Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư



tải về 137 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích137 Kb.
#4842


UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

------------

Số: 1199/SKHĐT-TC

V/v lập kế hoạch đầu tư công

5 năm 2016 - 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------------------

Hải Dương, ngày 29 tháng 8 năm 2014

Kính gửi:

- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã và thành phố.


Căn cứ Hướng dẫn số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 29/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020;

Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Sở, ban, ngành (viết tắt là các ngành); UBND các huyện, thị xã, thành phố (viết tắt là các địa phương) và các đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án (viết tắt là đơn vị) lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 cho các dự án đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ của ngành, địa phương và đơn vị như sau:



A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

Căn cứ vào các Nghị quyết của cấp ủy Đảng, của HĐND và quyết định của UBND các cấp về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; về quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và trên cơ sở đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công các năm 2011, năm 2012, năm 2013, ước thực hiện năm 2014 và dự kiến kế hoạch năm 2015, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 đã được cấp có thẩm quyền giao cho ngành, địa phương và đơn vị quản lý từ tất cả các nguồn vốn, bao gồm: vốn NSNN (vốn ngân sách trung ương, gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia và vốn chương trình mục tiêu khác; vốn đầu tư XDCB tập trung; vốn từ nguồn thu sử dụng đất và vốn tăng thu ngân sách bổ sung cho đầu tư phát triển); các nguồn vốn trong nước khác có nguồn gốc NSNN (nguồn thu xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư; vốn sự nghiệp hỗ trợ đầu tư,..); vốn trái phiếu Chính phủ; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn vay khác của ngân sách địa phương; vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của các thành phần kinh tế khác đầu tư trên địa bàn, theo những nội dung sau:



I. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2011-2015

Các ngành, địa phương và đơn vị tập trung đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 với các nội dung chính sau:

1. Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 so với kế hoạch đã đề ra, trong đó làm rõ tình hình huy động vốn của các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án đầu tư công.

2. Tình hình huy động và thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT,... trong đó báo cáo, đánh giá cụ thể tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư công tham gia, hoặc đóng góp vào dự án theo các hình thức này.

3. Các kết quả đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 đã đạt được. Trong đó, đánh giá chi tiết kết quả đạt được của việc đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công, như về năng lực tăng thêm trong các ngành, lĩnh vực (như giao thông, thủy lợi, điện lực, y tế, trường học,... của các chương trình, dự án); chất lượng dịch vụ công; các kết quả đầu tư công tác động tới việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của tỉnh, của ngành và của địa phương.

4. Các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; phân tích sâu các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.

5. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách nếu có.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NSNN GIAI ĐOẠN 2011-2015

Căn cứ các nghị quyết của HĐND các cấp và quyết định giao kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền về giao dự toán NSNN và kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN hàng năm, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN (vốn trong cân đối ngân sách địa phương, bao gồm: vốn đầu tư XDCB tập trung, vốn từ nguồn thu sử dụng đất và vốn tăng thu ngân sách bổ sung cho đầu tư phát triển) 5 năm 2011-2015 theo các nội dung dưới đây:

1. Tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2011, năm 2012, năm 2013 và kế hoạch giai đoạn 2014-2015.

a) Đánh giá việc phân bổ vốn theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 của UBND tỉnh.

b) Kết quả phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN hàng năm trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó làm rõ việc bố trí vốn kế hoạch trước thời điểm Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 12/12/2011 và sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị này.

2. Tình hình triển khai và giải ngân vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN.

3. Các kết quả đạt được, năng lực tăng thêm theo ngành, lĩnh vực do đầu tư từ nguồn NSNN.

4. Tình hình điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án so với quyết định đầu tư ban đầu; số lượng dự án thực hiện chậm tiến độ so với quyết định đầu tư và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt. Trong đó làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc điều chỉnh dự án.



III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2011-2015

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh về giao vốn TPCP cho các dự án hàng năm, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị lập báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư vốn TPCP 5 năm 2011-2015 như sau:

1. Đánh giá tình hình phân bổ chi tiết và điều chỉnh kế hoạch vốn TPCP hàng năm trong giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh quyết định giao cho các dự án đầu tư (thuộc các lĩnh vực về thủy lợi, y tế, ký túc xá sinh viên và kiên cố hóa trường lớp học).

2. Tình hình triển khai, thực hiện kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2011-2015.

3. Tình hình điều chỉnh, cắt giảm quy mô, tổng mức đầu tư các dự án sử dụng vốn TPCP phù hợp với kế hoạch vốn TPCP được giao giai đoạn 2011-2015 và vốn TPCP bổ sung giai đoạn 2014-2016.

4. Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư khác (từ tất cả các nguồn vốn không bao gồm vốn TPCP) để lồng ghép thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn TPCP.

5. Kết quả thực hiện và năng lực tăng thêm theo ngành, lĩnh vực do đầu tư từ nguồn vốn TPCP.

IV. ĐẦU TƯ TỪ CÁC NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC KHÁC CÓ NGUỒN GỐC NSNN, VỐN VAY KHÁC CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư từ các nguồn vốn trong nước khác có nguồn gốc NSNN (nguồn thu xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư; vốn sự nghiệp hỗ trợ đầu tư,..); vốn vay khác của ngân sách địa phương và vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài 5 năm 2011-2015, theo các nội dung sau:

1. Kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn nêu trên trong giai đoạn 2011-2015.

2. Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư các nguồn vốn này.

3. Tình hình huy động và sử dụng vốn vay khác của ngân sách địa phương theo từng năm trong giai đoạn 2011-2015. Tình hình hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương. Dư nợ các khoản vốn vay của ngân sách địa phương đến ngày 31/12/2014 và dự kiến đến ngày 31/12/2015.

V. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC

1. Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị có liên quan báo cáo tình hình thực hiện và sử dụng kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2011-2015, gồm:

a) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Tình hình thực hiện và giải ngân các khoản vay đầu tư phát triển, vay xuất khẩu, đầu tư từ nguồn vốn ODA cho vay lại của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương và các quỹ đầu tư của địa phương (nếu có) trong giai đoạn 2011-2015 và từng năm cụ thể.

b) Vốn tín dụng chính sách xã hội: Tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình sử dụng vốn tín dụng chính sách, như: các khoản cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay trả chậm nhà ở, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay trồng rừng.v.v. trong giai đoạn 2011-2015 và từng năm cụ thể.

c) Tình hình hoàn trả các khoản vốn vay, trong đó: hoàn trả các khoản vốn vay cho các chương trình, dự án triển khai trong giai đoạn 2006-2010 trở về trước, hoàn trả các khoản vốn vay cho các chương trình, dự án trong giai đoạn 2011-2015.

d) Dư nợ các khoản vốn vay tính đến hết ngày 31/12/2014.

đ) Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu đối với tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và tín dụng chính sách xã hội.

2. Đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dương báo cáo các nội dung quy định tại điểm 1 nêu trên và báo cáo thêm các nội dung sau:

a) Vốn điều lệ của Ngân hàng đến hết ngày 31/12/2013, ước đến ngày 31/12/2014 và dự kiến đến ngày 31/12/2015.

b) Tình hình huy động vốn hàng năm trong giai đoạn 2011-2015.

c) Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư nhà nước, tín dụng chính sách xã hội; bù lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, tín dụng chính sách xã hội hàng năm trong giai đoạn 2011-2015.

d) Tổng dư nợ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, tín dụng xuất khẩu đến ngày 31/12 hàng năm trong giai đoạn 2011-2015.

đ) Các kết quả đạt được trong việc tăng thêm năng lực của các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng,...; những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc trong huy động và cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

VI. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2011-2015

Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị được giao thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu tổ chức đánh giá tình hình thực hiện các chương trình theo các nội dung sau:

1. Tình hình phân bổ và giao vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2011-2015; tình hình huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.

2. Kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu 5 năm 2011 - 2015.

3. Phân tích, đánh giá các kết quả đạt được các mục tiêu so với mục tiêu đề ra; những khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế; làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.

VII. TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ ĐỌNG XÂY DỰNG CƠ BẢN

Căn cứ quy định về nợ đọng XDCB tại khoản 19, Điều 4 của Luật Đầu tư công (là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó), đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị báo cáo tình hình xử lý nợ đọng XDCB trong giai đoạn 2011-2015, danh mục và số nợ XDCB đến hết ngày 31/12/2014. Cụ thể như sau:

1. Tình hình triển khai thực hiện các Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 12/12/2011, số 02/CT-UBND ngày 06/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB.

2. Báo cáo cụ thể danh mục và chốt số nợ XDCB đến hết ngày 31/12/2014 theo từng nguồn vốn và dự kiến, đề xuất phương án bố trí vốn thanh toán nợ XDCB.

3. Báo cáo rõ nguyên nhân gây ra nợ XDCB. Kiểm điểm trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) trong việc để phát sinh nợ XDCB.

4. Các giải pháp đã thực hiện xử lý nợ XDCB trong thời gian qua.



Ghi chú:

- Theo quy định của Luật Đầu tư công, từ ngày 01/01/2015 trở đi, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị không để phát sinh thêm các khoản nợ đọng XDCB.

- Các ngành, địa phương và đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của số nợ XDCB. Trong đó:

+ Các ngành và đơn vị trực thuộc tỉnh, báo cáo tình hình xử lý nợ đọng XDCB của các dự án UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư và dự án UBND tỉnh giao cho các đơn vị trực thuộc ngành, đơn vị làm chủ đầu tư;

+ UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình nợ đọng XDCB của các dự án UBND cấp huyện làm chủ đầu tư và dự án UBND cấp xã, các đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, đơn vị trực thuộc UBND cấp xã làm chủ đầu tư.

B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG 5 NĂM 2016-2020

Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 29/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016-2020 từ nguồn vốn NSNN, vốn TPCP; các nguồn vốn trong nước khác có nguồn gốc NSNN; kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương theo các nội dung chính như sau:



I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG 5 NĂM 2016-2020

1. Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công 5 năm 2011-2015 theo từng nguồn vốn quy định tại Phần A nêu trên.

2. Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của các ngành, địa phương.

3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành, lĩnh vực, chương trình và dự án đầu tư.

4. Dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư.

5. Các cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.



II. NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG 5 NĂM 2016-2020

1. Việc lập kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Quy hoạch phát triển KT-XH, Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và kế hoạch 5 năm 2016-2020 của các ngành, địa phương.

2. Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công từ tất cả các nguồn vốn và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển.

3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 do cấp có thẩm quyền quyết định.

4. Tập trung bố trí vốn đầu tư để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quan trọng, trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, của các địa phương; hoàn trả các khoản vốn NSNN ứng trước và vốn vay đến hạn phải trả. Ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; thanh toán các khoản nợ XDCB.

5. Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công.

6. Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư từ kế hoạch năm 2015 và kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 để tổ chức khảo sát, lập, thẩm định, trình duyệt dự án và khởi công mới giai đoạn 2016-2020.

7. Đối với việc xử lý nợ XDCB, trong bố trí vốn kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 phải bảo đảm thanh toán xong nợ XDCB đến hết ngày 31/12/2014. Từ năm 2015 trở đi, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị phải quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, không để phát sinh thêm nợ XDCB.

8. Trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020, dự kiến dự phòng khoảng 15% theo từng nguồn vốn ở các cấp ngân sách để xử lý các biến cố do trượt giá, đầu tư các dự án khẩn cấp, các vấn đề phát sinh theo quy định của Luật Đầu tư công trong quá trình triển khai thực hiện.

9. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020; đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu và thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các ngành, địa phương và nâng cao hiệu quả đầu tư.



III. XÁC ĐỊNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2016-2020

Theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn số 5318/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để bảo đảm tập trung nguồn vốn đầu tư công cho các chương trình thật sự cần thiết và tạo điều kiện cho các ngành, địa phương chủ động, bố trí vốn tập trung, hiệu quả, việc xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 thực hiện như sau:



1. Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu dự kiến triển khai trong giai đoạn 2016-2020

a) Chương trình mục tiêu quốc gia:

Giai đoạn 2016-2020 chỉ thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

Đề nghị Sở Lao động và Thương binh xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị được giao chủ trì thực hiện chương trình, dự án, lập kế hoạch đầu tư cho các chương trình, dự án giai đoạn 2016-2020, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 20/9/2014 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xét duyệt, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30/9/2014.

b) Các chương trình mục tiêu:

Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian vừa qua, do nhu cầu đầu tư của các chương trình hỗ trợ có mục tiêu quá lớn, dẫn đến việc bố trí vốn cho các dự án bị phân tán, dàn trải. Do đó, trong giai đoạn 2016-2020, đề nghị các ngành, địa phương lập kế hoạch đầu tư theo hướng lồng ghép các chương trình có cùng mục tiêu, nhiệm vụ tương tự nhau và trong từng ngành, lĩnh vực chỉ đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt không quá 2 chương trình mục tiêu.

Riêng đối với các chương trình mục tiêu sử dụng vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác do địa phương quản lý, đề nghị các ngành, địa phương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội báo cáo cơ quan có thẩm quyền xét duyệt trình HĐND cùng cấp phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu theo quy định của Luật Đầu tư công.

2. Xử lý đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2011-2015 không tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2016-2020

a) Từ nay đến hết năm 2015, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị tập trung chỉ đạo để hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng các dự án đầu tư dở dang; không đề xuất bố trí khởi công mới các dự án.

Trường hợp một số ít dự án dở dang do lý do khách quan, không có khả năng hoàn thành trong năm 2015, đề nghị các ngành, địa phương chủ động báo cáo cơ quan có thẩm quyền bố trí vốn trong cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành dứt điểm dự án hoặc các hạng mục quan trọng của dự án.

b) Các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình khác được chuyển sang nhiệm vụ thường xuyên và bố trí ngân sách của địa phương từ nhiệm vụ chi thường xuyên để thực hiện.



IV. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG 5 NĂM 2016-2020

Trên cơ sở các căn cứ, nguyên tắc hướng dẫn tại mục I và II nêu trên, dự kiến khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư công, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác (kể cả hình thức đối tác công tư PPP) để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công; các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị tổ chức rà soát và dự kiến danh mục dự án, lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 của từng nguồn vốn theo các nội dung sau:



1. Rà soát danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2011-2015 chuyển tiếp và các dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2020

a) Rà soát danh mục dự án chuyển tiếp đang được đầu tư từ vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công

Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị tổ chức rà soát, lập danh mục các dự án đang được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2011-2015 theo từng nguồn vốn và chia ra nhóm các dự án như sau:

- Danh mục dự án hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2014 nhưng chưa bố trí đủ vốn;

- Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015, nhưng chưa bố trí đủ vốn;

- Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020;

- Danh mục dự án hoàn thành sau năm 2020.



b) Rà soát danh mục các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2015 (ngày Luật đầu tư công có hiệu lực), chưa được bố trí vốn, nhưng đã được Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền đồng ý bố trí vốn đầu tư công trong giai đoạn 2016-2020 để thực hiện:

Đối với các dự án này, không phải thực hiện các thủ tục về thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và được xem xét, trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020.



c) Rà soát và dự kiến danh mục dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2020

Đối với các dự án khởi công mới khác không thuộc tiết b, điểm 1, mục IV nêu trên (bao gồm cả dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn), phải thực hiện lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án theo quy định tại Chương II của Luật Đầu tư công.

Đồng thời, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị đề xuất danh mục dự án sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và lập kế hoạch bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch năm 2015 và trong giai đoạn 2016-2020.

2. Lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020

a) Dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020

Trên cơ sở dự kiến khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư công 5 năm 2016-2020, đề nghị các cấp ngân sách dành lại dự phòng khoảng 15% kế hoạch vốn mỗi loại thuộc ngân sách của cấp mình quản lý để xử lý các vấn đề phát sinh, cấp bách trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Dự kiến phân bổ 85% tổng số vốn còn lại theo quy định sau:

a.1) Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư cho các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020 và dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 (nếu có).

a.2) Lập kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án (theo ngành, lĩnh vực), vốn 02 chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu cho từng dự án theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2014 nhưng chưa bố trí đủ vốn.

- Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015.

- Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 chuyển sang giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo tiến độ được phê duyệt, trong đó làm rõ số dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020.

- Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020, trong đó làm rõ số dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020. Việc lập kế hoạch bố trí vốn cho dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2020 phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2011-2015; thanh toán các khoản nợ XDCB tính đến ngày 31/12/2014.

+ Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư công và của Chính phủ.

+ Bảo đảm bố trí đủ vốn giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.



Lưu ý:

- Đối với các dự án khởi công mới chưa phê duyệt quyết định đầu tư, trong kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 được bố trí cả vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện dự án để hoàn thành các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư dự án.

- Đối với các dự án thuộc các chương trình bổ sung có mục tiêu ngân sách trung ương, theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay Chính phủ chưa thông qua chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị tổng hợp theo từng chương trình mục tiêu, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 20/9/2014 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xét duyệt, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30/9/2014.

b) Dự kiến các kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế trong phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020.

c) Đề xuất, kiến nghị và các giải pháp, chính sách triển khai kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020.

3. Lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN 5 năm 2016-2020

a) Dự kiến kế hoạch vốn NSNN 5 năm 2016-2020

a.1) Đối với vốn NSTW (vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu), dự kiến tăng bình quân 10%/năm so với kế hoạch năm trước do Thủ tướng Chính phủ giao.

a.2) Đối với vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương (không bao gồm tiền thu sử dụng đất), phấn đấu tăng bình quân khoảng 10%/năm so với kế hoạch năm trước do Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó:

- Vốn trong cân đối ngân sách địa phương phân bổ về các cấp ngân sách:

Trên cơ sở tỷ lệ tăng bình quân hàng năm khoảng 10% nêu trên (không gồm tiền thu sử dụng đất) và để các cấp quản lý ngân sách có căn cứ lập phương án cân đối, phân bổ vốn trong cân đối NSĐP, dự kiến giai đoạn 2016-2020 phân bổ vốn đầu tư XDCB tập trung về ngân sách cấp huyện và điều tiết tiền thu sử dụng đất về 3 cấp ngân sách tạm tính như giai đoạn 2011-2015.

Riêng đối với tiền thu sử dụng đất: Dự kiến giai đoạn 2016-2020 tổng thu tiền thu sử dụng đất tối thiểu bằng giai đoạn 2011-2015.

Đề nghị UBND cấp huyện: Rà soát, lập kế hoạch thu tiền sử dụng đất từ các dự án đầu tư cụ thể trên địa bàn và trực tiếp chỉ đạo UBND cấp xã rà soát, lập kế hoạch thu tiền sử dụng đất từ các quỹ đất khác không thuộc dự án đầu tư; xác định tổng thu tiền sử dụng đất trên địa bàn, tiền thu sử dụng đất thuộc ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã (chi tiết theo từng xã, phường, thị trấn), để các đơn vị có căn cứ lập kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và gửi báo cáo kế hoạch tổng thu tiền sử dụng đất trên địa bàn, dự kiến tiền thu sử dụng thuộc ngân sách cấp huyện và của từng xã, phường, thị trấn giai đoạn 2016-2020 về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 30/9/2014.

- Về tiền thu sử dụng đất để trích lập Quỹ phát triển đất:

Theo quy định, hàng năm phải trích 30-50% nguồn thu từ tiền sử dụng đất để lập quỹ phát triển đất. Nhưng trong thực tế hiện nay tỉnh có một số đặc điểm sau: (1) Khối lượng nợ XDCB và nhu cầu đầu tư XDCB rất lớn, trong khi nguồn thu tiền sử dụng đất hàng năm không lớn và không ổn định; (2) Đối với dự án đầu tư XDCB, về cơ bản hàng năm đã bố trí đủ vốn NSĐP cho bồi thường GPMB; (3) Do khó khăn về ngân sách, trong những năm qua tỉnh đã thực hiện cơ chế nhà đầu tư ứng vốn trước để bồi thường GPMB và được cân đối hoàn trả thông qua việc đối trừ tiền thuê đất và tiền thu sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp vào ngân sách.

Do thời gian yêu cầu lập và báo cáo kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 rất gấp, nên tạm chưa thực hiện trích tiền thu sử dụng đất để lập quỹ phát triển đất.

Ghi chú: Vốn đầu tư XDCB tập trung phân bổ về ngân sách cấp huyện tăng 10% so với KH năm 2014 đã giao; tiền thu sử dụng đất điều tiết về các cấp ngân sách theo tỷ lệ điều tiết của giai đoạn 2011-2015.

b) Lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN

Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị căn cứ dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN dự kiến tại tiết a nêu trên, lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 theo các nội dung hướng dẫn tại điểm 2 nêu trên, đồng thời việc lập kế hoạch đầu tư từ vốn NSNN giai đoạn 2016-2020 phải thực hiện các nguyên tắc, tiêu chí dưới đây:

- Dự kiến kế hoạch vốn NSNN phải phù hợp với khả năng cân đối vốn NSNN trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định tại tiết a nêu trên và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư.

- Bố trí vốn cho các chương trình, dự án phải thuộc chương trình, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của NSNN.

- Các dự án sử dụng vốn NSTW khởi công mới phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn; các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương cấp nào, phải được cấp đó thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Luật Đầu tư công.

- Ưu tiên bố trí vốn để hoàn trả các khoản vốn ứng trước, các khoản nợ XDCB chốt đến ngày 31/12/2014.

- Phù hợp nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Ghi chú: Đối với các dự án vốn ngân sách tỉnh đầu tư, đề nghị các ngành, địa phương tổng hợp danh mục dự án theo thứ tự ưu tiên và đề xuất mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án.

4. Lập kế hoạch đầu tư nguồn vốn TPCP 5 năm 2016-2020

a) Đối với các dự án đã được UBND tỉnh quyết định bố trí vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 và bổ sung vốn TPCP giai đoạn 2014-2016

Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị các ngành và đơn vị dự kiến kế hoạch vốn TPCP năm 2016 trên cơ sở nguồn vốn TPCP đã được UBND tỉnh giao bổ sung giai đoạn 2014-2016 còn lại như sau:



a.1) Đối với các dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi, y tế

- Thực hiện theo đúng danh mục và mức vốn TPCP đã được UBND tỉnh giao bổ sung giai đoạn 2014-2016.

- Tập trung thanh toán dứt điểm các khoản nợ XDCB đến hết ngày 31/12/2014.

- Bố trí đủ nguồn vốn TPCP kế hoạch năm 2016 để thu hồi các khoản vốn TPCP được Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng trước nhưng chưa thu hồi, nếu có.

- Mức vốn TPCP kế hoạch năm 2016 bố trí cho từng dự án không được vượt quá số vốn kế hoạch giai đoạn 2014-2016 còn lại của từng dự án.

- Dự kiến và đề xuất khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư công khác và huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để bổ sung vốn cho các dự án sử dụng vốn TPCP triển khai dở dang nhưng chưa được bố trí đủ vốn.



a.2) Đối với các chương trình, dự án ODA:

Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị đề xuất vốn đối ứng nguồn TPCP kế hoạch năm 2016 cho các chương trình, dự án ODA theo nguyên tắc, tiêu chí dưới đây:

- Thuộc nhiệm vụ NSTW chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng.

- Vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA kế hoạch năm 2016 nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm các cam kết trong các Hiệp định đã ký và tiến độ, thực hiện các chương trình, dự án thật sự cần thiết và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này; trong đó: ưu tiên cho các dự án thuộc nhóm 6 ngân hàng phát triển, gồm: WB, ADB, JICA, KFW, AFD, KEXIMBANK cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn nước ngoài; các chương trình, dự án trọng điểm, cấp bách sử dụng vốn ODA cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn nước ngoài.

- Vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA để tập trung thực hiện các công việc: giải phóng mặt bằng; nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT; xây dựng phần vỏ để đồng bộ với tiến độ nhập khẩu thiết bị, máy móc từ nguồn vốn nước ngoài; ...

- Mức vốn đối ứng không được vượt quá tổng mức đối ứng nguồn NSTW đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020.

- Không đề xuất bố trí vốn đối ứng nguồn vốn TPCP cho các chương trình, dự án ODA trong quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền hoặc trong hiệp định ký kết quy định phần vốn đối ứng sử dụng các nguồn vốn khác, không thuộc nguồn vốn NSTW.

b) Đề xuất nhu cầu đầu tư các dự án quan trọng có tác động liên vùng, khu vực và toàn quốc sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2017-2020

Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị:

- Tổng hợp nhu cầu vốn TPCP để hoàn thành các dự án dở dang giai đoạn 2016-2020 (nếu có).

- Lựa chọn một số dự án mới (không đề xuất tràn lan nhiều dự án) trong giai đoạn 2017-2020 thực sự quan trọng, thúc đẩy sự phát triển chung và có tác động liên vùng, khu vực và đề xuất nhu cầu sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2017-2020.



5. Lập kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn vốn trong nước khác có nguồn gốc NSNN (nguồn thu xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư; vốn sự nghiệp hỗ trợ đầu tư,..) 5 năm 2016-2020

Dự kiến phấn đấu tốc độ tăng từ các nguồn vốn này khoảng 12-15%/năm so với kế hoạch năm trước và việc lập kế hoạch đầu tư 5 năm 2016-2020 của từng nguồn vốn theo các nội dung sau:

a) Kế hoạch thu hàng năm trong 5 năm 2016-2020 đối với từng nguồn vốn cụ thể.

b) Dự kiến phương án phân bổ cụ thể đối với từng nguồn vốn theo các quy định về lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN 5 năm 2016-2020 tại điểm 3 nêu trên.

c) Việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn đầu tư theo đúng mục tiêu quy định tại nghị quyết của Quốc hội, quy định của Chính phủ đối với từng nguồn thu cụ thể.

6. Lập kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 5 năm 2016-2020

a) Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị lập kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn tín dụng đầu tư chính sách xã hội 5 năm 2016-2020 với tốc độ tăng trưởng khoảng 8%/năm so với kế hoạch năm trước và theo các nội dung sau:

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: dự kiến kế hoạch đầu tư các khoản vay đầu tư phát triển từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA cho vay lại của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương và các quỹ đầu tư của địa phương (nếu có) trong giai đoạn 2016-2020.

- Vốn tín dụng chính sách xã hội: dự kiến kế hoạch các chương trình sử dụng vốn tín dụng chính sách, như: các khoản cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay trả chậm nhà ở, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay trồng rừng,… trong giai đoạn 2016-2020 và từng năm cụ thể.

- Dự kiến kế hoạch hoàn trả các khoản vốn vay, làm rõ các nguồn vốn hoàn trả các khoản vốn vay, trong đó: hoàn trả các khoản vốn vay cho các chương trình, dự án triển khai từ kế hoạch năm 2015 trở về trước, hoàn trả các khoản vốn vay cho các chương trình, dự án trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020.

b) Đối với Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dương: Ngoài các nội dung tổng hợp, báo cáo tại tiết a nêu trên, đề nghị lập kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016-2020 nguồn vốn này với tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm và báo cáo bổ sung các nội dung sau:

- Vốn điều lệ của Ngân hàng dự kiến trong giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch huy động vốn giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư nhà nước/tín dụng chính sách xã hội 5 năm 2016-2020, bao gồm: tín dụng đầu tư/tín dụng chính sách trong nước, cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và cho vay lại nguồn vốn ODA theo ngành, lĩnh vực, theo từng chương trình và dự án cụ thể.

- Kế hoạch bù lãi suất tín dụng đầu tư hàng năm trong 5 năm 2016-2020.

- Dự kiến tổng dư nợ nguồn vốn tín dụng nhà nước, tín dụng xuất khẩu, tín dụng chính sách đến ngày 31/12 hàng năm trong giai đoạn 2016-2020.

7. Kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2016-2020

Đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị căn cứ vào các hiệp định, các cam kết và dự kiến khả năng giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong giai đoạn 2016-2020, lập kế hoạch đề nghị trung ương tiếp tục bố trí đủ vốn ODA cho dự án dở dang và quyết định đầu tư mới một số dự án tỉnh đã có chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:

a) Dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài 5 năm 2016-2020 trên cơ sở kế hoạch thực hiện chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến độ cam kết với nhà tài trợ nước ngoài.

b) Việc lập kế hoạch đầu tư 5 năm 2016-2020 đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải thể hiện các nội dung theo từng hợp phần; từng hoạt động chính của chương trình, dự án; từng nguồn vốn tài trợ, vốn đối ứng, các nguồn vốn khác; báo cáo thuyết minh cơ sở, căn cứ tính toán từng hạng mục;

- Đối với chương trình, dự án hỗn hợp sử dụng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, cơ quan quản lý lập và trình kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đối ứng chia theo từng nội dung chi của chương trình, dự án;

- Đề xuất bố trí đủ vốn đối ứng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo cam kết với nhà tài trợ nước ngoài, phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hàng năm của chương trình, dự án.

8. Lập kế hoạch vốn vay khác của ngân sách địa phương

Căn cứ thực tế về nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị lập kế hoạch đầu tư cho các dự án từ nguồn vốn vay khác của ngân sách địa phương (như vay tín dụng ưu đãi đầu tư, vay tồn ngân kho bạc…) theo hướng dẫn tại điểm 3 nêu trên (lập kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN 5 năm 2016-2020).

Trên cở sở tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn vay, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất phương án vay vốn trình UBND tỉnh quyết định và bảo đảm không vượt quá tổng mức huy động theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

C. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 29/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị tổ chức triển khai lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 theo tiến độ sau:



I. TIẾN ĐỘ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG 5 NĂM 2016-2020

1. Đề nghị các Sở, ban, ngành hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và thị xã hướng dẫn cho UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 của ngành, địa phương và đơn vị mình quản lý.

Thời gian hoàn thành xong trước ngày 03/9/2014.

2. Các ngành, địa phương và đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011-2015; lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý, gửi báo cáo bằng văn bản về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 15/11/2014.

Trong đó:

- Đối với các nguồn vốn thuộc ngân sách tỉnh và các nguồn vốn đầu tư công khác (không gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia và vốn chương trình mục tiêu): Đề nghị các ngành và đơn vị tổng hợp, báo cáo kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 của ngành và của các đơn vị trực thuộc ngành và đơn vị, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, lập phương án báo cáo UBND tỉnh xét duyệt.

- Đối với vốn ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã: Đề nghị UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 của cấp huyện, của cấp xã và các đơn vị trực thuộc cấp huyện, cấp xã, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp thành báo cáo chung của cả tỉnh.

3. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020, báo cáo UBND tỉnh xét duyệt, trình HĐND tỉnh quyết định và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/6/2015.



II. LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

Đề nghị các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu tổ chức đánh giá tình hình triển khai thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 29/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 20/9/2014 để tổng hợp, lập phương án báo cáo UBND xét duyệt, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30/9/2014.


Việc lập kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và đây là lần đầu tiên xây dựng tổng thể kế hoạch đầu tư công 5 năm từ tất cả các nguồn vốn, trong khi thời gian triển khai lập kế hoạch rất gấp, với khối lượng công việc rất lớn. Do đó, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị tập trung chỉ đạo khẩn trương triển khai xây dựng và hoàn thành báo cáo kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020 theo đúng yêu cầu và thời gian quy định (nội dung công văn hướng dẫn và mẫu biểu có thể tải từ trang website của Sở Kế hoạch và Đầu tư, địa chỉ http://skhdt.haiduong.gov.vn). Ngoài việc gửi báo cáo bằng văn bản, đề nghị gửi qua thư điện tử theo địa chỉ ptctm.skh@gmail.com.
Trong quá trình triển khai xây dựng kế hoạch, đề nghị các ngành, địa phương và đơn vị phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với Sở Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn, bảo đảm việc lập kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 theo đúng yêu cầu đã được Chủ tịch UBND tỉnh giao./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- TTr Tỉnh ủy và TTr HĐND tỉnh (báo cáo);

- UBND tỉnh (báo cáo);

- Các huyện ủy, thị ủy và thành ủy;

- Phòng TC-KH các huyện, thị xã và TP;

- GĐ và các PGĐ Sở;

- Các phòng nghiệp vụ liên quan thuộc Sở;



- Lưu: VT, TC.

GIÁM ĐỐC
Vương Đức Sáng



Каталог: DangKyDoangNghiep -> Documents
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
Documents -> PHÒng đĂng ký kinh doanh
Documents -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 176/2012/tt-btc như sau
Documents -> Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Documents -> TM. UỶ ban nhân dân tỉnh chủ TỊch đã ký Phan Nhật Bình
Documents -> Điều Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam
Documents -> Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Documents -> Quy đỊnh chung điều Đối tượng áp dụng và phạm VI điều chỉnh
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
Documents -> Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-cp ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần

tải về 137 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương