bê tông

100

150

200

250

300

Xi măng

Kg

230

296

361

434

458

Cát vàng

m3

0,494

0,475

0,450

0,415

0,424

Đá dăm

m3

0,903

0,881

0,866

0,858

0,861

Nước

lít

195

195

195

195

181

+ Xi măng: Xi măng làm đường bê tông GTNT phải là xi măng Poóc lăng hoặc xi măng Poóc lăng hỗn hợp, không sử dụng xi măng có hàm lượng vôi cao. Để đánh giá chất lượng xi măng cần kiểm tra một số chỉ tiêu cơ lý; tuy nhiên, trong điều kiện nhân dân tự làm thì việc này khó thực hiện, thông thường sử dụng xi măng PC30 để đổ bê tông mặt đường GTNT.

+ Đá dăm: Đá dăm dùng để đổ bê tông mặt đường phải bảo đảm sạch không lẫn tạp chất như củi, lá cây; không bám bụi sét hay rong rêu, đá phải cứng. Loại đá dùng đổ bê tông tuỳ thuộc vào chiều dày mặt đường, nếu mặt đường dày 18 - 20cm sử dụng đá 2x4.

+ Cát: Thường sử dụng cát vàng để đổ bê tông, cát phải sạch không có nhiều bùn, sét và các tạp chất hữu cơ; không được sử dụng các loại cát nhiễm mặn để đổ bê tông. Nếu cát bẩn cần rửa trước khi thi công.

+ Nước: Nước sử dụng trộn bê tông sạch không có dầu, axít, kiềm, bùn, muối và chất hữu cơ; cấm sử dụng nước nhiễm mặn để trộn bê tông. Nói chung, nước uống được là có thể dùng để đổ bê tông được.

- Trộn và vận chuyển bê tông.

Bê tông làm đường GTNT phải được trộn bằng máy trộn tại chỗ (thông thường sử dụng loại máy trộn tự do có dung tích từ 250 - 400 lít, không nên dùng loại máy có công suất lớn sẽ khó khăn khi di chuyển). Khi trộn phải đong đếm cốt liệu và xi măng bảo đảm đúng tỷ lệ, phải trộn đều xi măng và cốt liệu xong mới đổ nước, thời gian trộn khoảng 90 giây. Trong quá trình trộn, phải theo dõi mức nước cho mỗi mẻ trộn để điều chỉnh cho phù hợp ở mức vừa đủ, nếu thừa nước sẽ làm giảm đáng kể cường độ bê tông.

Trường hợp vận chuyển bê tông từ nơi khác đến phải sử dụng xe chuyên dùng, nếu không có xe chuyên dùng và quãng đường vận chuyển ngắn có thể sử dụng xe cải tiến, xe vận tải nhỏ để chở bê tông nhưng phải có biện pháp lót thùng xe không để nước chảy ra ngoài; đồng thời để tránh phân tầng chiều dày lớp bê tông chở trong thùng xe phải lớn hơn 40cm. Khi vận chuyển quãng đường lớn hơn 500m phải trộn lại bằng tay trước khi rải.

- Rải và đầm bê tông.

Trước khi rải, cần lót một lớp giấy dầu hoặc ni lông trên mặt đường và 2 bên mặt trong ván khuôn. Bê tông trộn xong được đổ thành đống vào trong ván khuôn, dùng cuốc, xẻng, bàn gạt gỗ để gạt bê tông cho đều theo bề rộng của ván khuôn (khi gạt tầm gạt phải ngắn để tránh phân tầng, gạt đều và nhẹ nhàng), chiều dày rải bê tông xốp (chưa đầm lèn) bằng chiều dày của mặt đường nhân với hệ số xốp khoảng 1,15 - 1,3, bê tông được rải liên tục giữa các khe co ngang không sử dụng các vách ngăn.

Đầm bê tông bằng đầm dùi dọc theo mép ván khuôn, thường dùng phương pháp đầm dùi kéo, dùi xiên một góc 30 - 450 tới độ sâu nhất định tránh làm hỏng lớp móng, thời gian mỗi vị trí là 30 - 45 giây, sau đó nâng đầm lên từ từ tránh tạo thành lỗ và chuyển sang vị trí khác. Sau khi đầm dùi xong dùng đầm bàn đầm sơ bộ và đầm kỹ từ mép ngoài vào tim đường, các vết đầm trùng lên nhau 5 - 10cm. Trong quá trình đầm cần bù kịp thời bê tông vào những vị trí trũng.

Mỗi đoạn thi công là 30m (đúng vào vị trí khe giãn có vách ngăn).

- Hoàn thiện.

Bê tông được gạt bằng thước có độ cứng thích hợp để giữ được hình dạng và phải dài hơn 60cm so với chiều rộng lớn nhất của dải được gạt. Khi gạt phải di chuyển lên trước ván khuôn với các chuyển động cắt ngang, dọc kết hợp và luôn di chuyển theo một hướng. Quá trình gạt sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi bề mặt được liên kết đồng nhất, phẳng và đúng độ dốc, sau đó tiến hành xoa nhẵn bằng bàn xoa.

Sau khi công việc xoa nhẵn được hoàn thành và nước thừa được loại bỏ, nhưng lúc ấy bê tông vẫn trong trạng thái dẻo, bề mặt phải được kiểm tra lại độ bằng phẳng bằng thước dài 3m. Bất kỳ chỗ lõm nào cũng được lấp ngay bằng bê tông và được gạt hoàn thiện lại, chỗ cao phải được gạt thấp xuống. Tiếp tục hoàn thiện cho đến khi mặt đường đạt độ bằng phẳng, bề mặt bê tông đồng nhất, dốc ngang đạt yêu cầu.

- Thời gian thi công:

Tốt nhất là thi công hoàn thiện xong trong vòng 30 phút từ lúc trộn.

- Bố trí các khe co giãn:

+ Khe dọc: Đối với chiều rộng mặt đường ≤ 3,5m không bố trí khe dọc, mặt đường ≥ 5,0m phải bố trí khe dọc tại tim đường bằng tấm gỗ dày 2cm đặt trước khi đổ bê tông và phải đặt thấp hơn so với mặt đường khoảng 2cm, phía trên đổ nhựa đường nóng để ngăn nước mặt ngấm xuống nền đường.

+ Khe co: Bố trí 5m một khe co, thi công sau khi bê tông đổ được 7 - 24 giờ, khe co được cắt bằng máy cắt kiểu đĩa cắt vuông góc với mặt đường, sau khi cắt xong làm sạch và đổ nhựa đường nóng vào khe co.

+ Khe giãn: Bố trí 30m một khe giãn, bằng tấm gỗ dày 2cm đặt trước khi đổ bê tông và phải đặt thấp hơn so với mặt đường khoảng 2cm, phía trên đổ nhựa đường nóng để ngăn nước mặt ngấm xuống nền đường.

- Bảo dưỡng bê tông.

Công tác bảo dưỡng bê tông cần được tiến hành ngay sau khi bê tông se mặt, không nên để bê tông lộ ra ngoài trời trong khoảng thời gian quá 30 phút.

Một số phương pháp bảo dưỡng:

+ Sử dụng cát đen, cát vàng rải lên trên mặt đường, sau đó phun nước giữ ẩm (lớp cát phủ dày phải dày tối thiểu 2cm và được phủ kín mặt đường).

+ Sử dụng bao tải hoặc rơm, rạ, bèo tây và các vật liệu sẵn có tại địa phương phủ kín toàn bộ mặt đường, sau đó phun nước giữ ẩm.

Tiến hành đắp hoàn thiện lề đường, trồng cỏ mái ta luy.

Chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp và xe máy đi lại sau 7 ngày kể từ ngày đổ bê tông (không tính những ngày có nhiệt độ thấp hơn 10oC). Các phương tiện khác chỉ được đi lại sau 28 ngày kể từ ngày đổ bê tông (không tính những ngày có nhiệt độ thấp hơn 10oC).

III. Quản lý và bảo trì đường GTNT.

1. Công tác quản lý đường GTNT.

UBND các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.

1.1. Đối với đường huyện.

UBND cấp huyện có trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ công trình đường huyện. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình; các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ. Quản lý không cho các phương tiện vượt quá tải trọng của cầu đường đi vào tuyến.

Để quản lý hành lang an toàn giao thông đường huyện, phải cắm mốc lộ giới bằng bê tông cốt thép kích thước 0,15x0,15x1,2m, cọc được sơn màu trắng, mũ sơn màu đỏ, chữ MLG in chìm trên mặt cọc. Phạm vi hành lang an toàn giao thông đối với đường huyện từ chân ta luy ra mỗi bên 10m, cự ly cắm 50m/cọc đối với trong khu dân cư, khoảng 100m/cọc đối với ngoài khu dân cư;

1.2. Đối với đường xã.

UBND cấp xã có trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ công trình đường xã. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình, các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ. Quản lý không cho các phương tiện vượt quá tải trọng của cầu đường đi vào tuyến. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, hướng dẫn dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải toả hành lang an toàn đường bộ.

Để quản lý hành lang an toàn giao thông đường xã, phải cắm mốc lộ giới bằng bê tông cốt thép kích thước 0,15x0,15x1,2m, cọc được sơn màu trắng, mũ sơn màu đỏ, chữ MLG in chìm trên mặt cọc. Phạm vi hành lang an toàn giao thông đối với đường xã từ chân ta luy ra mỗi bên 5m, cự ly cắm 50m/cọc đối với trong khu dân cư, khoảng 100m/cọc đối với ngoài khu dân cư;

1.3. Đối với đường thôn, xóm; đường ra đồng, ra rừng; đường nội đồng, lô rừng.

UBND xã thống nhất quản lý, có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi lấn chiếm và sử dụng trái phép lòng, lề đường, các công trình cầu, cống, rãnh thoát nước. Quản lý không cho các phương tiện vượt quá tải trọng của cầu đường đi vào tuyến. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm, hướng dẫn dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép trong phạm vi lòng, lề đường.

2. Bảo trì đường GTNT.

2.1. Trách nhiệm bảo trì.

- UBND cấp huyện chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống đường huyện.

- UBND cấp xã chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống đường xã.

- Đối với đường thôn, xóm: Do thôn, xóm thực hiện.

- Đối với đường ra đồng, ra rừng; đường nội đồng, đường lô rừng: Do UBND xã quyết định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương (có thể UBND xã trực tiếp thực hiện hoặc giao cho HTX nông nghiệp, nông trường hoặc thôn, xóm thực hiện);

2.2. Các loại bảo trì và các hình thức thực hiện.

- Các loại bảo trì gồm:

+ Bảo dưỡng thường xuyên: Được thực hiện thường xuyên liên tục.

+ Sửa chữa định kỳ: Là sửa chữa có khối lượng vật liệu tương đối lớn, thông thường đối với mặt đường láng nhựa 3 năm sửa chữa vừa và 6 năm sửa chữa lớn; đối với mặt đường bê tông xi măng 8 năm sửa chữa vừa và 24 năm sửa chữa lớn.

- Các hình thức thực hiện:

+ Đường huyện: Do các hạt giao thông cấp huyện thực hiện

+ Đường xã: UBND cấp xã có thể thuê nhà thầu hoặc giao cho các tổ chức như đoàn thành niên, hội phụ nữ, hoặc giao khoán cho các hộ gia đình... thực hiện.

+ Đường thôn, xóm: Do nhân dân thôn, xóm thực hiện.

+ Đường ra đồng, ra rừng; đường nội đồng, đường lô rừng: UBND cấp xã căn cứ điều kiện thực tế địa phương có thể tự thực hiện hoặc giao cho HTX nông nghịêp, nông trường hoặc giao cho các tổ chức như đoàn thành niên, hội phụ nữ, thôn, xóm... thực hiện.

Chi tiết các loại bảo trì và các hình thức thực hiện được hướng dẫn cụ thể trong cuốn Sổ tay bảo dưỡng đường GTNT do Bộ Giao thông vận tải ban hành đã tập huấn và phát miễn phí cho cán bộ làm công tác giao thông cấp xã.

Phần II

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HỖ TRỢ, HÌNH THỨC HỖ TRỢ;

TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN VÀ

QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ
I. Công trình được hỗ trợ, hình thức hỗ trợ.

1. Hỗ trợ theo Đề án các công trình thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh sử dụng các nguồn vốn sau:

1.1. Công trình sử dụng nguồn vốn do nhân dân tự đóng góp;

1.2. Công trình do các tổ chức, cá nhân tài trợ;

1.3. Công trình sử dụng vốn ngân sách xã;

1.4. Công trình sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác;

1.5. Công trình sử dụng hỗn hợp các nguồn vốn nêu từ điểm 1.1 đến điểm 1.4 mục này;

Không hỗ trợ cho công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, công trình thuộc Chương trình mục tiêu, công trình sử dụng các nguồn vốn theo các chương trình, dự án do Trung ương và tỉnh thực hiện.

2. Hình thức hỗ trợ.

2.1. Hỗ trợ xây dựng đường GTNT là mặt đường nhựa.

Nhà nước hỗ trợ bằng tiền đối với những tuyến đường bảo đảm yêu cầu theo quy định tại điểm 3.1 mục II phần II của Đề án;

2.2. Hỗ trợ xây dựng đường GTNT bằng xi măng.

Để giảm sự đóng góp của nhân dân; đồng thời tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào làm đường GTNT, Nhà nước chỉ hỗ theo mức quy định tại điểm 3.1.2 mục II phần II của Đề án bằng xi măng PCB30 do Công ty xi măng Phúc Sơn sản xuất. Việc hỗ trợ bằng xi măng được thực hiện theo kế hoạch và được cấp theo tiến độ thi công công trình. Cụ thể, mức hỗ trợ như sau:

a) Đối với đường đúng tiêu chuẩn quy định tại điểm 3.1.1 mục II phần II và Bảng 1 của Đề án.



Bảng 1.HD


STT

Loại đường hỗ trợ

Mức hỗ trợ

Đường nhựa

(triệu đồng/Km)



Đường BTXM

(tấn xi măng/Km)



1

Đường xã

260 (520)

260

2

Các loại đường còn lại

250 (500)

250

- Đối với đường nhựa: Mức hỗ trợ trong ngoặc áp dụng cho những xã nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với đường bê tông xi măng: Các xã nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ bằng xi măng theo Bảng 1.HD và hỗ trợ thêm kinh phí bằng tiền là: 280 triệu đồng/Km cho đường xã, 270 triệu đồng/Km cho các loại đường còn lại.

b) Đối với đường có điều kiện khó khăn về mặt bằng (vướng nhà cửa) hoặc phân kỳ đầu tư xây dựng quy định tại điểm 3.1.1 mục II phần II và Bảng 2 của Đề án.

Bảng 2.HD



STT

Loại đường hỗ trợ

Mức hỗ trợ

Đường nhựa

(triệu đồng/Km)



Đường BTXM

(tấn xi măng/Km)



1

Đường xã

Không hỗ trợ cho chiều rộng

mặt đường nhỏ hơn 3,5m



2

Các loại đường còn lại

190 (380)

195

- Đối với đường nhựa: Mức hỗ trợ trong ngoặc áp dụng cho những xã nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với đường bê tông xi măng: Các xã nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ bằng xi măng theo Bảng 2.HD và hỗ trợ thêm kinh phí bằng tiền là: 210 triệu đồng/Km cho các loại đường còn lại.

2.3. Hỗ trợ bảo trì: Hỗ trợ bằng tiền theo mức quy định tại điểm 3.2.1 và 3.2.2 mục II phần II của Đề án.

II. Lập kế hoạch hỗ trợ hàng năm.

1. Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện:

1.1. Để thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo trực thuộc UBND huyện do một đồng chí Lãnh đạo UBND huyện làm Trưởng Ban; Trưởng Phòng Kinh tế và hạ tầng làm Phó Ban kiêm Tổ trưởng Tổ công tác, Lãnh đạo Phòng Tài chính làm Tổ phó; các thành viên gồm Lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của Phòng Kinh tế và hạ tầng và Phòng Tài chính- Kế hoạch. Ban Chỉ đạo cấp huyện có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc; kiểm tra và thẩm định hồ sơ hỗ trợ theo quy định của Đề án và Hướng dẫn này;

1.2. Ban Chỉ đạo cấp huyện chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp huyện. Hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện, những thuận lợi, khó khăn vướng mắc và kiến nghị các biện pháp giải quyết báo cáo UBND huyện và Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

2. Lập kế hoạch hỗ trợ.

2.1. Hàng năm vào trước ngày 01 tháng 7 của năm trước (riêng kế hoạch năm 2012 trước ngày 01 tháng 6 năm 2012), UBND cấp xã căn cứ vào quy hoạch đường GTNT được duyệt; nhu cầu, khả năng huy động các nguồn vốn cho xây dựng và chiều dài, loại mặt đường xã hiện đang quản lý, lập báo cáo đăng ký kế hoạch xây dựng và bảo trì đường GTNT gửi UBND cấp huyện theo mẫu 1 phụ lục 1;

2.2. Sau khi nhận được báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện giao Tổ công tác có trách nhiệm kiểm tra cụ thể tại hiện trường, xác định chính xác quy mô tuyến đường đăng ký hỗ trợ (đối với đăng ký xây dựng phải đo lại chiều dài tuyến, kiểm tra chiều ngang nền đường cũ xem có thể thi công theo quy mô mặt cắt ngang xã báo cáo; đối với bảo trì kiểm tra chiều dài và loại mặt đường). Trước ngày 15 tháng 7 của năm trước (riêng năm 2012 trước ngày 15 tháng 6 năm 2012), UBND cấp huyện tổng hợp kế hoạch hỗ trợ của huyện gửi Sở Giao thông vận tải mẫu 2 phụ lục 1.

Lưu ý:

- UBND cấp huyện chỉ đăng ký kế hoạch hỗ trợ đối với những tuyến đường nằm trong quy hoạch nông thôn mới của xã. Trường hợp xã chưa phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, UBND cấp xã có văn bản và UBND huyện xác nhận công trình đăng ký kế hoạch hỗ trợ xây dựng nằm trong quy hoạch đường GTNT thuộc quy hoạch nông thôn mới của xã trong giai đoạn 2;

- UBND cấp huyện chỉ đăng ký những tuyến đường có đủ nguồn vốn đối ứng và có khả năng thực hiện trong năm.

2.3. Hồ sơ đăng ký kế hoạch hỗ trợ gửi Sở Giao thông vận tải 02 bộ, gồm các tài liệu được đóng theo thứ tự như sau:



- Bìa theo mẫu 3 phụ lục 1;

- Tờ trình của UBND cấp huyện, kèm theo bảng tính kế hoạch hỗ trợ năm của huyện nêu tại điểm 2.2 mục này (bản dấu đỏ);

- Báo cáo đăng ký kế hoạch xây dựng và bảo trì đường GTNT của xã nêu tại điểm 2.1 mục này, kèm theo biên bản Hội nghị Quân, Dân, Chính, Đảng về kế hoạch xây dựng đường GTNT (bản dấu đỏ);

- Bản đồ quy hoạch nông thôn mới photocoppy thu nhỏ, kèm theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền; trong đó đoạn tuyến đăng ký hỗ trợ xây dựng tô màu đỏ (bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của UBND cấp xã);

- Quyết định phân loại đường của UBND cấp huyện và UBND cấp xã theo quy định của Đề án (bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của UBND cấp xã);

3. Bố trí kinh phí cho kế hoạch hỗ trợ.

Trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện, Sở Giao thông vận tải kiểm tra danh mục tài liệu hồ sơ đăng ký kế hoạch hỗ trợ hàng năm nêu tại điểm 2.3 mục này, tổng hợp thống nhất với Sở Tài chính bố trí nguồn vốn trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ.

III. Thực hiện hỗ trợ.

1. Hỗ trợ xây dựng đường GTNT là mặt đường nhựa.

Hỗ trợ sau khi công trình đã thi công hoàn thành. Trình tự thực hiện, trách nhiệm của UBND các cấp và Hồ sơ đề nghị hỗ trợ như sau:

1.1. Căn cứ kế hoạch hỗ trợ đã đăng ký, UBND cấp xã thực hiện hoặc chỉ đạo thôn, xóm triển khai xây dựng đường GTNT theo kế hoạch. Quá trình triển khai, UBND xã có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm công trình thi công đúng quy mô nêu trong kế hoạch và thiết kế được duyệt;



1.2. Sau khi công trình thi công hoàn thành, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu theo quy định; trong đó nghiệm thu kích thước hình học tuyến đường bao gồm: Đo chiều dài, đo chiều rộng nền đường (Bn), chiều rộng mặt đường (Bm) tuyến đường. Trên cơ sở số liệu kiểm tra, nghiệm thu, UBND cấp xã lập báo cáo theo mẫu 1 phụ lục 2, kèm theo biên bản nghiệm thu kích thước hình học và bảng tính giá trị đề nghị hỗ trợ gửi UBND cấp huyện;

1.3. Sau khi nhận được báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện giao Tổ công tác cùng với UBND cấp xã tiến hành kiểm tra hiện trường về chiều dài tuyến đề nghị hỗ trợ và các kích thước hình học chính của đường (gồm: kiểm tra chiều dày kết cấu 20 - 50m kiểm tra một điểm; kiểm tra Bn và Bm 10 - 30m kiểm tra một điểm). Căn cứ kết quả kiểm tra, nếu đoạn tuyến đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm 3.1 mục II phần II của Đề án, UBND cấp huyện tổng hợp trình Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính đề nghị hỗ trợ theo mẫu 2 phụ lục 2;

1.4. Trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện, Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính kiểm tra Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bảo đảm đủ, đúng theo quy định, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt;

1.5. Sau khi có quyết định phê duyệt hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh, Sở Tài chính làm thủ tục chuyển kinh phí hỗ trợ cho UBND cấp xã qua hệ thống Kho bạc Nhà nước;

1.6. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi Sở Giao thông vận tải 02 bộ gồm các tài liệu được đóng theo thứ tự như sau:



- Bìa theo mẫu 3 phụ lục 2;

- Tờ trình của UBND cấp huyện kèm theo biên bản kiểm tra hiện trường, bảng tính giá trị hỗ trợ nêu tại điểm 1.3 mục này (bản dấu đỏ);

- Báo cáo của UBND cấp xã đề nghị hỗ trợ nêu tại điểm 1.2 mục này, kèm theo biên bản nghiệm thu kích thước hình học (bản dấu đỏ);

- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công hoặc thiết kế bản vẽ thi công công trình của chủ đầu tư (bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của UBND cấp xã).

UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra UBND cấp xã lập Hồ sơ đề nghị hỗ trợ;

2. Hỗ trợ xây dựng đường GTNT bằng xi măng.

Xi măng được cấp theo tiến độ thi công. Trình tự thực hiện, trách nhiệm của UBND các cấp và Hồ sơ đề nghị hỗ trợ như sau:



2.1. Căn cứ kế hoạch hỗ trợ được UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp xã lập kế hoạch thi công công trình; trong đó nêu rõ khối lượng xi măng đề nghị hỗ trợ và kế hoạch cấp xi măng theo tiến độ thi công theo mẫu 2 phụ lục 3 gửi UBND cấp huyện;

2.2. Trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã, UBND cấp huyện giao Tổ công tác kiểm tra, thẩm định kế hoạch thi công và tính toán lại khối lượng xi măng đề nghị hỗ trợ bảo đảm đúng cách tính quy định trong Đề án và mức hỗ trợ xi măng đối với từng loại đường quy định tại Bảng 1.HD và Bảng 2.HD Quyết định số 785/QĐ-UBND. Trên cơ sở đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác, UBND cấp huyện trình Sở Giao thông vận tải cấp tạm ứng xi măng theo mẫu 3 phụ lục 3. Sở Giao thông vận tải xem xét đối chiếu với mức hỗ trợ theo quy định, có văn bản đề nghị Công ty xi măng Phúc Sơn cấp tạm ứng xi măng cho các địa phương.

2.3. Công ty Xi măng Phúc Sơn có trách nhiệm chỉ định đơn vị cung ứng xi măng để UBND cấp xã trực tiếp ký hợp đồng theo mẫu 4 phụ lục 3.

2.4.Trong quá trình thi công, UBND cấp xã chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm công trình được thi công theo đúng quy mô công trình được hỗ trợ. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện của UBND cấp xã, phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những vi phạm, sai sót xảy ra;

Trường hợp xã không thi công đúng quy mô công trình đã đăng ký UBND huyện báo cáo bằng văn bản gửi Sở Giao thông để thông báo cho Công ty Xi măng Phúc Sơn dừng không cung cấp xi măng và UBND xã phải thanh toán trả Công ty xi măng Phúc Sơn khối lượng xi măng đã nhận. Trường hợp xã không có nguồn thanh toán, UBND huyện phải bố trí từ ngân sách huyện để trả cho Công ty xi măng Phúc Sơn khối lượng xã đã nhận (Tỉnh không hỗ trợ đối với những công trình làm sai quy mô đã đăng ký)

2.5. Sau khi công trình thi công hoàn thành, trong vòng không quá 15 ngày, UBND cấp huyện hoàn tất, tổng hợp thủ tục xi măng đã cấp có văn bản theo mẫu 5 phụ lục 3 gửi Sở Giao thông vận tải rà soát tổng hợp gửi Sở Tài chính để làm thủ tục thanh toán với Công ty xi măng Phúc Sơn .

Các tài liệu gửi kèm theo văn bản của UBND cấp huyện:



- Hợp đồng cung cấp xi măng hỗ trợ giữa UBND cấp xã và đơn vị được chỉ định cung cấp nêu tại điểm 2.2 mục này (bản dấu đỏ);

- Biên bản giao nhận xi măng các đợt theo mẫu (bản dấu đỏ);

- Biên bản thanh lý hợp đồng với đơn vị cung cấp xi măng theo mẫu (bản dấu đỏ);

3. Hỗ trợ bảo trì.

Kinh phí hỗ trợ bảo trì cấp hàng năm cho UBND cấp xã trên cơ sở kế hoạch đầu năm. UBND cấp xã chịu trách nhiệm lập, phê duyệt dự toán và tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

III. Sử dụng, quyết toán kinh phí hỗ trợ.

1. Sử dụng kinh phí hỗ trợ.

1.1. Kinh phí hỗ trợ dùng để thanh toán phần vốn mà địa phương (nhà thầu) tự ứng vốn thi công trường hợp ký hợp đồng và đơn vị thi công tự ứng vốn thi công hoàn thành công trình hoặc trả nợ các khoản chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công phục vụ thi công công trình;

1.2. Đối với công trình nhân dân đã đóng góp đủ kinh phí để xây dựng, phần kinh phí hỗ trợ được trả cho các hộ dân theo tỷ lệ đóng góp;

1.3. Đối với công trình nêu từ điểm 1.1 đến 1.5 mục I phần này (trừ trường hợp nêu tại điểm 1.1 và 1.2 mục này) kinh phí hỗ trợ có thể sử dụng để đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật của xã. Việc quản lý và sử dụng thực hiện theo quy định hiện hành;

1.4. Kinh phí hỗ trợ bảo trì chỉ được sử dụng cho công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ gồm: Phát quang cây cỏ, tuần tra xử lý vi phạm, khơi rãnh thoát nước, đắp phụ nền, lề đường bị sạt lở, sửa chữa cầu cống trên tuyến, vá ổ gà, sửa chữa cao su, vá láng lại mặt đường, sơn lại biển báo và các công việc được nêu trong cuốn Sổ tay bảo dưỡng đường GTNT dành cho cấp xã do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

1.5. Xi măng được hỗ trợ chỉ được sử dụng thi công xây dựng đường GTNT theo kế hoạch đã đăng ký và được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Trình tự hạch toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ

2.1 Trình tự hạch toán

2.1.1 Hỗ trợ xây dựng đường bê tông xi măng

Căn cứ khối lượng xi măng thực tế đã cung cấp cho các xã do sở giao thông rà soát tổng hợp, sở Tài chính thống nhất với Công ty xi măng Phúc sơn về giá cả và phương thức thanh toán báo cáo UBND tỉnh số xi măng thực tế hỗ trợ quy thành tiền để làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách các cấp;

Sở Tài chính và KBNN tỉnh, KBNN các huyện, thành phố, thị xã phối hợp thực hiện hạch toán theo các bước sau:

* Tại tỉnh : (Đối với nguồn phân chia lợi nhuận với Công ty xi măng Phúc Sơn)

- Phần thu ngân sách tỉnh theo chương 552 mục 4050 tiểu mục 4054

- Phần chi ngân sách tỉnh theo chương 560 loại 340 Khoản 346 mục 7300 tiểu mục 7305.

* Tại huyện :

- Phần thu ngân sách huyện theo chương 760 mục 4650 tiểu mục 4655

- Phần chi ngân sách huyện theo chương 760 loại 340 Khoản 346 mục 7300 tiểu mục 7305.

* Tại xã :

- Phần thu ngân sách xã theo chương 860 mục 4650 tiểu mục 4655

- Phần chi ngân sách xã theo chương 800 loại 220 Khoản 223 mục 6900, tiểu mục 6922.

2.1.2 Hỗ trợ bằng tiền xây dựng đường nhựa và bảo trì

Căn cứ quyết định của UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ các xã đã xây dựng đường nhựa thì hạch toán như trên; bỏ phần thu ngân sách tỉnh.

2.2 Quyết toán

Căn cứ nguồn kinh phí hỗ trợ được phê duyệt, các cấp ngân sách thực hiện quyết toán nguồn kinh phí này theo luật ngân sách nhà nước và chế độ tài chính hiện hành.

Phần III

XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP
I. Đối với những công trình đủ điều kiện, nằm trong kế hoạch hỗ trợ đã gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ về Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính: Tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại “Đề án phát triển giao thông nông thôn năm 2001 và những năm tiếp theo đến năm 2005 tỉnh Hải Dương”;

II. Đối với những công trình đã thi công xong chưa lập hồ sơ hoặc công trình đang triển khai thi công trước ngày 30/6/2012: Tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại “Đề án phát triển giao thông nông thôn năm 2001 và những năm tiếp theo đến năm 2005 tỉnh Hải Dương” đến ngày 30/6/2012;

III. Sau ngày 30/6/2012: Tất cả các công trình thực hiện hỗ trợ theo quy định tại “Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương” và quy định tại Quyết định số 785/QĐ-UBND.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, UBND các cấp phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.




GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Lê Đình Long

GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Nguyễn Trọng Hưng





Nơi nhận:

- Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh;

- UBND tỉnh; (Báo

- Chủ tịch UBND tỉnh; cáo)

- PCT TT UBND tỉnh Ng. Trọng Thừa;

- Các sở: GTVT, TC, KH&ĐT,

XD, NN&PTNT;

- Thanh tra tỉnh;

- Kho bạc Nhà nước tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- UBND các xã, phường, thị trấn;

- Công ty Xi măng Phúc Sơn;



- Lưu: VT SGTVT, STC. Ô Hiệp 300b.






.Hướng dẫn thực hiện Đề án xây dựng và phát triển GTNT giai đoạn 2011-2015


Каталог: VBQPPL -> VBTinh -> Documents
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giao thông vận tảI
Documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> Danh sách thí sinh trúng tuyểN ĐƯỢc cấp giấy phép lái xe
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠNG
Documents -> Danh sách thí sinh trúng tuyểN ĐƯỢc cấp giấy phép lái xe
Documents -> SỞ giao thông vận tải số: 390 /sgtvt-vt v/v điều chỉnh hành trình tuyến xe buýt nội tỉnh số 05 Hải Dương – Hà Chợ. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠNG

tải về 163.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương